Results 1 to 3 of 3

Thread: Hé lộ mật lệnh “ban” thuốc độc giết danh tướng của Hitler

  1. #1
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Hé lộ mật lệnh “ban” thuốc độc giết danh tướng của Hitler

    08-03-2011 08:03



    Được mệnh danh là "Cáo sa mạc", một chỉ huy quân sự thuộc loại xuất sắc nhất trong hàng ngũ các tướng lĩnh quân đội Đức quốc xă ở Thế chiến thứ hai, thế nhưng Erwin Rommel lại bị bức tử bởi chén thuốc độc của Hitler. Lư do thực sự cho cái chết của ông là một bí ẩn măi tới tận khi Ṭa án quân sự Nurnberg được mở sau Thế chiến thứ hai kết thúc.

    Từ chuyện làm “ngứa mắt” Hitler


    Khác hẳn với h́nh tượng chung về phát xít Đức khát máu và tàn bạo, Erwin Rommel là một danh tướng đúng nghĩa. Ông không những nổi tiếng về tài năng hơn người mà c̣n là một chỉ huy hào hiệp và nhân đức. Những trận đánh ông đă tham gia, những thành công mà ông đă đạt được mặc dù hoàn toàn đem lại lợi ích cho quân đội Đức quốc xă nhưng chưa lần nào vị tướng này bị cáo buộc về tội ác chiến tranh. Không những thế, Erwin Rommel c̣n nhiều lần cứng rắn từ chối những mệnh lệnh chỉ đạo của Hitler yêu cầu ông phải hành quyết lính và người Do Thái bị bắt giữ ở những mặt trận mà ông chỉ huy.

    Là một sĩ quan nổi tiếng ở Thế chiến thứ nhất, Rommel được tặng thưởng Huân chương Pour le Merite v́ những chiến công của ông ở mặt trận Ư. Ở Thế chiến thứ hai, Rommel nổi bật lên với vai tṛ chỉ huy của Sư đoàn Ma trong cuộc tấn công nước Pháp năm 1940 của Đức. Tiếp đó, Rommel nắm giữ vai tṛ chỉ huy liên quân Ư - Đức, một vai tṛ mà ông đă thực hiện thành công đến nỗi nó mang lại cho ông biệt danh "Cáo Sa mạc" và được công nhận rộng răi là chỉ huy quân sự giỏi nhất ở địa h́nh sa mạc. Sau đó, Rommel c̣n chỉ huy lực lượng pḥng thủ của Đức trong trận Normandie.

    Trong thời gian chỉ huy quân đội Đức tại châu Phi (1941-1943), với số quân luôn ít hơn và một lượng xe tăng khá tồi tàn lúc bấy giờ của Đức, Rommel đă đập tan và đẩy lùi nhiều sư đoàn của khối liên minh Anh, Mỹ, Úc và Pháp. Với tài năng cầm quân bậc thầy cùng quân số ít ỏi nhưng Rommel vẫn giáng một đ̣n nặng nề vào Quân đoàn số 2 của Mỹ tại Tunisia trước khi ông và số quân Đức c̣n lại buộc phải rút khỏi Bắc Phi trong bất lực khi không c̣n nguồn tiếp tế để tiếp tục chiến đấu.

    Đến tai bay vạ gió

    Vào những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, trong quân đội Đức quốc xă đă bắt đầu nhen nhóm âm mưu đảo chính Quốc trưởng Adolf Hitler do những tội ác kinh hoàng mà ông ta gây ra. Đứng đầu cuộc đảo chính này là Stauffenberg- Tham mưu trưởng Lực lượng dự bị và Gnther von Kluge- Tổng tư lệnh Mặt trận miền Tây, tức cấp trên trực tiếp của Rommel. Tuy nhiên, cuộc đảo chính này đă bất thành và một cuộc đàn áp thẳng tay đă được thực hiện trong khắp hệ thống quân đội Đức.

    Erwin Rommel đă từng được Hitler tín nhiệm và tin tưởng giao phó chịu trách nhiệm đơn vị lính Đức bảo vệ ông ta trong các chuyến viếng thăm Tiệp Khắc sau khi đă xâm chiếm nước đó. Trước khi cuộc xâm lược Ba Lan xảy ra, Erwin Rommel được thăng hàm thiếu tướng khi mới bước qua tuổi 40 và chỉ huy trưởng của Tiểu đoàn Bảo vệ Hitler, chịu trách nhiệm về sự an toàn cho các sở chỉ huy di động của Quốc trưởng trong suốt chiến dịch này.

    Nhưng từ tháng 7/1944, khi các cuộc điều tra đang ráo riết tiến hành, nhiều mối liên kết đă chỉ ra sự dính líu chặt chẽ của Rommel đối với âm mưu đảo chính và cả những phụ tá thân tín nhất của ông cũng có liên quan. Tại thời điểm khi cái tên Erwin Rommel nằm trong danh sách đen những tướng lĩnh phản bội của Hitler, Rommel vẫn đang nằm điều trị bởi những vết thương nặng do rạn vỡ xương sọ sau một trận không kích bất ngờ của Không lực Hoàng gia Canada.

    Sau khi bị thương, từ bệnh viện dă chiến, Rommel được đưa về nhà riêng ở Herrlingen gần Ulm. Tuy nhiên, trong thời gian nằm điều trị tại gia, Romme bắt đầu nhận được dấu hiệu cảnh báo cho số phận của ḿnh khi biết người cựu Tham mưu trưởng của ông - tướng Hans Speidel, bị bắt chỉ sau một ngày đến thăm ông ở Ulm, đương nhiên là Hans Speidel cũng nằm trong danh sách đen trong việc đảo chính. Cuộc đời đầy vẻ vang và hiển hách của "Cáo sa mạc” đă thực sự chấm dứt khi người chủ mưu vụ ám sát Hitler trong quân đội Đức trong lúc hấp hối đă khai ra tên: "Thống chế Erwin Rommel".

    Sự thật là việc Erwin Rommel có tham gia vào âm mưu đảo chính hay không th́ tại thời điểm đó vẫn chưa được xác định rơ ràng. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vợ của Rommel đă quả quyết rằng, ông đă chống lại âm mưu đảo chính được thực hiện bởi cấp trên. Nhưng ông vẫn hy vọng một ngày nào đó Hitler sẽ được đem ra xét xử trước công chúng bởi tội ác của hắn.

    Nghiệt ngă cái chết "ân sủng"

    Vào buổi trưa ngày 14/10/1944, hai vị tướng từ tổng hành dinh của Hitler đi đến nhà của Rommel. Hai người này có tên là Wilhelm Burgdorf và Ernst Maisel- đều là phụ tá của Hitler. Họ đă báo trước cho Rommel hay rằng Hitler phái họ đến để thảo luận "công tác sắp tới" với ông. Sau khi Burgdorf và Maisel đến, mọi người thấy không phải để thảo luận công tác sắp tới của Rommel. Hai người yêu cầu được nói chuyện riêng với Thống chế, và ba người đi vào pḥng đọc sách.

    Manfred Rommel, con trai của Rommel, sau này kể lại: "Vài phút sau, tôi nghe tiếng cha tôi đi lên lầu và bước vào pḥng mẹ tôi. Lúc đó ông rất b́nh tĩnh và chậm răi nói: "Cha muốn nói chuyện với mẹ và con rằng trong ṿng một phần tư giờ nữa cha sẽ chết... Hitler đang kết tội cha là phản quốc. Xét qua công trạng của cha ở châu Phi, cha sẽ có cơ hội chết bằng thuốc độc. Hai người tướng đă mang thuốc độc đến. Cái chết sẽ đến sau ba giây. Nếu cha chấp nhận, gia đ́nh ta sẽ không phải chịu những biện pháp thường thấy... Cha sẽ được làm lễ an táng cấp nhà nước. Lễ tang đă được chuẩn bị đến chi tiết cuối cùng. Trong ṿng một phần tư giờ, con sẽ được bệnh viện ở Ulm báo cho biết cha đă bị tai biến mạch máu năo trên đường đi dự họp. Và sự việc đă xảy ra đúng như những ǵ cha tôi đă nói"- ông Manfred Rommel kể lại.

    Cũng chỉ mười lăm phút sau khi vĩnh biệt chồng, bà vợ của Rommel nhận được một cuộc gọi từ bệnh viện. Bác sĩ cho biết hai người phụ tá của Hitler đă mang thi hài của Rommel đến, và đúng như những ǵ ông đă dặn ḍ: "Người ta nói rằng Erwin Rommel qua đời v́ nghẽn mạch máu năo, hiển nhiên là do việc vỡ xương sọ lúc trước. Thật ra, Burgdorf đă cấm khám nghiệm tử thi"- vợ của Erwin Rommel cho biết. Và gia đ́nh tôi sau đó cũng nhận được một bức thư "chia buồn sâu sắc" từ Quốc trưởng Adolf Hitler.

    Những thời khắc cuối của Thống chế Rommel
    Chân dung Thống chế
    Erwin Rommel

    Mặc chiếc áo jacket cũ bằng da của Binh đoàn châu Phi và cầm cây gậy thống chế, Rommel bước vào chiếc xe cùng với hai người phụ tá của Hitler. "Xe chạy được khoảng 3 km theo con đường ven một khu rừng, tôi và tài xế bước ra, để Rommel và Burgdorf ngồi lại phía sau. Một phút sau, hai người quay lại chiếc xe. Rommel đă chết"- Ernst Maisel, một trong hai viên phụ tá của Hitler đă khai về những giây phút cuối trước khi bị bức tử bằng thuốc độc của Danh tướng Rommel trước Ṭa án quân sự Nurnberg sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Thủy B́nh

    Nguồn DSPL

    http://www3.vietinfo.eu/tu-lieu/he-l...ua-hitler.html







    Last edited by Phó thường dân; 08-03-2011 at 05:48 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    200
    Tác giả viết thêm tài liệu "Cuộc mưu sát Hitler bát thành" và "10 ngày sau cùng của Hitler" , nữa th́ quư hoá quá .

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    60 năm chiến thắng phát xít Đức:



    Sau 60 năm, một nữ y tá sống cùng Adolf Hitler trong boong-ke vào những ngày cuối cùng ở Berlin vẫn sống. Nhân chứng tiết lộ sự thật trong quá khứ cho tờ Guardian (Anh) ngày 1/5/2005.

    Suốt 60 năm qua, gia đ́nh Erna Flegel cũng chỉ biết rằng bà sống ở Berlin vào những tuần cuối cùng của Thế chiến II, nhưng không rơ bà làm ǵ và ở địa điểm cụ thể nào.

    Tháng 11/1945, Cục T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) đă thẩm vấn Flegel và biên bản cuộc phỏng vấn được giải mật cách đây 4 năm, nhưng không được phổ biến.

    Cách đây 2 tháng, tờ BZ có trụ sở tại Berlin mới lần ra được địa chỉ của những người thân trong gia đ́nh Flegel thông qua Hội Chữ thập đỏ và các tài liệu chiến tranh. Thật bất ngờ khi gia đ́nh cho biết bà Flegel vẫn c̣n sống trong nhà dưỡng lăo ở miền Bắc nước Đức và đă 93 tuổi.

    Một nhân chứng khác sống cùng Hitler trong boong-ke là Rochus Misch - Người trực điện thoại, đă 88 tuổi, sống ở Berlin. Người c̣n lại là Erna Flegel đă lần đầu tiên tiết lộ bí mật.

    Erna Flegel kể lại bà là nữ y tá ở mặt trận phía Đông trước khi được chuyển về Berlin làm cho Hội Chữ thập đỏ từ tháng 1/1943. Vào những ngày cuối cùng của phát xít Đức, bà là một trong những người sống cùng Hitler để chăm sóc sức khỏe cho những người trong boong-ke ở Berlin.

    Bà Flegel cho biết Hitler vẫn tỏ ra vui vẻ, thường xuyên nói chuyện với các nhân viên khi các pḥng tuyến của quân phát xít liên tục tan ră. Tuy nhiên, khi một phần của Berlin bị thất thủ và Hồng quân Liên Xô tiến gần tới trung tâm thành phố, Hitler thể hiện rơ sự suy sụp.

    Bà kể: “Hitler không muốn được quan tâm về sức khỏe. Tóc ông ta bạc thêm nhiều và trông già hơn 15 - 20 tuổi. Ngay cả việc đi lại của ông ta cũng khó khăn do sức khỏe suy sụp”. Tới ngày 29/4, những vị trí cuối cùng của quân phát xít ở trung tâm thành phố bị tấn công, mọi liên lạc từ boong-ke với thế giới bên ngoài bị cắt đứt.

    “Lúc 10 giờ 30 tối 29/4, Hitler ra khỏi pḥng riêng đến bắt tay các nhân viên, nói vài lời thân thiện. Đêm hôm sau, chỉ một số người nghe thấy tiếng súng ở pḥng Hitler. Các nhân viên trong boong-ke phải quyết định ở lại hay không. Tôi biết Hitler đă chết bởi đột nhiên có thêm nhiều bác sĩ xuất hiện trong boong-ke. Tôi không được nh́n thấy xác Hitler, nhưng tôi được đưa đến khu vườn nơi người ta hỏa thiêu thi thể ông ta” - Bà Flegel kể.

    Sáng hôm sau, những người c̣n sống trong boong-ke được báo cho biết họ được giải thoát khỏi “sứ mệnh trung thành” và một số người trong đó có cả thư kư riêng của Hitler là Matin Borman đă không lựa chọn cái chết.

    Bà Flegel ở lại trong boong-ke và chứng kiến cái chết của gia đ́nh Frau Goebbels – người đứng đầu bộ máy tuyên truyền phát xít Đức; vợ chồng bác sĩ nha khoa Helmut Kunz - Người đă tiêm thuốc độc cho chính những đứa con của ông ta từ 4 - 12 tuổi và sau đó cùng tự sát với vợ...

    Không khí trong boong-ke căng thẳng mặc dù những người c̣n sống không ai nói đến chuyện sống hoặc chết. Binh lính thuộc lực lượng SS bắt đầu rời khỏi boong-ke.

    Sáng 2/5/1945, Hồng quân Liên Xô xuất hiện ở lối vào boong-ke khi bên trong chỉ c̣n lại 6 hoặc 7 người. Bà Flegel cho biết, Hồng quân đối xử rất nhân đạo, cho phép bà tiếp tục làm việc như một nữ y tá để chăm sóc các binh lính bị thương cho đến khi CIA muốn thẩm vấn bà. Sau này bà tiếp tục làm y tá, đi tới nhiều vùng đất xa xôi trên thế giới và không kết hôn.

    Bà Flegel tâm sự trong những ngày ở boong-ke bà không ưa ǵ vợ chồng Frau Goebbels. Tuy nhiên, bà chính là người đă cố thuyết phục vợ chồng Frau Goebbels không giết 6 đứa con của họ trước khi tự sát.

    Bà Flegel tỏ ra khó chịu với việc vào những ngày cuối cùng Hitler đă quyết định cưới người t́nh Eva Braun làm vợ. Theo bà, những người khác cũng cảm thấy như vậy dù sau đó Eva đă chứng tỏ ḷng trung thành bằng cách tự sát theo Hitler...

    Dù đă 93 tuổi, nhưng nữ y tá của Hitler vẫn c̣n sáng suốt. Bà có rất ít khách đến thăm. Kỷ vật duy nhất thời kỳ phát xít bà c̣n giữ là chiếc khăn trải bàn.

    Hạnh Diễm (Theo Guardian)
    Việt Báo (Theo_Tien_Phong)


    http://vietbao.vn/The-gioi/Nhung-nga.../70010036/159/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •