‘Đột nhập’ nấm mồ hạt nhân Chernobyl 26 năm sau thảm họa
Ngày 26/4/1986 đă đi vào lịch sử nhân loại khi sự cố xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử, gấp 400 trăm lần lượng phóng xạ từ quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945.
26 năm sắp sửa trôi qua, nhưng những tàn tích của thảm họa hạt nhân từng khiến Liên Xô cũ và thế giới chao đảo ấy vẫn c̣n hiện rơ ở thị trấn Pripyat, Ukraina. Từ một nhà máy điện hạt nhân hiện đại, Chernobyl hiện nay chỉ c̣n là một khu nhà bị bỏ hoang, với những thiết bị bằng kim loại rỉ sét và nồng độ phóng xạ chết người.
Bảng điều khiển của nhà máy, trung tâm đầu năo một thời của Chernobyl hiện thời chỉ c̣n là những khối kim loại im ĺm, hệ thống hành lang bên trong nhà máy hạt nhân đă hoen rỉ và hư hại gần như hoàn toàn, những đường ngầm sâu hun hút le lói ánh đèn vàng, khiến nhà máy vốn đă đầy ẩn họa chết người trở nên ma quái và đáng sợ hơn.
Pripyat trở thành khu đô thị ma, nhưng ẩn sâu trong nó vẫn có những con người đang bám trụ để giám sát lượng phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Họ là những chuyên gia về nguyên tử của Ukraina, đang có mặt ở Chernobyl để đảm bảo “con quái vật hạt nhân” không thể đội được lớp bê tông dày hàng chục mét chôn vùi ḷ phản ứng số 4 cùng với toàn bộ các thanh nhiên liệu bị nóng chảy trong vụ tai nạn thoát ra.
Chỉ hơn một tháng nữa là sự kiện hạt nhân kinh hoàng ở Chernobyl sẽ tṛn 26 năm. Thế nhưng, những người làm nhiệm vụ giám sát nhà máy vẫn phải trang bị dụng cụ bảo hộ hiện đại nhất, nhằm tránh bị phóng xạ ảnh hưởng tới cơ thể. Dù có sự hiện diện của con người, nhưng khối lượng máy móc khổng lồ cùng với hàng ngàn công tŕnh bị bỏ hoang vẫn khiến Pripyat trở thành một khu đô thị ma không hơn không kém.

Những ṭa nhà cao tầng nằm im ĺm dưới tuyết sau 26 năm

Những dấu tích từ lần sơ tán 26 năm trước vẫn c̣n nguyên vẹn trong từng căn nhà.
26 năm sau thảm họa, Chernobyl vẫn là tâm chấn của một thảm kịch khiến cuộc sống của hàng trăm ngàn người bị phá vỡ và mọi thứ thay đổi vĩnh viễn, là nơi mà sự căng thẳng vẫn kéo dài và nhiều vấn đề môi trường vẫn chưa thể giải quyết. An toàn của Chernobyl vẫn luôn là một dấu hỏi khi hàng trăm tấn plutonium độc hại trong khu vực không thể tan ră sau hàng trăm năm nữa.
Người ta nói rằng thế hệ hiện tại chỉ đủ sức làm tạm ngừng những tác hại chứ chưa thể có giải pháp tận gốc đối với những di họa tiềm ẩn của khối lượng hạt nhân độc hại khổng lồ đă tác động nặng nề đến môi trường sống ở Chernobyl. Đó cũng là những ǵ mà chính phủ và người dân những quốc gia đang phát triển nền công nghệ điện hạt nhân hôm nay cần cân nhắc về sự an toàn và lợi ích chung.
Hậu quả của vụ nổ Chernobyl không chỉ về mặt con người (tài liệu của Viện Nghiên cứu khoa học New York cho thấy khoảng 1 triệu người trên toàn thế giới bị chết, ung thư... v́ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp phóng xạ Chernobyl), thiệt hại nặng về kinh tế (nhiều vùng đất ô nhiễm không thể canh tác), mà c̣n là sự tổn thương về niềm tin khi cư dân Pripyat được thông báo hiểm họa quá trễ (36 giờ sau vụ nổ mới có lệnh di tản)
Bookmarks