SỰ TRẢ THÙ ĐÊ HÈN VÀ DĂ MAN
Mũ Nâu Thiên Lôi kể lại
Cái chết của Cố Thiếu Tá BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ
Trong quân sử của cuộc chiến Quốc Cộng kéo dài từ 1954-1975, có khá nhiều những chiến công hiển hách của những đơn vị QLVNCH hay của từng cá nhân, người lính VNCH từ cấp Chỉ huy đến hàng binh sĩ. Hai mươi mốt năm, cuộc chiến đấu của người Miền Nam chống trả và ngăn chặn từng đợt xâm lăng từ miền Bắc Việt Nam, người anh em cùng chung huyết thống, cùng mang ḍng máu Lạc Hồng, nhưng đă đánh mất t́nh người. – U mê với chủ thuyết không tưởng Cộng Sản, bằng vỏ khoác “thế giới Đại Đồng”, thực ra là sự tàn bạo, dă man và đê tiện mới chính là điều căn bản của bọn người man rợ đó. Và, đau đớn biết bao , từ thế hệ này đến thế hệ khác thanh niên Miền Nam cùng nhau gia nhập quân ngũ, dắt d́u nhau đi vào nơi lửa đạn, để truy diệt kẻ xâm lược. Từng gia đ́nh từng cá nhân mặc nhiên chấp nhận mọi thua thiệt, mọi thương đau để đem sức ḿnh đóng góp vào cuộc chiến ngăn chặn ấy. Những mong có một ngày những kẻ gieo rắc tai ương cho dân tộc sẽ nhận ra sự phi lư, nhận ra thân phận ḿnh đang dùng súng đạn để tương tàn, nhận ch́m tổ quốc, dân tộc vào vũng lầy của máu, của thịt da chính ḿnh và lúc đó họ cũng sẽ nhận ra được chính cuộc chiến tranh đă hủy hoại tàn nhẫn quê hương, chung quy cũng chỉ là ước muốn áp đặt một chủ nghĩa chính trị không giống ai và chính cuộc chiến chỉ là phục vụ cho thế lực và mưu đồ của ngoại nhân. Và, lúc đó họ sẽ từ bỏ giấc mộng điên cuồng, hoặc cả hai bên cùng gác súng, trở về với chính ḿnh, cùng chung lo gây dựng lại những đổ nát, hoang tàn, chữa trị những vết thương đang hoá ḍi trên thân thể Mẹ Già Việt Nam.
Thật phủ phàng và cay đắng, tất cả đă trở thành ác mộng, đă thắt cổ chết treo cho mọi mơ ước, mọi cầu mong của dân Việt. Cuộc chiến cũng chấm dứt. Tiếng súng đă thôi không c̣n vang vọng bên tai mọi người, nhưng chính ngay sau lúc tiếng súng vừa im lặng trên lănh thổ, th́ cũng là lúc bạo tàn, tủi nhục và nước mắt được đong đầy, ngập khắp lănh thổ Miền Nam, đâu đâu cũng chỉ c̣n là tiếng than tiếng khóc, nỗi thống khổ nặng như đá tảng đè trên thân xác mỗi người , lù lù trong mỗi gia đ́nh như một tiền oan nghiệp chướng. Những người lính VNCH phải buông súng trong tức tưởi, nghẹn uất, có người c̣n ngơ ngác tự hỏi : Lẽ nào ta lại quy hàng? Trong tất cả những bài học quân sự, tất cả mọi binh thư, binh thuyết và những huấn lệnh của thượng cấp, người lính chưa hề được nghe một lời nào nhắc đến sự quy hàng – Thế mà bây giờ họ laị được lệnh gác súng – người lính không ngẩn ngơ, đau uất sao được.- Tôi muốn dùng chữ LÍNH ở đây để chỉ chung cho QLVNCH, không dành cho riêng một thứ cấp nào của quân đội chúng ta. Trong sự ngỡ ngàng, sự uất nghẹn ấy, đă có rất nhiều quân nhân VNCH tuẫn tiết, chẳng riêng năm vị tướng, thậm chí cả những người lính cũng chọn cái chết để tạ lỗi với quê hương, với dân tộc v́ họ cảm nhận ḿnh đă không tṛn trách nhiệm, không tṛn bổn phận của người bảo vệ tự do và độc lập, như trường hợp của một Hạ Sĩ Biệt Động Quân nhất định không cởi bỏ binh phục, đă cho nổ trái lựu đạn, để thân xác ḿnh tan nát, trước sự bàng hoàng, kinh hăi và kính phục của hai người đồng đội và dân chúng trước cửa tiệm phở gà đường Trương Tấn Bửu; hay câu chuyện đầy nước mắt và bi hùng của năm người lính Nhảy Dù, sau khi nhận được lệnh buông súng, họ đă bàn với nhau, uống những giọt cà-phê cuối đựng trong bi-đông, hút điếu thuốc Quân Tiếp Vụ chót, ai nấy xé bao thuốc lấy cái h́nh người lính trong tư thế tác chiến, dưới bóng quốc kỳ, bỏ vào túi áo ngực ḿnh. Sau chót, họ – năm người chiến binh Mũ Đỏ- dơng dạc nói với những người dân cư ngụ chung quanh khu Hồ Tắm Cộng Hoà, ngă ba Ông Tạ: “Xin vĩnh biệt bà con, chúc tất cả bà con ở lại mạnh khoẻ và may mắn – xin bà con dang xa chúng thôi để tránh sự nguy hiểm”. Mọi người c̣n đang ngơ ngác, cứ tưởng anh em Mũ Đỏ nói họ tránh ra để không bị nguy hiểm do đạn giao tranh. Chẳng dè, năm người lính Dù đă ngồi xuống thành ṿng tṛn, lấy từ ba lô ra lá Quốc Kỳ VNCH, trải trên mặt đất. Cả năm người cùng dang rộng ṿng tay, rút chốt trái lựu đạn, bỏ trên mặt lá cờ và cùng nhau gục xuống để cho tiếng nổ đanh gọn, kết thúc cuộc sống của họ – Thịt da tan nát cùng lá cờ. Nơi họ tự ải chỉ cách nhà mẹ tôi khoảng chừng 150 mét. Người dân đă khóc thưong họ, nhưng chỉ dám khóc thầm, lúc nầy kẻ thù đă ngự trị toàn Miền Nam.
Đồng một lúc với sự đầu hàng ép buộc sự buông súng không thuận ư, cũng là lúc kẻ thù – Cộng quân – bắt đầu sự trả thù, khởi sự báo oán trên sinh mệnh người lính VNCH và trên sự an toàn, hạnh phúc của dân chúng Miền Nam. Tội ác của Cộng Sản Việt Nam sổ sách nào ghi cho đủ, kể lại bao lâu cho hết; cũng như gương bất khuất của người lính, nhắc lại cho nhau nghe, giương danh tên tuổi họ cho mai hậu, tưởng chẳng bao giờ thừa dư, mà chúng ta cần phải nêu lại để tự nhắc với ḷng ḿnh niềm oán hận, nỗi thù c̣n hằn c̣n nguyên một khối kết đặc trong hồn chúng ta, khó ḷng xoá nhoà, gột bỏ v́ kẻ thù ta c̣n đấy, vẫn đang hàng ngày phủ chụp bàn tay vô luân của chúng trên quê hương, trên từng ly vuông da thịt người dân. Gưong anh dũng hy sinh, thà chết nhất định không hàng giặc trong những ngày cuối cùng của Miền Nam tự do, diễn ra khắp nơi, trên bốn vùng chiến thuật và trong tất cả mọi quân binh chủng chủ lực quân, lực lượng bán quân sự, thậm chí ngay cả anh Nhân Dân Tự Vệ sinh sống ở Cống Bà Xếp (Hoà Hưng) đă treo cổ chết nơi sau nhà để khỏi bị giặc hành hạ.
Ở đây trong bài viết này, tôi chỉ xin được đơn cử một gương can đảm bất khuất của một quân nhân BĐQ, đồng thời cũng chính anh hứng chịu sự trả thù, và, ngay cả gia đ́nh anh – cha mẹ, vợ con anh cũng không thoát, đă bị hành hạ tinh thần liên tục và đê tiện. Sự trả thù đáng được đem ra gọi là điển h́nh theo quan niệm của giặc Cộng . Anh là Thiếu Tá Trần Đ́nh Tự, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 38 – Liên Đoàn 32 BĐQ (Liên Đoàn 5 BĐQ trước kia). Trước khi kể lại sự hy sinh của chiến hữu BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ, xin cho phép tôi được ngưọc về dĩ văng để viết vài điều tôi được biết về anh theo lời thuật của thân mẫu anh.
Trần Đ́nh Tự, sinh năm 1943 ở Hà Nội, thuở nhỏ học Tiểu học Ngô Sĩ Liên (phố Hàm Long), nhà lại ở khá xa, măi tận phố hàng Than, nhưng anh rất chịu khó lẽo đẽo đi bộ đến trường không cần ai phải đưa đón. Thân phụ Tự là công chức, làm việc trong Toà Thị Chính thành phố. Thân mẫu là giáo viên, bà dạy tại trường Tiểu học ngoại ô Hà Nội, và có lẽ cuộc đời, sinh hoạt hàng ngày của Trần Đ́nh Tự là do sự giáo dục, ảnh hưởng sâu đậm của mẹ ḿnh. Trầm lặng và ngăn nắp là bản tính của Tự. 1954 được 11 tuổi, Tự được cha mẹ đem vào Miền Nam theo cuộc di cư vĩ đại. Tại Sàig̣n, tự học Trung học nơi ngôi trường có truyền thống giáo dục tốt đẹp và kỹ lưỡng v́ trước đó trường thuộc hệ thống quản trị và chương tŕnh dạy dỗ do Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Trường Hồ Ngọc Cẩn.
Cũng theo thân mẫu anh nói lại, ngay từ lúc mới biết làm toán, Tự đă tỏ ra khá giỏi và mỗi năm mỗi lớp, ở môn toán, Tự là số 1 không ai tranh được. Các môn học khác, Tự rất dốt, đủ đỉểm trung b́nh là may. Cả ngày chỉ cặm cụi làm toán, ngoài ra các môn khác học để đủ điểm mà thôi. Sau khi tốt nghiệp bậc Trung học, đậu bằng Tú Tài toàn phần ban toán, lẽ ra Tự sẽ tiếp tục ở Đại học nào đó do anh chọn và v́ những lư do chưa đến tuổi nhập ngũ, trong gia đ́nh đă có hai người anh đang phục vụ trong những cơ quan trực thuộc quy chế quân đội, dù có đến tuổi, Tự vẫn c̣n được huởng trường hợp hoăn dịch để trau dồi học vấn. Thế nhưng, Trần Đ́nh Tự đă làm đơn, đem đến Bộ Quốc Pḥng để nộp xin t́nh nguyện được gia nhập quân đội. Anh xin đi học khoá 14 Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức. Điều này đă tạo ra không khí trầm uất, phiền ḷng trong gia đ́nh Tự, thời gian hai ba tháng. Cha mẹ Tự mong mỏi ít ra Tự cũng phải đến Đại học vài năm, sau đó sẽ tính nhưng Trần Đ́nh Tự đă làm ngược lại.
Măn khoá, Trần Đ́nh Tự được bổ sung tài nguyên sĩ quan cho Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng ở miền Tây Nam phần. Sau sáu tháng Tự lại một lần nữa ít nhiều gây ưu phiền cho gia đ́nh. Anh làm đơn xin t́nh nguyện được phục vụ trong binh chủng BĐQ. Anh được toại nguyện. Ngày tôi về tŕnh diện TĐ 33 BĐQ ở Biên Hoà, Tự đă có mặt tại đơn vị này từ bao giờ, v́ tôi nhập ngũ sau Tự ba khoá. Tôi học khoá 17 STQB/TĐ. Thật ra, những ngày đầu về đơn vị, cũng là đầu đời nữa, đơn vị tác chiến của một binh chủng, dường như có nhiều người cảm thấy e ngại khi nhắc đến. Cuộc sống của binh chủng quá nhiều vất vả, hiểm nguy. Tôi cũng thấy rụt rè, lo âu, thái độ luôn luôn băn khoăn tự hỏi ḿnh sẽ phải làm ǵ ở những ngày sắp tới, chẳng những âm thầm quan sát từng cử chỉ, đi đứng của anh em HSQ, binh sĩ nhất là mọi động tác của các vị sĩ quan, tôi đều ghi nhận để học lóm hầu có thể xài cho ḿnh sau này.
Lần đầu tôi gặp Trần Đ́nh Tự, tôi chào anh theo quân cách, Tự không đáp lại, mặt nghênh nghênh và cổ th́ quẹo qua một bên. Tôi tức uất người, nhủ thầm : tên Thiếu Úy này lối, nghênh ngang và cao ngạo. Tôi gh́m trong đầu và luôn luôn quẩn quanh với thành kiến Trần Đ́nh Tự khinh người, dĩ nhiên, tôi cũng cảm thấy không ưa Tự…
Tôi đem chuyện này kể lại với Thiếu Úy Lê Kỳ Ngộ, vị sĩ quan đàn anh và là thầy dạy tôi trong trường SQTB/TĐ, nay cũng phục vụ trong binh chủng BĐQ, anh ở ĐĐ3/33. Tôi than phiền với anh Ngộ về thái độ ngạo mạn của Tự. Anh Ngộ cười ngất : “Đ. ơi, tội nghiệp nó, không phải Tự nó nghênh hay kênh ǵ đâu, niễng niễng là có tật đấy, có lẽ hồi c̣n nhỏ nó bị gió máy làm vẹo cổ. Bản tính Tự trầm lặng chứ không phải nó ngạo mạn. Tôi biết rơ tính nết hắn nhiều lắm.” Anh Ngộ c̣n khuyên tôi: “Ráng hoà nhập với đời sống quân ngũ, lâu rồi sẽ quen. Có thể Tự và Đ. sẽ thân nhau hơn người khác không chừng”.
Bookmarks