Results 1 to 9 of 9

Thread: Campuchia, quốc gia độc lập?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Campuchia, quốc gia độc lập?

    Campuchia, quốc gia độc lập?
    ASEAN bế tắc, v́ đâu?

    Việt-Long, RFA
    2012-07-13

    Vốn liếng các bên đặt vào biển Đông ngày càng tăng cao khi Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược trở lại châu Á, nhờ đó Philippines và Việt Nam chọn lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Thế nhưng...

    RFA PHOTO/Quốc Việt

    Hai ngoại trưởng Việt Mỹ chào hỏi tại Diễn đàn khu vực ASEAN ở Phnom Penh hôm 12-07-2012.
    "Rất đơn giản: Trung Quốc đă mua đứt!"

    Hội nghị ngoại trưởng khối ASEAN lần thứ 45 đă kết thúc trong không khí chia rẽ gay gắt khi chạm đến vai tṛ của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược Nam Trung hoa, như tên Bắc Kinh gọi, và là vùng biển họ nhất quyến giành lấy chủ quyền.

    Các ngoại trưởng đă không thể đồng thuận về bản tuyên bố chung. Và lần đầu tiên từ 45 năm nay, hội nghị đă không đạt được một văn bản kết thúc.

    Sự chia rẽ trong 10 quốc gia thành viên ASEAN xảy tới sau một loạt sự kiện đụng chạm trên biển Đông liên quan đến tàu bè của Trung Quốc trong vùng biển giàu tiềm năng nhiên liệu, gây nguy cơ chiến tranh.
    clinton-eas-250
    Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á. RFA/Quốc Việt

    Philippines tuyên bố lầy làm tiếc về sự thất bại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khi xử lư vấn đề xung khắc ngày càng tệ hại đó.

    Manila chỉ trích Phnom Penh, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, về cách hành xử đối với vấn đề biển Đông với cương vị của Cambodia là nước chủ tịch thường niên của khối ASEAN, trong suốt hội nghị ngoại trưởng tuần qua.

    Biển Đông đă trở nên khu vực nóng bỏng nhất tại châu Á, với nguy cơ bùng nổ chiến tranh, chỉ v́ Bắc Kinh giành chủ quyền bằng đường Lưỡi Ḅ khoanh chiếm gần trọn biển Đông.

    Vốn liếng các bên bỏ vào nơi này đă tăng cao khi Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược trở lại châu Á, nhờ đó mà đồng minh Philippines và cựu thù Việt Nam của Mỹ chọn lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

    Sự chia rẽ của khối ASEAN lần này là một điềm gở cho một khối liên kết muốn h́nh thành một cộng đồng kinh tế khu vực vào năm 2015, tương tự Liên Minh châu Âu. Khối kinh tế ASEAN trong tương lai sẽ hạ giảm các hàng rào thuế quan, lao động và thị trường tài chính, để cạnh tranh với Trung Quốc.

    Một nhà ngoại giao không muốn nêu tên tiết lộ với báo New York Times về lư do không h́nh thành được tuyên bố chung:

    ’”Rất đơn giản, chỉ là Trung Quốc đă mua đứt chiếc ghế, vậy thôi”.

    Nhà ngoại giao chỉ một bài báo của Tân hoa Xă hôm thứ năm loan tin Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết-Tŕ cám ơn Thủ tướng Cambodia Hun Xen đă ủng hộ những quyền lợi thiết yếu của Bắc Kinh.

    Nhà ngoại giao ẩn danh cũng cho biết Việt Nam và Philippines đă tỏ ra sẵn sàng thoả hiệp với ư kiến của Cambodia về bản tuyên bố chung. Rồi hai ngoại trưởng Singapore và Indonesia nói thêm vào để thuyết phục bộ trưởng Hor Namhong, nhưng ông này từ chối, nói rằng vấn đề nguyên tắc là Hiệp hội không thể chọn bên nào trong các cuộc tranh chấp song phương. Ông ta gom lại giấy tờ và đùng đùng bước ra khỏi pḥng họp!

    Đến ngoại trưởng Trung Quốc nếu có ở đó cũng sẽ hành xử hệt như vậy và cũng chỉ làm đến như vậy là cùng!
    Vai tṛ của Washington được minh định

    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ, rơ ràng nhắm vào Trung Quốc, khi bà nói cuộc xung khắc ở biển Đông cần được giải quyết không áp chế, không bức hiếp, không đe doạ và không sử dụng vơ lực.

    Ảnh hưởng của Trung Quốc, do ngoại trưởng họ Dương đại diện, đă thể hiện rơ ở sau hậu trường của những tính toán về biển Đông, trên nhiều khía cạnh, đă chia rẽ những nước chịu ơn Bắc Kinh với những nước đối đầu với Bắc Kinh.

    Cambodia là nước nhận viện trợ lớn lao của Trung Quốc, kể cả viện trợ quân sự mới mấy tháng nay.

    Indonesia là quốc gia không giành chủ quyền ở biển Đông, đă cố gắng tạo một văn bản hoà hợp để được đồng thuận vào phút chót, nhưng cũng không thành công.

    Ngoại trưởng Marty Natalegawa ca ngợi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă tỏ ra quan tâm mà vẫn dành cơ hội cho các bên nỗ lực đạt thoả thuận.

    Vào lúc mà một bên là Hoa Kỳ với thế lực áp đảo về hải quân xưa nay, bên kia là Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, cả hai cùng t́m cách tăng cường lực lượng hải quân, cuộc tranh chấp trở nên đáng sợ hơn.

    Trung Quốc nhắc đi nhắc lại với giới ngoại giao Hoa Kỳ rằng biển Đông giàu tiềm năng nhiên liệu không dính dáng ǵ tới nước Mỹ.

    Nhưng chính quyền Obama cũng nhiều lần nói rất rơ rằng quyền tự do lưu thông hàng hải đang lâm nguy ở nơi thuỷ lộ giao thương quan trọng nhất trên thế giới.

    Thêm vào đó, Ngoại trưởng Hillary Clinton xác định với báo chí, không thể nào rơ hơn, rằng “Hoa Kỳ là một cường quốc thường trú của Thái B́nh Dương”. Ngụ ư của bà Ngoại trưởng với Trung Quốc cùng các nước Đông Nam Á là nước Mỹ không những vẫn duy tŕ sự hiện diện mà c̣n gia tăng hiện diện ở nơi này.

    Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố:”Chúng ta từng thấy những trường hợp đáng lo ngại của sự áp chế về kinh tế, sự sử dụng sức mạnh quân sự có vấn đề, và tàu bè của Nhà nước liên can vào những tranh chấp giữa các ngư dân” Sự áp chế về kinh tế ngụ ư nói đến việc Bắc Kinh quyết định ngưng nhập khẩu chuối và hạn chế du khách đến Philippines, gây cho xứ này thiệt hại tài chính đáng kể.
    Bắc Kinh thắng một nước cờ

    Trung Quốc đă minh định rằng chỉ giải quyết tranh chấp ở biển Đông với từng quốc gia liên quan, không qua một diễn đàn khu vực. Lập trường đó đă đóng khung cho nội dung tổng quát của bản quy tắc ứng xử trên biển Đông mà Bắc Kinh đồng ư bản thảo với các quốc gia ASEAN trong tương lai.

    Và Bắc Kinh có vẻ đă thành công đối với Philippines và Việt Nam để chia ASEAN thành từng cây đũa, khi khối ASEAN không kết hợp được thành một thực thể pháp nhân để đối đầu với Trung Quốc, theo đúng ư Bắc Kinh xếp đặt từ lâu, trước cả lúc viện trợ ồ ạt cho Phnom Penh.

    Giới ngoại giao châu Á hôm thứ năm cho biết những yếu tố chính của bản dự thảo bản quy tắc ứng xử mà Hoa Kỳ đă thúc giục khối ASEAN chấp nhận, đă được đồng ư trong buổi họp trong tuần. Những nhà ngoại giao này không chịu tiết lộ nội dung chi tiết của dụ thảo văn bản.

    Chuyến đi một ṿng Đông Nam Á của ngoại trưởng Clinton tuần qua là để chứng tỏ việc chuyển trục chiến lược của Washington sang châu Á c̣n nhắm tới những mục tiêu xa hơn lănh vực quân sự.

    Chuyến công du này bị báo chí Hoa lục chỉ trích. Nhân dân Nhật báo hôm thứ năm cho rằng Hiệp ước Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương, TPP, mà Hoa Kỳ đang h́nh thành với các quốc gia châu Á Thái B́nh Dương và gạt Trung Quốc ra ngoài, là một nỗ lực làm suy yếu sự hội nhập của châu Á.

    Báo “Tin tức kinh doanh Trung Quốc”, China Business News, nhắc đến “những kẻ thổi phồng đề tài biển Nam Trung Hoa”, ám chỉ Hoa Kỳ.

    Hội nghị ở Phnom Penh được tổ chức tại một toà nhà hội nghị có những cây cột trắng ngoạn mục, do Trung Quốc kiến tạo cho ṿng hội nghị này.

    Ở nơi này, khi được hỏi về việc Hoa Kỳ trợ giúp Cambodia, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă nhắc đến sự khác biệt giữa hai đường lối viện trợ của Hoa Kỳ và của Trung Quốc. Bà nói:"Chúng ta không nhắm đến những toà nhà lớn”.

    Và Ngoại trưởng Hillary Clinton giải thích: viện trợ của Hoa Kỳ nhằm nuôi sống những người cần được nuôi sống, bảo đảm sự sống c̣n của phụ nữ phải sinh nở, và gắng cải thiện cuộc sống của mọi người, nhất là cuộc sống của các thiếu nhi.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Campuchia, quốc gia độc lập?

    Campuchia, quốc gia độc lập?
    ASEAN đạt quan điểm chung về vấn đề Biển Đông





    Ngày 20/7 ASEAN đạt một tiến bộ nhỏ về vấn đề Biển Đông, công bố văn kiện gồm 6 điểm trong nỗ lực t́m cách bù đắp thất bại trong việc ra thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh khu vực hồi tuần trước tại Campuchea.

    Ngoại trưởng Hor Namhong của Campuchea tuyên bố rằng với văn kiện này những bất đồng của ASEAN về vấn đề Biển Đông đă được giải tỏa.

    Văn kiện mang tên ‘6 điểm nguyên tắc căn bản về Biển Đông’ tái khẳng định cam kết của các nước Đông Nam Á trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo các công ước Liên hiệp quốc và luật biển quốc tế.

    Văn kiện này không đề cập tới những sự cố xảy ra tại Biển Đông nhưng Ngoại trưởng Campuchea cho báo giới biết rằng nó thể hiện lập trường của ASEAN về vấn đề Biển Đông và có thể thay thế cho một bản thông cáo chung của hội nghị khu vực.

    Campuchea, nước đang giữ ghế chủ tịch ASEAN năm nay, bị quy trách nhiệm cho thất bại của ASEAN trong việc đạt được thông cáo chung.

    Dù Trung Quốc đă đề nghị Campuchea không để cho tranh chấp Biển Đông lọt vào nghị tŕnh của các cuộc họp của ASEAN, bộ quy tắc ứng xử Biển Đông vẫn là trọng tâm thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á trong tuần rồi ở Phnom Penh.

    Thượng đỉnh ASEAN kết thúc ngày 13/7 không ra được thông cáo chung v́ các bất đồng liên quan tới Biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia cho hay các bên không nhất trí về 1 trong 4 đoạn đề cập tới vấn đề Biển Đông trong bản thông cáo dự thảo gồm 132 đoạn.

    Trong suốt 3 ngày qua, Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa, đă thực hiện các chuyến ngoại giao con thoi ráo riết để khôi phục đoàn kết trong ASEAN, tái xác lập quan điểm chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông.

    Ngoại trưởng Indonesia nói ông đă nhận được sự hậu thuẫn của Việt Nam và Philippines để thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.

    Philippines và Singapore đă lên tiếng hoan nghênh các nỗ lực của Ngoại trưởng Indonesia nhằm củng cố đoàn kết trong khối ASEAN.

    Trong khi đó, báo The Nation ngày 20/7 đăng văn thư của đại sứ Campuchea tại Thái Lan, ông You Ay, phản hồi trước những tố cáo cho rằng Campuchea đă đặt tương lai của ASEAN lâm vào thế nguy.

    Ông Ay nói Campuchea lấy làm tiếc khi lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, ASEAN không đạt được thông cáo chung cho hội nghị khu vực v́ Việt Nam và Philippines đ̣i thông cáo phải bao gồm vấn đề tranh chấp ở băi cạn Scarborough và những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

    Đại sứ Campuchea cho rằng một thông cáo chung của cả khu vực bị cản trở bởi các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Philippines ở Biển Đông là điều không thể chấp nhận.

    Ông You Ay lặp lại quan điểm của Campuchea rằng thượng đỉnh ASEAN không phải là phiên ṭa ra phán quyết ủng hộ hay phản đối bên nào trong các tranh chấp song phương giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông.

    Đại sứ Campuchea ở Thái Lan khẳng định lập trường của Phnom Penh là ASEAN không nên nghiêng về bất cứ bên nào.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Campuchia, quốc gia độc lập?

    Campuchia, quốc gia độc lập?
    Con cờ của Trung Quốc

    Thanh Quang, RFA

    Lần đầu tiên trong 45 năm của Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNÁ-ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra ở Phnom Penh không công bố được một thông cáo chung. Lư do? Dư luận cáo giác Campuchia là “con ngựa mồi” của Trung Quốc, để sau cùng, chính Campuchia cũng trở thành nạn nhân của Phương Bắc.

    AFP

    Binh sĩ Khmer Đỏ vào Phnom Penh năm 1975

    Một ḿnh lội ngược gịng

    Ngay sau khi Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNÁ không thể đưa ra bản tuyên bố chung tại Hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 45 tại Phnom Penh, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cáo giác thẳng người chủ tŕ hội nghị là Ngoại trưởng Cambodia Hor Nam Hong đă “kiên định bảo vệ quyền lợi TQ”, Ngoại trưởng VN Phạm B́nh Minh bày tỏ “rất là thất vọng” v́ đă “hết sức nỗ lực”, Ngoại trưởng Singapore Shanmugam cho đó là “một sự sứt mẻ uy tín nghiêm trọng của khối ASEAN”.


    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và chủ tịch Cambodia Hun Xen tại Phnom Penh, tháng 4-2012- RFA photo

    Nhưng nước chủ nhà Campuchia – Chủ tịch ASEAN năm 2012 – khẳng định không hề có chuyện Phnom Penh bảo vệ quyền lợi Bắc Kinh, và “hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không phải là toà án giải quyết tranh chấp lănh hải”, rồi th́ “Campuchia không thể để tuyên bố chung trở thành con tin của cuộc tranh chấp giữa một số thành viên ASEAN với một nước khác trong khu vực”.

    Một bàn cờ an toàn: ASEAN chia rẽ

    Lên tiếng tại một buổi hội thảo ở đại học Thammasat của Thái Lan, TS Prapat Thepchatree, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu ASEAN tại đại học Thammasat nhận định:

    TS THEPCHATREE: Đây là bước lùi của ASEAN trong tư cách một tổ chức quốc tế, ảnh hưởng đáng kể đến thể diện của ASEAN trước đó được coi như một khối đoàn kết mà từng quốc gia thành viên cùng cố gắng đạt tới.Rất tiếc việc không có được bản thông cáo chung lần này đă chứng tỏ ASEAN đang bị phân hóa, không có và không thể gióng lên tiếng nói chung . Sự chia rẽ là điều ASEAN sẽ đối mặt khi cần giải quyết những vấn đề của ḿnh trong những ngày tới.

    Ngay sau hành động vừa rồi của Phnom Penh, Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Tŕ đă nhanh chóng bày tỏ lời tri ân với Thủ tướng Hun Sen về sự ủng hộ kiên định này đối với “quyền lợi cốt lơi” của Trung Nam Hải, cho rằng hội nghị ngoại trưởng ASEAN đă “mang lại nhiều thành quả”, chứng tỏ “những nước tham dự hội nghị đă thông hiểu và hậu thuẫn các vấn đề thuộc nhiều lănh vực của TQ”, trong khi Tân Hoa Xă cho rằng hội nghị Phnom Penh đă ca ngợi nỗ lực cùng công lao của Hoa Lục trong việc xúc tiến hợp tác TQ-ASEAN”.

    Theo các phân tích gia th́ v́ lợi ích của ḿnh mà Campuchia đành tâm đi ngược lại lợi ích chung của ASEAN, trong khi GS Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Pḥng Úc nhận định rằng hành động vừa rồi của Phnom Penh đă tác hại nghiêm trọng đến uy tín của Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNÁ.


    Qua bài với tựa đề tạm hiểu “Có phải sự thất bại hội nghị Phnom Penh là khởi điểm của sự cáo chung khối ASEAN ?”, cựu đại sứ Indonesia tại Úc Sabam Siagian lưu ư rằng TQ đang khai thác ASEAN như là bàn cờ an toàn kể từ khi Campuchia, với tư cách nước Chủ tịch ASEAN, trở thành con cờ thuận tiện cho Trung Nam Hải.

    Một con cờ đắc dụng

    Trong khi cựu Bí thư Julio A. Jeldres của Vua Norodom Sihanouk cảnh báo về hành động của ông Hun Sen lấy ḷng Bắc Kinh và một lần nữa mở cửa đón nhận ảnh hưởng của Thiên Triều Phương Bắc sau Khmer Đỏ, th́ học giả Donald Emmerson thuộc Đại học Stanford ở Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng qua việc không cho đưa vấn đề Băi cạn Scaborough vào bản tuyên bố chung của ASEAN, Thủ tướng Hun Sen đă hành động phù hợp với lập trường của TQ trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

    Học giả Donald Emerson cũng nhận định rằng khi ngăn chận bản tuyên bố chung ấy, Campuchia xem chừng như đă hoàn thành điều mà Bắc Kinh mong muốn, khiến giới quan sát có thể kết luận rằng Hoa Lục chứng tỏ đă đạt được hiệu quả trong việc thuê mướn Phnom Penh tuân lệnh Thiên Triều.

    Qua bài “Quan hệ TQ-Campuchia: Có phải vượt trên mức hữu nghị ?”, Bí thư Julio A. Jeldres của Vua Sihanouk lưu ư rằng kể từ đầu năm 1999, ảnh hưởng của Hoa Lục ở Campuchia không ngừng gia tăng khi hồi tháng Hai năm đó, Thủ tướng Hun Sen triều kiến Trung Nam Hải.

    Vẫn theo tác giả, mặc dù trước đó 11 năm, tức vào năm 1988, ông Hun Sen mô tả TQ là căn nguyên của mọi thứ xấu xa tại xứ Chùa Tháp, th́ nay giọng điệu của ông ta đă đổi chiều khi phải đối mặt với nhiều cáo giác của Phương Tây về vi phạm nhân quyền, tham nhũng trong chính phủ, thiếu minh bạch, khiến ông ta quyết định dùng tới “con bài TQ” trong mối quan hệ với nước ngoài.
    Một đồng minh phản bội

    Trong bài “V́ sao Hun Sen đổi thái độ với VN”, TS Nguyễn Văn Huy ở Pháp nhận xét:

    "Quốc gia bị thiệt tḥi nhất trước sự trở mặt này có lẽ là Việt Nam. Chính quyền Hun Sen đă do chính chế độ công sản Việt Nam dựng lên sau khi xua quân đánh đuổi Pol Pot năm 1979. Cho tới năm 2010, tuy bề ngoài chính quyền Hun Sen vẫn rất gắn bó với Việt Nam nhưng trong ḷng đă ngả theo Trung Quốc. Chính quyền cộng sản Việt Nam đă tốn rất nhiều tiền bạc và xương máu tại Campuchia để rồi đi đến kết quả bi đát này. Sai lầm chính của chính quyền cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian qua là đă giúp Hun Sen tiêu diệt và bóp nghẹt những tiếng nói đối lập nên nay Hun Sen tự do lộng hành v́ không c̣n ai phản đối và đă có thái độ phản trắc trong hội nghị ASEAN về ngoại giao."
    indon-cambod-ministers
    Hai Ngoại trưởng Indonesia và Cambodia trong ngày ra tuyên bố chung 20 tháng 7, 2012- AFP

    Một nạn nhân tất yếu

    Trước cảnh “tráo trở” của Phnom Penh, nhà văn Nguyễn Quang Lập xem chừng như quá bực tức nên không thể không gọi to:

    “Nầy hỡi ông Hun Sen !” và nêu lên một loạt câu hỏi rằng "…lợi ích vĩnh viễn của CPC là ǵ để ông Hun Sen buộc phải phản bội lại khối ASEAN, bán rẻ lợi ích sống c̣n của các nước lân bang cho TQ? Không lẽ chỉ v́ 8 tỉ đô “ nợ xấu” với TQ, hay là 2 tỉ đô tiền “ Phông bao” của TQ cho CPC trước thềm hội nghị ASEAN vừa rồi?”

    Nhà văn nhấn mạnh đó chỉ là món lợi dù lớn nhưng không thể vĩnh viễn. Vẫn theo theo nhà văn Nguyễn Quang Lập, nếu ông Hun Sen:“mơ tưởng xây dựng một CPC giàu mạnh dựa trên viện trợ vô điều kiện dài dài của TQ mà 8 tỉ và 2 tỉ chỉ là món lợi lót đường, món tiền đặt cọc cho tương lai CPC trong ṿng tay ‘người bạn lớn’ ” ấy, th́ ông Hun Sen đă sai lầm.

    Tại sao ? Tại v́ “cái sự ‘đánh bạn’ của TQ xưa nay vẫn chỉ một cách: buộc ông bạn nhỏ phải phụ thuộc vào ‘người bạn lớn’ ”, nhất là “cuộc phải nghèo đói dài dài hoặc rối loạn dài dài” như Bắc Hàn th́ mới được nhận “viện trợ dài dài”, nên không lẽ ông Hun Sen không biết điều đó ? Nhà văn Nguyễn Quang Lập nhận xét:

    "Không ai nghi ngờ ông Hun Sen không yêu nước thương ṇi. Nhưng việc ông bán rẻ cả khối ASEAN cho TQ, bán rẻ luôn Việt Nam, người bạn đă đổ máu cho dân tộc của ông, đă kề vai sát cánh cùng dân tộc của ông suốt nửa thế kỷ qua, là một sai lầm ghê gớm. Nếu TQ chiếm được biển Việt Nam, Malaysia, Philipines, Indonesia th́ nói như bác Bùi Văn Bồng, “chỉ cần một cái nhón tay nhẹ nhàng thôi là cả đất nước Chùa Tháp huy hoàng tự bao đời nay sẽ về tay Trung Quốc”.

    Rồi liên tưởng tới phe diệt chủng Khmer Đỏ của “người bạn lớn” TQ ngày nào, nhà văn cảnh báo rằng khi đó th́ thể nào Bắc Kinh cũng dựng nên một Khmer Đỏ mới, một Pol Pot thứ hai để h́nh thành một “xă hội triệt để” dựa trên nền “nông nghiệp thuần tuư”, lại diệt chủng sao cho chỉ c̣n 1 triệu “công dân ưu tú” như ước mơ của Khmer Đỏ, mở đường cho dân từ “nước mẹ Trung Hoa” hơn 1 tỷ người sẽ lũ lượt kéo sang xứ Chùa Tháp.

    Đến lúc đó, theo nhà văn Nguyễn Quang Lập:

    “Ông Hun Sen nhất định sẽ ân hận và hổ thẹn. Việc bán rẻ khối ASEAN có ngờ đâu cũng chính là bán rẻ dân tộc CPC vĩ đại của ông. Này hỡi ông Hun Sen, có phải thế không?”.


    Alamit: Hun Xen người Khơ me gốc Việt nam sinh quán Sóc Trăng được CS VN đào tạo và VN trao quyền cai trị Campuchia. Phản phé Việt Nam cũng dể hiểu... nhưng chuyện nầy ... có lẻ thế cờ do CS Vn sắp đặt với CS Tàu thôi?

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Campuchia, quốc gia độc lập?

    Campuchia, quốc gia độc lập?
    Đại sứ Campuchia cáo buộc Việt Nam, Philippines chơi tṛ 'chính trị bẩn thỉu'



    Hôm thứ Ba, 31/7, Philippines cho biết họ đă triệu tập đại sứ Campuchia để đề nghị ông giải thích về lời b́nh luận mà ông đă đưa ra trong đó cáo buộc Philippines và Việt Nam đang chơi tṛ 'chính trị bẩn thỉu' nhằm t́m cách giải quyết tranh chấp lănh hải với Trung Quốc.

    Hăng thông tấn Pháp trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói rằng đại sứ Campuchia Hos Sereythonh đă được đề nghị đích thân giải thích về lời b́nh luận của ông nói rằng ‘lập trường cứng nhắc và không thể thương thuyết của hai nước trong ASEAN là tṛ chính trị bẩn thỉu.’

    Người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines cho hay ông Hos đă được triệu tập cả trong ngày thứ Hai và thứ Ba, nhưng ông đă cáo ốm và vắng mặt. Ông Hernandez nói rằng phía Philippines sẽ tiếp tục triệu tập ông Hos cho tới chừng nào ông có thể đến được Bộ Ngoại giao Philippines để giải thích về những cáo giác này.

    Những lời b́nh luận này đă được ông Hos gửi cho biên tập viên một tờ báo hàng đầu của Philippines, Philippine Star, trong một bức thư hôm thứ Hai, trong đó ông Hos cáo buộc Philippines và Việt Nam đang hành động để 'phá hoại và cướp đi thông cáo chung' trong quá tŕnh diễn ra hội nghị của ASEAN.

    Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines hôm thứ Ba cho hay Campuchia, một đồng ḿnh thân cận của Trung Quốc đă bác bỏ ít nhất 5 bản dự thảo về tuyên bố chung vốn đă có thể đề cập đến vấn đề lănh hải.

    Hành động này dường như có phần chia rẽ hơn nữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á hai tuần sau khi một hội nghị bộ trưởng của khối này ở Campuchia kết thúc mà không đưa ra được công bố chung.

    Mối bất ḥa này được nhiều người cho là do áp lực chính trị từ phía Trung Quốc, nước đ̣i chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông và muốn giải quyết vấn đề này một cách riêng rẽ với 5 nước khác đang có tranh chấp lănh hải, chứ không muốn đối đầu với ASEAN như là một khối.

    Nhiều thành viên ASEAN đă đổ lỗi cho Campuchia, hiện là chủ tịch khối, v́ đă chịu ảnh hưởng của Trung Quốc khi họ bác bỏ đề xuất của Philippines và Việt Nam để đưa những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc vào công bố chung của khối.

    Ngoại trưởng Indonesia sau đó đă có một chuyến công du con thoi đến một số nước thành viên ASEAN nhằm cứu văn 'sự gắn kết’ của khối, và đưa đến việc một bản tuyên bố chung muộn đă được đưa ra để khẳng định cam kết của khối đối với bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Campuchia, quốc gia độc lập?

    Campuchia, quốc gia độc lập?
    Thủ tướng Hun Sen tuyên bố Campuchia bị mất đất vào tay Việt Nam



    Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm thứ Năm tuyên bố trước quốc hội rằng Campuchia đă mất đất vào tay Việt Nam, nhưng điều đó không xảy ra trong 27 năm ông nắm quyền lănh đạo.

    Theo các hăng thông tấn quốc tế, trong bài diễn văn dài 5 giờ đồng hồ được truyền h́nh truyền thanh trực tiếp trên cả nước, ông Hun Sen nói rằng “Campuchia không có quyền đ̣i lại từ Việt Nam phần đất Khmer Krom, đảo Trol và các đảo khác v́ tấm bản đồ Campuchia lưu trữ ở Liên hiệp quốc.’ Ông cho biết Cựu Hoàng Norodom Sihanouk đă nộp bản đồ đó cho Liên hiệp quốc vào năm 1964.

    Thủ tướng Hun Sen đă giải thích vấn đề biên giới với Việt Nam theo yêu cầu của Đảng Sam Rainsy, là đảng đối lập chính từng nhiều lần tố cáo ông Hun Sen nhượng đất cho Việt Nam.

    Nhà lănh đạo Campuchia cũng lên tiếng bênh vực cho ông Sihanouk và nói rằng không có ai yêu nước hơn nhà vua này. Ông nói thêm rằng Campuchia đă làm hết sức ḿnh để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ, nhưng vấn đề biên giới của Campuchia rất phức tạp v́ những cuộc chiến tranh triền miên trong quá khứ.

    Ông Hun Sen cũng nói rằng việc xây những ṣng bạc nằm sát biên giới Thái Lan và Việt Nam là một phần của sách lược bí mật để bảo vệ đất nước. Ông nói rằng cột mốc biên giới có thể bị dời, nhưng những khách sạn 5 tầng không thể nào bị dời đi nơi khác.

    Campuchia và Việt Nam có chung biên giới 1.270 kilomét, và theo ông Hun Sen, cho đến nay đă có 285 trong tổng số 375 cột mốc biên giới được phân định.

    Nguồn: Xinhua/The Guardian

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Campuchia, quốc gia độc lập?
    Campuchia: Cựu vua Norodom Sihanouk qua đời




    Truyền thông Trung Quốc đưa tin: cựu vua Norodom Sihanouk của Campuchia đă qua đời tại Bắc Kinh, năm nay ông 89 tuổi.

    Ông Sihanouk lên ngôi vua năm 1941 khi 19 tuổi, tiếp tục khi lên khi xuống ở ngôi vua của Campuchia trong hơn 60 năm.

    Trong thời gian ông trị v́, Campuchia đi từ giai đoạn giành độc lập từ tay người Pháp sang gia đoạn chiến tranh, diệt chủng để tạo ra một nền dân chủ mong manh.

    Ông thoái vị năm 2004, nhường ngôi cho người con, Norodom Sihamoni, v́ l‎ư do sức khỏe.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổng thống Obama nêu vấn đề nhân quyền với Thủ tướng Campuchia


    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại hôi nghị cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 4, ở Phnom Penh, 19/11/12


    19.11.2012
    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đă bày tỏ quan ngại về thành tích nhân quyền của Campuchia, trong một cuộc họp mặt mà các giới chức Hoa Kỳ mô tả là “căng thẳng” với Thủ tướng Hun Sen của Campuchia.

    Tổng Thống Obama đă tới thủ đô Phnom Penh hôm thứ Hai, tại đây ông nêu vấn đề về các cuộc bầu cử tự do và công bằng, và việc giam giữ các tù nhân chính trị.

    Phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes thuật lại rằng Tổng Thống Obama đă nói với Thủ tướng Hun Sen là những vấn đề vừa nêu là một “vật chướng ngại” cho việc phát triển mối quan hệ sâu đậm hơn giữa Hoa Kỳ và Campuchia.

    Các giới chức Campuchia đáp lại rằng những quan ngại về nhân quyền đă bị thổi phồng.

    Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Hun Sen, Tổng thống Hoa Kỳ đă gặp 10 nhà lănh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN tại thủ đô Campuchia.

    Nhà lănh đạo Mỹ tới Phnom Penh từ Miến điện, tại đây ông đă ngỏ lời trước một đám đông tại Trường Đại học Rangoon. Tổng Thống Obama nói ông tới đây để giữ cam kết là mở rộng “bàn tay thân hữu.” Ông nói thêm rằng những “ánh sáng le lói của tiến bộ” mà ta đă trông thấy không nên bị dập tắt, mà phải trở thành “Sao Bắc Đẩu tỏa sáng” cho tất cả nhân dân trong nước.

    Tổng thống Hoa Kỳ cũng đề cập tới vấn đề tịch thu đất đai, quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận. Ông kêu gọi hăy chấm dứt bạo động tại Miến Điện, đơn cử các vụ đụng độ đẫm máu mới đây giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi Giáo Rohingya ở bang Rakhine.

    Trước đó trong ngày, ông Obama đă gặp riêng Tổng thống Miến Điện Thein Sein và biểu tượng dân chủ Aung San Suu Kyi tại Rangoon, thành phố chính của Miến điện.

    Sau một giờ hội đàm, trong khi tổng thống Thein Sein đứng bên cạnh ông, Tổng Thống Obama nói với các nhà báo rằng tiến tŕnh dân chủ và cải tổ kinh tế tại quốc gia Đông Nam Á này, có thể dẫn tới những cơ hội phát triển khó tưởng tượng được. Ông nói thêm rằng, ông trông đợi sẽ được đi thăm Miến Điện một lần nữa trong “một dịp khác trong tương lai.”

    Nhà lănh đạo Hoa Kỳ sau đó đă gặp bà Aung San Suu Kyi, nhà hoạt động dân chủ hàng đầu của nước này, tại tư gia ở Rangoon.

    Sau cuộc hội đàm giữa Tổng Thống Obama và Aung San Suu Kyi, cả hai đều là khôi nguyên giải Nobel ḥa b́nh, đă mở một cuộc họp báo chung.

    Tổng Thống Obama nói với các nhà báo rằng ông đă thấy những dấu hiệu đáng phấn khởi tại Miến điện trong năm qua, kể cả việc bà Aung San Suu Kyi được phóng thích khỏi t́nh trạng quản thúc tại gia, và sau đó, được bầu vào quốc hội.

    Tuy nhiên, nhà lănh đạo dân chủ Miến Điện cảnh báo về nguy cơ của “ảo tưởng thành công.”

    Tổng thống Obama nói chuyến viếng thăm tới Miến Điện – chuyến đi thăm đầu tiên của một tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm – không có nghĩa là Hoa Kỳ hậu thuẫn chính phủ Miến điện, nhưng là một sự thừa nhận những tiến bộ đạt được trong tiến tŕnh cải cách chính trị đang diễn ra tại nước này.

    Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Thein Sein, nhà lănh đạo Mỹ gọi nước này là “Myanmar” thay v́ “Burma”, trong khi nói chuyện với các nhà báo.

    “Burma” là tên mà lănh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và phong trào dân chủ của bà chọn và đó cũng là tên chính thức được sử dụng tại Washington.

    Từ năm 1989, nhà cầm quyền quân sự Miến Điện đă quảng bá tên gọi “Myanmar” như một tên chính thức cho nước họ. Chính phủ Hoa Kỳ không chấp nhận tên gọi này, vốn bắt nguồn từ tên rút ngắn của Miến Điện “Myanma Naingngandaw.” Tổng Thống Obama không giải thích v́ sao ông gọi Miến điện là “Myanmar” hôm thứ Hai.

    Chuyến đi thăm này nhấn mạnh chính sách chuyển trọng tâm sang Châu Á của nhà lănh đạo Mỹ giữa lúc ông đang cố gắng giữ lời hứa củng cố nền kinh tế Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ thứ nh́ của ông. Chính phủ của Tổng thống Obama từng tuyên bố sẽ chuyển trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sang Châu Á trong tương lai.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Con rối của người khổng lồ

    Trần Vinh Dự




    Thủ tướng Campuchia Hun Sen.




    26.11.2012
    Vassal state, hay trong tiếng việt có nghĩa gần là thuộc quốc, là quốc gia có đường lối ngoại giao phụ thuộc vào một nước khác, mặc dù có thể có độc lập tương đối về điều hành chính sách trong nước.

    Campuchia có phải là vassal state?

    Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN hồi tháng 7 năm nay đă không đưa ra được tuyên bố chung. Đây là lần đầu tiên một Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung trong lịch sử 45 năm tồn tại của hiệp hội. Theo đánh giá của Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam th́ kết quả này của hội nghị đă tạo ra sứt mẻ nghiêm trọng về uy tín của ASEAN.

    Lư do của việc không thông qua được tuyên bố chung, theo Tổng thư kư ASEAN Surin Pitsuwan, là việc Việt Nam và Philippines muốn văn kiện này đề cập tới tranh căi gần đây giữa Philippines và Trung Quốc tại băi cạn Scarborough nhưng nước chủ nhà Campuchia (là chủ tịch của ASEAN năm 2012) không đồng ư v́ cho rằng đây là xung đột song phương giữa một số nước thành viên ASEAN và một nước láng giềng (ám chỉ Trung Quốc). Theo ngoại trưởng Campuchia, ông Hor Namhong, th́ “cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN không phải là một phiên ṭa, không phải là nơi đưa ra phán quyết về tranh chấp”.

    Lư do mà Campuchia chặn không cho đưa các nội dung về Biển Đông vào tuyên bố chung, theo New York Times dẫn lời một quan chức ngoại giao ASEAN giấu tên, là “Trung Quốc đă mua nước chủ tịch, đơn giản là vậy”. C̣n theo cách viết của Mark MacDonald trên Rendezvous, một phụ trương của International Herald Tribune, th́ “Campuchia và thủ tướng độc tài của nước này, Hun Sen, giờ đă nằm chắc chắn trong quỹ đạo chính trị của Bắc Kinh, có thể v́ phần thưởng tới hơn nửa tỷ USD dưới dạng các khoản vay, tài trợ, và quà tặng của Trung Quốc trong 3 tháng qua. Trong các cuộc gặp gỡ gần đây của ASEAN, Campuchia đă hành xử giống như con rối của Trung Quốc”.

    Thực hư chuyện Campuchia bị Trung Quốc mua hay không là chuyện chỉ có lănh đạo Campuchia và Trung Quốc biết. Tuy nhiên, ngày 12 tháng 7 Tân Hoa xă đă đăng tải thông tin Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Tŕ gặp thủ tướng Campuchia Hun Sen. Bài báo này viết rằng “phía Trung Quốc đánh giá cao sự ủng hộ chắc chắn và lâu dài của Campuchia đối với Trung Quốc trên các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lơi của Trung Quốc”. Không biết có phải là một cách mỉa mai ASEAN hay không, nhưng bài báo này c̣n viết “Dương Khiết Tŕ thể hiện sự đánh giá cao đối với các nỗ lực của Campuchia với tư cách là Nước Chủ Tịch của ASEAN v́ sự thành công của các cuộc gặp này [của ASEAN]” trong khi rơ ràng cuộc họp tháng 7 của các ngoại trưởng ASEAN vừa thất bại v́ không ra được tuyên bố chung.

    Câu chuyện Campuchia đi đêm với Trung Quốc để ngáng chân các nước ASEAN khác đă tạo ra một làn sóng phẫn nộ trong số các nước có liên quan, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Thế nhưng chuyện thọc gậy bánh xe này chưa dừng lại ở đó.

    Vào trung tuần tháng 11 vừa rồi, trong khuôn khổ phiên họp hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN, Campuchia một lần nữa lại trở nên nổi tiếng. New York Times đưa tin rằng trong một phiên họp kín giữa thủ tướng Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN, thủ tướng Campuchia, Hun Sen, đă đọc một bản tuyên bố rằng các nước ASEAN đă đồng thuận rằng vấn đề Biển Đông sẽ không được “quốc tế hóa”.

    Người phát ngôn của đoàn Trung Quốc, Qin Gang, sau cuộc họp này đă phát biểu “Tôi phải nói rằng các nước ASEAN đă đạt được đồng thuận – đă đạt được một tiếng nói chung – và điều này đă được thủ tướng Hun Sen bày tỏ thay mặt cho ASEAN”.

    Thế nhưng hóa ra cái gọi là đồng thuận này chỉ là do sự tưởng tượng ra của ông Hun Sen. Tổng thống Philippines ngay sau đó đă phản đối cái gọi là đồng thuận mà ông Hun Sen mô tả và viết thư cho ông Hun Sen phàn nàn rằng ông này đă bóp méo câu chuyện. Bộ ngoại giao Singapore th́ cho rằng bản tuyên bố của nước chủ tịch đă “trích nhầm” (“misquoted”) ư của các lănh đạo của ASEAN. Nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, cũng phản đối tuyên bố này.

    Sự nóng vội trong việc tâng công của ông Hun Sen rốt cuộc đă biến ông thành tṛ hề. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện này cũng biến ASEAN thành một tṛ hề dưới con mắt của nhiều người. Mark MacDonald viết trên Rendezvous rằng “tại cuộc họp thượng đỉnh lần này, họ thậm chí c̣n không thỏa thuận được với nhau để lập ra đường giây nóng. Thậm chí ngay cả các kẻ thù không đội trời chung như Nam và Bắc Hàn Quốc c̣n có đường dây nóng – thực ra là 3 đường dây nóng”. Ông kết luận “không quyết đoán và choảng nhau trong nội bộ - đó là cách của ASEAN”.

    Bi kịch này của ASEAN do Campuchia gây ra đă có sức “dội” toàn cầu. Giới truyền thông, sau nhiều lần bị Thủ tướng Hun Sen của Campuchia mắng mỏ là lười nhác và ngu dốt, tỏ ra đặc biệt đồng thuận trong kết luận rằng chính quyền nước này đă trở thành con rối của Bắc Kinh. Có vẻ như Campuchia đang hành xử như là một vassal state của Trung Quốc. (c̣n tiếp)

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Con rối của người khổng lồ (phần 2)


    Ông Hun Sen nói thông thạo tiếng Việt không khác ǵ tiếng mẹ đẻ.


    Trần Vinh Dự

    Ảnh hưởng của Việt Nam với Campuchia

    Câu chuyện cách hành xử của Campuchia trong năm 2012 có ư nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam và Trung Quốc. Lịch sử của 3 nước trong khoảng 40 năm trở lại đây đă có nhiều giai đoạn thăng giáng đặc biệt phức tạp.

    Khmer Đỏ được thành lập năm 1968 và ban đầu chỉ là một nhóm du kích nhỏ theo đường lối cộng sản. Cuộc lật đổ hoàng thân Shihanouk của thủ tướng Lon Nol vào năm 1970 và kèm theo đó là việc hoàng thân Shihanouk chạy tị nạn sang Bắc Kinh, liên minh với Khmer Đỏ để lập ra một chính quyền tị nạn của Campuchia (gọi tắt là GRUNK) đă tạo sức bật khủng khiếp cho nhóm này.

    Theo Asia Times, chỉ trong một thời gian ngắn, đội quân của Khmer Đỏ đă tăng từ 6,000 lên tới 50,000 chiến binh, chủ yếu là v́ nhiều nông dân tham gia vào đội ngũ này với ḷng tin rằng họ đang chiến đấu cho vị hoàng tử bị phế chuất Shihanouk. Nhờ sự phát triển vượt bậc này, Khmer Đỏ đă dần dần dành được quyền kiểm soát Campuchia. Tới ngày 17 tháng 4 năm 1975, họ chiếm được thủ đô Phnom Penh.

    Thắng lợi của Khmer Đỏ ở Campuchia không phải ngẫu nhiên. Theo Lao Mong Hay, cựu giám đốc Học viện Khơ Me về Dân chủ ở Phnom Penh và chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Ủy ban Quyền Con người Á Châu ở Hồng Kông, Trung Quốc đă “giúp đỡ Khmer Đỏ từ trước khi họ lên nắm quyền và tiếp tục giúp đỡ Khmer Đỏ ngay cả sau khi Pol Pot đă nắm quyền mà bất kể những chuyện xảy ra cho người dân Campuchia”. Lao Mong Hay cho rằng Trung Quốc đă viện trợ tổng cộng khoảng 1 tỷ USD cho chính thể của Khmer Đỏ ở Campuchia trước năm 1979.

    Ngay sau khi lên cầm quyền, trong giai đoạn 1975-1979, thủ lĩnh Pol Pot của Khmer Đỏ đă t́m cách học theo mô h́nh không tưởng của Mao Trạch Đông về xă hội nông dân. Pol Pot muốn xây dựng một xă hội mà theo mô tả của báo Times là “một Campuchia hoàn toàn không có bất cứ một thiết chế xă hội nào như ngân hàng, tôn giáo, hay bất cứ một loại công nghệ hiện đại nào”.

    Để làm được việc này, Pol Pot đă tiêu diệt tất cả những người không thích hợp với tầm nh́n của ông ta về tương lai của Campuchia. Pol Pot tuyên bố đưa Campuchia về “Năm Thứ Không”, và tất cả trí thức, thương gia, thầy tu, và người nước ngoài bị đảo thải hết. “Cái ǵ thối rữa th́ phải bị đào thải” là khẩu hiệu lúc bấy giờ của Khmer Đỏ.

    Sự đào thải này được thực hiện phần nhiều bằng cách hành h́nh, nhưng cũng nhiều khi bằng cách buộc các nạn nhân phải làm việc tới chết trên các cánh đồng. Cuộc thử nghiệm này của Pol Pot đă dẫn tới một Campuchia đầy đau thương với một phần tư dân số - khoảng 1,7 triệu người- bị giết hại.

    Khmer Đỏ sau này bị truy tố về tội diệt chủng. Tuy nhiên tại thời điểm đó, quốc tế không có bất cứ hành động ǵ. Theo Asia Times, mặc dù biết rơ những hành vi man rợ của chế độ do Khmer Đỏ cầm quyền, Bắc Kinh đă đứng về phía Khmer Đỏ. Có một số báo cáo về t́nh trạng diệt chủng ở Campuchia trong thời gian này nhưng không có bất cứ cuộc điều tra nào của UN hay bất cứ tổ chức quốc tế nào được tiến hành.

    Theo cách nói của báo Times, “việc giết chóc tiếp tục không suy giảm cho đến khi quân đội Việt Nam, mệt mỏi với các cuộc tấn công ở biên giới [Việt Nam-Campuchia] của Khmer Đỏ, đă xâm lược [Campuchia] vào năm 1979 và đẩy Khmer Đỏ trở lại vào trong rừng”.

    Trên thực tế th́ việc “đẩy Khmer Đỏ trợ lại vào trong rừng” của quân đội Việt Nam không dễ dàng như vậy. Theo Lao Mong Hay, Trung Quốc tiếp tục viện trợ tổng cộng khoảng 1 tỷ USD sau năm 1979 để Khmer Đỏ có thể chiến đấu chống lại quân t́nh nguyện của Việt Nam. Ngoài chuyện viện trợ trực tiếp cho Khmer Đỏ, theo Asia Times, Trung Quốc đă nổi giận về hành động của Việt Nam ở Campuchia và v́ thế đă ra lệnh tấn công nhằm “dạy Việt Nam một bài học” và để giữ Pol Pot ở vị trí quyền lực. Nước này đă tổ chức một cuộc xâm lược quy mô lớn ở biên giới phía bắc của Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài một tháng này đă khiến cả hai bên đều thiệt hại nặng với khoảng 20 tới 60 ngh́n người chết.

    Cuộc giải phóng mà Việt Nam thực hiện giúp Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đă đồng thời đặt nền móng cho sự cầm quyền tiếp theo của đảng nhân dân Campuchia (CPP) mà ông Hun Sen là chủ tịch. Bản thân ông Hun Sen cũng có nhiều liên hệ với Việt Nam. Là một cựu sĩ quan trong hàng ngũ Khmer Đỏ, ông Hun Sen tháo chạy sang Việt Nam năm 1977 trong cuộc thanh trừng nội bộ của Khmer Đỏ và được Việt Nam trọng dụng trong hàng ngũ của một thể chế mới của Campuchia do Việt Nam lập ra.

    Đảng CPP của ông Hun Sen đă cầm quyền liên tục từ năm 1979 tới nay và ông Hun Sen đă trở thành thủ tướng từ năm 1985. Trong suốt giai đoạn trước khi Việt Nam chính thức rút quân khỏi Campuchia, quân đội Việt Nam đóng ở nước này đă là tấm khiên chắn cho chính quyền của ông Hun Sen khỏi sự tấn công trở lại của Khmer Đỏ. Từ sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia cuối năm 1989, sự hỗ trợ của Việt Nam với chính quyền non trẻ của nước này vẫn tiếp tục dưới nhiều h́nh thức.

    Ông Hun Sen là người nói thông thạo tiếng Việt không khác ǵ tiếng mẹ đẻ, và sự “gắn bó” của ông với Việt Nam quá rơ ràng tới mức hoàng thân Shihanouk có lần gọi ông là “gă đầy tớ một mắt của Việt Nam” (one-eyed lackey of Vietnam). Nói một cách không quá, Việt Nam đă đổ nhiều tiền của và công sức để hỗ trợ CPP của ông Hun Sen nắm quyền trong một nước Campuchia dân chủ, trong đó đặc biệt là các cuộc bầu cử trong những năm 1998 và 2003 – là các cuộc bầu cử then chốt trong đó sự ủng hộ của nhân dân Campuchia đối với CPP bị thử thách nghiêm trọng.

    Tái thiết Campuchia và sự ảnh hưởng trở lại của Trung Quốc

    Trong quá khứ, Trung Quốc là nước chống lưng cho Khmer Đỏ măi cho tới những năm 1993. Thế nhưng cùng với việc Campuchia được ra nhập ASEAN năm 1999, Trung Quốc đă thay đổi chiến lược và quay sang ve văn chính quyền do CPP lănh đạo. Theo Nation Multimedia, trong khoảng 12 năm trở lại đây, Trung Quốc đă đẩy mạnh quan hệ của nước này với ASEAN, trong đó có Campuchia.

    Tuy nhiên, quan hệ của họ với Campuchia th́ được đẩy xa hơn một chút so với các nước c̣n lại. Theo tờ báo này “Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, biết Trung Quốc có thể giúp nhiều trong việc thúc đẩy kinh tế của nước này phát triển cũng như nâng cao vị thế của Campuchia trong khu vực. Với tư cách là nguyên thủ tại vị lâu nhất trong khu vực, Hun Sen muốn được nh́n nhận như là một lănh tụ đă mang lại hoà b́nh và thịnh vượng đến cho đất nước ḿnh”.

    Cuộc tái thiết Campuchia có sự hỗ trợ của nhiều bên. Campuchia là một trong những nước được nhận nhiều viện trợ nhất trên thế giới với khoảng 12.5% GDP đến từ viện trợ của nước ngoài, theo Statistic Brain. Trước đây, nhất là trong thập kỷ 90, viện trợ của phương Tây chiếm vị trí quan trọng. Tuy nhiên, các khoản viện trợ này thường kèm theo các điều kiện như về dân chủ và nhân quyền và được kiểm soát chặt chẽ. Theo Asia Times, Ngân hàng Thế giới từ nhiều năm nay vẫn cung cấp khoảng 50 tới 70 triệu USD cho Campuchia, chủ yếu phục vụ cho các dự án về y tế và giáo dục. Thế nhưng gần đây Campuchia có vẻ không quan tâm nữa và bỏ ra ngoài tai các khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới, kể cả đe doạ của tổ chức này về việc sẽ ngưng viện trợ.(c̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 06-12-2011, 01:28 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 13-02-2011, 10:59 PM
  3. Giao tranh dữ dội giữa Thái Lan và Campuchia
    By Phó thường dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 06-02-2011, 11:58 PM
  4. Campuchia - Trung Quốc hai mặt giáp công CSVN.
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 01-11-2010, 11:21 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •