Thiếu tá Nguyễn Sơn, chỉ huy Đại Đội 2 Xung kích Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trên chiến trường An Lộc Hè Đỏ Lửa 1972
Cho đến nay, đă hơn ba tháng tôi sống nơi đây mà vẫn chưa quen được với giờ giấc và thời-tiết. Đă đành đang Đông nên mặt trời thường “đi ngủ sớm”. Nhưng trong người tôi vẫn thường bị xây xẩm hoặc bị ảo-giác về giờ-giấc. Có khi đang trưa mà tôi cứ ngỡ là nửa đêm. Nên thường nh́n đồng-hồ là vậy.
Bây giờ đă hơn 1 giờ. Tôi biết chắc điều này v́ ngoài trời mờ ảo với ánh đèn nhiều màu của thành-phố. Tuyết đang rơi th́ phải. Hơn một tiếng đồng-hồ trước đây tôi đă thức giấc trong tiếng chuông điện-thoại. Người đă gọi, tôi không quen hay đúng hơn là tôi không nhớ. Anh đă nhắc nhiều đến Biệt Cách Dù trong đó có cả chị. Sau đó tôi đă không ngủ được. Tâm trí cứ vẫn-vơ nghĩ đến chuyện cũ An-Lộc năm xưa, đưa tôi vào ảo-giác chiêm-bao, trong mê tỉnh thực mộng…Tôi đă quên tôi trong hiện-hữu lạnh lẽo giá băng, trong thực tại tha-hương kiếm sống… tôi nhớ thật nhiều đến một mùa hè rực-rỡ, trong lửa đỏ B́nh-Long, đến chị.
*****
Ngày 16/4/72 tôi đứng trong cơn chiều gió-lộng, trên một đỉnh đồi phía Đông không xa đồi Gió để nh́n vào An-Lộc. Nh́n con đường ngoằn-ngoèo, quanh co dẫn vào nơi khói lửa đó, ḷng tôi bỗng dưng nôn-nao vô cớ, như lần hẹn ḥ với người t́nh đầu đời của tuổi học tṛ. Đêm tôi thao-thức với âm-thanh đạn nổ hai lần từ trời cao vọng xuống lẫn trong tiếng động-cơ con tàu C130 văng-vẳng khi gần, khi xa đă khiến tôi không sao nhắm mắt được với điệu ru buồn bă này. Sáng hôm sau, đơn-vị tôi vào An-Lộc- con đường ngoằn-ngoèo bỏ lại sau lưng.
Chúng tôi đă đi qua những buôn làng xám ngắt trong tro tàn vắng lạnh. Chúng tôi đă đi qua những vườn tiêu xanh tươi trong nắng vàng ban mai và trên con đường rợp bóng mát cao-su. Chúng tôi đă vào An-Lộc để mai này nối tiếp đi lên phía Bắc – lên đỉnh đồi Đồng Long…
Đoạn đường không xa để đi qua thị-xă nhỏ bé này, để đến đồi Đồng-Long cùng với thời-gian không dài trong thế-kỷ 20. nhưng chúng tôi đă đi không tới trong một sớm một chiều, một ngày một đêm. Bởi thời-gian không tính bằng phút, bằng giây mà nó đă định bằng âm-vang đạn nổ, bằng hàng vạn lượt pháo bắn vào thành-phố này. Con đuờng chúng tôi đi tới, không đo bằng gang tấc mà bằng từng giọt mồ hôi và nước mắt của người lính và gia-đ́nh. Con đường bằng máu trơn trợt trong điêu tàn khi lên khi xuống như bể khổ trầm-luân… Đồi Đồng-Long như ảo-giác ốc-đảo trong sa-mạc, khi trước mắt khi xa xăm, lúc chờn-vờn lung-linh trong băo lửa, lúc biến mất trong sương mù nhuộm khói…An-Lộc ch́m ngập trong tiếng nổ và lửa cháy suốt 60 ngày như đêm bạo chúa Neron đốt thành-tŕ, đốt cư-dân để t́m hứng thơ…
Chúng tôi đă đi qua được trận băo lửa này, trong t́nh bạn đồng-đội và hy-sinh để đến được đồi Đồng-Long và Hớn-Quản, ngoại-biên cực Bắc của thành-phố. Ngày 12/6/72 đồi Đồng-Long ngạo-nghễ nh́n quân Bắc-Việt tan-tác tháo chạy dưới chân…chấm dứt tham vọng của “cáo miền Bắc” đội lốt “chồn miền Nam” nối liền Lộc-Ninh, An-Lộc làm thủ-phủ xâm lấn miền Nam.
Đêm nay trong cảnh rét mướt của xứ người, ḷng tôi bỗng nhớ lại chuyện máu lửa xa-xưa. Chuyện mà mấy ai c̣n nghĩ, c̣n nhớ đến trong cuộc sống vội vă bon chen này. Vả lại để làm ǵ, khi nó là một kỷ-niệm không thuộc về ḿnh. “Ai dư nước mắt khóc người đời xưa”phải không chị? Ngay chính tôi cũng vậy. Dù là người mới đến nơi đây, chân chưa cạn vết nứt-nẻ bùn đen, mặt chưa phai màu nắng cháy quê-hương và ḷng c̣n nặng biết bao điều nắng mưa ở Việt-Nam, cũng đă phải theo chân bạn-bè đi trước, kề vai vào gánh vác cuộs sống, chạy đôn chạy đáo rao đổi mồ-hôi lấy bạc cắc, không đủ thời-gian để viết lá thư t́nh với năm ba chữ yêu-thương…Vậy mà đêm nay, quên cả đêm dài cần-thiết để lấy sức cho ngày mai c̣ng lưng kéo cuộc sống, lại ngồi chong đèn, bút giấy nói chuyện đời xưa với chị. Hẳn là chị phải ngạc-nhiên? Ở đây tôi không nghĩ về chị như thế nào? Nhưng tôi đă nghĩ nhiều đến bạn bè của tôi đă sống và chết như thế nào mà đă gây cho chị một xúc-cảm đặc-biệt để viết thành hai câu thơ:
“An-Lộc địa sử ghi chiến-tích
Biệt-Cách Dù vị Quốc vong thân”
Tôi cũng không nghĩ đây là bản “phong-thần” mà mặc-nhiên chị đă dành cho chúng tôi- những người lính BCD. Điều mà tôi đă cảm-nhận được ở đây – ở chị – chị đă nh́n thấy chúng tôi đă chết từ “chiến-tích” để được sống lại trong “sử ghi” và cũng v́ “Vị-Quốc” nên chúng tôi đă không c̣n chọn lựa nào khác hơn là “hy -sinh” phải thế không?…Tôi rất cảm-kích về điều của chị và có lẽ những anh-linh của bạn bè tôi cũng vậy.
Biệt cách dù tiến vào An Lộc – 14/04/1972
Đó là chuyện “An-Lộc địa” và cô Pha ngày nào. C̣n chuyện của tôi ngày xưa ở chiến-trường An-Lộc với chị ngày nay ở Cali – Đông có nắng vàng ấm-áp, hè có gió mát lá bay. Nơi chị đang an vui với gia-đ́nh và bạn bè. Tôi cũng đă được lắm bạn bè nghĩ nhớ đến tôi cũng như tôi thường nghĩ nhớ đến họ. Những người đang sống và đă chết. Những người bạn thân-thiết cơm gạo sấy, nước trên ngàn của một thời chinh-chiến loạn-ly…Một Dung,Khánh, Mỹ, Thể…Một Huyên, Cường, Châu, Chính, Khoẻ…Tên của họ như ṿng hạt chuỗi thẻ bài mà tôi đă từng mang nó trong năm tháng đời lính để ngày nay trở thành những mắt xích ràng buộc tôi với họ trong nỗi nhớ của tâm-hồn và vĩnh-viễn trong mai kia, dẫu tôi có sống dư thừa trăm năm, thế-sự có trầm-luân biến đổi đến đâu nữa – h́nh ảnh họ vẫn nguyên lành trong tôi với những đặc-điểm ở họ tôi đă mến thương.
Những người lính chúng tôi đă không tiếc thân ḿnh, th́ với chiến-trường nào cũng vậy, chỉ có máu đổ chứ không có lệ rơi.Nước mắt không c̣n rửa được hận thù và lệ rơi không ngăn được mưa pháo đạn bay nên đă xem chuyện “tử -biệt sinh ly” như chuyện tương-lai trước mắt. Kẻ trước người sau rồi cũng đến phiên như một phiên gác đêm của người lính trong đời sống súng đạn mà thôi. Tôi đă từng sống bên những xác bạn bè c̣n nóng máu chảy, và nh́n thấy khuôn mặt c̣n tươi tỉnh, b́nh-thản tắt thở. Tôi b́nh-thản đợi chờ đến phiên ḿnh, có lúc đă quên cả tiếng thở dài để chào người nằm xuống…
Nhưng chị có biết không? Tưởng như vậy là hết, là quên, quên người, quên tên, quên cả kỷ-niệm và phiên ḿnh chờ măi vẫn không thấy đến. Không được chết vinh nên tôi đă phải sống nhục trong suốt 20 năm qua mà vẫn chưa yên…Để đêm nay lại đến với tôi, cuộc sống hiện-hữu, những h́nh ảnh của người chết trong vọng-tưởng hư-vô. Dẫu giờ đây cơm gạo sấy không c̣n, chiến-trận không c̣n sau 75. Bạn bè vẫn c̣n chập-chờn trong trí tôi. Băt chợt đâu đó ở ngoại-cảnh, cũng có thể đưa tôi trở về dĩ-văng để được gặp lại họ trong đời chiến-binh. Dẫu là mơ màng mộng tưởng nhưng đó cũng là nơi trú ẩn b́nh-yên duy nhất của tâm-hồn tôi giữa cuộc sống phàm-tục gian-truân này.
Những tháng ngày lưu đày, hay bên đường xuôi Bắc ngược Nam, lúc nhai củ sắn, khi gặm củ khoai. Cuộc sống nối tiếp qua những trại tập-trung đày ải của người anh em bắt làm thân trâu ngựa, kéo cây đẵn gỗ trên ngàn, lặn sông, lặn suối vớt đá đắp đường. Để rồi khi đông qua rét mướt đẫm mồ hôi, hè đến trong nắng lửa, ngất xỉu bên luống cày cạn khô lao-lực. Họ đă lấy hung tàn để cạo rửa lư-trí, vắt cạn sức lực con người bằng miếng ăn họng súng. Đưa con người trở về với bản-năng sinh-tồn của một sinh-vật, và trong cuộc sống yếu đuối tận cùng này, bạn bè như hiển-linh đến với tôi trong dáng điệu nụ cười. Khi bên bờ suối hoặc đ́nh non cao, lúc chờn-vờn trong mây trong gió như khuyến-khích an-ủi vỗ-về; hăy ráng lên sống với giả-trá vinh-quang và khổ nhục để tồn tại, hăy nghĩ đến vài trăm hạt bắp cuối ngày, thuốc cầm hơi để kéo dài kiếp sống lưu-đày mà bạo-lực đă ban cho. Tôi đă sống qua những ngày tơi-tả trong manh áo hai màu thay da bọc xương. Tôi đă thấy từng toán người không vải che thân, da nhăn-nheo thiếu máu lùa xuống ao nhúng nước như những đàn dị-vật hai chân. Tôi đă thấy tôi trong đoàn người cùng khổ đó. Chúng tôi đă mất tất cả danh xưng làm ngựi để thấp kém hơn cả những loài thú-vật nuôi trong nhà. Nhưng trong tôi luôn luôn vẫn c̣n niềm tự-hào của đơn-vị, của bạn bè để làm vốn liếng cho cuộc sống tinh-thần và mỉm cười với hai chữ “sa cơ” và “thời -thế”.
“Thập tam niên” lưu đày không là bao so với thế kỷ, với lịch sử loài người. Nhưng cũng là một sự mất mát đáng kể cho một đời người dù là trăm năm phải không chị? Tuy-nhiên đây không phải là một lời than – một sự tiếc nuối cho cá-nhân tôi hay cho bạn bè cùng thời. Giá ǵ 13 năm không ra chi đó mà nhắc nhở! Nếu có chăng chúng ta hăy nghĩ giùm đến hàng bao thế-hệ con trẻ của chúng ta đă bị tŕ trệ trí tuệ, mụ mẫm trong kiêu-căng phi-nghĩa, phi-nhân – Quên Cha ông, Tổ-tiên, Giống ṇi trong hai tiếng “anh ,tôi”. Để chỉ biết có loài khỉ vượn ăn trái, ăn cây làm nên sự-nghiệp bác đảng. Con tôi không hiểu chữ “Hiếu” chữ “Ân”chữ “Tôn”, chữ “Kính”, không học Ngũ thường của Khổng Tử dạy làm người, mà lại thuộc ḷng năm điều bác dạy như vẹt nói tiếng người. Tôi nh́n trong gia-đ́nh với những xót-xa đổi thay và thấy ngoài xă-hội với những đổi mới kỳ-quặc. Tôi đơn-côi và bơ-vơ trong cuộc sống nửa khóc nửa cười này.
Giờ đây trong đêm khuya khoắt, bên đèn chiếc bóng. Bạn bè lại đến trong giọng nói điệu cười, cho tôi được một lần vui trong ngày, để sau đó tôi lại trở về với lặng câm của cơn buồn cuộc sống, của dĩ-văng một thời làm lính và một thời đi tù.
Tôi đă không nghĩ đến bà con thân-nhân hay người yêu thưở nhỏ, hoặc cuộc sống mai đây sẽ khá hơn trong kiếp sống ly-hương này. Tôi sẽ có “job” mong ước khiêm-nhường của kẻ mới tới – để được chút tiền sống cho ńnh và cho người… Điều mà tôi nghĩ ở đây là những bạn bè của tôi không c̣n trên cơi đời này, những người đă chết không đám tang, không thay áo mới giữa chiến-trường. Họ đă trả lại cho đời sống cả tuổi thanh-xuân lẫn gian-truân một thời. Họ đă thảnh-thơi ra đi không bận với những ǵ c̣n lại và tiếp-diễn trên thế-gian này, dù là đầu đạn màu đồng hay những mảnh gang thép đă gh́m sâu vào thân thể, hay chiếc thẻ bài trắng bạc buông tḥng trên cổ khi họ tắt thở – họ b́nh yên trong hai tiếng “trận -vong” thế là hết – một đời làm người!.
Nợ nước, nợ đời họ đă trả. Nhưng t́nh nhà ra sao hở chị? Những mảnh khăn tang ngày đó không đủ phủ-kín nỗi sầu-bi, tiếng nấc nghẹn-ngào của vợ con. Những tha-thiết nhung nhớ ngày đó của người t́nh, người yêu – bây giờ chắc cũng đă quên…Nhưng sao hôm nay ḷng tôi bỗng dưng lại bồi-hồi xúc-động nhớ đến họ…
Hơn 20 năm qua cứ mỗi lần nghe ai đó nhắc đến An-Lộc tôi lại một lần nhớ đến bạn bè – nhớ đến chị. Tôi nhớ đến những người đă chết nơi này và nhớ đến chị đă sống nơi đó. Tôi nhớ đến những người đă tạo nên chiến-tích cho đơn-vị bằng cái chết của ḿnh và nhớ đến hai câu thơ của chị đă làm cho họ sống lại trong ḷng mọi người. Và tôi nhớ đến ngày chị bị thương như một sự an-bài để “Ta quen nhau hề Lư-Bạch lưu linh…” v́ “an bài” nên chị đă may mắn thoát khỏi quả pháo đến đón chị vào số phận “hồng -nhan bạc mệnh” hay nửa đời người làm “bại tướng cụt chân”. Đáng ra vết thương này phải là của chúng tôi – những người trực-diện đối đầu phía trước – để cho mọi người – cho chị tay không cầm súng được an-lành. Nhưng chị biết đó, những viên đạn đồng đâu có hồn để biết đau thương, những viên đạn đầu đen mang gang thép ngoại-nhập nào có biết nhân-t́nh. Dù cho một em bé tuổi chưa thôi vú mẹ, nuôi chưa tṛn tiếng gọi mẹ cha, hay ông cụ bà lăo tật nguyền chống gậy khấp khểnh trên đường ve”Qui-Tiên”. Ở chiến-trường này đạn pháo của địch đă không nhân-nhượng khoan-dung cho bất cứ một thứ ǵ. Từ một bàn thiêng trước ngơ cho đến một con chó lạc chủ lang-thang bên đường. Tăt cả phải huỷ-diệt. Đó là điều mong muốn của địch. Họ đă dùng pháo để băm vằm thành-phố, băm vằm chúng tôi – những người lính đă quyết tử với họ…để giữ cho An-Lộc được tồn tại trên phần đăt tự-do miền Nam.
. . .
Bookmarks