Không thể nhân danh ḷng yêu nước (27/08/2011)
Yêu nước là quư báu, là vô giá, lúc nào cũng cần thiết; khi đất nước bị đe dọa chủ quyền, Tổ quốc bị lâm nguy th́ càng cần thiết yêu nước hơn bao giờ hết. Chính v́ thế, yêu nước không phải thứ xa xỉ, để "trưng diện”, để chơi, để "đánh bóng” danh tiếng, để vơ vào, để làm sang cho bất cứ một ai có động cơ cá nhân vụ lợi.
Nhà văn, đại tá Sương Nguyệt Minh – tác giả của Dị hương đă cùng chúng tôi bàn về những khía cạnh của ḷng yêu nước. Buổi tṛ chuyện diễn ra trong tiết trời Hà Nội đậm hương thu, và nhà văn mặc áo lính cân nhắc từng câu trả lời với một vẻ mặt nghiêm trang hiếm gặp ở ông.

Tuần tra trên đảo Sinh Tồn
- Thưa nhà văn Sương Nguyệt Minh, "nhân dân ta có một ḷng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quư báu của dân tộc ta”, câu nói ấy của Bác Hồ đă khát quát đầy đủ về tính cách và truyền thống dân tộc, không c̣n phải bàn căi nữa. Nhưng đôi khi tôi băn khoăn tự hỏi, ḷng yêu nước có phải là thứ ǵ rất trừu tượng không hay nó phải được biểu hiện thật cụ thể, bằng những hành động rất cụ thể?
Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Không! Làm ǵ có thứ yêu nước chung chung, trừu tượng đến mức không hiểu, không nhận biết được. Theo tôi, dù thời chiến hay thời b́nh th́ ḷng yêu nước của mỗi công dân cũng không hề trừu tượng, mà luôn luôn được biểu hiện bằng những hành động cụ thể.
Biểu hiện ḷng yêu nước mỗi người một kiểu, mỗi thời một cách. "Đại Việt Sử kư Toàn thư chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều c̣n trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong ḷng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn ngh́n gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ :”Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua)”
Thời chống Mỹ, nhà văn Nguyễn Tuân tuổi đă nhiều, ông không thể cầm súng như người lính, ông và nhiều văn nghệ sĩ làm nghĩa vụ công dân với cuộc chiến tranh vệ quốc bằng ng̣i bút cổ vũ tinh thần dân tộc dám đánh Mỹ và thắng Mỹ, mà bài tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” là một ví dụ. Lứa thanh niên chúng tôi dạo ấy đọc "Chúng con chiến đấu cho Người sống măi Việt Nam ơi” của nhà văn Nam Hà, nghe Đài đọc tùy bút "Đường chúng ta đi” của nhà văn Nguyên Ngọc, và đọc thơ Phạm Tiến Duật..., mà chúng tôi náo nức nhập ngũ. Bố mẹ tôi, và những người nông dân làng Côi Tŕ cũng không ra trận, nhưng đóng góp cho chiến trường "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Đội quân tóc dài miền Nam mặc áo bà ba đứng dang tay chặn xe tăng địch th́ những người nông dân miền Bắc bóp bụng đóng góp gạo, thịt cho bộ đội nuôi quân giỏi để ra chiến trường đánh giặc. C̣n các bà mẹ th́ ra sức... đẻ thật nhiều con trai, để bù cho những đứa con đi trước đă hi sinh.
Hiểu ḷng yêu nước ở ư nghĩa rộng lớn hơn th́ nhà khoa học, thầy giáo, kĩ sư, bác sĩ, công nhân... làm tốt nghĩa vụ của ḿnh cũng là yêu nước. Ở nghề nào, ngành nào, ở mỗi con người nào cũng có cách thể hiện ḷng yêu nước rất cụ thể... Không phải cứ đồn trú ở biên giới, cứ ra trận đánh giặc như người lính chúng tôi mới là yêu nước.

Nhà văn, đại tá Sương Nguyệt Minh
- Mới đây, tôi rất thích khi trong một bài báo ông có nói rằng, ḷng yêu nước không phải là thứ để xa xỉ?
Xa xỉ là những thứ đắt tiền quư báu, nhưng lại không thiết thực, không cần thiết, hoặc chưa cần thiết trong đời sống b́nh thường. Yêu nước là quư báu, là vô giá, lúc nào cũng cần thiết; khi đất nước bị đe dọa chủ quyền, Tổ quốc bị lâm nguy th́ càng cần thiết yêu nước hơn bao giờ hết. Chính v́ thế, yêu nước không phải thứ xa xỉ, để "trưng diện”, để chơi, để "đánh bóng” danh tiếng, để vơ vào, để làm sang cho bất cứ một ai có động cơ cá nhân vụ lợi.
