Phản đối điện hạt nhân tại ĐSQ VN ở Bangkok

Hình ảnh cuộc phản đối
Một nhóm người Thái Lan vừa tụ họp bên ngoài Đại Sứ Quán Việt Nam ở Bangkok để phản đối kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam.
Những người này được nói thuộc về một tổ chức chống phổ biến hạt nhân từ tỉnh Ubon Ratchathani, miền đông bắc Thái Lan.
Báo Thái Lan Bangkok Post cho hay sáng thứ Ba 26/04 họ đã chuyển kháng thư cho đại diện sứ quán để bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam quyết tâm xây 8 nhà máy điện nguyên tử ở trong nước.
Kháng thư cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân như ở Fukushima tại nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ xây tại tỉnh Ninh Thuận, mà những người này nói chỉ cách Ubon Ratchathani có 800 km.
Nhóm vận động cũng nói Việt Nam nên tập trung phát triển điện bằng sức gió, với lợi thế mà họ cho là "hơn hẳn các nước Asean khác", với tổng công suất ước chừng 513.360 megawatt/năm.
Cuộc phản đối này được tổ chức trùng hợp với ngày kỷ niệm Bấm 25 năm sự thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Áp lực Asean
Một thành viên của nhóm vận động, Phó Giáo sư Chompunoot thuộc đại học Morachat Rajabhat ở tỉnh Ubon Ratchathani nói nhóm của ông cũng sẽ gửi đơn lên Hiệp hội Asean, đề nghị tổ chức này buộc các nước thành viên tuân thủ luật pháp quốc tế về an toàn hạt nhân và bồi thường cho người bị ảnh hưởng vì nhà máy điện nguyên tử.
Họ cũng sẽ gửi kháng thư cho chính quyền Trung Quốc, nơi đã có một số nhà máy điện hạt nhân.
Hai người Thái gốc Việt là vợ chồng ông Thanakhom Rojrangsikul thì nói họ rất lo ngại cho các thế hệ tương lai và không muốn chính phủ Việt Nam đầu tư xây nhà may hạt nhân.
Ông Thanakhom nói: "Tai nạn ở Nhật Bản là hồi chuông báo động, chúng ta không nên quên việc này."
Chính phủ Thái Lan, trước áp lực của các nhóm vận động và dư luận, đã phải hoãn kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân trong tương lai gần.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._protest.shtml
Biểu t́nh phản đối điện hạt nhân trước đại sứ quán VN ở Bangkok
Ngày hôm nay, các thành viên của một tổ chức phản đối việc sử dụng hạt nhân đă tuần hành trước Đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok, Thái Lan nhằm phản đối việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam.
Bangkok Post và Tân Hoa Xă đưa tin nhóm có tên gọi Mạng lưới Nhân dân Chống Hạt nhân (Anti-Nuke People Network) cũng đă gửi một bức thư tới Đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok để bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam nhất quyết muốn xây 8 nhà máy điện hạt nhân.
Bức thư cảnh báo về một thảm họa có thể xảy ra giống như thảm họa tại nhà máy điện Fukushima của Nhật Bản bất chấp việc giới hữu trách Việt Nam khẳng định rằng các nhà máy ở Ninh Thuận và các địa phương khác sử dụng công nghệ hiện đại hơn các nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và Fukushima.
Tổ chức này cũng nói rằng nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuận chỉ cách tỉnh Ubon Ratchathani, ở đông bắc Thái Lan, 800km và có thể gây những tác động tai hại tới người dân Thái Lan nếu thảm họa xảy ra.
Họ yêu cầu chính phủ Việt Nam ngay lập tức hủy bỏ việc xây dựng tất cả 8 nhà máy hạt nhân này và nói rằng Việt Nam có tiềm năng to lớn hơn Thái Lan hay các nước khác trong khối ASEAN trong việc sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo v́ vậy việc lựa chọn sử dụng loại năng lượng thân thiện với môi trường, như năng lượng gió, chắc chắn sẽ nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt của thế giới.
Bangkok Post cũng trích lời Giáo sư Chompunoot của trường đại học Morachat Rajabhat cho biết tổ chức này cũng đă gửi một lá thư tương tự cho Trung Quốc, nơi các nhà máy điện hạt nhân đă đi vào hoạt động.
http://www.voanews.com/vietnamese/ne...120692449.html
Điện hạt nhân ở VN
Gia Minh : Là một người lâu nay trăn trở về vấn đề phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, ông nghĩ sao về quyết định của cơ quan chức năng trong nước vẫn cho triển khai kế hoạch với sự trợ giúp của Nga và ngay cả Nhật nữa? Nếu không làm điện hạt nhân th́ phải làm ǵ để có thể bù đắp cho khoản thiếu hụt điện năng rất cần cho phát triển tại Việt Nam?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn:
... sự thật, vấn đề không phải chỉ biết ghép rủi ro, mà đáng sợ hơn, chính là ở con người. Theo nhà xă hội học Anh Quốc Anthony Giddens, ta nên chia ra 2 loại nguy cơ (risque): nguy cơ bên ngoài (externe) liên quan đến thiên nhiên (lũ lụt, động đất …) mà tổ tiên chúng ta đă biết từ thời xa xưa, thời kỳ chưa bị kỹ thuật- khoa học ‘đô hộ’, và nguy cơ do chính chúng ta ngày nay tạo ra, liên quan mật thiết đến các hoạt động chạy theo lợi nhuận, không có giới hạn của con người (thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi truờng, biến cố hạt nhân ...). Chúng ta chưa có kinh nghiệm về các loại nguy cơ thư hai này v́ chúng ta đang tạo ra nó và đơn giản hoá bằng cách cho đó là do tạo hoá để an ḷng. Đổ lỗi cho thiên tai như thế là hoàn toàn vô trách nhiệm. Sự thiếu năng lực, tính kiêu ngạo, tự đắc- tự phụ, tham nhũng của một số người có chức vụ, chưa kể dối trá, làm tăng các nguy cơ này.
Tôi đă bao lần lên tiếng không ủng hộ chương tŕnh điện hạt nhân của Việt Nam v́ rất nhiều lư do dễ hiểu : nhân sự, tŕnh độ chuyên viên, kinh tế, tài chính, thời gian xây cất kéo dài, lệ thuộc uranium làm giàu, máy móc dụng cụ và chuyên gia ngoại quốc, môi trường, cơ cấu pháp lư, tinh thần kỷ luật và trách nhiệm văn hoá an toàn, tham nhũng, lưu trữ chất thải phóng xạ, tháo gỡ nhà máy. Nói rằng giá thành kWh điện hạt nhân ở nước ta sẽ kinh tế là nói láo, thiếu cơ sở khoa học, không biết tính toán tỉ mỉ.
Trước thảm hoạ Fukushima, từ lâu, tôi đă từng cho biết là điện hạt nhân ở nước ta sẽ không thể nào kinh tế đưọc, dựa vào kinh nghiệm cá nhân, lúc tôi c̣n làm ở EDF. Ta thường coi nhẹ một vấn đề nan giải, vô cùng nguy hiểm, quan trọng nhất đối với hằng trăm thế hệ con cháu sau này : đó là việc lưu trữ chất thải phóng xạ mà chưa có một cường quốc nào t́m ra được giải pháp thỏa đáng. C̣n việc tháo gỡ một nhà máy điện hạt nhân, kéo dài hằng chục năm v́ mức phóng xạ c̣n cao, tuy ḷ đă nghỉ hưu trí! Có mấy ai biết được số tiền khổng lồ cần cho hai khâu lưu trữ chất thải phóng xạ và tháo gỡ.
Ta t́m đâu ra hằng chục tỷ, chưa kể 30 tỷ đô là dành cho việc xây cất 8 ḷ từ năm 2014 đến 2031 ! Các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Nga sẽ cần hàng trăm tỷ và thế giới tổi thiểu trên 1000 tỷ! Có công nghiệp nào ác nghiệt mà kinh phí và thời gian tháo gỡ cao hơn kinh phí và thời gian xây cất nhà máy không ? Làm một ḷ điện hạt nhân là ta kẹt một thế kỷ (50 năm vận hành và 50 năm tháo gỡ).
Sao người ta gấp rút đi ra ḿnh lại cứ muốn đi vào ?
Anh hỏi phải làm ǵ để có thể bù đắp sự thiếu hụt điện năng?
Chính sách năng lượng của Việt Nam cũng như của tất cả các nuớc trên thế giới phải dựa trên việc tiết kiệm năng lượng (économie d'énergie et sobriété énergétique), sử dụng có hiệu quả năng lượng (efficacité énergétique) và triệt để khai thác năng lượng tái tạo. Nếu đầu tư rất mạnh vào nghiên cứu th́ đến chân trời 2030 năng lượng tái tạo có thể cạnh tranh với năng lượng hóa thạch và điện hạt nhân. Tạo hóa đă cho nhân loại nhiên liệu dồi dào (mặt trời, gió ...) không tốn một xu nhiên liệu mà sao không biết lợi dụng, cứ đi ngược ḍng sông ? Điện hạt nhân đă lỗi thời và không sạch chút nào. Làm điện hạt nhân đối với tôi là khiêu khích tạo hoá.
Hiện nay t́nh h́nh kinh tế đất nước đang rất nóng hổi. Những khó khăn đang chồng chất: PIB sẽ hạ thấp, lạm phát tiếp tục tăng (4 tháng đầu năm đă gần 10% !), đầu tư ngoại quốc xuống dốc, thợ thuyền đ́nh công ở nhiều xí nghiệp ...Mà dù ta có muốn mua ḷ, trong cơn khủng hoảng trầm trọng hiện nay, rất ít công ty có đủ khả năng chào hàng, kể cả Nga, Nhật bản, Pháp hay Trung Quốc.
Để kết luận, một lần nữa, tôi thiết tha đề nghị chính phủ Việt Nam, v́ sự sống c̣n của dân tộc và để bảo vệ sức khoẻ của những thế hệ con cháu sau này, nên huỷ bỏ ngay chương tŕnh điện hạt nhân, để tránh những thảm họa như Chernobyl hay Fukushima xảy ra trên lănh thổ. Kinh phí nên tập trung ngay vào lĩnh vực năng lượng tái tạo để khỏi phụ thuộc lâu dài các nước như Đức, Danemark, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ , Espagne.
Grenoble 24 - 4 - 2011
Nguyễn Khắc Nhẫn,
Nguyên Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble, GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble.
http://www.rfa.org/vietnamese/progra...011160411.html
Biểu t́nh chống hạt nhân trước sứ quán Việt Nam tại Bangkok

Những người đấu tranh chống năng lượng nguyên tử biểu t́nh trước Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok ngày 26/4/11.
Reuters
Từ 24 giờ qua, các cuộc biểu t́nh chống năng lượng nguyên tử được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới mà đông đảo nhất là ở Pháp và Đức, nơi phong trào bảo vệ môi trường phát triển mạnh. Tại Thái Lan, đặc biệt có một nhóm thành viên chống hạt nhân biểu t́nh trước sứ quán Việt Nam.
Bản tin trên mạng của Bangkok Post cho biết vào sáng nay 26/4 một số thành viên chống năng lượng hạt nhân đă tập họp trước sứ quán Việt Nam tại Bangkok và phổ biến một bức thư ngỏ.
Bức thư quan ngại về dự án nhà máy nguyên tử đầu tiên tại Việt Nam xây ở B́nh Thuận có thể bị tai nạn như ở Fukushima, mà B́nh Thuận th́ chỉ cách tỉnh Ubon Ratchathani của Thái có 800 km. Các tác giả bức thư kêu gọi ASEAN buộc các thành viên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, bồi thường cho dân chúng bị nhà máy hạt nhân gây tác hại.
Nhóm này cũng bày tỏ quan ngại về các ḷ điện nguyên tử của Trung Quốc.
Sáng kiến phản đối trên đây do giới giáo sư đại học Ubon đưa ra. Trong số các nhà giáo này có ông Thanakhom Rojrangsikul và vợ, cả hai người đều gốc Việt sinh trưởng tại Thái. Vị giáo sư này nói rằng v́ tương lai cho các thế hệ mai sau, ông không muốn Hà Nội xây nhà máy điện hạt nhân.
Một nhân vật khác thuộc “mạng lưới chống hạt nhân tại Ubon” cho biết tổ chức của ông đang vận động dân chúng trong vùng ư thức về nguy hiểm liên quan đến nhà máy điện hạt nhân.
Chính phủ hiện nay đ́nh hoăn kế hoạch xây nhà máy, nhưng không ai biết chính phủ tới sẽ quyết định như thế nào.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...am-tai-bangkok
Bookmarks