Nhân vật chính trong câu chuyện là ông Lưu Vĩnh Châu, người con trai Tổng thống Trần Văn Hương...

Đám lá ngằn ngặt xanh không biết là thứ cây ǵ trước căn hộ nhà ông Lưu Vĩnh Châu trong khu chung cư đường Tân B́nh ngoại ô chừng như bỏ lại những âm thanh ầm ào sôi động cuả một chiều Sài G̣n luôn hừng hực năng động không khí thị trường. Cái tuổi tám mươi mốt h́nh như c̣n chút năm nữa Diêm Vương mới t́m tới ông?

Dẫu mái tóc bạc trắng nhưng vóc dáng manh mảnh lanh lẹ cùng cung cách cưng chiều thằng cháu nội kháu khỉnh đang quẩn quanh kế bên, cộng với chất giọng chắc khoẻ về những ngày cách đây sáu mươi năm ấy cứ như là mới hôm qua vậy?

Hồi ấy ông có tên là Dơi. Trần Văn Dơi. Con trai đầu ḷng của Đốc học Tây Ninh Trần Văn Hương. Trong những ngày đầu sôi nổi của cuộc Cách mạng tháng Tám, rất nhiều trí thức miền Đông miền Tây tham gia kháng chiến trong đó có Đốc học tỉnh Tây Ninh Trần Văn Hương. Vị đốc học này đă trở thành Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh!

Cách mạng về khi ông Dơi đang tuổi mười tám vừa học xong trung học Cần Thơ. Như một lẽ tự nhiên của lớp trẻ hồi ấy, ông xung vào thanh niên tiền phong rồi vào Vệ quốc đoàn tháng 10 năm 1945. Những trận đánh ác liệt của bộ đội Tây Ninh chọi lại những tiểu đoàn thiện chiến quân đội Pháp tại Trâu Vàng, Bến Sỏi, Bến Cầu... đơn vị ông đều tham gia tuốt luốt. Gian khổ ác liệt. Thiếu thốn trăm bề. Nhưng thứ thiếu nhất, bức xúc nhất vẫn là thiếu súng đạn! V́ vậy ông nhận lệnh nhập vào một đội quân ra Bắc nhận vũ khí vào thời điểm cuối năm 1946.

Lênh đênh nhiều ngày trên biển, tới đất Bắc lần đầu tiên trong đời biết thế nào là những cơn gió bấc cắt thịt da th́ bập ngay vào không khí hừng hực sục sôi của những ngày toàn quốc kháng chiến. Ông tham gia chiến đấu cùng tự vệ và Vệ quốc đoàn khu phố Bạch Mai phối thuộc với Trung đoàn Thủ Đô. Đơn vị ông may mắn thoát ra được.

Ông được lựa trong số những người ưu tú đi học trường lục quân Trần Quốc Tuấn khoá IV. Ngày khai giảng khoá học, anh thanh niên người Nam Bộ Trần Văn Dơi lấy tên mới là Lưu Vĩnh Châu và sau đó một năm trở thành đảng viên ĐCS Đông Dương.

Tốt nghiệp, Lưu Vĩnh Châu được điều về một đơn vị vận tải. Năm 1952 là đại đội trưởng C57, tiểu đoàn 206 thuộc Tổng cục Hậu cần QĐNDVN. Sau đó, đơn vị của Châu được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phần việc nặng nề nhất để chuẩn bị cho chiến dịch là đảm bảo giao thông thông suốt ở hai cửa ngơ quan trọng vào mặt trận như thứ yết hầu của cơ thể là bến phà Tạ Khoa qua sông Đà và ngă ba C̣ Ṇi. Tiểu đoàn 206 sau khi vinh dự nhận cờ thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch đă kiên cường bám trụ liên tục suốt ngày đêm tại hai trọng điểm này.
Địch tập trung rải các loại bom đạn ḥng chặt đứt đường tiếp tế chuyển quân chuyền lương thực đạn dược nhưng nguy hiểm nhất là bom nổ chậm, thứ vũ khí gây ách tắc cũng như thương vong nhiều nhất mà đơn vị của Châu khi đó lần đầu vấp phải. Thương vong chả phải ít. Công sức bỏ ra khó mà tính đếm để t́m được t́m ra phương pháp tháo gỡ nhiều loại bom nổ chậm cũng như t́m những cung chặng ṿng tránh đảm bảo giao thông thông suốt với mặt trận. Trong số cán bộ chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy, anh em người Nam Bộ rất hiếm hoi, h́nh như chỉ có 3 người là Nguyễn Trí Việt (312) và Châu Kỳ Nam (316) và đại đội trưởng công binh - vận tải Lưu Vĩnh Châu? May mắn là cả 3 anh em đều cùng khoá IV của trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Bây giờ cùng bước sang tuổi tám mươi và cùng sống tại Sàig̣n.

Năm 1954, niềm vui chiến thắng th́ có, nhưng niềm vui đoàn tụ với Châu chưa thành! Không có tổng tuyển cử cũng như ngày Bắc Nam đoàn tụ. Lưu Vĩnh Châu đi ḍ hỏi hàng tháng trời qua bà con ra tập kết tin tức người thân quê nhà nhưng vẫn bặt vô âm tín. H́nh ảnh người cha gày g̣ dong dỏng ngày nào nắm vội bàn tay cậu con trai như in hằn trong tâm trí ...
"Xứ Bắc lâu rồi ba chưa ghé lại... ở ngoải, ba có nhiều bạn bè hồi cùng học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội như Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Minh Giám, Phạm Huy Thông. Ra đó ráng làm mau nhiệm vụ rồi về"!

Thoáng chút đau đớn, bâng khuâng! Tưởng ngày đó ra Bắc lănh vũ khí mấy tháng th́ về. Ai dè hơn chục năm lận? Có nguôi ngoai chút nỗi đêm Nam ngày Bắc là đơn vị của Lưu Vĩnh Châu một lần về Đồ Sơn an dưỡng, Lưu Vĩnh Châu đă gặp được một người con gái quê mẹ ở Mỏ Cày, công tác ở bên y tế Hải Pḥng. Họ nên vợ nên chồng ... Vâng, bà xă nhà tôi vừa bồng thằng cháu hồi năy đó...

Năm 1961, Đại uư QĐNDVN Lưu Vĩnh Châu chuyển ngành đi học Đại học Bách khoa Hà Nội. Tốt nghiệp loại ưu, Châu được điều về công tác ở Ban công nghiệp Trung ương. Một ngày nọ, một người bạn thân cùng quê tập kết đang công tác ở Hà Nội bất ngờ cho anh hay cái tin là người cha của anh hiện c̣n sống! Chưa kịp mừng, Châu suưt té ngửa sững sờ bởi người bạn cho biết thêm, trong đó cha anh vừa mới được chọn làm một chức lớn, Phó Tổng thống chính quyền Sài G̣n! Người bạn ấy c̣n lén bố trí cho anh nghe đài BBC, cả đài Sài G̣n nữa!

Quân đội. Tổ chức nhà trường Đại học Bách khoa và tổ chức nơi anh công tác chỉ biết Lưu Vĩnh Châu là con trai Trần Văn Hương chủ tịch UBKC tỉnh Tây Ninh, không biết ǵ khác. Đă hơn hai chục năm, cha con và gia đ́nh anh bặt vô âm tín! Mang tâm trạng hoang hoang rối bời ấy, theo gợi ư của người bạn, anh lên gặp ông Ung Văn Khiêm là chỗ quen của hai anh em, hiện đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ông Bộ trưởng niềm nở tiếp hai anh em rồi thở phào khi được biết chỉ mỗi người bạn của Lưu Vĩnh Châu biết được chuyện Châu là con trai ruột của phó tổng thống Trần Văn Hương bấy giờ! Rồi ông dặn thêm tuyệt đối không nói cho ai biết ḿnh là con trai ông Trần Văn Hương hiện là Phó tổng thống chính quyền Sài G̣n. Ông sẽ có trách nhiệm làm việc với tổ chức!

Có yên tâm hơn nhưng Lưu Vĩnh Châu vẫn canh cánh chuyện này. Châu
biết tính ba khẳng khái tới mức cực đoan... Rồi một hôm, Lưu Vĩnh Châu lại được ông Ung Văn Khiêm kêu tới... Việc của anh là viết một bức thư cho “ông già” như ông Khiêm gợi ư, không nói chi cả, chỉ báo tin cho ổng hay là Châu có công ăn việc làm tử tế ngoài Bắc, hiện là kỹ sư cơ khí, có một mái ấm gia đ́nh với vợ và hai con v.v...

Lá thư được gửi đi... Một thời gian sau, ông Khiêm lại gọi anh tới, gợi ư rằng có thể Châu sẽ phải vô Nam làm một nhiệm vụ đặc biệt. C̣n nhiệm vụ chi, thời gian nào, tổ chức sẽ tính tiếp và giao cụ thể. Châu phải giữ bí mật việc này, không được nói với ai kể cả tổ chức cơ quan hay vợ con...

Lá thư không có hồi âm cũng như nhiệm vụ đặc biệt đă không đến với kỹ sư Lưu Vĩnh Châu. Năm năm qua đi... rồi tới ngày toàn thắng 30 tháng Tư... Kỹ sư Lưu Vĩnh Châu cứ yên ổn làm việc, trước là tại Ban công nghiệp Trung ương sau là một thời gian dài biệt phái xuống nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo chuyên lo chế tạo động cơ nổ 12 mă lực cùng việc cải tiến bơm cao áp con heo dầu là đề tài khoa học mà Lưu Vĩnh Châu say mê và đă bỏ ra rất nhiều thời gian lẫn công sức!

Ba năm sau mùa xuân 1975, tại căn nhà số 216A, đường Điện Biên Phủ thành phố Hồ Chí Minh, đêm đă khuya lắm tại pḥng khách, câu chuyện giữa hai người một già một trẻ của hai cha con đă diễn ra tới sáng! Măi khi đó kỹ sư Lưu Vĩnh Châu mới tường được một số việc mà trước đây ông đă nhiều lúc hoài nghi, dằn vặt, đau đáu...

"Thời gian làm chủ tịch UBHC kháng chiến Tây Ninh thấy bộ đội du kích đằng ḿnh bắt nhầm mấy ông trí thức rồi qui là Việt gian, có người c̣n bị họ đem bắn, ba ớn quá! Ba mặc cảm, hoang mang... Sau năm 1946, ba bỏ về quê và tuyên bố hẳn hoi Trần Văn Hương nầy không làm bất cứ việc ǵ liên quan đến chuyện theo Tây phản lại dân tộc! Ba về Sài G̣n mở một kho thuốc. Nhưng đâu có yên. Chánh tham biện gặp ba, Bảo Đại gặp ba. Rồi sau này có cả người của Diệm nữa... Tất thảy đều mời ba ra làm việc nhưng ba đă thề rồi. Chính quyền Diệm bắt ba giam 3 tháng".

Con hỏi sao ba lại nhận chức phó tổng thống? Chuyện th́ dài nhưng ba có cái ư của ba... Mỹ đưa quân vô dữ lắm. Mỹ th́ có khác chi Tây? Học tṛ của ba nhiều người làm cấp này chức khác tới khóc nói là đám quân sự Thiệu Kỳ nắm hết quyền hành, hoành hành tham nhũng dữ quá, khổ dân... Thày là người có tài có đức, dù sao lúc này tiếng nói của thày có trọng lượng, thày nên đứng ra lănh một việc chi đặng giúp ǵ đó cho dân tộc!

Ba đă lầm cũng như sau này lại lầm. Ḿnh hổng có đảng riêng có quân đội có tài chính riêng, ngoại bang kiểm soát hết th́ mần được cái chi ?! À, c̣n cái thơ của con, ba có nhận được, nghe nói hồi đó do chính ông Phạm Ngọc Thạch đem vô Nam, nhưng lúc đó ba cứ bán tín bán nghi bởi nghe nói hồi ra Bắc con chết lâu rồi mà? Thằng Ba em con nói, thôi cứ đốt tiêu đi nhỡ có bề ǵ lại liên luỵ!


Căn biệt thự sang trọng của ông cựu Tổng thống Trần Văn Hương sau giải phóng, cách mạng không đụng tới. Hàng ngày từ nhà riêng ông dùng xe đạp tự tới dinh Độc lập là địa điểm học tập cải tạo do ông Cao Đăng Chiếm giảng bài. Cuối khoá các quan chức tướng tá nguỵ quyền Sài G̣n tham gia học tập đều phải viết thu hoạch. Ông Chiếm nói ông Trần Văn Hương có tuổi, mắt lại kém nên miễn cho việc viết nhưng ông Hương cứ t́nh nguyện viết thu hoạch nghiêm cẩn.



Sau cuộc hội ngộ lần đó, vợ chồng kỹ sư Lưu Vĩnh Châu chuyển vô thành phố công tác. Thi thoảng vợ chồng ông có ghé qua thăm ông già (mẹ ông mất trước giải phóng nhằm ngày 30 tháng 12 năm 1974 . Ông Hương ở với người con gái. Người con trai út, em ruột ông Châu đă ra nước ngoài). Chú Tư Ch́, giáo sư dạy đại học Mỹ Tho, bạn với ông Trần Văn Hương, hồi đó công tác ở Mặt trận Tổ quốc thành phố giục ông Châu nên về ở với ông già. Thứ nhứt, vợ ông là bác sĩ, ông già tuổi cao lại lắm bệnh, nhỡ có bề ǵ. Thứ hai, ông Tư cười bộ tụi bây cứ e dè làm vậy người ta ngỡ cách mạng ḿnh hổng có t́nh cảm gia đ́nh chi ráo trọi...

Được lời như cởi tấm ḷng. Vợ chồng ông nghe chú Tư, bỏ ngoài tai những sự đồn thổi ác ư, lẳng lặng dọn về ngôi nhà ở đường Điện Biên Phủ để làm phận sự con trai với cha già, dâu con với cha chồng! Hàng ngày vợ ông vừa lo công chuyện cơ quan vừa lui cui tất bật cơm nước chợ búa để chắp nối cho vừa cho đủ những năm tháng bao cấp khốn khó. Trong mớ tem phiếu mà bà chầu chực trước các cửa hàng mậu dịch có tiêu chuẩn phiếu E của người cha chồng mà nhà nước ḿnh cấp cho nguyên tổng thống chính quyền Sài G̣n Trần Văn Hương!

Có lẽ sự so xúi túng bấn là có thực, c̣n chuyện của ch́m của nổi của người đứng đầu chính quyền cũ - cho dù chỉ ít ngày - chỉ là sự đồn thổi chăng mà người em trai của ông Châu khi đó đang ở nước ngoài đă viết thơ về hối thúc cha lẫn anh ḿnh rằng cứ đưa ông già qua biên giới tức khắc sẽ có người đón. Ông già Trần Văn Hương đọc thơ cười lớn nói:

"Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, đại sứ Ma-tin c̣n gọi điện hối thúc là luôn giành sẵn cho qua một chiếc trực thăng. Nếu qua muốn đi th́ đi ngay từ hồi đó rồi"!

Có lẽ đám tang ông Trần Văn Hương thuộc loại hiếm ở thành phố vào cái thời điểm Mồng Ba Tết năm 1982? Muốn chết đơn giản, ông xin được thiêu xác. Quây kín ở đài hoá thân hoàn vũ bữa đó như cách nói vui của người Sài G̣n là đông đủ cả người của hai phe đối nghịch trong chiến tranh, người của cách mạng và người của chế độ cũ. Lại có sự hiện diện của mấy vị tướng miền Nam vừa măn hạn học tập cải tạo. Phụ trách lễ tang là GS Nguyễn Văn Ch́ tức chú Tư Ch́, đảng viên CS kỳ cựu, hiện là Chủ tịch UBMTTQ thành phố Hồ Chí Minh, cũng là bạn cũ của người quá cố...

Xuân Ba-Việt Báo (Báo Tiền Phong) trong nước