Nhằm đối phó các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, Bộ binh Mỹ sẽ lập các đơn vị đặc nhiệm chú trọng chiến tranh mạng cùng các mảng chiến tranh phi quy ước khác trong hai năm tới.
Army cyber/EW troops with laptop and guns at the National Training Center on Fort Irwin, Cali.
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy tuyên bố hôm 10.1, hai đơn vị hoạt động đa lĩnh vực (MDO) sẽ được lập trong các năm tài khóa 2021 và 2022, và sẽ chú trọng I2CEWS. Đây là các chữ tắt của các mảng t́nh báo, thông tin, chiến tranh mạng, chiến tranh không gian, chiến tranh điện tử.
Phát biểu tại Viện Brookings ở Washington, ông McCarthy nói sự hiện diện tăng cường của Lục quân Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương “với vũ khí hiện đại, song hành với các đối tác, thay đổi tính toán và tạo ra sự lựa chọn cho đối thủ tiềm năng”, khi ông gọi Trung Quốc là “một mối đe dọa chiến lược đang nổi lên” đối với Mỹ.
Từng tham chiến ở Afghanistan, vị Bộ trưởng nói nếu xảy ra chiến tranh với “một đối thủ lớn”, Mỹ sẽ không thể dễ dàng tấn công các vị trí chiến lược, không thể tung quân Mỹ vào chiến địa. Nên việc lập các đơn vị MDO sẽ tạo ra “một lợi thế bất đối xứng” cho Mỹ. Ông không cho biết các đơn vị đặc nhiệm mới này sẽ đặt căn cứ ở đâu, nhưng khi trả lời phỏng vấn của Bloomberg, ông nói có thể sẽ đặt các căn cứ MDO ở các đảo phía đông Đài Loan và Philippines.
Ông McCacthy cũng cho biết các đồng minh khu vực gồm Nhật Bản, Thái Lan và Singapore cũng đă phát triển khái niệm lập các đơn vị MDO như Mỹ.
Nỗ lực của Lục quân Mỹ cũng vào lúc Washington tiếp tục thể hiện sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, thông qua các chiến dịch tự do đi lại trên biển và trên không. Hoạt động tuần tra này thường xuyên khiến Bắc Kinh khó chịu và ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông.
Ông McCarthy nói các chiến dịch này quan trọng, nhưng không hiệu quả cho bằng khả năng “giày bốt” lính Mỹ đạp xuống đất. Ông lưu ư: “Người ta sống trên nước, trên trời hay trong vũ trụ”.
Chiến lược tăng cường hiện diện Lục quân Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương sẽ là mở rộng số quân luân phiên đến các nước gồm Thái Lan, Philippines và Papua New Guinea. Từ đầu năm 2020, các đơn vị luân phiên này sẽ tập trung huấn luyện cho quân đội các nước này, gồm chỉ dẫn cách sử dụng các khí tài quân sự Mỹ mới sản xuất.
Bộ trưởng McCarthy nói quân đội Thái Lan sẽ được huấn luyện sử dụng xe bọc thép Stryker mới tinh, trong khi quân đội Philippines đă đề nghị giúp huấn luyện 72 tiểu đoàn bộ binh đang được nâng cấp số vũ khí.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 11.1, kế hoạch MDO của Lầu Năm Góc chắc chắn chọc tức Bắc Kinh vốn đă cáu sự hiện diện quân sự Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, nhất là chuyện Mỹ giúp đỡ quân sự đối với Đài Loan.
Chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump đă lập chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương Mở cửa và Tự do. Bộ Quốc pḥng Mỹ xem khu vực này là “sân khấu ưu tiên”, khi đây là khu vực có nhiều quốc gia đông dân nhất, các nền kinh tế lớn nhất và có các lực lượng quân sự lớn nhất của thế giới. Trung Quốc đă xem chiến lược này là một cách bao vây Trung Quốc, với sự giúp đỡ của các nước bạn của Mỹ ở châu Á.
Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương cũng là khu vực tổ chức nhiều cuộc tập trận có Mỹ tham gia, ví dụ “Tấm khiên phương Đông” là một cuộc diễn tập bộ binh hàng năm do Mỹ-Nhật tổ chức, qua đó quân đội Mỹ đă thử nghiệm khái niệm MDO hồi năm 2019.
Kế hoạch của Lầu Năm Góc là xoay trục khỏi Nga và châu Âu về Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, vào lúc Mỹ nghi ngờ các ư đồ-địa chính trị của Trung Quốc, chỉ trích các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại khu vực này. Và những lo ngại đó đă khiến chính phủ Mỹ có những sáng kiến tăng cường tầm ảnh hưởng của Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.
Ví dụ năm 2018, Mỹ tuyên bố mở rộng nhánh phát triển tài chính, tái cơ cấu Cơ quan Đầu tư Tư nhân Hải ngoại Mỹ (OPIC) thành Cơ quan Tài chính Phát triển Thế giới Mỹ (USIDFC) và tăng số vốn từ 30 lên 60 tỉ USD cho Cơ quan này, nhằm thúc đẩy các đối tác khu vực tránh xa dự án Vành đai và con đường của Trung Quốc.
Bộ trưởng McCarthy nói sự hiện diện của Bộ binh Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương sẽ củng cố “giải pháp thay thế của Mỹ” đối với BRI, một chiến lược đầu tư xuyên biên giới do Chủ tịch Tập Cận B́nh khởi xướng, mà các quan chức Mỹ nhận định nó sẽ cho phép Bắc Kinh duy tŕ một quan hệ kinh tế mang tính bắt nạt các nước láng giềng với Trung Quốc.
MTG (theo SCMP)
Bookmarks