Cuộc Triệt Thoái Lớn Nhất của Quân Lực VNCH
Anh Phương Trần Văn Ngà
Từ ngàn xưa cho đến thời đại ngày nay, trong tất cả binh thư đông tây, những nhà quân sự mưu lược cùng có một nhận định chung, những cuộc tấn công đánh địch, chiến thắng dễ dàng hơn là cuộc triệt thoái, rút lui bảo toàn được lực lượng.
Trong các cuộc tiến đánh chiếm lĩnh mục tiêu, bất cứ cấp chỉ huy nào từ đơn vị nhỏ đến đại đơn vị đều phải điều nghiên địa h́nh, nắm biết rơ sự tương quan lực lượng giữa ta và địch nên khi đánh địch, giành phần thắng chắc chắn và dễ dàng hơn. V́ vậy, trong Tôn Tử Binh Pháp đă có khái niệm chíến lược, chiến thuật như là khuôn vàng thước ngọc mà các nhà quân sự nào cũng phải quan tâm, chiêm nghiệm, đại ư: Biết người biết ta, trăm trận đánh trăm trận thắng. Biết người không biết ta (hay ngược lại) với kết quả một thắng một bại. C̣n không biết người và cũng không biết ta, như kẻ mù khi điều quân, không hiểu rơ khả năng của ḿnh và khả năng của đối phương, chắc chắn trăm trận đánh trăm trận thua.
BỐN CUỘC TRIỆT THOÁI LỊCH SỬ KHI MIỀN NAM ĐANG HẤP HỐI.
Từ đầu tháng 3 năm 1975, khi chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa không được Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận viện trợ 300 triệu Mỹ kim và cũng từ ngày giờ đó, miền Nam Việt Nam đang đi vào cảnh hấp hối, không c̣n cơ may xoay đổi được t́nh thế, cuộc chiến đang hồi ngặt nghèo, bi thảm về phía VNCH.
Với Hiệp Định Balê quái ác kư ngày 21 tháng 1 năm 1973 cộng với cái gọi là Việt Nam Hóa Chiến Tranh để Hoa Kỳ rút quân hay nói cách khác “Bỏ Của Chạy Lấy Người” mà người Mỹ khoác cho danh từ hảo: rút quân trong danh dự. Như vậy, Hoa Kỳ bỏ mặc chính phủ, dân chúng và QLVNCH từng là đồng minh thân thiết với họ làm tiền đồn chống cộng cho thế giới tự do… đang bị khan kiệt tiếp liệu về quân dụng, kinh tế… để đương đầu với CSBV được tập đ̣an cộng sản quốc tế trang bị, tiếp tế đầy đủ và tiến quân công khai vào xâm chiếm miền Nam.
Cuộc tấn công của CSBV đánh chiếm Ban Mê Thuột vào ngày 10 tháng 3 năm 1975, mở màn cho sự sụp đổ hoàn toàn cả Quân Khu II do Thiếu Tướng Phạm Văn Phú làm Tư Lệnh.
Trong ṿng 45 ngày từ ngày 16 tháng 3 đến ngày 29 tháng 4 năm 1975 với 4 cuộc triệt thoái, rút quân lịch sử đầy bi thương đă đưa đẩy miền Nam Việt Nam vào con đường bại vong về tay cộng sản Bắc Việt (CSBV), đánh dấu bằng ngày 30.4.1975.
1 - Cuộc Triệt Thoái Thứ Nhất: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú
Sau cuộc họp lịch sử ngày 14.3.75 tại Cam Ranh với đầy đủ các vị đầu năo ở trung ương: Tổng Thống, Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng, Phụ Tá Quân Sự… Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tự quyết định, chỉ thị Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đang là Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, rút bỏ Cao Nguyên gọi là tái phối trí lực lượng ở vùng duyên hải để tương lai tái chiếm lại Ban Mê Thuột, Kontum và Pleiku… Kế hoạch cuộc triệt thoái Kontum, Pleiku được soạn thảo một cách vội vàng.
Hai ngày sau cuộc họp tại Cam Ranh, ngày 16.3.1975, cuộc rút quân bắt đầu và chọn đường liên tỉnh lộ số 7 nhỏ hẹp, nối Pleiku và Phú Yên, thay v́ dùng quốc lộ 19 nối liền Pleiku với Qui Nhơn v́ đă bị CSBV chiếm đóng nhiều nơi nên không thể sử dụng ngay được. Cuộc triệt thoái này đă bị thất bại ngay từ đầu v́ lệnh của cấp trên và ngay cấp thừa hành cũng vấp phải sự yếu kém, không ước tính được t́nh h́nh diễn tiến cuộc rút quân quy mô nhất từ trước đến lúc bấy giờ của nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Ḥa miền Nam Việt Nam. Kế hoạch triệt thoái của Tướng Phạm Văn Phú đă tan vỡ từ khi bị quân CSBV chận đánh ở đèo Tuna, phía đông Phú Bổn. Cả Quân Khu II bị thất thủ kéo theo Quân Khu I và sau đó cả miền Nam Việt Nam. (Trách Nhiệm Làm Mất Miền Nam VN - Lữ Giang - Những Biến Cố Cần Được Ghi Laị do Hội HO Sacramento xuất bản năm 1996). Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh chiến trường Quân Khu II và là cấp chỉ huy trực tiếp trách nhiệm cuộc triệt thoái bi thảm nhất trong 4 cuộc triệt thoái lịch sử trong chính thể Việt Nam Cộng Ḥa.
Sinh vi tướng, tử vi thần, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đă can đảm chọn cái chết hào hùng, tuẫn tiết tại Sài G̣n khi đoàn quân xâm lược của CSBV tiến chiếm Thủ Đô VNCH ngày 30.4.1975 2-
Cuộc Triệt Thoái Thứ Hai: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Ngày 13.3.1975, trong một cuộc họp tại Sài G̣n, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I biết sẽ rút hết SĐ Dù và SĐ Thủy Quân Lục Chiến về làm lực lượng tổng trừ bị và ra lệnh cho Tướng Trưởng rút quân về pḥng thủ vùng duyên hải từ Huế tới Chu Lai.
Ngày 19.3.1975, QLVNCH rút khỏi Quảng Trị, về lập pḥng tuyến ở Mỹ Chánh, giữa Huế và Quảng Trị. Tướng Trưởng vào Sài G̣n gặp Tổng Thống Thiệu tŕnh bày kế hoạch giữ ba “đầu cầu” (enclaves) Huế, Đà Nẵng và Chu Lai, Tổng Thống Thiệu chấp thuận (Trích trong bài Trách Nhiệm Làm Mất Miền Nam của Lữ Giang, sách dẫn thượng). Nhưng, tối 20.3.1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại ra lệnh rút thêm Lữ Đoàn 2 Dù về Sài G̣n. Như vậy, QK1 chỉ c̣n Sư Đoàn TQLC đang tăng cường, Tướng Trưởng bối rối trước sự việc quân CSBV càng ngày gây áp lực nặng nề và 4 SĐ trừ bị CSBV đang sẵn sàng vượt sông Bến Hải kết hợp với các đơn vị của CSBV đă có sẵn ở QK I, tiến chiếm toàn bộ QK I. Ngày 21.3.1975, CSBV đă cắt đứt QL1 ở Truồi, giữa Huế và Đà Nẵng và đóng chốt ở đèo Phú Gia. Đường bộ giữa Huế và Đà Nẵng đă bị quân CS cắt đứt.
Ngày 25.3.1975, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng quyết định cho các đơn vị TQLC rút ra cửa Thuận An. Sư Đoàn 1 BB, BĐQ và Địa Phương Quân được lệnh xuống cửa Tư Hiền đề tàu Hài Quân đến đón. Hai đoàn quân rút lui đă tan rả tại 2 cửa biển này, về tới Đà Nẵng chỉ c̣n 1 phần 3 quân số. Sự rút lui của SĐ2 tương đối thành công hơn v́ chỉ phải di chuyển từ Chu Lai ra bờ biển để được tàu Hải Quân chở ra Cú Lao Ré ở gần đó và SĐ 2 về tới B́nh Tuy, quân số cùng chỉ c̣n một nửa.
Ngày 27.3.1975, t́nh h́nh Đà Nẵng vô cùng nghiêm trọng, CSBV pháo kích liên tục gây bất ổn làm cho nhân tâm thêm xao xuyến. Hơn nữa, dân chủng từ Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngăi, Quăng Tín… đổ về đây quá đông. Khi t́nh h́nh Đà Nẵng không c̣n kiểm soát được, Tướng Trưởng ra lệnh bỏ Đà Nẵng. Ngày 28.3.1975, tàu Hải Quân đến Đà Nẵng đón binh sĩ và dân chúng, ưu tiên cho TQLC, đưa vào Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu…
Ngày 29.3.1975, Quân Khu I hoàn toàn thất thủ.
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là vị Tư Lệnh Chiến Trường QK I với chỉ thị, lệnh lạc của trung ương tiền hậu bất nhất làm cho Tướng Quân lừng danh nhất trong QLVNCH đành phải bó tay để cho cuộc “di tản chiến thuật” của QK I ch́m trong cảnh hổn loạn.
Sư triệt thoái nhiều lúc không kiểm soát được, không thành công và Tướng Trưởng khi về tới Ság̣n bị khiển trách, làm kiểm điểm… Mặc dù vậy, các nhà quân sự ngoại quốc, đặc biệt là nhiều tướng lănh Hoa Kỳ thông cảm và chấp nhận sự viêc triệt thoái toàn bộ lực lượng của QK I dù có nhiều cảnh hỗn loạn trên đường rút quân. Nhưng, họ luôn chiêm ngưỡng và kính trọng Tướng Quân Ngô Quang Trưởng, uy danh của ông vẫn sừng sững oai hùng trên trang quân sử VNCH và chiếm trọn sự kính mến của nhiều người và đặc biệt của các chiến sĩ gần gũi và trực tiếp dưới quyền ông.
Ngày 22.1.2007, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đă “giă từ vũ khí” tại Tiểu Bang Virginia, ông ra đi để lại bao sự tiếc thương cho nhiều người.
Trên tờ nhật báo Sacramento Bee, mục Metro, của Thủ Phủ Sacramento, phát hành ngày chủ nhật 28.1.07 đă đăng lại nguyên văn một bài viết của tờ nhật báo có thể nói là tờ báo uy tín và lớn nhất Hoa Kỳ, Washington Post về một vị Tướng tài giỏi của QLVNCH.
Từ năm 1968, trong trận tổng công kích và nổi dậy của VC vào dịp Tết Mậu Thân và cuộc chiến đẫm máu nhất trong quân sử QLVNCH mùa hè lửa đỏ 1972, Tướng Quân (từ của nhà văn Phan Nhật Nam) Ngô Quang Trưởng đă chứng tỏ khả năng điều binh của nhà quân sự nổi danh nhất của QLVNCH mà Đại Tướng Creighton Abrams, Tư Lệnh các lưc lượng Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, khẳng định khả năng cầm quân của Tướng Trưởng sẽ chỉ huy được cả sư đoàn chính quy của Quân Lực Hoa Kỳ.
Đại Tướng Norman Schwarzkopf, một tướng tài của Quân Lực Hoa Mỹ, từng là Tư Lệnh Chiến Trường Băo Táp Sa Mạc ở Iraq vào thập niên 90. Trong cuốn hồi kư autobiography xuất bản 1992, Đại Tướng Schwarzkopf đă viết về Tướng Quân Ngô Quang Trưởng: Mr. Truong was “the most brilliant tactical commander I’d ever known”, Tướng Schwarzkopf khi tham chiến ở Việt Nam với cấp Tá và từng làm Cố Vấn Trưởng cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng, mối thâm t́nh đó và ông biết rơ khả năng điều động, chỉ huy đơn vị và sự liêm khiết của Tướng Trưởng, Tướng Schwarkkopf nói rằng ông đă học hỏi nơi Tướng Trưởng, áp dụng trong cuộc chiến ở Iraq và ông đă chiến thắng.
Trong hàng mấy mươi vị tướng lănh chỉ huy các đại đơn vị trong QLVNCH, chỉ có Tướng Quân Ngô Quang Trưởng là vị tướng được nhiều tướng lănh Hoa Kỳ không tiếc lời khen ngợi và kính trọng
3- Cuộc Triệt Thoái Thứ Ba: Thiếu Tướng Lê Minh Đảo
Sau khi Quân Khu II và Quân Khu I triệt thoái không thành công, các đơn vị tinh nhuệ của QLVNCH nay bị tan tác và quân số khiển dụng của 2QK này không c̣n được một nửa, khí thế chiến đấu giảm sút đáng kể. Quân của các đại đơn vị CSBV tự do di chuyển từ vùng vĩ tuyến 17, vùng cao nguyên và con đường ṃn Hồ Chí Minh rộn rịp chuyển quân vào Quân Khu III như chỗ không người. Nhiều SĐ chính quy của CSBV sau khi “bôn tập” về vùng Xuân Lộc - Long Khánh, CSBV quyết “nhổ” mặt trận này để chúng nhanh chóng tiến quân thẳng về Thủ Đô Sài G̣n. Những trận mưa pháo ngày đêm của cộng quân rót vào Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh, nơi có sự hiện diện của SĐ 18 BB dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Nơi đây là nơi thử sức cuối cùng giữa các đơn vị thiện chiến của CSBV và SĐ 18 BB cùng với các đơn BĐQ, ĐPQ, NQ, Thiết Giáp, Pháo Binh… và các đơn vị tăng phái đă diễn ra một cuộc chiến dữ dội nhất của tháng tư đen năm 1975. Vinh dự thay cho đơn vị thiện chiến SĐ 18 BB và các đơn vị tăng phái, chận đứng được làn sóng tiến công vũ băo của CSBV về điểm hẹn là Thủ Đô Sài G̣n.
Mặt trận Xuân Lộc – Long Khánh là nơi chôn vùi hàng chục ngàn chiến binh CSBV và danh dự của QLVNCH đă được khôi phục mà nhiều kư gỉa chiến trường ngoại quốc và Việt Nam không tiếc lời ca ngợi. Lúc bấy giờ, từ vĩ tuyến 17 xuyên qua lănh thổ QK I và QK II, đă nằm dưới quyền kiểm soát của CSBV, chưa kể hậu phương lớn của toàn thể miền Bắc như bỏ ngơ, CSBV đưa hết quân vào cưỡng chiếm miền Nam cho bằng được mà địa danh Xuân Lộc - Long Khánh là cửa ngơ dẫn về Thủ Đô Sài G̣n.
Một con mănh hổ SĐ 18 BB không thể đương cự được vơí một tập đoàn hồ ly vây quanh. V́ vậy, dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo đă mở một cuợc triệt thoái thành công thoát hiểm trước nanh vuốt của hàng chục SĐ quân CSBV định nuốt trửng đơn vị tinh nhuệ này.
Tuy nhiên, SĐ 18 BB vừa thoát cảnh bị bao vây tiêu diệt, con đường bộ lui binh ngắn, tương đối an toàn về hướng Biên Hoà và Sài G̣n. Cuối cùng cả đơn vị này cùng chung số phận chung của các đơn vị QLVNCH đều phải vứt bỏ vũ khí, quân trang, quân dụng và tan hàng, ră ngũ khi Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng CSBV sáng ngày bi thảm 30.4.1975.
Người chỉ huy cuộc lui binh cùng đi bộ với các đơn vị của ông dù an toàn về tới Sài G̣n, nhưng, sau đó, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đă phải trả một cái giá đắt trong lao tù cộng sản, ông đă gở đến hết lịch, đến cuốn thứ 17 và nay được định cư ở Hoa Kỳ theo diện HO. tại Tiểu Bang Connecticut.
4- Cuộc Triệt Thoái Thứ Tư: Đô Đốc Chung Tấn Cang
Thủ Đô Sài G̣n trong những giờ phút hấp hối, khi các đại đơn vị CSBV áp sát tất cả bốn hướng đông, tây, nam, bắc, sau khi SĐ 18 BB và Bộ Tư Lệnh QĐ III cùng các đơn vị trực thuộc di tản về Sài G̣n từ đêm 28.4.1975. Xung quanh Thủ Đô Sài G̣n hàng chục SĐ CSBV hiện diện, những trận mưa pháo vào phi trường Tân Sơn Nhất, nội thành Sài G̣n và các đơn vị đồn trú trong lănh thổ của Biệt Khu Thủ Đô. Sá G̣n náo loạn, chính phủ mới của Đại Tướng Dương Văn Minh không biết phải làm ǵ để đối phó với t́nh h́nh nguy kịch này. Lúc bấy giờ nhiều phái đoàn của cái goị là thành phần thứ ba, các Nghị Sĩ, Dân Biểu gọi là thiên tả, đối lập hay x́u x́u ển ển, thường chống chính quyền và kể cả phái đoàn chánh thức của chánh phủ Dương Văn Minh – Vũ Văn Mẫu, chạy tới chạy lui vào Camp Davis trong khu vực phi trường Tân Sơn Nhất để xin yết kiến xin xỏ VC t́m giải pháp. Nhưng, VC trên đà chiến thắng, họ không “quởn” nói chuyện với các phái đoàn đó.
Trong bối cảnh, các đơn vị lớn nhỏ QLVNCH đang hiện diện trong nội thành Sài G̣n và vùng ngoại ô, không nhận được lệnh lạc ǵ của cấp trên, Bộ Tổng Tham Mưu hay cuả chính phủ mới. Các đơn vị trưởng c̣n bám trụ ở đơn vị, không vọt đi ra biển hay đi bằng phi cơ th́ tùy nghi quyết định lấy số phận của đơn vị ḿnh, tiếp tục chiến đấu đến viên đạn cuối cùng hay bỏ đơn vị về nhà hay t́m cách vượt thoát ra biển Đông…
Ngày 29.4.75 Sài G̣n hổn loạn, cảnh người chen chúc đến Toà Đại Sứ Mỹ để hy vọng được lên trực thẳng di tản hay người ta đổ xô xuống các bến tàu t́m chỗ để ra đi khỏi Sài G̣n đang ngột ngạt dẫy chết.
Trong khi đó, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang Tư Lệnh Hải Quân, ông mới về đảm nhận chức vụ này chỉ được một thời gian rất ngắn. Với tầm nh́n của vị tướng lănh sáng suốt, sau khi 2 Quân Khu II & I thất thủ, Đô Đốc đă tự hoạch định một phương cách bảo toàn lực lượng để có thế ứng phó với cơn dầu sôi lửa bỏng đang ầm ập lao tới. Với tư cách là Tư Lệnh Hải Quân mới, ông thường xuyên mở những cuộc họp tham mưu và những cuộc họp lớn có tất cả các đơn vị trưởng các Hạm Đội, Vùng Duyên Hải, Vùng Sông Ng̣i… đang có mặt tại 4 Quân Khu để Đô Đốc nắm chắc những ǵ Hải Quân sẽ sử dụng hiệu quả khi có biến cố, cần tới.
Qua bài viết của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang được phổ biến trên các diễn đàn sau khi Đô Đốc Chung Tấn Cang qua đời ngày 24 tháng 1 năm 2007 tại Thành Phố Bakersfield - California, hưởng thọ 82 tuổi, chúng ta đọc không khỏi ngậm ngùi thương cảm cho một vị Tướng Hải Quân kỳ tài v́ có quá ít thời gian phục vụ ngành chuyên môn của ḿnh. Đô Đốc Chung Tấn Cang dù phục vụ trong Hải Quân, thời gian chỉ có 5% cuộc đời binh nghiệp của ông, như Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang viết, nhưng, Tướng Cang biểu tỏ thiên tài của ông về sự chỉ huy, điều động các đơn vị Hải Quân dưới quyền. Tướng Quân Cang tâm sự với người viết bài này, cách đây 6 năm khi đến thăm ông v́ t́nh thầy tṛ trong Quân Đội, ông nói rằng rất tiếc, BTL Hải Quân đặt tại một địa điểm nhỏ hẹp tại Thủ Đô Sài G̣n, cách biển khá xa mà Hải Quân là quân chủng cần vẫy vùng hoạt động hữu hiệu ở vùng sông nước, biển cả. Lúc bấy giờ, tôi có ư nghĩ, cấp lănh đạo quốc gia chưa có tầm nh́n đúng về khả năng tinh nhuệ của quân chủng Hải Quân, họ phải hoạt động ở trên mặt nước, khi đưa Hải Quân lên bờ là chặt tay chặt chân họ. Đô Đốc Cang có ư ám chỉ về số phận của ông, là một Phó Đô Đốc (tướng lănh 3 sao), cấp bậc cao nhất trong Quân Chủng Hải Quân lại phải xa rời màu nước xanh biên biếc của biển cả, ông không được phục vu hay chỉ huy ngành chuyên môn của ḿnh một thời gian quá dài.
Vật đội sao rời, có một thời gian ngắn, sau cuộc đảo chánh 1.11.1975, Đô Đốc Chung Tấn Cang cũng được về làm Tư Lệnh Hải Quân và sau đó ông bị cho “lên bờ”, ông đi lang thang trên bộ, giữ những chức vụ như Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy Tham Mưu ở tận Đà Lạt, cách xa Sài G̣n và xa biển cả mênh mông. Sau đó, Đô Đốc Cang được đổi về làm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài G̣n - Gia Định vài năm mà người viết bài này được may mắn làm việc dưới quyền của một vị Tướng mà tôi kính trọng nhất trong cuộc đời binh nghiệp 13 năm của ḿnh. Đô Đốc Chung Tấn Cang đă chứng tỏ, đặc biệt là cựu chiến sĩ QLVNCH, rất hănh diện có một vị tướng tài, có tầm nh́n chiến thuật, chiến lược sâu rộng và Đô Đốc Cang xứng đáng là vị tướng tài nhất trong QLVNCH về phương diện hành quân triệt thoái thành công và tuyệt vời nhất
Trở lại cuộc triệt thoái của Quân Chủng Hải Quân, tất cả hạm đội được Đô Đốc Chung Tấn Cang ra lệnh “Lên Neo”, nghĩa là săn sàng tham dự cuộc hành quân triệt thoái vĩ đại nhất của Quân Chủng Hải Quân và điểm hẹn là đảo Côn Sơn và Phú Quốc. Lệnh hành quân triệt thoái lịch sử được ban ra vào ngày N tức là sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975 trong khi chính phủ Dương Văn Minh – Vũ Văn Mẫu hết có thuốc chửa, không ngăn chận được sự tiến quân như vũ băo, bôn tập, của CSBV về cưỡng chiếm Thủ Đô Sài G̣n. Lúc này, Đô Đốc Chung Tấn Cang không nhận được bất cứ một lệnh lạc ǵ của chính phủ của Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Quân Chung Tấn Cang chứng tỏ khả năng nh́n xa hiểu rộng của một vị tướng tài trong QLVNCH, ông đă có kế hoạch sẵn sàng chờ lệnh là thi hành, nhưng lệnh không có th́ không lẽ ông bó tay chờ CSBV đến tiếp thu BTL Hải Quân mà Tướng Quân đang ngồi ở đó. Đô Đốc Chung Tấn Cang tự ư ra lệnh cho Hạm Đội cuả Quân Chủng Hải Quân Lên Neo và tất cả những chiến ham, tàu tuần duyên, các giang đoàn c̣n khiển dụng nhổ neo ra khơi theo lệnh của ông để khi được lệnh của thượng cấp là quay tàu về giải cứu Sài G̣n. (Xin quư độc giả t́m đọc bài viết Một Thoáng Suy Tư của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang, nguyên Tư Lệnh đơn vị Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211 để biết rơ về cuộc hành quân triệt thoái này).
Một hay hai ngày trước cuộc triệt thoái 29.4.75, một Phụ Tá Bộ Quốc Pḥng Mỹ cùng đi với một người Mỹ nói tiếng Việt rất giỏi đến thuyết phục Đô Đốc ra đi bằng chiếc trực thăng họ đă lái tới đậu ở BTL Hải Quân. Nếu Đô Đốc Chung Tấn Cang chỉ biết ḿnh mà không lo đến sự an toàn sinh mạng của các chiến sĩ dưới quyền và đồng bào, thân nhân của Hải Quân, lấy chiếc trực thăng cùng với gia đ́nh bay ra khơi, an toàn cho gia đ́nh ông, dễ dàng quá. Nếu thế, chúng ta không có ǵ để phải nói nhiều vế Đô Đốc Chung Tấn Cang. Chính Đô Đốc là người anh hùng bảo toàn được tài sản quư giá hàng triệu triệu Mỹ kim của quốc gia VNCH và của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ nữa không để lọt vào tay địch. Quan trọng hơn, có trên 40 ngàn người VN đă được di tản an toàn đên bến bờ tự do, biết bao gia đ́nh nhờ có cuộc ra đi của vị chỉ huy “vô kỷ luật” chưa có lệnh của thượng cấp mà tự ư cho lệnh Lên Neo mà ngày nay nhiều gia đ́nh ăn nên làm ra.
Kết Luận:
Qua 4 cuộc triệt thoái, lui binh, cuộc rút quân của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo có tầm vóc nhỏ hơn 3 cuộc triệt thoái khác ở cấp Quân Đoàn và Quân Đoàn cộng mà cuộc triệt thoái do Đô Đốc Chung Tấn Cang điều động chỉ huy là cuộc triệt thoái thành công và tuyệt vời nhất.
Về danh tiếng, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng là người chỉ huy tài giỏi và thanh liêm, ai cũng nghe danh và khi Tướng Quân Trưởng ra đi có biết bao người thương tiếc và kể cả báo chí Mỹ cũng viết bài, đưa tin, chia buồn và vinh danh ông… Tôi không có may mắn làm việc dưới quyền ông nên không dám có bài viết về Tướng Quân Ngô Quang Trưởng.
C̣n Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tướng Quân sống âm thầm tại một nơi đ́u hiu, ít người Việt. Cuộc sống của Đô Đốc cũng lặng lẽ như bản tính của ông. Suốt cuộc đời binh nghiệp, ông tỏ ra một cấp huy tài giỏi, thanh liêm, mẫu mực và đến khi ông ra đi cũng lặng lẽ, ít có người viết về ông. May mắn có Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang đă viết một bài có thể gây sự chú ư, tôi chưa dám nói là làm chấn động tâm tư t́nh cảm của nhiều người v́ biết được sự thật về Đô Đốc Chung Tấn Cang.
Bookmarks