
Những Thiên Thần Mũ Đỏ QLVNCH
Lữ Đoàn 2 Bộ Binh Nhảy Dù, về Sài G̣n chỉnh bị lại đơn vị đúng vào ngày thứ bẩy mồng 6 tháng 5 năm 1972; Tại phi trường Pleiku Đại Tá Trần Quốc Lịch, ông vẫn không vui v́ Quân Đoàn II đă xử dụng các đơn vị Nhảy Dù không đúng với khả năng của đơn vị Tổng Trừ Bị, nhất là đă làm cho TĐ11BB/ND tan nát từng mảnh, chính Đại Tá Lịch đă nhiều lần xin cho TĐ11ND được lưu động, khi Đ/T Lịch vừa dứt lời, thay v́ Tư lệnh Quân đoàn trả lời, cố vấn Vann lên tiếng ngay, ông khăng khăng từ chối, không đợi Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn có ư kiến, và cứ tiếp tục đầy ải TĐ11ND, theo ư của riêng ông, không cho đơn vị này lưu động đúng với sở trường của Binh chủng, bắt nằm một chỗ, không cho đánh đấm ǵ cả, cứ nằm đó nhận pháo địch cho đến khi đơn vị này bị tổn thất nặng nề; Tiểu Đoàn Trưởng TĐ11BB/ND, Trung Tá Nguyễn Đ́nh Bảo bị hy sinh tại chỗ v́ Pháo của địch, Tại sao ? Tại sao như vậy ? Tiểu đoàn sau đó rách nát, tự rút lui để cứu lấy người c̣n sống, Đại Tá Lịch rất sáng suốt ông muốn cứu Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, ngay cả kế hoạch cho Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù có thể chiến thắng, như Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù đă chiến thắng tại Delta tháng trước đó, nhưng ông không có quyền cho một lệnh nào khác là cố thủ, không hiểu cố vấn Quân Đoàn có chiến thuật nào cao hơn mà chúng tôi không hiểu hay sao? Sau này chúng tôi mới biết là hắn chỉ mới là Trung Tá, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, giải ngũ không học hành thêm ǵ về Quân sự, rồi v́ hắn là gốc CIA sao đó, được bổ nhiệm sang Việt Nam, làm cố vấn cho SĐ7BB trận Ấp Bắc, sau đó vẫn chỉ là nhân viên dân sự nhưng là Cố vấn trưởng cho Quân Đoàn II của chúng ta, dưới quyền trực tiếp của hắn ta là một cố vấn phó cấp bậc Thiếu Tướng tại chức của Quân Lực Hoa Kỳ, như vậy thấy rằng ngay cả Hoa Kỳ cũng dùng người tréo cẳng ngỗng, việc bắt các đơn vị Nhảy Dù đóng đồn là việc làm thiếu kinh nghiệm về chiến thuật, chiến lược, nếu là nhử cho địch bu lại để đánh B52 như đă từng làm, c̣n chấp nhận được, thật rơ ràng khi cả Sư Đoàn 320 của Cộng Sản bu lại cũng chẳng có Pass B52 nào, cho măi đến khi TĐ11BBND tan tành rút khỏi căn cứ này mới thấy bóng dáng B52, đây là hành động bất nhân, cũng như sau đó bộ Tư Lệnh SĐ22BB phải thất thủ ê chề, tôi muốn nói tới bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh mà thôi, c̣n nguyên SĐ22BB không hề bị thua trận giặc này, nhiều cây viết ngay cả những vị có cấp bậc cao cũng viết sai , tham dự trận này tiếng là một trung đoàn của SĐ22BB, nhưng thực tế chỉ có bộ Tư Lệnh SĐ22BB cộng với một Tiểu đoàn của Trung Đoàn 42 Bộ Binh, như vậy không có nghĩa là nguyên SĐ22BB, cho nên có nhiều lúc tôi tự hỏi không hiểu tên Cố Vấn này có phải là quân thù cài người vào hay không, quân thù cho người vào để giết chúng tôi, giết Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa hay không ? Tôi mong đây chỉ là ư nghĩ không đâu, v́ không có một căn cứ nào chuẩn định được ư nghĩ này, mặc dầu trên thực tế là SĐ22BB và LĐ2BBND phải ép cho thua, chắc hẳn người đọc cho là tôi viết không đâu, tôi viết rất rơ về Căn Cứ Tân Cảnh, bài viết này tôi không thể đào sâu hơn được.
Một vài buổi tối ngồi uống trà, cà phê, Đại Tá Lịch, ông than thở bâng quơ một ḿnh những lúc vắng người "Chết là cái chắc"; Ông mệt mỏi với công việc đa đoan, lao tâm lao lực v́ chúng tôi hàng ngày phải thường xuyên bay trên không phận vùng dẫy đồi không tên, tuy là dẫy đồi không tên nhưng nó lại chứa đựng toàn các Căn cứ Quân sự có tên, các căn cứ này là nơi hai bên đều mang thương tích nặng nề như : Căn Cứ Hỏa Lực số 6 về hướng Bắc, rồi xuôi về hướng Nam là Căn Cứ Hỏa Lực số 5, căn cứ Yankee, căn cứ Charlie, căn cứ Delta, căn cứ Alpha, toàn những nơi mà thanh niên Việt Nam phải nằm lại hàng trăm người cho mỗi căn cứ được thành danh, đồng bào ruột thịt gặp nhau không tay bắt mặt mừng, lại v́ lư tưởng không đâu của ḿnh phải khai tử nhau.
Tôi thấy Đại Tá Lịch xuống sức hẳn đi, một hôm ông muốn lả người, ông khai bệnh nhưng không xin tản thương, vẫn nằm lại Căn cứ, xin Bộ Tư Lệnh SĐND cho người thay thế, Trung Tá Nguyễn Thu Lương trưởng pḥng ba Sư Đoàn Nhảy Dù ra thay thế, rồi chỉ vào khoảng một tuần sau, Trung Tá Lương đón nhận tin Bảo tử thương, việc đóng đồn chấp nhận Pháo, chấp nhận sức tấn công của địch không phải là nhiệm vụ của đơn vị xung kích, (Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa) không lẽ đơn vị Nhảy Dù được huấn luyện kỹ càng, sẵn sàng tấn công địch trong mọi t́nh huống, để rồi trở thành đơn vị pḥng thủ, chấp nhận pháo, chấp nhận thiệt hại trong may rủi như thế này hay sao ? Tháng 4 năm 1971 khi chúng tôi nhận lănh nhiệm vụ giải tỏa Căn cứ hỏa lực số 6, cách Charlie không đầy 10 cây số về hướng Bắc, t́nh h́nh bạn : " Đă năm đơn vị bạn ngang cấp số phải nhả ra, xin chúng tôi thay thế nhiệm vụ sắt máu này, thân xác và máu chúng tôi sẽ đổ ra thay thế cho đơn vị bạn, trong khi chúng tôi vừa từ Hạ Lào ra, mồ hôi chiến trường chưa kịp khô, vai áo trận c̣n nhuốm mùi cây cỏ hoang dại xứ Lào, chưa kịp thở hơi thở nhẹ nhàng, bụi đất nước bạn láng giềng c̣n vương vấn trên thân trên đầu trên tóc; Quân số, Quân trang, Quân dụng, chưa được bổ xung ở mức tạm đủ, chúng tôi đă tham chiến trong hoàn cảnh thiếu thuận lợi cho ḿnh và đă chiến thắng vẻ vang, v́ nó được xử dụng đúng mức"; ( Trận Chiến 13 Ngày) đă vậy sau khi nhận được công điện " Khẩn "từ Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Viêt Nam Cộng Ḥa, yêu cầu Quân Đoàn II trả Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù về Sài G̣n, để trang bị, chỉnh bị lại đơn vị, sau đó lên đường tham dự hành quân tại chiến trường Trị Thiên; Quân Đoàn II trước khi trả về; Lại c̣n cân hồ, cho lệnh LĐ2ND phải lấy lại đèo Chu Pao; Trước đó một tháng đèo Chu Pao do đơn vị cơ hữu của Quân Đoàn đảm nhận, đơn vị này đă để Chu Pao lọt vào tay địch quân, hơn nữa đèo Chu Pao ở ngoài vùng trách nhiệm của Nhảy Dù ; Theo nguồn tin không chính thức lúc bấy giờ, th́ Quân Đoàn II muốn cầm giữ Nhảy Dù bằng cách, giao cho Nhảy Dù nhiệm vụ chiếm lại đỉnh Chu Pao, lúc này Quân Đoàn và cố vấn quên mất sở trường của họ, nghĩa là chỉ huy đến cấp Tiểu Đoàn của LĐ2BBND, cho Lữ Đoàn toàn quyền hành động, nếu không lại cũng thất bại giống như Charlie mà thôi, độc ác hơn nữa là cố vấn Vann sẽ không cung cấp hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ, ai cũng tin rằng Nhảy Dù không sao hoàn thành nhiệm vụ một sớm một chiều được, mà phải mất nhiều ngày, nếu dồn toàn lực lượng của lữ đoàn, có nhanh cũng phải hàng tuần lễ; V́ một đơn vị tinh nhuệ bỏ Chu Pao trước sức tấn công của địch quân, năm lần bẩy lượt đơn vị này được yểm trợ đầy đủ, nhưng không lấy lại được; Đồng thời theo tin t́nh báo ba sư đoàn của Cộng quân đang hướng về Kontum, Cộng Quân sẽ khởi sự đánh Kontum nay mai, lúc đó Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù đang có mặt tại chỗ, Quân Đoàn II cần có đơn vị đối phó ngay với t́nh h́nh chiến trường mới, Quân Đoàn II lấy lư do chính đáng đó để giữ LĐ2BBND lại; Nhưng cả Quân Đoàn II không ngờ, LĐ2BBND chỉ sử dụng một Triệu Tử Long Nguyễn Lô, với hai Đại Đội của Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, trang bị nhẹ (Súng cá nhân và lựu đạn), hỏa lực yểm trợ sơ sài, đă lấy lại đỉnh Chu Pao chỉ trong ṿng ít tiếng đồng hồ; Quả thật Thiếu Tá Nguyễn Lô đă đánh một trận để đời, cả bạn lẫn địch đều không ngờ (Xin xem đường về Pleiku), Mũ Đỏ có bao giờ chạy làng như vậy đâu, c̣n địch là chúng tôi c̣n đánh, nhưng lần này là lần đầu tiên chúng tôi được lệnh tăng cường sang chiến trường khác, trong khi tại chỗ đang cần chúng tôi, cấp trên hẳn phải hiểu điều đó, nên chúng tôi tự cảm thấy một chiến trường sẽ đẫm máu hơn, chúng tôi sẽ phải gục ngă, phải hy sinh nhiều hơn, vành khăn trắng sẽ quấn ngang đầu các thiếu phụ ở tuổi đôi mươi; các bé thơ chưa được ăn thôi nôi sẽ không bao giờ được thấy mặt cha; đoàn quân Mũ Đỏ sẵn sàng đón nhận, mọi thử thách, mọi lôi cuốn hung bạo, mọi hoàn cảnh bất công, tuổi thanh xuân đă vội quên mất ngày vui, vun trồng ước nguyện đem thanh b́nh no ấm cho đồng bào, cho đời sống b́nh an đến các trẻ thơ, cho các thanh thiếu niên thấy hoa nở muôn mầu ngàn sắc trên đường tới trường, đem vinh quang cho đơn vị, đó hành trang xây dựng cuộc đời đang chờ đón chúng tôi tại Trị Thiên.
Đúng 9:00G sáng chuyến bay C130 đầu tiên cất cánh, khởi sự cho cuộc không vận LĐ2ND từ Pleiku về Sài G̣n, thôi nhé Thiên Thần Mũ Đỏ xin tạm biệt (Em Má Đỏ Môi Hồng); " Không ngờ đây là lần chào từ biệt cuối cùng" Pháo Binh luôn đi sau, tôi bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất khoảng 16:00G ngày thứ bẩy 6-5-1972, mắt trái tôi mờ đi không thấy rơ nữa, xốn xang vô cùng, tôi lo sợ mảnh đạn B40 c̣n nằm ngay sát phía dưới mắt trái, không hiểu có chạm ǵ hay không ? nếu nó làm hư mắt th́ đúng là đại họa, toàn thân chỉ trừ phần đầu đội nón sắt, phần ḿnh mặc áo giáp, c̣n lại chỗ nào cũng đau ê ẩm v́ mảnh đạn B40 c̣n ghim trong thân thể, nếu lấy ra hết th́ đâu c̣n thẩm mỹ nữa, Bác Sĩ chỉ gắp ra vài mảnh gọi là "Một chút ǵ để nhớ", c̣n lại giữ trong ḿnh làm kỷ niệm, kỷ niệm một trận bị đánh đặc công không giống ai; Sau khi họp và xếp đặt công tác cho những ngày sau, trở lại mái ấm gia đ́nh, ôi .... không c̣n niềm vui nào đáng nói, không c̣n một cuộc hội ngộ nào thi vị hơn, không c̣n bữa tiệc nào trang trọng hơn, không c̣n tuần trăng mật nào ngọt ngào bằng.
Tôi nghĩ tới những ngày tại Vơ Định, (Lúc này h́nh ảnh Bảo cứ lởn vởn trước mặt tôi, vợ con tôi đây c̣n vợ con Bảo ra sao? tôi đến trước cửa nhà Bảo mà không giám bước chân vào, tôi biết tôi bước vào chỉ chan ḥa nước mắt) Vơ Định là căn cứ đặt Bộ Chỉ Huy của LĐ2ND và TĐ1PB/ND, trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa tại Tây Nguyên, trận này không heo hút như A Shao, không dai dẳng như Campuchia, không sắt máu như A Shao, không vũ băo như Hạ Lào, không đơn độc như Mậu Thân tại Huế, vậy mà tôi cảm thấy phiêu lưu... pháo liên tục, pháo mờ mịt, địch quân thay đổi chiến thuật liên tục, chúng muốn làm chủ chiến trường này, nếu như Nhảy Dù có quyền quyết định lấy chiến thuật áp dụng trong khu trách nhiệm của ḿnh, th́ ai cho phép chúng được như ư ! Một ư nghĩ rất phiêu du cứ ám ảnh tôi từ khi Bảo ra đi, bạn bè tôi nhiều lắm, nhưng chân thật như Đức, B́nh, Bảo, Mai, Lữ, Thịnh, Sơn Đ... th́ thật không có nhiều, chúng tôi chỉ có mấy người thân với nhau, t́nh bạn vô cùng quí giá làm sao có thể vớt lại được, tôi cũng không hiểu tại sao, so với những bạn thân của tôi, tôi và Bảo ít thân với nhau, một cái ǵ đó nó ngăn cách chúng tôi, chúng tôi ít hẹn ḥ, nhưng gặp nhau th́ cũng khó gỡ, măi tới khi về phục vụ tại Nhảy Dù, tôi và Bảo mới gần gũi nhau hơn, từ đó mối liên hệ thân mật mới tăng cường độ; Năm 1957 khi Bảo lên đường theo học tại trường Vơ Bị, lúc đó chúng tôi nghèo lắm, chạy tiền đóng học phí hàng tháng cũng đă long tóc gáy, hai thằng chung nhau một ly đậu đỏ bánh lọc, thay cho chén ly bôi, chia tay nhau, rồi từ đó mất hút, gặp lại nhau chưa được bao lâu, nay mỗi thằng một phương, mờ mịt , tàn nhẫn thật; Nuối tiếc héo hắt cả tâm lẫn thân, nhưng có bao giờ giữ được, chỉ khi nào mất mát mới có nuối tiếc, không một lời từ biệt, loạt pháo Delay làm rung rinh căn hầm chỉ huy, đầu óc choáng váng như muốn nổ tung, tôi ra khỏi căn hầm của đài Trung Ương Tác Xạ, đi dưới loạt pháo, tôi thật tỉnh táo biết rằng trong hầm chỉ huy sẽ nguy hiểm hơn ngoài trời, diện tích căn hầm chỉ huy lớn hơn diện tích thân ḿnh, cho nên hỏa tiễn 122 ly trúng hầm tỷ lệ cao hơn, nếu đạn trúng hầm th́ khó mà tránh thoát tử thương, hay tê liệt v́ phỏng, do đó ngoài trời an toàn hơn trong hầm, ngoại trừ không may đạn pháo trúng ngay ḿnh, chuyện đó khó có thể xẩy ra, nhiều anh em thấy tôi đi dưới các loạt pháo, họ cho là tôi mộng du, nhưng không phải vậy, tôi rất tỉnh táo đón nhận các loạt pháo của địch, bằng đầu đội trời chân đạp đất, ngước nh́n lên dẫy núi chạy dài từ căn cứ Alpha, rồi căn cứ Delta, qua Charlie, lên Yankee, căn cứ 5, như vẫn c̣n sôi sục, cho tới căn cứ số 6 với đầy trắc trở, dẫy núi dài khoảng 10 cây số, tất cả là khu rừng núi rậm rạp, nhưng nay đa số đă trơ trụi v́ bom đạn, cả sư đoàn 320 của Cộng Quân nay đă rách nát, nhưng máu của Mũ Đỏ đă đổ không phải là ít trên dẫy núi này, dẫy núi oan nghiệt năm nào chúng tôi cũng phải tới thăm nó một vài lần, máu của Mũ Đỏ đă thấm sâu xuống sườn núi hoang vu, bồi bổ cho cây rừng tốt tươi cho thêm phần u uất .
Trở về với hiện tại, bởi tiếng ṿi vĩnh của cháu gái nhỏ áp út : Bố ơi con thích đi ăn tay cầm, tên này do các cháu đặt, (Món ăn bày trên khay xâu bằng que tăm trước cửa Viễn Đông) cháu Mỹ Dzung ṿi vĩnh như vậy, tôi chợt tỉnh ôm lấy cháu, hôm nay cháu diện lắm mẹ cháu xức cho mùi dầu thơm nhè nhẹ. Nhưng cu Dzũng út phản đối ngay, đ̣i đi chợ cũ ăn món khác, cả nhà lên xe Ladalat, theo hướng đạo của bốn con, vợ tôi lúc nào cũng lép vế các con, cảnh thơ mộng này mỗi năm thường đến với chúng tôi một hoặc cao lắm là hai lần, nhưng chúng tôi chấp nhận sự thiệt tḥi trong niềm hănh diện, nhà tôi thường nói đùa "Ḿnh c̣n hạnh phúc hơn vợ chồng Hằng Nga-Hậu Nghệ" tôi nhẹ ôm nàng thông cảm nỗi đơn lẻ của người vợ lính, với bao thương nhớ xót xa, với bao nhiêu nước mắt đầy vơi khi nghe súng xa vọng về, tin chiến sự nóng bỏng do các báo các đài phát thanh đưa tin nói rơ đơn vị tham chiến làm mắt nàng trũng sâu, vậy mà chưa bao giờ tôi nhận thấy nàng buồn v́ đơn lạnh, ngoại trừ chính tôi làm nàng buồn, tôi cảm nhận ḿnh ham vui đôi khi quên mất nỗi buồn của người ḿnh yêu, nhất là lính Nhảy Dù, sớm mai vợ tiễn chồng lên đường, đến chiều cùng ngày nhận xác chồng là chuyện thường xẩy ra, tôi nhẹ ngâm thơ của Chuẩn Nghị, Sĩ quan Trung đội trưởng TĐ7ND tử thương tháng 4 năm 1969 tại mật khu Bời Lời :
" Anh trở về dang dở đời em.
...
Anh trở về trong chiếc Ponchos"
. . .
Bookmarks