- Ở trên ta đă nói mọi người dân đều yêu nước và mỗi người có một cách để biểu thị ḷng yêu nước của ḿnh. Bây giờ thật khó để cân đong xem giữa một người nông dân cần mẫn làm ra hạt lúa, củ khoai hay một nhà văn như ông luôn luôn trăn trở, lo lắng về việc những giá trị truyền thống của người Việt, của dân tộc Việt ngày càng mất dần đi, và viết về những người đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước… th́ ai yêu nước hơn ai. Phải không ạ?
Đúng! Mỗi người có tinh thần yêu nước, hành động cụ thể yêu nước khác nhau nên hiệu quả yêu nước cũng khác nhau; nhưng cái hiệu quả yêu nước ấy với người này th́ bộc lộ hiện hữu ngay kết quả, người khác th́ âm thầm bộc lộ theo cách mưa dầm thấm lâu.
Là nhà văn, dù là tôi viết bài về người lính ở quần đảo Trường Sa hôm nay, về thủy binh nhà Nguyễn bảo vệ và khai thác sản vật biển ở Hoàng Sa, Trường Sa ngày xưa th́ cũng không thể nói là tôi yêu nước hơn mấy người bạn tôi ở Hà Nội đă xuống đường tuần hành ngày chủ nhật phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta. Và mấy người bạn tôi cũng không thể nói rằng các bạn ấy đă yêu nước hơn bố mẹ ḿnh đang đi cày đi cấy đóng thuế cho đất nước ta phát triển hùng mạnh để kẻ thù không dám nḥm ngó đến, hoặc các bạn tôi ấy cũng không thể nói rằng ḿnh yêu nước hơn các chiến sĩ biên pḥng đang đồn trú ở biên giới, ở đảo xa.
Tôi tin rằng những người yêu nước thật sự không ai lại suy b́, lại đi so sánh ḷng yêu nước của ḿnh với những người khác. Tôi cũng chỉ là một người yêu nước b́nh thường như hàng chục triệu người yêu nước Việt Nam khác, nhiều lắm! Nhưng là Nhà yêu nước th́ hiếm. Ví dụ, Cụ Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thái Học, Phan Châu Trinh... được người cùng thời những năm 20 của thế kỉ trước gọi là Nhà yêu nước.
Chúng ta rất trân trọng những người Việt Nam đă bày tỏ ḷng yêu nước chân chính khi họ xuống đường đi bộ để phản đối việc chủ quyền quốc gia bị xâm hại. Nhưng ông có đồng ư rằng, đó không phải là cách duy nhất để thể hiện ḷng yêu nước không? Gần đây, tôi thấy có một số người viết trên những trang blog cá nhân với quan điểm h́nh như chỉ có ai xuống đường th́ mới yêu nước c̣n những người khác th́ không.
Tất nhiên! Xuống đường mang cờ Tổ quốc Việt Nam, khẩu hiệu phản đối thế lực nước ngoài xâm phạm chủ quyền nước ta... cũng chỉ là một trong rất nhiều cách thể hiện ḷng yêu nước mà tôi rất trân trọng. Nhưng, "...chỉ có ai xuống đường th́ mới yêu nước” th́ đó là một nhận định cực đoan. Tôi nghĩ ai đó nói như thế có thể ở tâm trạng: Nhà ḿnh đang yên ổn, bỗng dưng người hàng xóm phá rào lấn đất, bảo họ trả lại th́ không trả c̣n cứ ăn hiếp; mà ḿnh không chửi, không đánh th́ họ cứ lấn măi.
Mặc dù vậy, về mặt chiến lược, chúng ta cũng phải đặt cái nhỏ bé riêng biệt trong cái lớn chung, cái bộ phận phải đặt trong cái toàn bộ. Vừa khôn khéo vừa cứng rắn, kiên quyết nhưng phải mềm dẻo linh hoạt trên nguyên tắc bất di bất dịch là giữ toàn vẹn chủ quyền. Đó là kinh nghiệm ứng xử của cha ông cả ngàn năm nay khi số phận mặc định đất nước ta ở bên cạnh một đất nước quá lớn, quá đông dân.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh trong một chuyến ra Trường Sa
- Là một nhà văn mặc áo lính, tôi nghĩ rằng hơn ai hết những người như ông hiểu cái giá của ḥa b́nh, của độc lập dân tộc. Bởi vậy, ông có nhất trí rằng, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng bất khả xâm phạm nhưng xương máu của nhân dân cũng không phải là thứ để tùy tiện đem ra phung phí. Cho nên, sẽ là tốt nhất nếu chúng ta bảo vệ được chủ quyền bằng ḥa b́nh, trong ḥa b́nh. Không thể v́ để thể hiện ḷng yêu nước mà chúng ta có những hành động thái quá, quá khích dẫn đến những bất ổn xă hội? Lại càng không chấp nhận được động cơ của ai đó như ông vừa nói là nhân danh việc bày tỏ ḷng yêu nước để hô hào đánh bóng tên tuổi hoặc v́ những động cơ khác?
Trong Binh pháp Ngô Tôn Tử có nhiều quan điểm về chiến tranh như không cần đánh mà khuất phục kẻ thù, quan điểm Thận chiến là thận trọng đánh hay không đánh trong chiến tranh, hạn chế chiến tranh, né chiến tranh; rồi quan điểm Phạt giao tức là đánh bằng thủ đoạn ngoại giao.
Nguyễn Trăi viết hàng chục lá thư dụ Vương Thông kết hợp với sức mạnh quân sự của Lê Lợi mà cuối cùng tên tướng giặc phương Bắc này phải mở thành Đông Quan xin hàng. Thời chống Pháp, chống Mỹ, chúng ta rất coi trọng mặt trận ngoại giao vừa đánh vừa đàm. "Máu người không phải nước lă”, mạng người không phải con giun, con dế; cũng là một thắng lợi, nhưng không mất một mũi tên, viên đạn bao giờ cũng quư giá hơn chiến thắng trên "máu chảy thành sông, xương chất thành núi”. Đối với một đất nước, ngoài sự bất khả kháng của chiến tranh th́ khôn ngoan nhất là né, là tránh được chiến tranh. Đối với mỗi người thể hiện ḷng yêu nước đúng nơi đúng lúc, sử dụng có hiệu quả cũng là người khôn ngoan.
- Tôi cũng rất thích quan điểm của ông là để không ai có thể nḥm ngó đến lănh thổ của chúng ta th́ bắt buộc đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta phải mạnh lên. Mà chắc chắn một đất nước không thể mạnh lên khi nội bộ dân tộc bị chia rẽ. Một đất nước không thể mạnh lên nếu chúng ta không thuận theo xu hướng thời đại. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ càng làm cho dân tộc yếu đi. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc càng phải được phát huy vào những thời khắc, những thời điểm đầy thử thách và mỗi người dân phải thể hiện ḷng yêu nước bằng cách làm cho đất nước mạnh hơn, giàu hơn, cường tráng hơn?
Tôi nhận ra rằng: Chiến tranh là đỉnh cao của mâu thuẫn chính trị . Nhưng, mâu thuẫn chính trị lại dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế. Xưa nay, các nước lớn toàn ăn cướp, toàn ḅn rút kinh tế từ các nước nhỏ, nước yếu, chứ nước nhỏ yếu bao giờ cũng "khiêm tốn, nhă nhặn”. Nước Việt Nam ta không quá nhỏ, nhưng vẫn chưa là nước mạnh. Chúng ta chỉ có thể làm chủ vận mệnh của ḿnh khi chúng ta đủ mạnh. Thời đại ngày nay là thời đại ḥa b́nh và phát triển, nhưng đừng ảo tưởng đă hết chiến tranh; nếu chiến tranh xảy ra sẽ là chiến tranh hủy diệt bởi khoa học quân sự với vũ khí kỹ thuật công nghệ cao.
Thể hiện ḷng yêu nước khi dân tộc ở vào thời khắc thử thách, Tổ quốc lâm nguy, như chị nói, là vô cùng quư trọng. Nhưng, tôi nghĩ: nh́n xa trông rộng, với t́nh yêu nước sâu xa hơn nữa là phải bắt đầu từ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc xây dựng, phát triển một nền kinh tế quốc dân hùng mạnh, giữ ǵn và phát triển nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc nhân văn. Có nghĩa là chúng ta phải đi từ gốc, từ nền tảng, tinh thần yêu nước phải được nuôi dưỡng trên cái nền tảng văn hóa dân tộc và nền kinh tế vững chắc th́ thể hiện ḷng yêu nước, vệ quốc mới có hiệu quả cao.
Chúng ta cứ học kỹ cha ông về cách ứng xử văn hóa trong chiến tranh và hậu chiến. Đồng thời phát triển kinh tế mạnh, vững chắc th́ chúng ta có nhiều tiền để mua máy bay, tên lửa hiện đại... để pḥng thủ đất nước, có nhiều tiền để xây dựng các hạm đội của Hải quân nhân dân Việt Nam trên Biển Đông với tầm hoạt động không giới hạn để bảo vệ chủ quyền lănh hải. Kinh tế phát triển th́ khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự cũng phát triển; binh lính và sĩ quan văn hóa cao cũng sẽ làm chủ được vũ khí kỹ thuật. Khi ấy, việc bảo vệ chủ quyền lănh hải, thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông sẽ yên ổn và dễ dàng như coi cái ao cá nhà ḿnh
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu...=37306&Style=1
( C̣n tiếp )
Bookmarks