Xứ đàng trong từ thời chúa Nguyễn đă thừa hưởng tinh thần, kinh nghiệm và kỹ thuật đóng thuyền của người Việt ở các thời kỳ trước. Từ năm 938, Ngô Quyền với trận chiến đánh tan quân Nam hán trên sông Bạch đằng, đă chứng tỏ người Nam rất giỏi thủy chiến.
Nói đến chiến thuyền nhà Nguyễn th́ cũng không thể không nhắc đến thuyền chiến nhà Tây sơn . Cả hai đều thừa hưởng những thành tựu kỹ thuật và kinh nghiệm đóng thuyền trước đó của người Việt. Kế thừa được tư duy sáng tạo, trí thông minh và sự khéo léo của Tổ tiên.
http://www.stw.fr/dt/display_dt.cfm?dt=3364
Hoàng đế Quang Trung qua nét vẽ của họa sĩ Măn Thanh
Trong quá tŕnh phát triển đi lên của nghĩa quân, Nguyễn Huệ đă chú trọng đến việc xây dựng đội thủy binh hùng mạnh. Thủy quân Tây Sơn gồm có thuyền vận tải và thuyền chiến, đông đến cả ngàn chiếc.
Lúc bấy giờ, công nghệ đóng thuyền ở nước ta đă có những tiến bộ nhất định. Cuối thế kỷ XVIII, John Barraw - hội viên Hội Hoàng gia Anh - đă đến xứ Đàng Trong (miền Trung và miền Nam Việt Nam) và chứng kiến: "Thuyền của họ đóng rất đẹp, thường dài từ 50 đến 80 pied (1pied = 0,30m). Đôi khi một chiếc thuyền như vậy chỉ gồm 5 tấm ván, kéo dài từ đầu nọ đến đầu kia và được ghép vào nhau bằng mộng. Thuyền biển của họ đi không nhanh lắm, nhưng rất an toàn. Bên trong được chia thành từng khoang, loại này rất chắc có thể đâm vào đá ngầm mà không ch́m v́ nước chỉ vào một khoang mà thôi. Hiện tại ở Anh đă bắt chước cách làm này để áp dụng vào việc đóng tàu".
Một số lớn thuyền chiến của Tây Sơn được trang bị pháo, nhằm tăng cường hỏa lực, tạo nên mũi đột kích có sức công phá và tiêu diệt lớn. Trong một bức thư của Jeaptiste Chaigneau cho biết ở Quy Nhơn, thủy đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiếc thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị khá hùng hậu.
Trận chiến tại cửa biển Rạch gầm- Thủy quân xiêm đại bại
Khả năng quân Tây Sơn đóng được những chiến hạm kiểu châu Âu là có thật. Nghĩa quân Tây Sơn ở Phú Yên đă góp phần to lớn vào việc chế tạo súng ống, luyện thép, khai thác gỗ, đóng chiến thuyền. Hoàng Lê nhất thống chí có nói đến việc Quang Trung “đóng tàu biển” thật lớn, có thể chở “voi” để dọa đánh nhà Thanh. Chaigneau, Barizy là sĩ quan Pháp từng trực tiếp giáp mặt với quân thủy Tây Sơn đă phải thừa nhận sự tồn tại ngoài trí tưởng tượng của những chiến hạm Tây Sơn trang bị tới 50-60 khẩu đại bác hạng nặng. Chính sử nhà Nguyễn gọi đó là loại thuyền “Đại hiệu”. Sách Hoàng Lê nhất thống chí mô tả thuyền “Đại hiệu” như một pháo đài di động, trên “lập cḥi gát, đặt súng lớn”.
Thuyền chiến Đại hiệu của hạm đội Tây sơn
Các xưởng rèn đúc, chế tạo vũ khí của nghĩa quân Tây Sơn ở vùng miền Tây Phú Yên đă chế tạo, bổ sung một nguồn vũ khí lớn cho Tây Sơn, như: gươm, giáo, hỏa hổ, hỏa cầu…

Tây sơn nghĩa binh
Hỏa hổ là một loại vũ khí h́nh ống. Sử sách Nguyễn thường gọi hỏa hổ là hỏa phun đồng. Hỏa cầu (lưu hoàng) là loại quả nổ dùng để ném hoặc bắn, có tác dụng như lựu đạn hoặc phóng lựu. Tùy chất nạp mà quả nổ có thể tạo ra khói độc, nhựa cháy, mảnh vụn sát thương…
Nhờ có thêm hai lại hỏa khí nói trên và pháo trên chiến thuyền nên hỏa lực của quân đội Tây Sơn khá mạnh, tạo ra bước phát triển vượt bậc cho nghĩa quân cả về số lượng lẫn chất lượng.
Bookmarks