Results 1 to 3 of 3

Thread: Câu chuyện của người lính VNCH trấn giữ Trường Sa đến ngày cuối cùng

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    4,101

    Câu chuyện của người lính VNCH trấn giữ Trường Sa đến ngày cuối cùng




    Ông Nguyễn Văn Mười

    Mặc dù yếu thế và trong t́nh h́nh dầu sôi lửa bỏng của cuộc chiến với Miền Bắc, Việt Nam Cộng Ḥa đă làm hết sức ḿnh để bảo vệ phần c̣n lại của đất nước là quần đảo Trường Sa đang có nguy cơ bị kẻ thù ḍm ngó tiếp.

    Trước tiên ông Nguyễn Văn Mười cho biết về quăng thời gian ông phục vụ trong quân đội VNCH như sau:

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Tôi là Nguyễn Văn Mười, tự Nguyễn Hùng, sinh năm 1950. Đầu năm 1968 tôi tham gia vào Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến và sau khi học ra trường tôi được chuyển về Tiểu Đoàn 5 TQLC. Cho đến năm 1970 tôi thuyên chuyển về Tiểu Khu Phước Tuy v́ lư do gia cảnh.

    Tôi đă tham gia nhiều cuộc hành quân với Úc Đại Lợi. Cho đến năm 1971, cuối năm 1971 th́ lực lượng Hoàng Gia Úc đă rút khỏi Việt Nam, trở về nước. Lúc đó Quân Lực VNCH, Tiều Khu Phước Tuy chúng tôi đương đầu với cộng sản cho đến ngày 1 tháng Giêng năm 1973 th́ kư Hiệp Định Paris.

    Quân số của đảo th́ bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39 người, c̣n tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa th́ mỗi đảo chỉ có 20 quân thôi, tức một trung đội.

    Cho đến đầu năm 1975 th́ tôi được lệnh thuyên chuyển ra hải đảo Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa. Khi tôi ra ngoài đảo Sinh Tồn, nó có tất cả là 3 đảo là Sinh Tồn, Nam Yết và Sơn Ca. Nam Yết là bộ chỉ huy chính, Song Tử Tây là bộ chỉ huy nhẹ. Cuộc sống ở đó th́ chúng tôi được chính phủ cấp lương thực hoàn toàn, chỉ có khó khăn về vấn đề nước, nhưng mà tàu hải quân VNCH đă cung cấp nước đầy đủ.

    Quân số của đảo th́ bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39 người, c̣n tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa th́ mỗi đảo chỉ có 20 quân thôi, tức một trung đội.

    Bối cảnh trận chiến

    Mặc Lâm: Ông có thể cho biết hoàn cảnh lúc đó ra sao khi mà đảo Hoàng Sa đă bị Trung Quốc chiếm vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 và đơn vị của ông được điều động ra Trường Sa theo lệnh của ai v́ theo chúng tôi biết th́ trước đó quân đội không trú đóng trên đảo này mà chỉ có mặt tại Hoàng Sa mà thôi?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Dạ thưa, khi mà Trung Quốc đă chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 th́ lúc bấy giờ Việt Nam Cộng Ḥa đă cử một phái đoàn của Bộ Nội Vụ ra để khảo sát Quần đảo Trường Sa, th́ lúc đó một cán bộ của Bộ Nội Vụ là ông Tôn Thất Tùng của Trường Quốc Gia Hành Chánh ra với nhiệm vụ là khảo sát Quần đảo Trường Sa.

    Khi khảo sát Quần đảo Trường Sa rồi th́ về báo cáo với Tổng Thống, th́ Tổng Thống giao cho Bộ Tổng Tham Mưu điều động Tiểu Đoàn 2 TQLC đi ra để củng cố pḥng thủ chiến đấu bảo vệ Quần đảo Trường Sa. Khi bố trí pḥng thủ xong trong ṿng đó th́ giao lại cho Tiểu Khu Phước Tuy quản lư.

    Mặc Lâm: Thưa, ông có thể cho biết là cơ hội nào ông gặp và biết câu chuyện của ông Tôn Thất Tùng và ông có thể kể lại cho thính giả RFA nghe được hay không ạ?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Dạ thưa anh, năm 1986 tôi ra trại tù của A20 ở Xuân Phước (Tuy Ḥa) th́ tôi gặp ông Tôn Thất Tùng là Phó Tỉnh Trưởng của VNCH. Khi đó th́ hai anh em tôi mới trao đổi với nhau vấn đề Quần đảo Trường Sa vào năm 1988 vào khi Trung Quốc đánh Quần đảo Trường Sa bắn giết bộ đội Việt Nam.

    Tôi với anh Tôn Thất Tùng có bức xúc và hai anh em có ngồi tâm sự, th́ anh Tùng có nói rằng năm 1974 khi Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa th́ chính anh là người ra khảo sát Quần đảo Trường Sa. Khi khảo sát xong th́ Tổng Thống Thiệu quyết định trấn giữ Quần đảo Trường Sa.

    Quần đảo Trường Sa có 5 đảo : Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, Song Tử Tây. Nam Yết là bộ chỉ huy chính mà Song Tử Tây là bộ chỉ huy phụ. Bộ Tổng Tham Mưu giao lại cho Quân Đoàn III, rồi Quân Đoàn III giao lại cho Tiều Khu Phước Tuy để quản lư phạm vi của Quần đảo Trường Sa. Tiểu khu Phước Tuy giao cho Tiểu Đoàn 371 là tiểu đoàn cơ động của tỉnh để quản lư Quần đảo Trường Sa, cứ 3 tháng th́ có một đại đội ra thay để mà trấn giữ Quần đảo Trường Sa.

    Nhưng đầu năm 1975, đến ngày 27 tháng 4 th́ khi cộng sản chiếm Đà Nẵng, rồi Nha Trang th́ họ đă chiếm mất hai đảo Sơn ca và Song Tử Tây, c̣n lại 3 đảo th́ chúng tôi cương quyết tử thủ.

    Mặc Lâm: Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến th́ đơn vị của ông có xảy ra cuộc đụng độ nào với quân đội Miền Bắc hay không và họ tiếp quản các đảo như thế nào?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Đến tháng 3 th́ cộng sản đă chiếm đảo Song Tử Tây, và tháng 4 th́ cộng sản đă chiếm đảo Sơn Ca, c̣n lại 3 đảo th́ cộng sản đă đưa tàu chuẩn bị chiếm tiếp 3 ḥn đảo nữa. Trong lúc đó th́ có chiếc WEF-17 và chiếc BSON-14 yểm trợ cho 3 đảo này v́ Nam Yết và Sinh Tồn th́ liền nhau, c̣n Trường Sa th́ nằm ở mé trên đó anh, nên do đó mà cộng sản không thể chiếm được.

    Khi mà Song Tử Tây bị mất th́ chúng tôi đă rút kinh nghiệm rồi, sẵn sàng để mà tử thủ: tử thủ hải đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Nhưng mà đến ngày 17 tây th́ được lệnh của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển, th́ lúc đó chiếc WEF-17 vô hốt quân, chiếc BSON-14 yểm trợ để cho hốt quân.

    Đến ngày 19 th́ đă hoàn tất. Khi chạy về tới bờ biển Vũng Tàu là đúng ngày 30 tây, sáng 8 giờ ngày 30 tây th́ 10 giờ Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng đó anh.

    Mặc Lâm: Trong suốt thời gian đồn trú trên đảo Trường Sa có bao giờ ông thấy sự xuất hiện của tàu Trung Quốc hay của các nước khác tới gần đảo hay không, thưa ông?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Thời điểm đó không có một chiếc tàu nào gọi là quân sự mà đi trong vùng biển của Quần đảo Trường Sa, chỉ có tàu buôn, bởi v́ khu vực Quần đảo Trường Sa có dạng như một “ngă tư quốc tế”, coi như là giao lộ thông thương của Châu Á – Thái B́nh Dương, nên đó là một giao điểm quan trọng nhứt.

    Mặc Lâm: C̣n Đài Loan th́ sao? Họ đóng quân ở đảo Ba B́nh trước đó rất lâu khi Việt Nam có mặt tại những ḥn đảo kế bên th́ thái độ của họ ra sao, thưa ông?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Đài Loan có một đảo là đảo bây giờ họ đang giữ mà ngày xưa ta gọi là Thái B́nh nhưng họ gọi là đảo Ba B́nh. Nó là đảo lớn nhứt của Quần đảo Trường Sa. Khi chúng tôi đóng quân ở đó, Philippines th́ ở đảo Song Tử Đông gần Song Tử Tây, th́ hai bên thường xuyên chạy qua trao đổi với nhau rất là t́nh cảm.

    C̣n đảo Thái B́nh do Đài Loan chiếm giữ, khi mà tàu hải quân của VNCH chạy ngang gần bờ của đảo Thái B́nh th́ đảo Thái B́nh báo động và cho trực thăng và tàu chiến ra, nhưng khi ra thấy cờ của VNCH th́ họ kéo trở vô đảo chớ không đưa tàu chiến ra nữa. Đài Loan chưa bao giờ có một tư thế để lấn chiếm Quần đảo Trường Sa.

    Mặc Lâm: Xin ông cho biết từ Vũng Tàu ra Trường Sa th́ hải tŕnh gần như gấp đôi từ Nha Trang ra, tại sao Bộ Tổng Tham Mưu lúc đó không giao sự quản lư Trường Sa cho Quân Đoàn II mà lại giao cho Quân Đoàn III?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Bộ Tổng Tham Mưu giao cho Quân Đoàn III bởi v́ Quân Đoàn III quản lư thực tế c̣n thực chất là do Hải Quân quản lư ở biển, bởi v́ Hải Quân VNCH ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân rất đông, họ di chuyển dễ dàng hơn ở Nha Trang, c̣n tàu chiến lớn đậu ở Sài G̣n.

    Nha Trang thuộc Vùng 2 Duyên Hải không có tàu lớn mà chỉ có loại tuần duyên không à, do đó giao lại cho Quân Đoàn III để mà chuyên chở quân đội đi cho dễ dàng dó anh.

    Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn ông!

    * Nghe Audio xin vào link nầy: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012135527.html

    ----------------------------------------------
    * Ghi chú: Hai số điện thoại miễn phí gọi từ Việt Nam để thông tin & chia sẻ với đài Á Châu Tự Do (RFA) Ở Hà Nội: 0438 0123 14 .
    Cư ngụ tại Sài G̣n: 0838 0123 14


    * RFA Radio Website: http://www.rfa.org/vietnamese

  2. #2
    Member
    Join Date
    10-01-2012
    Location
    Brazil
    Posts
    12

    Cọng sản cho Tàu cọng tự do chiếm đảo !

    Triều đại Nông Đức Mạnh mở cửa cho Tàu tràn vào VN ồ ạc , nào là nhân công , lái thương ... gián điệp nguỵ trang dân sự .
    Vụ HS - TS cọng sản VN ém tin v́ đả lở làm tôi mọi cho Bắc Kinh .
    Ngày nào đó phải cho Nông Đ Mạnh và Lê Khả Phiêu vào tù v́ tội bán nước VN cho quan thầy TC !

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Location
    New England
    Posts
    710
    Quote Originally Posted by tony Binh Dinh View Post
    Triều đại Nông Đức Mạnh mở cửa cho Tàu tràn vào VN ồ ạc , nào là nhân công , lái thương ... gián điệp nguỵ trang dân sự .
    Vụ HS - TS cọng sản VN ém tin v́ đả lở làm tôi mọi cho Bắc Kinh .
    Ngày nào đó phải cho Nông Đ Mạnh và Lê Khả Phiêu vào tù v́ tội bán nước VN cho quan thầy TC !
    Tri di tam tộc ...lập nhóm mật vụ chuyên đi bắt con chắu của mất tên này về, bắt phải nhả hết tiền trong bank ra để trả lại cho quốc gia, không th́ cấm xuất ngoại chỉ cho ở nhà tranh nhà lá, bắt làm nông cho chúng biết thế nào .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến
    By anlocdia in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 23-03-2012, 03:05 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 15-11-2011, 10:59 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 17-06-2011, 10:11 PM
  4. Tâm T́nh Của Những Người Lính VNCH Anh Dũng
    By Tigon in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 1
    Last Post: 22-02-2011, 10:22 PM
  5. Người Lính VNCH ... Những T́nh Khúc Một Thời Chinh Chiến.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 19-01-2011, 01:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •