Results 1 to 3 of 3

Thread: Khổng Tử thay Mao (NGÔ NHÂN DỤNG)

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-03-2011
    Posts
    44

    Khổng Tử thay Mao (NGÔ NHÂN DỤNG)

    Sau trận động đất ở Nhật Bản, một kư giả tờ Trung Ương Nhật Báo của Nam Hàn mô tả: “Hầu như không thấy có một người Nhật nào gặp phải thảm cảnh này mà khóc lóc than van. Cũng không nghe nói có chuyện thừa cơ trong lúc lộn xộn v́ động đất để giết người cướp của”. Nói với đồng bào người Hàn Quốc, kư giả viết: “Chúng ta vẫn c̣n phải học hỏi nhiều từ Nhật Bản, và c̣n xa chúng ta mới có thể trở thành một nước tiên tiến (như họ)”.

    Trong mục này bài trước đă dẫn những lời khen tương tự của ông Vương Hy Văn, kư giả Hoàn Cầu Thời Báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Khi chứng kiến hành vi của dân Nhật sau trận động đất, ông thốt lên: “50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có tŕnh độ dân trí và ư thức công dân cao như người Nhật hiện nay”. Ông phải thú nhận: “Tôi hổ thẹn ḿnh là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa bằng họ” .

    Có thể nói Khổng Giáo là một gia tài văn hóa chung của các nước Á Đông. Tại Việt Nam, trước cửa trường Trung học Trương Vĩnh Kư ở Sài G̣n năm xưa có đôi câu đối, vế đầu là “Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt”. Khi chúng ta nhắc nhau hăy noi theo tấm gương của những Chu Văn An, Nguyễn Trăi, Nguyễn Đ́nh Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, không ai quên rằng tất cả các bậc tiền nhân đó đều được đào tạo trong “Cửa Khổng Sân Tŕnh” và họ không bao giờ từ bỏ gia tài văn hóa đó để theo một chủ nghĩa ngoại lai nào cả.

    Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng nhiều năm và áp dụng những chính sách rất tàn bạo. Ai cũng biết hai dân tộc đó rất quật cường, nhưng các khái niệm Nhân Nghĩa, Trung Tín, mà hiện nay họ vẫn dạy trong các trường học đều xuất phát từ Nho Giáo. Khi nh́n thấy những cảnh đáng khâm phục ở nước Nhật, các kư giả trên đă thành thực nói lên ư nghĩ của ḿnh mà không sợ đồng bào của họ chỉ trích. Nếu không biết thán phục những cái hay của người khác th́ cũng không ư thức được cái dở của ḿnh, và không bao giờ sửa đổi được.

    Trong khi ở Nhật Bản và Nam Hàn, Nho Giáo vẫn được kính trọng và được dạy dỗ cho giới trẻ, th́ ở chính trong nước Trung Hoa số phận ông Khổng Tử không được may mắn như vậy. Chế độ Mao Trạch Đông đă quét sạch các “tàn tích” của Nho giáo, để thay thế bằng những giáo điều mới của Marx và Lenin, qua lời dẫn giải của Mao Trạch Đông. Kư giả Vương Hy Văn chắc cũng biết rằng nếu đồng bào Trung Hoa của ông đă không thi hành đạo Nhân Nghĩa của Không Tử được bằng người Nhật, th́ đó là do đảng Cộng Sản gây ra. Ở Việt Nam cũng vậy. Vừa rồi một ông ngoại trưởng Nhật Bản phải từ chức sau khi thú nhận đă vô t́nh nhận một món tiền ủng hộ tranh cử sai luật, v́ do một người di dân không có quốc tịch Nhật đóng góp. Số tiền chỉ đáng 600 đô la Mỹ. Nhưng các quan chức Trung Quốc và Việt Nam ăn hối lộ hoặc tẩu tán tài sản công, hàng chục triệu Mỹ kim, hoặc hàng tỷ Mỹ kim như trong vụ Vinashin, th́ không sao cả!

    Đầu năm 2011, trước khi ông Hồ Cẩm Đào sang thăm nước Mỹ, một bức tượng Khổng Tử cao 8 mét được dựng lên tại Quảng trường Thiên An Môn, đối diện với cái lăng trưng xác ướp của Mao Trạch Đông. Nhật báo Nhân Dân đă mở cuộc trưng cầu ư kiến độc giả, có hơn 800 ngàn người góp ư kiến, và 62% họ không đồng ư việc dựng pho tượng này! Tỷ số này đáng ngạc nhiên, v́ trong hai mươi năm qua đảng Cộng Sản đă bắt đầu cho Khổng Từ “sống lại” rồi. Hội Khổng Học đă được chính thức thành lập năm 1990, sau biến cố Thiên An Môn đẫm máu dân lành. Chủ Tịch Giang Trạch Dân tới khai mạc hội này, đă hănh diện kể chuyện rằng chính ông ta hồi nhỏ vẫn được thân phụ lén lút dạy Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, một câu trong Luận Ngữ!. Một chương tŕnh ti vi do Giáo sư Vu Đan phụ trách bàn về Luận Ngữ rất được hâm mộ. Sau cô đă xuất bản thành sách, tựa đề “Luận Ngữ Tâm Đắc” bán ngay được mười triệu cuốn; cô được mời đi khắp thế giới thuyết tŕnh; bản dịch tiếng Anh tựa là “Confucius From The Heart”. Căn cứ vào các sự kiện đó, phải nói là người Trung Hoa hiện nay cũng thiết tha muốn học lại nền tảng đạo đức của Nho Giáo. Sau khi đă bỏ qua các Sách Đỏ của Mao, họ cũng muốn lấp vào khoảng trống tinh thần đó những lời nhân nghĩa, đạo đức, thay v́ chỉ học “làm giàu là vinh quang” như ông Đặng Tiểu B́nh dạy!

    Chúng ta có thể hiểu tại sao gần hai phần ba độc giả góp ư với báo Nhân Dân không đồng ư với việc dựng pho tượng Khổng Tử; nếu biết họ là những người nào. Ai cũng biết chỉ các cán bộ cộng sản cấp cao mới chịu bỏ thời giờ đọc báo Nhân Dân, để xem “các cụ ở trên” đang nói ǵ! Sau hơn nửa thế kỷ nghe bộ máy tuyên truyền bài bác, đả kích, bôi nhọ Nho Giáo, các cán bộ này không thể hiểu tại sao bây giờ h́nh ảnh Khổng Tử lại được tôn kính như vậy!

    Nhưng câu chuyện Giang Trạch Dân trên đây cho thấy ngay dưới chế độ Mao Trạch Đông, người dân b́nh thường vẫn tôn kính Khổng Tử. Phần lớn thế hệ những người cầm đầu đảng Cộng Sản cũng đă được cha mẹ dạy Nho giáo, ảnh hưởng của nền giáo dục cổ truyền vẫn rất sâu đậm. Một lănh tụ cộng sản biết bắt chước ngôn ngữ Nho Giáo sớm nhất là Lưu Thiếu Kỳ. Trong cuốn “Để làm một người cộng sản tốt” do ông soạn (Như hà tố nhất cá hảo đích cộng sản chủ nghĩa, 1949). Lưu Thiếu Kỳ đă dùng động từ Tố, theo chữ Tố Nhân, nghĩa là Làm Người mà Nho Giáo hay dùng. Lưu Thiếu Kỳ c̣n liệt kê những khẩu hiệu “Cách vật, Chí tri, Chính tâm, Thành ư, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, B́nh thiên hạ” trong sách Đại Học, một trong Tứ Thư. Ông nói các đảng viên cộng sản phải học thuộc các khẩu hiệu mới, giống như nhà Nho xưa vẫn thuộc ḷng các khẩu hiệu Tu Tề Trị B́nh! Muốn thúc đẩy các đảng viên “học tập tốt,” ông c̣n trích dẫn lời Tŕnh Tử đời Tống, “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân” (Mỗi ngày tôi tự hỏi tôi ba điều) để nói đảng viên cộng sản phải bắt chước mà “học tập” và “tự phê b́nh!”

    Nhưng một “hảo cộng sản” như Lưu Thiếu Kỳ vẫn không được yên. Năm 1966, ông bị Mao hất ra khỏi hàng ngũ lănh đạo. Đến thời Cách Mạng Văn Hóa, bộ máy tuyên truyền của Mao Trạch Đông đả kích cuốn “Cẩm nang đảng viên” của Lưu Thiếu Kỳ, tố cáo ông ta là kẻ đă muốn phục hồi “Chủ nghĩa Cá nhân” của Khổng Giáo! Lưu bị bắt giam rồi chết trong ngục tối.

    Tất nhiên Khổng Tử cũng không được yên. Cuối thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, nhóm Tứ Nhân Bang được lệnh Mao đă mở chiến dịch “Phê Lâm Phê Khổng”. Mục tiêu thứ nhất là để xóa trong trí nhớ người Trung Hoa mối sai lầm của Mao khi chọn Lâm Bưu làm “đông cung thái tử”. Lâm đă viết lời tựa cho Cuốn Sách Đỏ của Mao, được coi như tài liệu học tập tương đương với cuốn sách “Luận Ngữ” của Khổng Tử đời xưa. Lâm Bưu đă được Mao chỉ định sẽ lên kế vị, điều này được ghi cả vào cương lĩnh đảng. Tháng 9 năm 1971, con trai Lâm Bưu tính đảo chính lật đổ vợ chồng Mao nhưng bị lộ, cùng bố mẹ chạy trốn, chết trong tai nạn máy bay trên đường sang Nga. Măi một năm sau, người Trung Hoa ở lục địa mới biết Lâm Bưu đă chết. Rồi đến năm 1973, chiến dịch Phê Lâm Phê Khổng bắt đầu; mục tiêu thứ hai cốt nhắm đánh vào Thủ Tướng Chu Ân Lai. Khổng Tử bị phê là một “tên phản động”.



    Tại sao Khổng Tử bị gán tội phản động?

    Tại sao Khổng Tử bị gán tội phản động? Mao đă phân chia các thời kỳ trong lịch sử Trung Hoa theo Duy vật Lịch sử của Karl Marx. Thời Xuân Thu được gọi thời kỳ Trung Quốc đang chuyển từ chế độ Nô Lệ sang chế độ Phong Kiến mà nền tảng là giai cấp các địa chủ. Khổng Tử bị tố cáo là “tên phản động” v́ ông muốn bảo vệ quyền lợi tầng lớp quư tộc, chống giai cấp đang lên thiết lập chế độ “địa chủ chuyên chính” trong lịch sử! Năm 1974, phong trào “Phê Lâm Phê Khổng” được đẩy lên tột đỉnh. Tất cả các chi bộ đảng được lệnh học tập đấu tranh. Không những Khổng Tử bị đấu mà cả đến Beethoven và Shubert cũng bị liệt vào hàng ngũ phản động nữa! Lâm Bưu được gắn cho nhăn hiệu là một trong số nhiều ông “Khổng Tử Đương Đại”! Chu Ân Lai cũng được xếp loại như một “Khổng Tử Con”, nhưng may mắn ông ta bị ung thư đang nằm chờ chết cho nên không bị đem ra đấu trường.

    Trong lúc đó, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc khi c̣n ở lục địa cũng như khi chạy qua Đài Loan vẫn tuyên dương Nho Giáo. Năm 1948, khi Liên Hiệp Quốc soạn thảo bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, phái đoàn Trung Hoa Quốc Gia đă nhất thiết yêu cầu ghi được vào Lời Nói Đầu một lời của Khổng Tử: “All Men are brothers”, dịch câu “Tứ hải chi nội giai huynh đệ”, (Luận Ngữ, chương XII Nhan Uyên, câu số 2). Đến khi chính quyền Trung Cộng được vào Liên Hiệp Quốc thay thế Trung Hoa Dân Quốc vào cuối năm 1972, đại diện của Bắc Kinh đă kịch liệt công kích việc ghi tên Khổng Tử trong bản Tuyên Ngôn; họ muốn xóa bỏ đi! V́ cũng trong thời gian đó, chiến dịch Phê Lâm Phê Khổng sắp được Mao phát động!

    Với những thành tích chống Khổng Mạnh quá khứ như thế, bây giờ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc định sử dụng Khổng Tử vào mục đích củng cố chế độ chuyên chế độc đảng. Nhưng rồi họ sẽ thất bại. V́ khi được học hỏi, nghiên cứu và trao đổi với thế giới bên ngoài một cách tự do, người Trung Hoa sẽ thấy: Khổng Tử, Mạnh Tử không phải là những người ủng hộ một chính quyền chuyên chế, ngay trong thời đại của họ, dưới chế độ quân chủ và phong kiến. Chủ trương “tôn quân quyền” tuyệt đối chỉ bắt đầu xuất hiện từ đời Hán, ba, bốn thế kỷ sau thời Khổng, Mạnh. Dân Nhật Bản vẫn coi Khổng Tử là một vị thầy muôn đời nhưng tất cả mọi người Nhật vẫn tuân thủ một hiến pháp tự do dân chủ, không có điều ǵ mâu thuẫn cả.

    Người Trung Hoa ở lục địa cũng như người Việt Nam trong nước, vẫn có thể học được những quy tắc đạo lư mà Nho Giáo đă truyền bá suốt hai ngàn năm, mà không cần phải nhắm mắt tuân theo ư muốn của những kẻ nắm quyền, như ư đồ của Cộng Sản Trung Quốc. Người ta có thể học các quy tắc Trung Tín, Nhân Nghĩa, Chánh Trực Quang Minh, vân vân, mà không cần phải nhắc đến tên Khổng hay Mạnh! Chính những quy tắc đạo đức đó, khi được đem giảng dạy trong trường, hy vọng sẽ thay đổi cách sống của thế hệ thanh niên mới lớn. Sau một vài thế hệ, thanh niên ở Việt Nam và Trung Quốc sẽ được đào tạo trong môi trường đạo lư không khác ǵ những người dân Nhật Bản ngày nay. Nhưng muốn cho họ không những học mà c̣n thực hành các quy tắc nhân nghĩa, th́ tất cả guồng máy cai trị từ trên xuống dưới phải thi hành các quy tắc đó trước. Nếu không th́ cảnh “nhà dột từ nóc dột xuống” sẽ khiến cho xă hội vẫn ch́m đắm trong cảnh vô đạo! Nói theo lối nhà Nho, đó là “Thượng bất chính, hạ tắc loạn!”
    Ngô Nhân Dụng
    Nguồn: báo Người Việt, ngày 22/03/2011

  2. #2
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Rất là ngạc nhiên...

    Khi thấy ông Lă Thân đăng cái bài này và thành thật cảm ơn ông.

    Tôi nói rất ngạc nhiên là v́ ông và nhóm TL của ông có lập trường đả kích Nho giáo như :

    Quote Originally Posted by Lă Thân
    Đă 28 năm mà THDCĐN vẫn chưa là một tổ chức mạnh, điều này tôi xin được đồng ư và đây là sự thật trên một góc nh́n của một số người. Không phải là chúng tôi bao biện nhưng v́ THDCĐN đề ra một phương pháp đấu tranh hoàn toàn mới, đó là đấu tranh có tổ chức. Trong khi đó văn hóa Khổng giáo không sẵn sàng cho mọi sự kết hợp có tổ chức. ‘Văn hóa tổ chức’ vẫn là yếu điểm của người Việt do lịch sử để lại. Chính v́ vậy chúng ta vẫn chưa ư thức được tầm quan trọng của tổ chức nên chưa chủ động tham gia vào các tổ chức và khi tham gia rồi th́ chưa cố gắng để làm cho tổ chức tốt hơn.
    Hay

    Quote Originally Posted by Lă Thân/NGK
    Ở đầu thế kỷ 20 chúng ta có hai nhà cách mạng lớn họ Phan, Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu. Hai ông này thường được quí trọng như nhau mặc dù họ rất khác nhau. Cái khác biệt giữa hai ông là sự khác biệt giữa cái đúng và cái sai. Phan Bội Châu sai hoàn toàn. Ông viết cuốn Khổng Học Đăng (đèn Khổng học) muốn lấy tinh hoa của Khổng giáo làm tinh thần phục quốc mà không ư thức được rằng đó là một ư thức hệ phải vất bỏ. Ông ngưỡng mộ chế độ quân phiệt Nhật và muốn dựa vào Nhật mà không thấy được rằng đó sẽ là một đại họa cho đất nước. Ông muốn đấu tranh bằng bạo lực dù không có bạo lực.
    th́ nếu có thể được xin ông cho tôi biết lư do v́ sao ông đă đăng bài này với nội dung đề cao Nho giáo và Khổng Tử ? Nên khi đăng bài này là ông đă đi ngược lại với chủ trương của ông Kiểng và nhóm TL rồi. Bộ ông thay đổi lập trường rồi hả ? Nói tôi cho mừng với và đừng để tôi mừng hụt nghen.

    Xin cảm ơn ông trước.

    SH

  3. #3
    Member
    Join Date
    12-03-2011
    Posts
    44
    Quote Originally Posted by Son Ha View Post
    Khi thấy ông Lă Thân đăng cái bài này và thành thật cảm ơn ông.

    Tôi nói rất ngạc nhiên là v́ ông và nhóm TL của ông có lập trường đả kích Nho giáo như :



    Hay



    th́ nếu có thể được xin ông cho tôi biết lư do v́ sao ông đă đăng bài này với nội dung đề cao Nho giáo và Khổng Tử ? Nên khi đăng bài này là ông đă đi ngược lại với chủ trương của ông Kiểng và nhóm TL rồi. Bộ ông thay đổi lập trường rồi hả ? Nói tôi cho mừng với và đừng để tôi mừng hụt nghen.

    Xin cảm ơn ông trước.

    SH
    Thưa ông Sơn Hà,

    Vài lời để cho mọi người thấy rằng tôi không phải đăng bài bày để ''vuốt ve'' ông và những thành phần Nho giáo. Bài này đă được đăng tại tờ báo Thông Luận--Đây không phải là lần đầu tiên có một bài ca ngợi Nho học trên trang Thông Luận: Đó là sự biểu hiện của tinh thần ''dân chủ đa nguyên''!

    THDCĐN rất có nhiều thành phần tham gia và hoạt động: mọi người đều có chổ đứng nếu họ chấp nhận nền tảng dân chủ đa nguyên

    Theo cá nhân tôi, Nho đạo của VN cần có một sự cải cách và biến chuyển cho thích hợp với tư cách cần thiết của sự đổi mới....Thật ra chân thành mà nói, tôi cũng là một thành phần dân tọc của người Việt thôi: Sự quan tâm của tôi đặt trên kiến thức để học hỏi.

    Trong khi đó văn hóa Khổng giáo không sẵn sàng cho mọi sự kết hợp có tổ chức. Điều này, tôi khẳng định với tầm nh́n hiện tại!

    Tôi hy vọng rằng sẽ có sự xuất hiện của những thành phần NHo giáo cấp tiến và đặt lợi ích chung của quốc gia lên trên hết. Tuy nhiên sự chỉ trích của ông NGK chỉ là cho trường hợp chọn lựa của ông Phan Bội Châu. Cái đáng tiếc của ông PBC là đă để ngoài tay những lời khuyên và đóng góp ư kiến của ông Phan Chu Trinh. Ông NGK dám làm dám chịu! Nhưng xin hiểu rơ là THDCĐN không có lập trường chủ trương ''đánh'' vào Khổng Tử hay các vị tiền nhân.

    Lập trường của THDCĐN là:

    “THDCĐN tôn trọng nhân cách và quyền tự do suy nghĩ và phát biểu của các thành viên. Gia nhập Tập Hợp không giới hạn quyền phát biểu mà c̣n cho phép các thành viên có thêm tự tin để phát biểu mạnh dạn hơn ư kiến của ḿnh. Tập Hợp không chấp nhận kiểm duyệt ư kiến. Trong Tập Hợp không có những ư kiến cấm nêu ra và cũng không có những đề tài cấm bàn đến. Không một thành viên nào có thể bị khiển trách v́ những ư kiến của ḿnh và cũng không một thành viên nào có thể bị ngăn trở phát biểu ư kiến của ḿnh”.

    Tôi đă chọn bài này trước hết v́ giá trị chất lượng của nó.

    Chân thành,

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 05-02-2012, 01:01 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-12-2011, 04:37 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 28-04-2011, 08:57 PM
  4. Thay đổi, Hoàn toàn thay đổi
    By Tu_Nhan_Dan_ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 04-04-2011, 01:06 PM
  5. Bản Chất Cuộc Nổi Dậy Đă Thay Đổi
    By Sàigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 15-02-2011, 06:39 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •