Page 1 of 4 1234 LastLast
Results 1 to 10 of 38

Thread: Ḍng nước mắt cho một bản quốc ca

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ḍng nước mắt cho một bản quốc ca

    Tạp ghi Huy Phương


    D̉NG NƯỚC MẮT CHO MỘT BẢN QUỐC CA




    Trải qua một thời gian dài nước mất nhà tan, bị tù đày, gia đ́nh ly tán, phải sống dưới một chế độ thù nghịch, ngày được ra khỏi đất nước, được đứng nghiêm trang, mắt ngước nh́n lá quốc kỳ thân yêu xa vắng bao nhiêu năm, tai nghe lại điệu nhạc hùng tráng năm xưa, ḷng bỗng dưng xôn xao bao kỷ niệm, hai ḍng nước mắt tuôn rơi.

    Đă bao nhiêu người mang tâm trạng như tôi vào những ngày đầu đặt chân đến xứ người.

    Phải chăng những điều ǵ đă mất khiến cho ḷng chúng ta tiếc nuối và xót xa.

    Nhớ mới một buổi sáng ngày nào, buổi chào cờ cuối cùng tại đơn vị và không ai ngờ đó là buổi chia ly, tan đàn xẻ nghé.

    Anh em đồng ngũ mỗi người đi về một hướng, người vượt thoát ra đi bỏ lại quê hương, người vào chốn lao tù nơi chốn rừng sâu nước độc. Gia đ́nh miền Nam bỗng dưng tan tác, mỗi người lâm vào cảnh, không cách biệt giữa hai bên bờ sinh tử th́ cũng ngh́n trùng biệt ly.

    Có những bản quốc ca xưa hàng trăm năm như quốc ca Hà Lan từ thế kỷ XVI, nhưng cũng có những bản quốc ca chỉ vang vọng trong một thời, non yểu trong hoàn cảnh chiến tranh, của một quốc gia vừa thành h́nh đă bị định mệnh chôn vùi.

    Trong đất nước ấy, tuổi trẻ bị dập vùi trong lửa đạn, tương lai mờ mịt trong khói súng, và những niềm hy vọng sớm tàn phai.

    Để bảo vệ cho tự do của miền Nam, một triệu thanh niên dưới lá quốc kỳ, đă nằm xuống, xương tàn cốt mục, mà bây giờ đă gần bốn mươi năm hài cốt vẫn c̣n xiêu lạc.

    Quốc ca đâu phải là một bản nhạc của một nhạc sĩ si t́nh nào đó viết cho một người, để đời sau những người ca sĩ hát lại cho những người mang cùng tâm trạng riêng lẻ ấy thưởng thức.

    Quốc ca là nhạc phẩm của một người viết cho triệu người nghe.

    C̣n tiếp....

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Xin đừng ai dạy bảo cho chúng ta biết định nghĩa thế nào là một bản nhạc hay.

    Lời đẹp, nhạc hay, nhưng tiếng “hay” không nói lên được một điều ǵ cả.

    Một bản nhạc mới được tác giả sáng tác xong, nếu mới nghe qua chỉ là đợt sơ khảo, mang cho người nghe cái cảm giác ban đầu hời hợt.

    Suối từ nguồn chỉ là những ḍng nước, trở thành những con sông, chảy qua những bờ lau, cánh đồng, qua những chiếc cầu, qua xóm làng, tới những b́nh minh rực rỡ, đến những buổi chiều nắng xế và chan ḥa với đại dương.

    Nhạc vô hồn nếu nhạc không mang những kỷ niệm, không in dấu được thời gian, không có quá tŕnh vui buồn với cuộc sống của con người.

    Có ai nghe một bản nhạc mà không nhớ đến một quăng đời, không nhớ đến một kỷ niệm, không nhớ đến một người, ví dụ như trong câu hát nghe rất ngậm ngùi, liên tưởng trong thời chiến tranh: “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa, mà không nhớ thương người mẹ già” (PD).

    Tiến Sĩ Schubert là học giả nghiên cứu nghệ thuật tŕnh diễn của Đại Học New South Wales Úc cho rằng:

    ”Nếu hỏi bất cứ ai bài hát họ ưa thích nhất là bài nào, nhiều người đă trả lời, đó là những bài hát mà họ đă từng nghe ở thiếu thời hay lúc mới trưởng thành”.

    Theo ông, những bản ca khúc luôn đọng lại trong tâm trí người nghe với nhiều nguyên do khác nhau như các khái niệm văn hóa, qua kinh nghiệm và sự việc được lặp lại nhiều lần.

    Chúng ta, v́ vậy không lấy làm lạ khi những ca khúc thời chinh chiến hay những bản t́nh ca xuất hiện trong thời gian 65-75, gần 40 năm sau đều được đón nhận nồng nhiệt bởi những người bước vào tuổi 60 ngày nay ở ngoài hay trong đất nước.

    Chúng ta thường mủi ḷng nhớ đến quê hương đă bỏ xa khi nghe những khúc dân ca, những tiếng đàn bầu như lời than thở, những tiếng nhị hồ như lời khóc than. Và những con đ̣, những đêm trăng, những ḍng sông, những bờ tre, những cánh đồng, những tiếng ḥ, những ǵ của làng mạc đă xa của một thời thơ ấu như sống lại.

    Đó không chỉ là tiếng gọi của quê hương mà là tiếng th́ thầm của dĩ văng, bỗng dưng hiện về.

    Trong âm nhạc, dân ca hay những bản nhạc mang âm hưởng dân ca thường đánh động đến ḷng người và dễ gây xúc động làm người ta rơi nước mắt.

    C̣n tiếp ....

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Nhưng nếu có một ca khúc tác động vào ḷng người nhất th́ tôi không ngần ngại nói rằng đó là bản quốc ca.

    Không phải ngày đầu tiên ĺa xa đất nước ra đi, bỏ lại tất cả những ǵ gọi là thân yêu từ quê hương ruột thịt mà người ta đă khóc khi nghe lại bài quốc ca, mà cho đến bây giờ, gần mấy mươi năm qua, tất cả tưởng như đă rơi vào quên lăng, nhạt nḥa theo thời gian, những ḍng nhạc như đă khơi lên những “trào lệ cảm”(*) trong ḷng chúng ta.

    Nhiều bản nhạc chỉ nhắc cho chúng ta nhớ đến một người, hôm nay bài quốc ca làm cho chúng ta nhớ đến hàng triệu người. Những người đă phải rời bỏ đất nước v́ tự do, xa cội nguồn, đă bị xô đẩy đi khắp chân trời góc biển.

    Bài hát nhắc cho chúng ta nhớ đến những người đă chiến đấu, hy sinh thân xác và chết dưới cờ trong suốt một thời gian giữ nước.

    Bài hát làm cho chúng ta nhớ lại những cánh rừng, những con đường, những băi biển, là chiến trường, nơi mà anh em ta đă gục ngă.

    Bài hát làm cho chúng ta nhớ lại nỗi nhục tù đày, những chiến hữu cụt què bất hạnh, những góa phụ cô đơn.

    Bài hát nhắc lại cho chúng ta khoảng thời gian ba mươi năm, dù là ngắn ngủi nhưng tràn đầy kỷ niệm.

    Bạn đă thấy người khác khóc và chính bạn đă hơn một lần nhỏ lệ cho quốc ca.

    Xin hăy hát lên bài quốc ca, hăy ràn rụa nước mắt để khóc cho một nền tự do đă bị đánh mất, hổ thẹn cho một nền ḥa b́nh trong tủi nhục và để nghĩ đến những người chết cho chúng ta sống, những người bị thương tật cho chúng ta lành lặn, những người ở lại cho chúng ta ra đi.

    (*) Chữ của Hà Mai Anh trong “Tâm Hồn Cao Thượng.”


    Huy Phương

    http://nguoivietutah.org/2011/?p=19334

  4. #4
    Saint Ola
    Khách
    Có bao giờ hỏi Lưu Hữu Phước nghĩ ǵ về bản quốc ca hay không?

  5. #5
    Saint Ola
    Khách

    Quốc Ca Hay Quốc Nhục Trần Viết Đại Hưng

    http://daihung.webs.com/quocca.html

    Quốc Ca Hay Quốc Nhục
    (V́ Sao Đă Có Chuyện Tranh Căi Đổi Quốc Ca Xảy Ra)

    Trần Viết Đại Hưng
    Chuyện tranh luận sôi nổi đổi quốc ca xảy ra đă trên mười bốn năm nay. Là người đầu tiên chủ trương cần phải thay đổi quốc ca Việt Nam Cọng Ḥa, tôi thấy cũng cần lên tiếng về vụ này để làm sáng tỏ mọi chuyện. Tại sao lại có chuyện đ̣i thay quốc ca và nguyên nhân v́ đâu? Chuyện này có phải do Bác sĩ Bùi duy Tâm chủ trương hay do nhà báo Nguyễn hữu Nghĩa chủ xướng hay không? Có phải Nhạc sĩ Phạm Duy "đứng trước, đứng sau "cổ vơ bài hát " Việt Nam , Việt Nam của ông làm quốc ca như lời tố cáo hồ đồ của cựu Luật sư Nguyễn văn Chức không hay Phạm Duy chỉ bị hàm oan? .Chuyện tranh căi đổi quốc ca diễn tiến như thế nào và người quốc gia học hỏi được những ǵ ích lợi trong chuyện bàn căi về quốc ca. Những người chủ trương bỏ bài quốc ca cũ có lư do chính đáng để thuyết phục mọi người không? Những người cố ư giữ lại có thật là những người yêu nước hay chỉ là những những người chỉ mong giữ lại một thời vàng son của quá khứ ? Bài viết này có mục đích giải thích tại sao lại có chuyện đổi quốc ca , đồng thời làm sáng tỏ tất cả những vấn đề chung quanh chuyện giữ hay đổi quốc ca, v́ đây là một vấn đề đấu tranh tối quan trọng chứ không phải là chuyện phiếm nói qua rồi bỏ.
    Tôi học trung học ở trường Trung học công lập Pleiku từ năm 1970 đến 1975 (Từ lớp 6 đến lớp 10). Khoảng chừng năm 1972 tôi có học nhạc với giáo sư Nguyễn văn Vinh. Ông là người Bắc di cư vào nam năm 1954, ông có tướng ốm nhom , người cao lênh khênh, có nhà ở gần sân vận động Pleiku. Trong những giờ dạy nhạc, Thầy Vinh có tâm sự với học sinh là thầy có gửi thư cho Tổng thống, Quốc hội, và Tối cao pháp viện yêu cầu nhằm băi bỏ bài quốc ca đương thời ( Bài " Tiếng gọi thanh niên" có sửa chút ít lời). Lư do chính yếu v́ tác giả bài ca là Lưu hữu Phước, vốn là một cán bộ Cộng sản gộc. Ông đề nghị lấy bài hát " Việt Nam, Việt Nam " của nhạc sĩ Phạm Duy để thay đổi bài ca của Lưu hữu Phước. Ông uất ức tâm sự với đám học sinh chúng tôi là đề nghị thay quốc ca của ông chẳng ai thèm đoái hoài đến.

    Đề nghị thay quốc ca của ông , nói theo ngôn ngữ thơ của Phùng Quán, đă in sâu vào đầu óc tôi như " một vết son đỏ chói".

    Trong những ngày cuối cùng của miền Nam, khi ṿng vây của quân đội Cộng sản dần dần khép kín Sài g̣n th́ Đài phát thanh Hà Nội đă liên tiếp cho phát thanh bài hát của " Tiến về Sài G̣n " của Lưu hữu Phước , :

    " Tiến về Sài g̣n, ta quét sạch giặc thù.
    Hướng về đồng bằng, giải phóng thành đô. "

    Không ai c̣n chối căi là chúng ta đang sử dụng một bài ca mà tác giả của nó gọi chúng ta là " giặc thù".Ngoài ra, Lưu hữu Phước c̣n là tác giả của hai bài hát " Lănh tụ ca" và " T́nh Bác sáng đời ta " nhằm ca tụng Đảng Cộng sản và Hồ chí Minh(2) Những người quốc gia hôm nay có chấp nhận được chuyện tác giả bài Quốc ca của ḿnh đi ca tụng tên quỷ vương Hồ chí Minh hay không? Nếu không th́ phải mạnh dạn bắt tay vào việc thay thế bài Quốc ca oan trái này ngay. Chính v́ sự lỗi lầm của những chính quyền quốc gia mà ngày nay người quốc gia phải chịu cảnh bẽ bàng là phải dùng một bài hát của một tên Cộng sản làm linh hồn cho cả một miền Nam tự do. Ngày xưa đă có câu nói " Làm thầy thuốc dở th́ chỉ hại một người ,làm chính trịø sai lầm th́ hại nhiều thế hệ, làm văn hóa sai th́ hại đến muôn đời", cứ suy vào chuyện sai lầm về bài Quốc ca th́ thấy câu nói của người xưa đúng là một nhận xét khôn ngoan và chính xác đến chừng nào.

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Cộng sản chiếm được cắm cờ chiến thắng ở Dinh Độc Lập, ngay tối hôm ấy, tôi cũng như mọi người dân ở thủ đô Sài g̣n nh́n thấy lá cờ của Mặt trận giải phóng Miền Nam tung bay phất phới trên Đài truyền h́nh và kèm theo đó là quốc ca của Mặt trận giải phóng Miền Nam, đó là bài " Giải phóng Miền Nam" của Lưu hữu Phước ( được kư dưới bút danh " Huỳnh minh Siêng") với những lời ca như sau"

    " Giải phóng miền nam chúng ta cùng quyết tiến bước.
    Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước.
    Ôi xương tan máu rơi, ḷng hận thù ngất trời, sông núi bao nhiêu năm cắt rời.
    Đây Cửu Long hùng tráng , đây Trường Sơn vinh quang.
    Thúc giục ḷng ta xông pha đi giết thù.
    Vai sát vai chung một bóng cờ.
    Vùng lên, nhân dân miền nam anh hùng.
    Vùng lên xông pha vượt qua băo bùng.
    Thề cứu lấy nước nhà, thề hy sinh đến cùng, cầm gươm ôm súng xông tới.
    Vận nước đă đến rồi, b́nh minh sáng khắp nơi, dựng xây non nước sáng tươi muôn đời."

    Dĩ nhiên trong lúc đó , không ai ngờ ông nhạc sĩ của bài quốc ca của Mặt trận giải phóng miền Nam cũng là lại nhạc sĩ tác giả bài quốc ca của Việt Nam cộng ḥa ! Thật trong đời không c̣n ǵ mỉa mai và cay đắng hơn!

    Vài năm sau tôi nh́n thấy cuốn tuyển tập nhạc của Lưu hữu Phước, có b́a màu xám chụp h́nh tác giả, được này bán khắp mọi nơi. Trong sách có những bài ca quen thuộc của Lưu hữu Phước như " Xếp bút nghiên" ," Bạch đằng Giang", " Kết đoàn" và dĩ nhiên có cả bài " Thanh niên hành khúc" với lời ca nguyên thủy chứ không như những lời có sửa lại chút ít để làm bài quốc ca Việt Nam cộng ḥa sau này. Sau này trong chuyện tranh căi đổi quốc ca, một số người muốn giữ lại, đă rán chứng minh bài hát " Tiếng gọi thanh niên" của Lưu hữu Phước là một bài hát " quốc gia"!. Một bài hát của một nhạc sĩ Cộng sản, được một nhà xuất bản Cộng sản xuất bản th́ không thể là một bài hát của người quốc gia được. Thật tội nghiệp cho những kẻ rán giữ lại bài hát mà đuối lư không chứng minh được lư lịch quốc gia của bài hát nên chỉ c̣n căi chày , căi cối và nói trây mà thôi.

    Tôi đến Mỹ năm 1980 và cũng bao nhiêu người tỵ nạn khác, tôi cũng lu bu với chuyện học, chuyện làm. Những vấn đề lấn cấn về Quốc ca hầu như trôi vào quên lăng.

    Cho đến một hôm khi đọc cuốn hồi kư trại cải tạo " Đại học máu" của nhà văn Hà thúc Sinh, trong sách có một đoạn tác giả Hà thúc Sinh có nhắc đến chuyện sai trái của bài Quốc ca mà ông cảm nhận được nhân khi cả trại cải tạo nơi ông bị giam giữ được hát bài " Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước . Hà thúc Sinh ghi lại chuyện này như sau:

    " Theo chương tŕnh, cả trại phải tập trung trên hội trường trước giao thừa nửa tiếng để sửa soạn nghe Bác chúc Tết ( !). Khi tất cả đă yên vị trên hội trường, một tên cán bộ từ ngoài bước lên sân khấu để sửa soạn máy vi âm. Khi máy đă điều chỉnh xong, hắn gọi Hóa lên sân khấu bắt nhịp cho mọi người hát một bài. Không hiểu vô t́nh hay cố ư, Hóa bắt nhịp bài Tiếng Gọi Thanh Niên, một bài hát của một tên Cộng sản đỏ au từ trong ra ngoài là Lưu hữu Phước nhưng lại được các ông chính quyền quốc gia tiếp nối chọn làm Quốc Ca ! Bài hát này, dù ngày nay trong nước chẳng c̣n ai công nhận nó là Quốc ca nữa, kể cả bạn và thù, nhưng trong cái giây phút trừ tịch lắng đọng nhất của tâm hồn, bài hát được tập thể hát lên như một niềm vô hạn hận! Ác hơn, chẳng ai chịu hát theo lời gốc của bản nhạc. Như cái máy, bọn tù đều hát theo lời được chính quyền quốc gia sửa lại và dùng làm tiếng linh hồn cho cả miền Nam Tự Do !..

    ... Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng ḷng cùng đi, hy sinh tiếc ǵ thân sống..

    Hát theo mọi người, ḷng Vĩnh dâng lên một niềm thương hận khó tả. Yêu ai yêu cả đường đi. Ghét ai ghét cả tông ti họ hàng! Bài hát ấy là của thằng Cộng sản đẻ ra, để cho ṣng phẳng oán ân dứt khoát phải quăng nó vào thùng rác của lịch sử. Trời ơi ! Miền Nam Tự Do có biết bao nhạc sĩ tài hoa và có ư thức phân minh quốc cộng, những Phạm Duy, Hùng Lân, những Phạm đ́nh Chương, Cung Tiến, những Anh việt Thu, Nguyễn đức Quang...Tại sao các chính quyền quốc gia coi họ như những kẻ đứng bên ngoài cuộc? Tại sao lại đi quảng cáo không công cho một thằng nhạc sĩ Cộng sản , bằng cách cùng một lúc đem hai ca khúc của nó biến thành hai bài hát quan trọng nhất cho một đất nước, ấy là bài Quốc Ca và bài Chiêu Hồn Tử Sĩ? Vô ư thức, vô trách nhiệm và bất cố liêm sĩ như thế mà đứng vào hàng lănh đạo quốc gia th́ thua Cộng sản tù gốc thua ra rồi !

    (Đại học Máu của Hà thúc Sinh trang 296).

    Sự phẫn nộ của Hà thúc Sinh v́ sự sai trái của bài quốc ca làm trí óc tôi sống lại câu chuyện ông giáo sư dạy nhạc Nguyễn văn Vinh đ̣i đổi quốc ca năm xưa mà tôi tưởng đă trôi vào quên lăng.

    Tôi quyết định viết một bài cổ súy chuyện đổi quốc ca. Khi cầm bút viết bài , trực giác cho tôi biết rằng vấn đề tôi nêu ra chắc chắn sẽ bị chụp mũ. Điều đó đúng như tôi tiên đoán : sau khi chuyện đ̣i đổi quốc ca lan rộng, vô số mũ cối đă được chụp cho những người đ̣i thay quốc ca. Ư tưởng thứ hai hiện ra là tôi phải phân định rơ ràng là tôi đề nghị đổi quốc ca chứ không đụng đến lá cờ vàng ba sọc đỏ. Ngay khi vào đầu bài viết , tôi đă cố t́nh viết câu, " ..nh́n thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ đă thấm bao xương máu của các chiến sĩ VNCH, và giờ đây mỗi khi nh́n thấy nó, ai trong chúng ta không khỏi thấy ḷng nao nao và nước mắt chực trào ra trên má..". Mặc dù rào đón kỹ như thế nhưng sau này có những người không bẻ lại lư lẽ đổi quốc ca bèn chơi tṛ cột quốc kỳ vào quốc ca, vu cáo rằng có âm mưu đ̣i đổi quốc ca..lẫn quốc kỳ! Họ phải sử dụng lối đánh hạ cấp này v́ họ đuối lư không chứng minh được chuyện đổi quốc ca là vô lư. Chuyện cột quốc kỳ vào quốc ca cũng đă được một số người nh́n thấy và vạch rơ âm mưu thiếu trong sáng này.

    Tôi quyết định dùng bút hiệu " Thái chính Châu" để viết bài này (Thái chính Châu có nghĩa là trái châu soi sáng chính nghĩa.. một cách quá sức (thái)). Bài viết nhan đề " Vài suy nghĩ về bài quốc ca của chúng ta " được đăng trên nhật báo Người Việt ngày 6 tháng 5 năm 1987 có nội dung như sau:

    " Lại một lần nữa ngày 30 tháng 4 đen lại trở về. Tôi cũng như mọi người đều tham dự văn nghệ và tưởng niệm quốc hận, nh́n thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ đă thấm bao xương máu của các chiến sĩ VNCH, và giờ đây mỗi khi nh́n thấy nó, ai trong chúng ta không khỏi thấy ḷng nao nao và nước mắt chực trào ra trên má. Nhưng nh́n lá cờ vàng ta thấy cảm xúc bao nhiêu th́ khi bài quốc ca Việt Nam được hát lên, có một số người Việt quốc gia chúng ta không khỏi cảm thấy khó chịu, v́ bài quốc ca của chúng ta chính ra là một bài ca của một tên Cộng sản gộc đặc trách về văn nghệ là Lưu hữu Phước .

    Đây quả là một sự mỉa mai và đau đớn cho chúng ta là đă có một bài quốc ca ( vốn là bài ca thiêng liêng nhất của một nước) mà tác giả là một thành viên của kẻ thù dân tộc.

    Nói lên điều này cho thấy chúng ta thua Cộng sản v́ nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đấu tranh chính trị của chúng ta c̣n quá kém cỏi, mà điển h́nh nhất là đă chọn một bài hát của kẻ thù làm quốc ca.

    .... Hơn nữa, thật là đau đớn và tủi hổ cho vong linh chiến sĩ và đồng bào,v́ bài Chiêu Hồn Tử Sĩ mà ban nhạc tấu lên trong phút mặc niệm sau bài quốc ca cũng vẫn lại là bài hát của Lưu hữu Phước.!..

    Tôi đề cập đến vấn đề quốc ca hôm nay và mong rằng các hội đoàn quốc gia tị nạn hăy họp nhau lại để có một thái độ và cách giải quyết về bài quốc ca lỗi thời này.

    Culver city, Los Angeles ( 30 tháng 4 năm 1987) "

    Bài viết của tôi được đăng một vài tuần th́ có bài của anh Nông anh Ngọc nhan đề " Bàn tiếp về quốc ca" đăng trên báo Người Việt trong đó anh nhấn mạnh vài điểm:

    " ...Khi Cộng sản vào Saig̣n, trong một bài viết mà chúng tôi không c̣n nhớ nhan đề, h́nh như được đăng trên tờ Sài G̣n Giải Phóng, Lưu hữu Phước đă mạt sát thậm tệ sự việc miền Nam trước đó đă " tiếm dụng " bài Tiếng gọi thanh niên của hắn làm quốc ca. Những người quốc gia t́nh cờ đọc bài báo của Lưu hữu Phước đều nóng mặt, uất hận.

    Thưa quư vị, đây là một vấn đề danh dự. Danh dự của tất cả những người quốc gia không bao giờ chấp nhận Cộng sản. Lănh thổ của chúng ta tạm thời bị Cộng sản cưỡng đoạt, nhưng danh dự của người quốc gia vẫn ngời sáng qua những tấm gương dũng liệt của biết bao anh hùng, liệt nữ trong cuộc chiến Quốc - Cộng từ trước đến nay. Danh dự đó không thể bị hoen ố v́ việc dùng một bài hát làm Quốc ca mà tác giả là một đảng viên Cộng sản.

    ..Chúng tôi đề nghị các cơ quan truyền thông hăy trưng cầu ư kiến khán thính, độc giả , các hội đoàn hăy thảo luận nội bộ và đúc kết các ư kiến. Tất cả những ư kiến đó sẽ gửi về cho một ủy ban điều hợp, sau đó ủy ban này sẽ thông báo kết quả đến đồng hương trên thế giới . Ủy ban sẽ nghiên cứu phương thức làm việc để công tác được kết quả cụ thể. Trong một thời gian nữa , chúng ta có thể giải quyết vấn đề Quốc ca , xin nhắc lại, là vấn đề danh dự của người Việt quốc gia. "

    Tháng 5 năm 1987
    Long Beach

    .. Như thế rơ ràng là Nông anh Ngọc đă cùng tần số với tôi về chuyện cần phải đổi quốc ca. Anh nhắn tin t́m tôi trên báo, tôi liên lạc ngay và hai anh em t́m cách gửi những mẫu thư lấy ư kiến những hội đoàn quốc gia cũng như gửi hai bài viết đề nghị thay quốc ca của chúng tôi đến tất cả những báo chí Việt Ngữ trên thế giới để xin quảng bá . Phải nói vấn đề đổi quốc ca " nổi đ́nh đám" là cũng nhờ anh Nông anh Ngọc. Chính nhờ sự sốt sắng mau mắn của anh nên vấn đề bàn căi đổi quốc ca ngày càng lan rộng.

    Càng ngày càng có nhiều nhảy vào chuyện bàn căi đổi quốc ca. Giáo sư Nguyễn ngọc Huy hồi ấy cũng có viết một bài về Quốc ca . Học giả Vũ thế Ngọc sau đó có viết một bài chỉ ra những điểm sai trong bài viết của Giáo sư Huy và yêu cầu Giáo sư Huy lên tiếng về những điểm viết sai này. Giáo sư Huy im lặng, có lẽ ông không trả lời nổi những điểm sai lầm trong bài viết của ông mà học giả Vũ thế Ngọc t́m ra. Giáo sư Nguyễn ngọc Bích cũng có viết một bài ủng hộ giữ quốc ca. Ông nêu ư kiến là không nên đoạn tuyệt với quá khứ, nói rơ vấn đề không thể thay đổi được lịch sử û. Nhưng ông quên rằng bài Quốc ca h́nh thành trong qúa khứ nhưng vẫn c̣n dùng ở hiện tại và sẽ c̣n dùng trong tương lại. Nếu cứ khư khư giữ lấy quá khứ ( mà đây lại là một quá khứ sai lầm ) .. th́ điều đó có là điều nên làm không? Nói chung bài viết của Giáo sư Bích cho thấy một tầm nh́n hẹp ḥi, thiển cận, hoài cổ, thiếu tinh thần đấu tranh cách mạng . Bài Quốc ca cũ của Việt Nam Cộng Ḥa có thể có một chỗ đứng khiêm nhường trong viện bảo tàng v́ vai tṛ lịch sử của nó nhưng nó không thể là điệu nhạc thúc dục dân tộc đi đến ngày mai được. Tinh thần hoài cổ rất tốt trong văn chương nhưng nó làm tŕ trệ bước tiến đến tương lai. Một dân tộc không thể chỉ sống với quá khứ mà c̣n phải can đảm đi lên phía trước nữa.

    Dần dần nhóm người quốc gia ủng hộ chuyện đổi Quốc ca ngày càng đông. Có thể kể ra những người có tên tuổi như cựu Phó thủ tướng Phan quang Đán, cựu Trung tướng Nguyễn chánh Thi, Cụ Trần văn Khắc ( niên trưởng sáng lập Hướng đạo Việt Nam), cựu Đại tá Phạm văn Liễu, Luật sư Phạm kim Vinh, Tiến sĩ Phan viết Phùng, Bác sĩ Phạm hữu Trác, nhà văn Lê tất Điều, nhà văn Đỗ quư Toàn, Giáo sư Trần huy Bích, ông Nguyễn Long Thành Nam ( Ḥa Hảo ) Kư giả Nguyễn ang Ca, Nhạc sĩ Lê văn Khoa, Nhà văn Đỗ đức Thái, Nữ sĩ Huỳnh Dung, Nữ sĩ Thiếu Mai, Giáo sư Vũ trung Hiền..v..v. Khi những gương mặt quốc gia tiêu biểu trên đây lên tiếng th́ vấn đề đổi quốc ca coi như lật ngược thế cờ, nhóm người chụp mũ nhóm đổi quốc ca không c̣n dám tuyên bố hung hăng với giọng điệu chụp mũ nữa mà đă dịu giọng ôn tồn nói chuyện phải trái.

    Trong bài viết nhan đề " Ư kiến về bản quốc ca" , cựu Trung tướng Nguyễn chánh Thi lên tiếng:

    " Tôi vốn không muốn viết lách nhiều, e múa ŕu qua mắt thợ, nhưng thấy trong mấy tuần nay ở vùng Philadelphia và Hoa thịnh Đốn, anh em sinh viên thanh niên cùng các vị cao niên bàn căi sôi nổi về việc nên dùng bản Quốc ca của tên Cộng sản của tên Cộng sản Lưu hữu Phước, hay nên dẹp bỏ nó đi.

    Sau khi mổ xẻ rơ ràng th́ ai nấy đồng thanh: dẹp bỏ đi là phải lẽ.

    Là một công dân Việt Nam, tôi nhận thấy có bổn phận phải lên tiếng về vấn đề trọng đại này.

    Bản Quốc ca của tên Cộng sản Lưu hữu Phước mà miền nam Việt Nam đă dùng th́ thật ra hồi c̣n mồ ma Ngô đ́nh Diệm, đă có đề cập đến chuyện thay đổi nó rồi. Tôi đă có dịp nghe ông Trần chánh Thành ( lúc đó là Bộ trưởng thông tin), Trần văn Dĩnh, Thiếu tướng Lê văn Kim, khi bàn căi chuyện thay đổi huy hiệu quân đội, đă có ư định thay luôn bản Quốc ca. Nhưng sau một thời gian , không thấy bàn tới nữa, họ chỉ chú trọng đến bài " Suy tôn Ngô tổng thống " nên đă xem nhẹ bài Quốc ca.

    Chúng tôi thiết nghĩ bản Quốc ca đă phải được thay thế từ lâu chứ đâu để đến sau này khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản th́ Lưu hữu Phước lại thóa mạ thêm nữa.

    Thật ra miền Nam thiếu ǵ danh tài thừa sức soạn nhạc, mà theo tôi biết rơ, đă có nhiều lần các nhà tai mắt đă đề nghị phải thay bản Quốc ca, nhưng tiếc thay các vị gọi là " lănh đạo miền Nam" lại xem nhẹ vấn đề trọng đại đó, để chỉ chú ư vào những chuyện nhất thời, cá nhân chủ nghĩa mà thôi.

    T́nh trạng đă rơ như ban ngày nên các nhà báo đă đưa ư kiến cả mấy tháng nay là tất cả chúng ta phải cương quyết dứt khoát với quá khứ là nên xé bỏ bài Quốc ca của tên Cộng sản Lưu hữu Phước vứt vào sọt rác, và nên dùng bài " Việt Nam, Việt Nam " của nhạc sĩ Phạm Duy trong khi chờ đợi sáng tác một bài Quốc ca khác cũng không muộn vậy. "

    Nguyễn chánh Thi.

    Quốc ca cũ coi như không ổn rồi, thế th́ chọn bài nào làm Quốc ca đây, câu trả lời này tùy thuộc vào ư muốn giải quyết của những người Việt lưu vong trên khắp thế giới. Chuyện thành lập một ủy ban chọn Quốc ca dựa trên giá trị âm nhạc của bài hát cũng như tư cách và lư lịch quốc gia của nhạc sĩ tác giả bài hát không phải là một chuyện không làm nổi. Nếu không ra tay hành động mà chỉ cứ ngồi đó lấy bài " Tiếng gọi thanh niên " của tên Cộng Sản Lưu hữu Phước làm quốc ca th́ ø đây là một điều vô cùng nhục nhă và mai mỉa. Cũng nhân vụ đổi quốc ca mà có một câu hỏi ḷi ra là : Chúng ta chống cộng th́ chống từ chỗ nào, phải chăng cứ tiếp tục sử dụng bài quốc ca cũ do một tên Cộng sản viết là một lối chống Cộng khôn ngoan hay chỉ là một h́nh thức " thương tiếc một thời vàng sonơ". Chúng ta không làm th́ chờ đợi ai làm đây? Chờ đợi con cháu chúng ta làm ư ? Liệu chúng có c̣n biết Lưu hữu Phước là ai không?

    Cùng lên tiếng với cựu Trung tướng Nguyễn chánh Thi có cựu Phó thủ tướng Phan quang Đán, một chính khách quốc gia uy tín đă hoạt động từ thời chính phủ Bảo Đại cho đến thời Đệ nhất và Đệ nhị cộng ḥa. Trong bài viết nhan đề " Góp ư về Quốc ca" Bác sĩ Đán kể lại những kinh nghiệm mà ông chứng kiến về chuyện đổi quốc ca trong quá khứ như sau:

    " QUA CÁC CHÍNH THỂ

    Dưới thời Pháp thuộc, triều đ́nh Huế đă chọn điệu Đăng Đàn Cung làm quốc thiều, lời ca có câu:

    Đây núi sông hùng vĩ trời Nam
    Đến muôn đời dấu anh hùng chưa hề phai..

    Ngày 8.5.1945 nội các Trần trọng Kim chọn cờ quẻ ly làm Quốc kỳ, vẫn dùng bài Đăng Đàn Cung làm quốc thiều. Về sau bài Đăng Đàn Cung bị thay bằng bài ca Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu hữu Phước, có lẽ do ảnh hưởng của Phan Anh, bộ trưởng bộ Thanh niên, xuất thân từ trường Cao đẳng Hà Nội.

    Tôi thấy bài Tiếng Gọi Thanh Niên không có tư cách xứng đáng làm quốc ca, nhưng lúc bấy giờ cũng không thấy bài nào có đủ tư cách, nên không đưa ra đề nghị ǵ.

    Ngày 2.6. 1948 Chính phủ Trung Ương Lâm thời Việt Nam được thành lập, thủ tướng là Thiếu tướng Nguyễn văn Xuân. Cờ quẻ Ly ( ba vạch rời ) được thay bằng cờ quẻ Càn ( ba vạch liền ) và bài hát của Lưu hữu Phước vẫn được dùng làm Quốc ca, với tên Thanh Niên Hành Khúc.

    Đến thời Đệ nhất cộng ḥa, bài hát được đổi tên thành Tiếng Gọi Công Dân, lời ca được sửa đổi ít nhiều, và vẫn dùng làm quốc ca. Trên thực tế, chính phủ Đệ nhất cộng ḥa không mấy quan tâm tới Quốc ca, mà chỉ măn nguyện với bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống, nhạc Ngọc Bích, lời của Thanh Nam. Bài này được tấu lên trong buổi họp công cộng, hay tại các rạp chiếu bóng trước khi vào phim. Các chủ rạp được tự do cắt bỏ bài Quốc ca, nhưng bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống không ai dám đụng tới.

    Quốc hội Đệ Nhất Cộng Ḥa cho mở cuộc thi sáng tác Quốc ca ngày 31.7.1956 và tới 17.10.1957 th́ tuyên bố không chọn được bài nào. ( Nguyên nhân sâu xa là trong khi tuyển chọn bài hát dùng làm Quốc ca, có người đề nghị bài " Suy tôn Ngô tổng thống"làm bài quốc ca. Ban tổ chức cảm thấy ngượng ngùng , khó chịu, nhưng không dám công khai phản đối v́ sợ làm buồn giận Tổng thống Diệm nên quyết định chọn giải pháp " ch́m xuồng", nghĩa là bỏ qua chuyện tuyển chọn Quốc ca. Chuyện thay đổi Quốc ca phải hủy bỏ v́ lư do vô duyên, buồn cười và kỳ cục như đă nói trên).

    Riêng bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống có lời ca như sau:

    Ai bao năm từng lê gót nơi quê người.
    ( Sau này sửa lại " Ai bao năm v́ sông núi quên thân ḿnh.)
    Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do.
    Người cương quyết chống Cộng,
    bài phong kiến bóc lột.
    diệt thực dân đang rắc gieo tàn khốc.
    Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời.
    Gương hy sinh nguyền tranh đấu không hề phai
    Toàn dân quyết kết đoàn
    cùng chung sức với người
    thề đồng tâm xây đắp cho ngày mai.
    Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống.
    Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm !
    Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
    Xin Thượng Đế ban phép lành cho người.
    Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống.
    Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm !
    Toàn dân Việt Nam quyết theo Ngô Tổng thống
    Chung đắp xây nền thống nhất sơn hà..

    Lần đầu tiên tôi nghe bài này tấu lên vào đầu năm 1957, trong phiên họp thứ nhất của Hội đồng y sĩ đoàn. Khi các` ghế ngồi đă kín người, bỗng nhiên bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống được tấu lên. Cả hội trường đứng lên như máy. Tôi vừa ngạc nhiên, vừa bất b́nh, ngồi yên. Hội nghị được triệu tập để bàn nghề nghiệp chuyên môn, không phải là một buổi họp Đảng Cần Lao Nhân vị hay Phong trào Cách mạng Quốc gia.Nếu bài Suy Tôn Ngô Tổng thống được soạn ra để dùng trong hội nghị đảng phái ủng hộ Ngô Tổng Thống th́ cũng đă đi quá xa trong chính sách tôn thờ cá nhân, nhưng cũng c̣n khả thứ được chứ bắt toàn dân phải suy tôn th́ quả là phong kiến thời Trung cổ. Nắm trọn quyền bính trong tay, họ Ngô và họ Trần ( Lệ Xuân) xem Lập pháp, Tư pháp, Hành pháp như gia nô, lại muốn biến các nghề tự do thành gia nô nữa! Họ c̣n chơi tṛ bầu cử gian lận và bóp chết tự do ngôn luận.

    Lúc bấy giờ trên thực tế có hai ngày quốc khánh. Ngày 26 tháng 10 là ngày ông Ngô đ́nh Diệm được chính thức suy tôn làm Tổng Thống, quan trọng hơn ngày Song Thất, tức là ngày nội các Ngô đ́nh Diệm chính thức tựu chức ( 7.7. 1954).

    Tôi quen biết ông Diệm từ ngày ông c̣n ở chung với Tổng đốc Quảng Nam Ngô đ́nh Khôi. Tôi bất đồng với ông về nhiều vấn đề căn bản và trở thành đối lập với ông. Cả khi tôi bị giam cầm ở P42 Sở Thứ, tôi cũng ở một vị trí đối lập với ông. Một đầu là đại lộ Thống Nhất, đầu kia là Sở Thú. nơi tôi bị câu lưu và tra tấn liên miên. Tuy vậy mỗi khi nghĩ đến hai gia đ́nh Ngô Đ́nh- Trần Lệ, tôi không khỏi bùi ngùi. Và sau khi di hài của hai ông Diệm Nhu được cải táng từ Bộ Tổng Tham mưu về nghĩa trang Mạc đĩnh Chi, những lúc có dịp vào thăm mộ bà con chí thiết, tôi thỉnh thoảng cũng dừng chân trước mộ của hai ông Diệm Nhu để thắp nén nhang cầu nguyện cho hương hồn Cố Tổng thống được an nghỉ. Tuy không phải là nơi tri kỷ, nhưng cũng là chỗ cố tri. Trong lịch sử nước nhà có thể nói là không có thảm kịch nào bi đát như thảm kịch Ngô- Trần. Quyền hành, danh vọng, thế lực, tiền tài, mồi danh bả lợi chẳng qua chỉ là hạt móc trên cánh hoa, giọt sương đầu ngọn cỏ.

  6. #6
    Saint Ola
    Khách
    Tiếp theo phần trên...

    Trở lại vấn đề quốc ca, thời Đệ nhị cộng ḥa cũng giữ nguyên bài Tiếng Gọi Thanh Niên làm quốc ca.

    NHỮNG YẾU TỐ CĂN BẢN CHO QUỐC CA

    Theo thiển ư, có năm yếu tố để h́nh thành nên bài quốc ca:

    - Truyền thống dân tộc.
    - Hoàn cảnh lịch sử
    - Chân giá trị của nhạc và lời ca.
    - Sự chấp thuận của quảng đại quần chúng
    - Khía cạnh pháp lư.

    Quan trọng nhất là bốn yếu tố đầu. Yếu tố thứ năm chỉ có tính cách phụ thuộc.

    Bài quốc ca đầu tiên trên thế giới có lẽ là bài God saves the King ( hay the Queen) của Anh quốc. Sử nước Anh chép rằng lời ca lẫn nhạc được nhạc sĩ Henry Carey viết vào năm 1740. Ngày 28.9.1745 bài này được tấu lên ở rạp Drury Lane, Luân Đôn và từ đó phổ biến mau chóng trong dân gian. Măi đến năm 1825 mới được chính thức xem là quốc ca Anh, nhưng không ghi trong hiến pháp, bởi lẽ Anh quốc không có hiến pháp thành văn.

    Trong hai thế kỷ 19 và 20, các nước Âu Châu và Mỹ châu theo gương Anh quốc đặt ra quốc ca,nhiều khi dùng bài hát sẵn có và được dân chúng tán thưởng.

    Bài God Saves the King căn cứ vào truyền thống dân tộc. Hai bài quốc ca do hoàn cảnh lịch sử tạo ra và nổi tiếng nhất là bài La Marsellaise của Pháp và bài The Star- Spangled Banner của Hoa Kỳ.

    Bài La Marsellaise được sáng tác trong thời kỳ cách mạng Pháp. Tháng 4 năm 1972, trong một buổi tiệc ở Strasbourg, viên thị trưởng đưa ra nhận xét rằng quân cách mạng thiếu một bản hành khúc để làm phấn chấn tinh thần. Claude Joseph Rouget de Lisle, Đại úy Công binh ở lứa tuổi thanh niên, sau khi dự tiệc ấy về đă thức suốt đêm, sáng tác một bài hùng ca trên dương cầm,cả nhạc lẫn lời. Tất cả quân nhân miền Bắc Pháp đều hưởng ứng bài ca hùng dũng này. Tháng 6, quân dân cách mạng ở Marseille trên đường tiến về thủ đô Paris chiếm điện Tuileries, đă hát bài hùng ca của Đại úy Rouget de Lisle. Dân chúng Paris không biết rơ ngồn gốc bài hát, nên gọi bài hát là la Marseillaise. Bài hát lan tràn khắp cả nước Pháp trong một thời gian ngắn, và chỉ nội trong năm 1792, bài hát này được chính thức công nhận là quốc ca, với cái tên ngẫu nhiên mà có là La Marseillaise.

    Bài Star -Spangled Banner ( Cờ nạm sao sáng chói) do Francis Scott Key sáng tác trong khi bị câu lưu trên chiến hạm Minden của đế quốc Anh. Ngày 13.9.1814 chiến hạm Minden tiến vào sông Potomac ( Hoa Kỳ) và nă đại bác vào đồn MacHenry trấn thủ thành Baltimore. Scott Key xúc động mănh liệt khi trong thấy lá cờ sao của đồn McHenry vẫn ngạo nghễ tung bay dưới trận mưa pháo, liền viết bài The Star-Spangled Banner. Sau khi được phóng thích, Scott Key phổ biến bài hát và được dân trong thành Baltimore hưởng ứng. Bài hát dần dà lan rộng khắp nước, và măi tới 3.3.1991 mới được quốc hội Hoa-kỳ công nhận là quốc ca.

    Ở Á châu, nước Phi luật Tân, do ảnh hưởng của Tây -ban-nha, Phi luật Tân có quốc ca sớm nhất. Đó là bài Lupang Hintrang
    (Quê cha đất tổ yêu quư và thánh thiện) viết bằng tiếng Tagalog, do nhạc sĩ Julian Felipe sáng tác năm 1898.

    Cuối triều Măn Thanh, Trung Hoa dùng bài Khánh Vân Ca làm quốc ca, bài hát được mở đầu bằng hai câu:

    Khánh vân lạn hề, kiểu mạn mạn hề
    Nhật nguyệt quang hoa, dân phục đan hề.
    (Mây năm sắc sáng lạn ung dung nhẹ bay
    Hào quang nhật nguyệt ngày thêm rực rỡ )

    Đến năm 1912 khi Trung Hoa tuyên bố theo chính thể Cộng ḥa, bài hát Tam Dân Chủ nghĩa, nhạc của Trịnh Mậu Vân, lời của Tôn Dật Tiên được chọn làm quốc ca.

    Lời và nhạc quốc ca phải chỉnh đốn, hùng tráng , uy nghiêm, lại phải phù hợp với dân tộc tính, nhắc đến nguồn gốc dân tộc, liên hệ đến hiện tại và hướng về một tương lai huy hoàng. Lẽ cố nhiên là không thể có tính cách phong kiến, mọi rợ, man di.

    Theo tôi trộm nghĩ, vấn đề pháp lư chỉ có tính cách thứ yếu, Quốc ca không phải là một bản nhạc, một bài ca thường. Chờ cho có một quốc hội thực sự dân chủ, do toàn dân tự do đầu phiếu bầu cử, để tổ chức một cuộc thi quốc ca th́ không mấy cần thiết và không mấy có ư nghĩa. Trong hoàn cảnh ngày nay th́ lại không thực tế chút nào.

    CHỌN QUỐC CA NÀO ?

    Trước hết, chúng ta có thể, không một chút lưỡng lự nào, gạt bỏ hai bài quốc ca Nam Kỳ Quốc và Giải phóng Miền Nam là những bài hát một trăm phần trăm bù nh́n, lời cũng như nhạc ngớ ngẩn ngây ngô.

    Tôi cũng mạn phép đề nghị xếp bài Suy Tôn Ngô Tổng thống vào văn khố để làm sử liệu cho một thời phong kiến trung cổ th́ đúng hơn. Tuy nhiên nếu có bạn nào v́ trước kia chịu ơn mưa móc của Ngô Trần , muốn chọn bài này làm Quốc ca th́ cũng xin lên tiếng để rộng đường dư luận.

    Xét đến bài Tiến Quân Ca, chúng ta là người quốc gia, yêu chuộng tự do, thiết tha chấn hưng văn hóa của dân tộc Lạc Hồng, trong khi chủ trương canh tân và phát triển khoa học kỹ thuật , không thể nào chấp nhận bài này. Ngoài ra c̣n có nhiều lư do khác để gạt bỏ nó ra. Phải nh́n nhận rằng nhạc điệu của đoạn đầu có tính cách rộn ră, kích thích. Nhưng đoàn quân là đoàn quân Việt Minh, chớ không phải Việt Nam. Lời ca chỉ có một câu khả dĩ cho là có giá trị văn chương : Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Nhưng những câu kế cận như : Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước và Thề phanh thây uống máu quân thù th́ thật là mọi rợ, chỉ có thể áp dụng cho những bộ lạc thời Thái cổ chuyên ăn thịt và uống máu người, không thể nào đem áp dụng cho một dân tộc có hơn 4000 năm văn hiến, lấy nhân đạo làm căn bản cho xă hội. Nhạc điệu ở đoạn chót hụt hơi rơ ràng và lời ca hoàn toàn vô nghĩa, biểu tượng một tương lai bi đát cho tập đoàn Việt Cộng : Thắng gian lao đoàn Việt lập chiến khu. Đă thắng trận th́ phải tái lập ḥa b́nh, tái thiết quốc gia, đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân,và phát triển mọi ngành công nông thương kỹ nghệ để theo kịp các nước tiền tiến, chứ đâu lại đi ..lập chiến khu ! Mà thử hỏi phen này, Việt Minh sẽ lập chiến khu ở đâu ? Trong nước th́ toàn dân đói rách, bị gông cùm kềm kẹp, bóc lột. Tiếng ta thán cao lên vút tận trời, mọi người đều thấy rơ là Việt Cộng chỉ là đầy tớ Nga Xô. Các quốc gia Á Châu đều tẩy chay và dồn Cộng sản Việt Nam vào thế cô lập, c̣n đâu là hậu phương rộng lớn an toàn của Trung Hoa để rút lui và ẩn nấp. Núi rừng Việt Nam, Cao Mên và Lào th́ ngày càng đông thêm kháng chiến quốc gia. Bài Tiến Quân Ca cho thấy rơ Việt Cộng sẽ thất bại, và người Việt Nam quốc gia tự do sẽ có cơ hội trở về đất nước để tái lập độc lập, tự do và ḥa b́nh thực sự và nỗ lực cùng với toàn thể đồng bào trong nước tái thiết quê hương. ( Ngục sĩ nguyễn chí Thiện cũng đă từng nhận xét là "sẽ có một ngày" người ta sẽ thay bài hát quốc ca này của Cộng sản Viêt Nam: ..Thay tiếng Tiến quân ca.. Và Quốc tế ca.. Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la) (1) .

    Bài Đăng Đàn Cung thuộc về thời Pháp thuộc, nhạc điệu lại buồn thảm, diễn tả hoàn cảnh tửi nhục của một dân tộc mất nước,cố nhiên cũng nên xếp vào văn khố.

    Xét đến bài Tiếng Gọi Thanh Niên th́ thái độ của chúng ta phải như thế nào? Nhiều vị cho rằng nên vứt nó vào sọt rác v́ tác giả của nó là tên văn nô Cộng sản Lưu hữu Phước. Lư do này rất chính đáng.

    Nhưng c̣n có nhiều lư do chánh đáng khác. Nhạc điệu của bài này là nhạc điệu Pháp, thiếu dân tộc tính Việt Nam. Lời ca lại rất nông nổi, thiển cận, chỉ biểu hiệu tính bồng bột của sinh viên thanh niên, chỉ nhắm mắt tiến bước mà không biết đi về phương hướng nào và tiến đến mục đích nào. Sinh viên ơi,hăng hái đi đến cùng! Đi đến cùng là đi đến đâu? Chỉ có nghĩa là mù quáng hay nhẹ dạ chạy theo đuôi VC để ngày nay lâm vào bước đường cùng.

    Bài Tiếng Gọi Công Dân tuy có thay đổi lời ca chút ít, nhưng căn bản vẫn là của tên văn nô Lưu hữu Phước và cũng không khác ǵ bản cũ là bao nhiêu. Lại c̣n có tính cách mỉa mai chua xót. Kêu gọi dân chúng thây phơi trên gươm dáo, mau hiến thân dưới cờ. Tôi thường có dịp đi về thôn quê để lo định cư đồng bào tỵ nạn Cộng sản, thấy có nhiều gia đ́nh nông dân có bao nhiêu con trai đều gửi ra tiền tuyến để vị quốc vong thân, hy sinh mạng sống để bảo vệ tự do đất nước, trong khi ấy th́ người lănh đạo lại lanh chân đào tẩu trước hết khi có biến, người kế tiếp th́ đầu hàng vô điều kiện mà Cộng sản không thèm chấp nhận.

    Riêng bài Việt Nam Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy có nhạc điệu thuần túy Á châu, thuần túy Việt Nam. Hơi nhạc khi lên bổng, khi xuống trầm, rất khoan thai nhẹ nhàng, trong suốt, rất dễ gợi cảm, khơi động ḷng yêu nước thương ṇi đến mức cao độ. Và khi bản nhạc chấm dứt th́ nét nhạc rất êm ái, tự nhiên, so ra lặng lẽ bây giờ càng hay. Lời ca th́ có thủy có chung, có t́nh có nghĩa. ḷng thương yêu tổ quốc suốt đời không bao giờ phai. Không dài ḍng văn tự, không vẽ rắn thêm chân, non sông quê hương được giới thiệu một cách khiêm nhường nhưng ân cần,vui vẻ :

    Việt Nam đây miền xinh tươi !

    Tương lai phác họa một cách rơ ràng, sáng lạn, và đây dĩ nhiên cũng là mục đích của toàn dân Việt Nam .

    Việt Nam đem vào sông núi
    Tự do, công b́nh, bác ái muôn đời.
    Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
    Việt Nam trên đường tương lai
    Lửa thiêng soi toàn thế giới
    Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời

    Phương pháp đấu tranh cũng được tŕnh bày một cách minh bạch:

    Việt Nam không đ̣i xương máu
    Việt Nam kêu gọi thương nhau
    T́nh yêu đây là khí giới
    T́nh thương đem về muôn nơi
    Việt Nam đây tiếng nói đi xây t́nh người.

    Bài ca kết thúc bằng sự tin tưởng sắt đá vào tương lai bất diệt của tổ quốc và dân tộc Việt Nam

    Việt Nam ! Việt Nam
    Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
    Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam muôn đời.

    Phan Quang Đán "

    Một nhân vật quốc gia có uy tín quyết định lên tiếng ủng hộ chuyện đổi Quốc ca là ông Nguyễn Long Thành Nam, người đại điện cho Phật Giáo Ḥa Hảo ở hải ngoại. Trong một bài viết nhan đề " Kẻ vô tổ quốc không thể có tác phẩm yêu nước " qua bút hiệu Xuân Mỹ đăng trên tạp chí Đuốc Từ Bi ( Phật Giáo Ḥa Hảo) số 27 ( tháng 10-87), ông đă vạch rơ chân tướng Cộng sản của Lưu hữu Phước, ngay từ thời kỳ sáng tác bài " Tiếng Gọi Thanh Niên ", bài viết của ông đă " mở mắt" cho nhiều người ngu muội, v́ muốn giữ lại bài Quốc ca cho nên cứ ngụy biện rằng lúc sáng tác bài ca ấy, Lưu hữu Phước là người " quốc gia"! Thật tội nghiệp cho hai chữ quốc gia. Ông lư luận về chân tướng của Lưu hữu Phước trong bài viết bằng cách kể lại cái không khí Đại học ở Hà Nội hồi 1945 cũng như những đ̣n phép chiêu dụ giới trẻ của Cộng sản mà Lưu hữu Phước cũng như Mai văn Bộ là người đại diện:

    " Trước biến cố 1945, chỉ tại Hà Nội có trung tâm Đại Học. Cho nên các thanh niên sinh trưởng ở miền Nam, sau khi tốt nghiệp trung học, nếu muốn học cao lên, th́ hoặc phải xuất dương sang Pháp, hoặc phải ra Hà Nội. Số sinh viên du học bên Pháp phải có điều kiện tài chánh của gia đ́nh, hoặc được bảo trợ. Ra Hà Nội học th́ ít tốn kém hơn.

    Số lượng thanh niên miền Nam ra Hà Nội học cũng khá ít ỏi, cho nên tỷ lệ tại Đại Học của sinh viên sinh quán ở miền Bắc cao hơn là tỷ lệ của sinh viên gốc miền Nam. Phần đông từ trong Nam ra là con cái các gia đ́nh khá giả: điền chủ, nghiệp chủ, công-tư-chức cấp cao. Cho nên tại Hà Nội thời đó xuất hiện danh từ " công tử Bạc Liêu, tượng trưng cho số sinh viên miền Nam có lối ăn xài rộng răi :

    Mỗi khi nhớ đến thành Hà Nội
    Là nhớ Khâm Thiên một tối nào
    Lũ trẻ bu đầu ba bốn đứa
    Vài chầu tom chát hát nghêu ngao

    (Thơ Vũ Sơn, một sinh viên gốc Long Xuyên ra Hà Nội học)

    Với tŕnh độ kiến thức trưởng thành hơn cấp trung học,và trong môi trường đại học được hấp thụ những tư tưởng cao xa hơn, nên người sinh viên ư thức được thân phận và sứ mạng của thế hệ ḿnh, để từ đó bước vào con đường đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Đó là những thành phần tiến bộ, cố nhiên không phải tất cả đều có ư thức đấu tranh, thành phần thích sống b́nh thường cho sự nghiệp cá nhân cũng khá nhiều.

    Trong số sinh viên miền Nam ra Hà Nội học hồi đó, có những người khi bước vào đấu tranh, đă sớm ư thức chọn lựa khuynh hướng có màu sắc dân tộc quốc gia rơ ràng, như những sinh viên gia nhập các Đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng cũng có những sinh viên khác đi vào đấu tranh mà không ư thức về khuynh hướng cách mạng dân tộc. V́ thế mà dễ bị mất gốc, đi vào con đường Mác xít.

    Lưu hữu Phước, Mai văn Bộ, Huỳnh văn Tiểng, Nguyễn Đăng ..( chỉ kể những người nổi bật lên về sau ) thuộc nhóm này. Năm 1945, nhóm sinh viên miền Nam thành lập tổ chức lấy tên là Tân Dân chủ đảng, mà Phạm ngọc Thạch, thủ lănh Thanh Niên Tiền Phong cho là " một đảng của giới sinh viên hướng theo tư tưởng Cộng ḥa Dân chủ Tây phương".

    Tân Dân chủ đảng được xem là có liên hệ với tổ chức Việt Nam Dân Chủ đảng thành lập năm 1940 tại miền Bắc do Dương đức Hiền, thoát thai từ Tổng hội sinh viên, có các thành phần nổi bật như Đỗ đức Dục, Tôn quang Phiệt, Cù huy Cận, Vũ đ́nh Ḥe..

    Cả hai tổ chức Dân Chủ Đảng và Tân Dân Chủ Đảng đều xuất phát từ Đại học, và đều nhắm vào đối tượng thanh niên. Điều quan trọng cần phải nói cả hai tổ chức này đă đóng vai tṛ gạch nối để lôi kéo thanh niên sinh viên, đưa lớp người trẻ này vào con đường Việt Minh, tức là Cộng sản Việt Nam trá h́nh. Phải nói về nguồn gốc nhóm này để hiểu rơ vai tṛù của bọn Lưu hữu Phước, Mai văn Bộ , Huỳnh văn Tiểng và hậu quả tai hại mà nhóm này đă gây ra cho giới thanh niên Việt Nam ở thời điểm 1945. Nhóm này là những bàn tay đầu độc, dùng thuốc độc của Hồ chí Minh để hại lớp trẻ Việt Nam có ḷng yêu nước.

    Tâm lư lớp trẻ dễ cảm t́nh với lớp trẻ đàn anh. Học sinh cảm phục sinh viên là lớp anh đă đi trước ḿnh trên tiến t́nh học vấn. T́nh cảm ấy có sẵn một cách tự nhiên. Nhất là đối với giới học sinh trong Nam thời đó, nhiều người không có điều kiện bước lên nấc thang sinh viên Đại học, cho nên nh́n những sinh viên trường Thuốc , trường Luật Hà Nội như Lưu hữu Phước, Mai văn Bộ, Huỳnh văn Tiểng, là những h́nh ảnh mà ḿnh thèm muốn ước ao, và dễ có cảm t́nh.

    V́ hiểu được tâm lư lớp trẻ như thế, nên tổ chức Cộng sản năm 1945 đă sử dụng hai tổ chức Dân chủ đảng tại miền Bắc và Tân dân chủ đảng tại miền Nam như những tổ chức trung gian để thu hút giới trẻ. Bởi v́ nếu đưa chân tướng Cộng sản ra, không thể lôi kéo được lớp trẻ và dễ tạo ra phản ứng nghi ngại.

    Như thế , phải nói rằng hai tổ chức này là hai cái bẫy mà Cộng sản đă sử dụng để đánh bẫy tuổi trẻ. Lớp người trẻ, sẵn có cảm t́nh với lớp đàn anh sinh viên, nên lọt vào ṿng lưới lớn của Cộng sản, mà vẫn yên chí là ḿnh gia nhập một tổ chức yêu nước, ḿnh hy sinh v́ tổ quốc, chớ đâu có dè đó là những bước đầu đưa dần họ vào quỹ đạo Cộng sản , vào con đường phục vụ cho chủ nghĩa Cộng sản.

    Chứng nghiệm cụ thể cho lập luận trên đây là tại Hà Nội, nhóm Dương đức Hiền tôn thờ Hồ chí Minh, và được trọng dụng giao phó một số chức vụ trong chính phủ đầu tiên. Trong Nam, nhóm Tân - Dân - Chủ trở thành lănh tụ của phong trào Thanh Niên Tiền Phong , để rồi thủ lănh Phạm ngọc Thạch tuyên bố gia nhập mặt trận Việt Minh đem phong trào này đặt dưới sự sử dụng của lănh tụ Cộng sản Trần văn Giàu lúc đó làm chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ. Thủ đoạn này đă được các giới đấu tranh trong Nam cho là một hành động phản bội, là v́ trước đó, Thanh niên Tiền Phong là một thành phần của Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất , gồm hầu hết các đoàn thể quốc gia trong Nam, bỗng nhiên Phạm ngọc Thạch tuyên bố rút TNTP ra khỏi MTQGTN, và gia nhập Mặt Trận Việt Minh, rơ ràng là một thủ đoạn phá hoại uy tín của MTQGTN, để làm lợi cho Việt Minh. Biến cố này là một mũi dao đâm sau lưng MTQGTN, và đó là thủ đoạn của Cộng sản, với sự đồng lơa của nhóm Tân Dân Chủ đảng.

    Từ đó về sau, nhóm Tân Dân Chủ đảng trở thành cán bộ Việt Minh và sau này tất cả đă lộ diện là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.

    Trở lại bản Tiếng Gọi Công Dân năm 1948 được chấp nhận làm bài Quốc ca cho đến năm 1975, mà tác giả là Lưu hữu Phước. Ta đă hiểu bối cảnh chính trị đă làm phát sinh ra bài hát này : khởi đầu là bài Marche des Etudiants Lưu hữu Phước viết ra để phục vụ ư định của Pháp trong phong trào thanh niên Ducuroy, sau mới có lời ca tiếng Việt mang tên Thanh Niên Hành Khúc, để rồi sau đó đổi lại thành Tiếng Gọi Công Dân.

    Tác giả Lưu hữu Phước trong giai đoạn lịch sử đó, đă đóng vai tṛ chim mồi để dụ dỗ lừa gạt lớp trẻ Việt Nam vào cái bẫy Cộng Sản, th́ bài hát Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu hữu Phước, có chút thực chất yêu nước nào của chính tác giả không? Nói cách khác, Lưu hữu Phước viết lời hát của bài này, có thực sự được thúc đẩy và gợi hứng bởi ḷng yêu nước không? Hay là Lưu hữu Phước chỉ cấu tạo một " cái bẫy văn hóa " để gài bẫy lớp trẻ? Cũng như khi Hồ chí Minh nói những ngôn từ yêu nước trước công chúng ở quăng trường Ba Đ́nh vào tháng 9-45, đâu có phải v́ ông có tâm hồn thực sự yêu tổ quốc Việt Nam,mà ông chỉ nói những lời đường mật ngoài môi mép để lừa gạt dân tộc. Ông giương cái bẫy độc lập để đưa dân chúng vào con đường tiến dần về Cộng sản chủ nghĩa.

    Ngày nay Lưu hữu Phước và các thành phần Tân Dân Chủ đảng như Mai văn Bộ, Huỳnh văn Tiểng, là những cán bộ Cộng sản cốt cán, th́ ta có thể quả quyêt mà không sợ sai lầm rằng những kẻ này đă hàm dưỡng ư đồ phục vụ Cộng sản từ năm 1945, và do đó, bài Tiếng Gọi Thanh Niên không phải là " tâm huyết yêu nước " của Lưu hữu Phước, đó chỉ là một cái bẫy văn hóa của Cộng sản giương lên để lừa gạt dân tộc. Và như thế, th́ dù cho bài hát này đă được sử dụng làm Quốc ca trong suốt gần 30 năm trời ở miền Nam Việt Nam, bây giờ ta cũng nên rũ bỏ nó như dứt bỏ một đoạn dĩ văng lỡ làng. Càng sớm càng tốt.

    Chúng ta đi vào tương lai, bỏ lại đàng sau cái tên Lưu hữu Phước như tên một kẻ c̣ mồi hại nước, và bỏ lại đàng sau bài hát đó , coi nó như một sản phẩm ngụy danh ái quốc.

    Qua phản ứng dư luận, khuynh hướng bỏ bài Tiếng Gọi Công Dân ưu thắng hơn. Căn cứ ù vào đó, ta nên t́m một phương thức thực tiễn để giải quyết vấn đề. Nên mở một cuộc hội thảo, từ hội thảo đó, h́nh thành một Ủy Ban Đặc Nhiệm , đó là có căn bản tối thiểu để đặt vấn đề và điều hành thực hiện phương thức đă nêu. Ủy Ban Đặc Nhiệm sẽ thực hiện một cuộc trưng cầu dân ư hạn chế , qua các hội đoàn người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Kết quả nhận được sẽ là những chứng liệu được đúc kết dưới sự kiểm soát của một bộ phận giám sát, và được công bố để làm căn bản cho quyết định : hoặc thay đổi, hoặc giữ quốc ca cũ.

    Chúng ta đang sống trong thời đại của chế độ dân chủ. Một việc, tuy ta cho là đúng, nhưng nếu không được giải quyết trong tinh thần chung, e rằng sẽ có những phản ứng bất lợi.

    Xuân Mỹ "

    Tác giả Nguyễn Long Thành Nam (Xuân Mỹ) của bài viết trên,là người đứng vai lănh đạo Phật giáo Ḥa hảo ở hải ngoại, nay đă ra người thiên cổ nhưng bài viết phân tích lư lịch Cộng sản của tác giả bài ca Tiếng Gọi Thanh Niên càng làm cho chuyện đổi Quốc ca là một chuyện làm có ư nghĩa và chính nghĩa. Những ngày gần đây Cộng sản ra tay đàn áp thô bạo Đạo Phật giáo Ḥa Hảo. Người tín đồ Phật giáo Ḥa Hảo từ nay không nên sử dụng bài hát của một tên Cộng sản trong những buổi lễ thiêng liêng của đạo ḿnh nữa. Người tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo không lúc nào nên quên Đức Thầy Huỳnh phú Sổ bị Việt Minh ám hại tại Đốc Vàng năm 1947 nên tuyệt đối trong những buổi lễ kỷ niệm Đạo, không nên dùng bài hát của tên Cộng sản Lưu hữu Phước v́ dùng bài của tên này là một sự sỉ nhục không thể tưởng tượng cho Đạo. Sự sai lầm về bài ca này của những chính phủ quốc gia ngày càng lộ rơ và người tín đồ Ḥa Hảo phải ngưng ngay sự sử dụng bài hát của tên Cộng sản Lưu hữu Phước trong các nghi lễ của tôn giáo ḿnh trong lúc chờ đợi Quốc ca mới .

    Trong lúc cùng vận động đổi Quốc ca với anh Nông anh Ngọc, tôi có cơ hội làm quen với Bác sĩ Bùi duy Tâm. Hồi đó tôi bị đau, anh Tâm đến nhà săn sóc sức khỏe cho tôi. Có quen biết Bác sĩ Bùi duy Tâm mới thấy đây là một con người ăn nói cực kỳ tế nhị, mềm mỏng, nhưng khi quyết tâm làm chuyện ǵ th́ nhất định làm cho đến nơi đến chốn, không bao giờ bỏ cuộc. Những người quen biết Bác sĩ Tâm trước năm 75 đă đặt cho anh Tâm danh hiệu " Bàn tay sắt bọc nhung ". Đó là một danh hiệu rất đúng dành cho Bác sĩ Bùi duy Tâm. Anh nguyên là Khoa trưởng Đại học Y Khoa Huế trong ṿng 5 năm ( 1967-1972). Dù chỉ trong 5 năm ngắn ngủi, Khoa trưởng Bùi duy Tâm đă có những thay đổi cách mạng và ngoạn mục ngay trong ngôi trường Đại Học Y Khoa Huế. Có ba chuyện cụ thể mà anh đă làm là:

    * Thay y phục Tây phương bằng bộ quốc phục Việt Nam cho các tân sinh viên Y khoa tốt nghiệp ra trường.

    * Thay lời thề ra trường Hyppocrate bằng lời thề của Hải Thượng Lăn Ông, một y sư danh tiếng của dân tộc.

    * Cho đưa vào giảng dạy khoa Đông y dân tộc song song với chương tŕnh Y khoa hiện đại.

    Ba chuyện cải cách thay đổi có tính cách " ích nước lợi dân" nói trên đủ chứng tỏ Bác sĩ Bùi duy Tâm là một trí thức, dù tốt nghiệp ở Tây phương, nhưng lúc nào cũng muốn trở về nguồn. Tiếc rằng anh chưa đủ thời gian để thực hiện những hoài băo th́ đám lănh đạo chính trị xôi thịt ở Sài G̣n t́m cách thay thế anh v́ những thay đổi có tính cách mạng của anh làm họ "chướng tai gai mắt". Nước Việt nam nếu muốn có môt tương lai sáng lạn th́ rất cần có những người trí thức mang hồn dân tộc như Bác sĩ Bùi duy Tâm. Cầu mong chế độ Cộng sản sẽ sụp đổ mau chóng để Bác sĩ Bùi duy Tâm c̣n đem tài năng ḿnh về phục vụ quê hương đất nước trước khi quá trễ.

    Trong vụ tranh luận đổi quốc ca, có hàng trăm bài của những thức giả, nhà văn khác nhau nhưng bài viết nhan đề " Thư gửi Hoàng Mai về bản Quốc ca" của Bác sĩ Bùi duy Tâm là bài viết hay nhất. Bài viết có nhiều chất liệu lịch sử vô cùng quư báu, lại được viết bởi một văn phong dí dỏm mà thâm trầm, duyên dáng, trong sáng và đầy tính thuyết phục. Bài viết phân tích rất sâu sắc những nguyên nhân thầm kín của sự chống đối và giải thích một cách hợp lư về sự thay đổi cần phải có về chuyện đổi Quốc ca. Bài viết được đăng rất nhiều trên những báo Việt ngữ có mặt ở hải ngoại và tạo được một khuynh hướng thuận lợi cho chuyện thay thế Quốc ca. Bài viết có nội dung như sau:

    " Vô t́nh đọc bức thư độc giả đăng trên báo Người Việt số 1104 ngày 26 tháng 11 năm 1987, tôi được biết cô muốn t́m hiểu về " lịch sử của bài Quốc ca và lá Quốc kỳ của chúng ta". Điều mong muốn rất đơn giản của cô làm tôi lưu ư và suy nghĩ. Hơn ba chục năm nay, nhiều người có trách nhiệm với quốc gia dân tộc thường luôn huênh hoang là họ đương làm Cách mạng mà hầu hết không hề lưu ư đến một cuộc cách mạng phải bắt đầu từ điểm nào?

    Sau 12 năm lưu vong, gần đây mới có vài người đặt lại vấn đề xuất xứ và ư nghĩa của hai biểu tượng cơ bản của nước Việt Nam Tự Do. Trong số đó có một bậc nữ lưu là Nguyễn Hoàng Mai. Cô than phiền rằng, " Sự hiểu biết ( của cô) c̣n mù mờ". Đâu có phải lỗi tại cô? Có sách giáo khoa nào hay có thầy giáo nào giảng cho cô hiểu đâu? V́ họ không nghĩ tới nên không biết hoặc có khi họ biết mà khó ḷng nói ra ! Cô nhỏ nhẹ tự nhận ḿnh vốn là " phận má hồng, từ nhỏ sống trong sự cưng chiều của cha mẹ, lớn lên chỉ biết có chồng con nhưng rất quan tâm đến một chiến trường văn hóa và ư thức hệ ". Lời phát biểu rất dễ thương, đầy nữ tính và có ư thức cao của khách quần thoa Nguyễn hoàng Mai làm tôi cảm mến, bèn nổi hứng thức luôn một đêm trắng, vung bút viết một bài luận về quốc ca (tôi thích ca hát văn nghệ hơn cờ quạt chính trị ) để riêng tặng Hoàng Mai, người thiếu phụ mà tôi chưa hề quen biết.

    * * * *



    C̣n tiếp ...

  7. #7
    Saint Ola
    Khách
    Tiếp theo ...

    Khó tưởng tượng được rằng những người như Trưng Trắc, Đinh bộ Lĩnh, Trần quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trăi, Nguyễn Huệ hay Cao bá Quát lại có thể đứng lên, vua tôi cùng nhau đồng ca một bài trong các buổi đại lễ ở triều đ́nh. Xướng ca không phải là việc của kẻ sĩ ngày xưa. Vả lại lịch sử cũng không nói đến điều ấy. Vậy hăy cứ giả dụ là chúng ta không có quốc ca cho tới thời Pháp thuộc.

    Trong giai đoạn Pháp bảo hộ, ta có vua bù nh́n và bắt đầu có quốc ca. Đó là bài Đăng Đàn Cung.

    Đây núi sông hùng vĩ trời Nam
    Đến muôn đời, dấu anh hùng chưa hề phai...

    Lời ca cũng đẹp và uy nghi lắm, nhưng nhạc th́ quá buồn thảm. Hồi đó, tôi c̣n là môt cậu học tṛ bé nhỏ " với linh hồn bằng ngọc – xếp hạnh phúc như chương tŕnh lớp học ". Mỗi lần chào cờ Pháp Việt đề huề, sau bản La Marseillaise( quốc ca Pháp ) hùng dũng, tôi và tuổi trẻ Việt Nam nô lệ đă phải tủi thân đứng chịu trận nghe bài Đăng Đàn Cung được tấu lên, nghe lâm li bi đát như kèn đám táng.

    Cuối xuân sang hè ( tháng 3, tháng 4) năm 1945, Mặt Trận Việt Minh đă hối hả đặt Nhạc sĩ Văn Cao làm một bài ca chính thức cho Mặt Trận. Văn Cao đă làm bài Tiến Quân Ca trân một căn gác nhỏ ở số 15 đường Nguyễn thượng Hiền, Hà Nội. Nhưng nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng Văn Cao đă sáng tác bản này trong ngơ cô đầu Khâm Thiên mà ông ta thường lui tới để ăn cơm tháng tại nhà một đồng chí làm nghề thợ giày. Lời ca nguyên thủy của bài Tiến Quân Ca như sau:

    Đoàn quân Việt Minh đi chung ḷng cứu quốc.
    Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
    Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước
    Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca
    Thề phanh thây uống máu quân thù
    Thắng gian lao, cùng nhau lập chiến khu.

    Bài Tiến Quân Ca của Văn Cao đă được chính quyền Việt Minh ( Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ) chọn làm quốc ca. Bài này được giữ cho đến ngày nay khi bạo quyền Hà Nội để lộ nguyên h́nh Cộng Sản dưới danh hiệu Cộng Ḥa Xă hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tục truyền rằng khi làm bài Tiến Quân Ca, Văn Cao đă nghe tiếng xe ḅ cọc cạch đi thu xác đồng bào chết đói vào những buổi sáng tháng 3 năm 1945 nên ông đă hạ ngay câu, " trên đường gập ghềnh xa". Người nghệ sĩ quả đă được trời ban cho những mặc khải tiên tri nên trong suốt 30 năm qua, những cảnh " cờ in máu", " súng ngoài xa", " phanh thây uống máu"..cứ dai dẳng bám chặt lấy người dân Việt Nam khốn khổ. những chiếc xe ḅ chở xác năm 1945 nay đă được thay thế bằng những chiếc xe Molotova và vẫn chở xác thanh thiếu niên Việt Nam " trên đường gập ghềnh xa " ở dẫy Trường Sơn, Hạ Lào hay Kamphuchia.

    Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền ngoài Bắc với vài khẩu súng lục. Vài ngày sau, Việt Minh cũng thành công trong Nam với gậy tầm vông. Lúc đó bài Tiến Quân Ca chưa đủ th́ giờ vào đến trong Nam nên trong lễ chào cờ ở nhiều nơi, Việt Minh phải đặt lời Việt vào bài CHANT D’ADIEU : Tạm Biệt Ca ( nổi tiếng trong cuốn phim La Valse Dans L’ombre với tài tử Robert Taylor và Vivian Leigh) một cách ngộ nghĩnh như sau:

    Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau xếp hàng chào cờ cứu quốc
    Đứng nghiêm ta trông cờ bay, ḷng ta bùi ngùi độc lập từ đây......

    Lời ca "cách mạng " này ngộ nghĩnh không kém ǵ lời ca diễu cợt của người dân Việt Nam cũng được soạn ra để hát với bài ca xuất xứ từ Anh quốc này : Ṭ te con ma đánh đu, thằng Tây nhảy dù, bà già chết rét... Những chi tiết trên đây đă do Luật sư Đinh thạch Bích nhớ và kể lại )

    Hai chữ " cứu quốc " trong bài hát trên đây đă chứng tỏ lời ca đó là của Việt Minh và câu " ḷng ta bùi ngùi độc lập từ đây " lại thêm là một chứng hiệu tiền định cho cái giá xương máu quá đắt đến nỗi phải bùi ngùi cho một nền độc lập mà các dân tộc nhược tiểu khác đă đ̣i lại được một cách êm ả từ cả vài chục năm trước.

    Khi thực dân Pháp trở lại Sài G̣n, Chính phủ Nam Kỳ Quốc ra đời và ta lại có thêm một bài quốc ca ngộ nghĩnh, mở đầu bằng hai câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm ( như một điềm gở trong suốt thời gian mấy chục năm sau ):

    Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
    Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên..

    (tài liệu do học giả Vũ thế Ngọc cung cấp )

    Cơn gió bụi này đă kéo dài hơn 30 năm và thật khủng khiếp với các thảm bom dây và mưa đại bác. Biết bao nhiêu " khách má hồng " miền Bắc đă bị cưỡng bách truân chuyên lặn lội trên đường ṃn Hồ chí Minh để xâm nhập và gieo tang tóc cho miền Nam . Nhiều cô gái Bắc nơn nường đă phải trốn ở lại rừng núi, lấy chồng là người Thượng ở Trường Sơn v́ không chịu cực thêm được nữa. ( Chuyện này do một nữ bác sĩ Việt Cộng kể lại ). Ngược lại, " khách má hồng " miền Nam cũng đă phải truân chuyên quảy gánh ra nuôi chồng trong các trại tù cải tạo miền Bắc.

    Năm 1947, trong một cuộc họp tại Hồng Kông dưới sự chủ tọa của Cựu Hoàng Bảo Đại để thành lập một chính phủ quốc gia nằm trong khối Liên Hiệp Pháp , họa sĩ Lê văn Đệ đă đệ tŕnh lá quốc kỳ ( cờ vàng ba sọc đỏ ) và bác sĩ Nguyễn tôn Hoàn đă đề nghị lấy bài Tiếng Gọi Sinh Viên của Lưu hữu Phước ( sau khi đổi lời ca ở vài chỗ ) làm bài quốc ca ( nay là bài Tiếng Gọi Công Dân và trước đó một thời gian c̣n có thêm cái tên Tiếng Gọi Thanh Niên). Buổi họp này có sự hiện diện của cố Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm và Bác sĩ Phan huy Đán – sau đổi tên đệm là Phan quang Đán ( Đoạn này thuật lại lời kể của Bác sĩ Nguyễn tôn Hoàn ).

    V́ đây là điểm then chốt mà cô Hoàng Mai và nhiều người muốn biết cho nên tôi sẽ đi sâu vào chi tiết lịch sử của bài Tiếng Gọi Công Dân :

    Khởi thủy , bài này được soạn ra với lời ca bằng tiếng Pháp và được đặt tên là Marche des Étudiants, Lưu hữu Phước đặt nhạc, Mai văn Bộ và Nguyễn thành Nguyên đặt lời. Theo lời chứng của Giáo sư Nguyễn thành Nguyên hiện đang sống tại San Francisco, khi soạn lời ca tiếng Việt cho bài này ngay sau đó – được dịch là Tiếng Gọi Thanh Niên – th́ họ cũng gặp một vài khó khăn.. Soạn lời ca tiếng Pháp trước khi soạn lời ca tiếng Việt th́ không gặp khó khăn ǵ cả. Soạn lời ca tiếng Việt sau và phải đi theo với điệu nhạc soạn ra cho lời Pháp th́ họ vấp phải sự khó khăn về các dấu sắc, hỏi, ngă, nặng...Hồi đó là năm 1940, ba người trên đây cùng ở trọ trong một ngôi nhà số 60 đường Viélé ( Phố Thể Dục), Hà Nội để đi học tại Đại Học Hà Nội. Lưu hữu Phước học Nha khoa rồi đổi sang học Thuốc ( tức Y khoa), Mai văn Bộ cũng học Thuốc, c̣n Nguyễn thành Nguyên th́ học Nha khoa cho đến năm 1942 th́ xuất dương sang Nhật và hiện nay là giáo sư tại Đại Học U.C.S.F, do đó tôi mới có dịp nói chuyện và được biết vài chi tiết về bài ca và các tác giả của nó. Lưu hữu Phước và Mai văn Bộ đang học Thuốc th́ bỏ đi làm Cách mạng ( Cộng Sản ) vào khoảng năm 1943 ( ?) . Tôi xin chép ra đây lời ca nguyên thủy bằng tiếng Pháp do Luật sư Đinh thạch Bích nhớ được và kể lại:

    Etudiants, du sol l’appel tenace
    Pressant et fort, retenti dans l’espace
    Des cotes d’Annam, aux ruines d’ Angkor
    À travers les monts
    Du Sud jusqu’au Nord
    Une voix monte ravie
    Pressante et forte rententie
    Toujours sans reproche et sans peur
    Pour rendre l’avenir meilleru...

    REFRAIN ( Điệp khúc )

    Te servir, chère Indochine !
    Avec coeur et discipline,
    C’est notre but, c’est notre loi
    Et rien n’ebranle notre foi..

    Do những câu " des cotes d’Annam aux ruins d’Angkor- từ bờ biển miền Trung cho tới di tích Đế Thiên Đế Thích và " chère Indochine- hỡi Đông Dương yêu dấu " , ta có thể luận rằng bài ca này được sáng tác để phục vụ phong trào thanh niên thể thao Ducoroy của quan toàn quyền Decoux. Phong trào này cố ư hướng dân tộc Đông Dương vào các tṛ chơi thể dục thể thao mà quên lăng đi chuyện đ̣i Độc Lập. Học giả Vũ thế Ngọc đă cho tôi biết thêm rằng khi Toàn Quyền Decoux đến thăm trường Thuốc Hà Nội , các sinh viên trường này đă hát bài Marche des Étudiants ngay sau khi đứng nghiêm hát bài La Marseillaise. Điều này đă làm đẹp ḷng Quan Toàn Quyền Decoux. Như vậy, thoạt kỳ thủy, bài này đă phục vụ nền Đông Pháp ( Indochine Francais) nếu Lưu hữu Phước và Mai văn Bộ chưa là người Cộng sản. C̣n ngược lại, th́ bài hát này, ngay từ đầu đă có hơi Đông Dương Cộng sản rồi đấy !

    C̣n tiếp ...

  8. #8
    Saint Ola
    Khách
    Tiếp theo ...

    Sau đây là lời ca nguyên thủy đầu tiên bằng tiếng Việt với cái tên Tiếng Gọi Sinh Viên hay Sinh Viên Hành Khúc ( do Luật sư Đinh Thạch Bích nhớ và kể lại ):

    Này sinh viên ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi
    Đồng ḷng cùng đi, đi mở đường khai lối
    V́ non sông nước xưa truyền muôn năm chớ quên
    Nào anh em Bắc Nam cùng nhau ta kết đoàn
    Hồn thanh xuân như gương trong sáng
    Đừng tiếc máu nóng tài xin rán
    Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta
    Dù muôn chông gai vững ḷng chi xá
    Đường mới kíp phóng mắt nh́n xa bốn phương
    Đây đó hồn nước Nam, ai đó can trường

    Điệp khúc:

    Sinh viên ơi! Hăng hái đi đến cùng
    Ca vang lên, đâu gịng Tiên giống Rồng
    Tiến lên ! Cùng tiến
    Vẻ vang đời sống
    Chớ quên ta rằng ta là giống Lạc Hồng.

    Những câu " mở đường khai lối ", " đường mới kíp phóng mắt nh́n xa bốn phương " đă phù hợp" với chính sách khai hóa dân An Nam của nước Đại Pháp. Ngoài ra , lời ca rất hiền ḥa, chỉ nhắc nhở dân thuộc địa về gịng dơi Rồng Tiên Lạc Hồng của ḿnh nên Tây nó cũng " cava" mà cười x̣a cho qua. Công bằng mà xét th́ dù có yêu nước hăng hái cách mấy đi nữa, Lưu hữu Phước cũng không thể làm ǵ hơn được để qua mắt bọn mật thám chó săn kiểm duyệt . Tuy nhiên, ta phải trả bài đó về với vị trí chân thực đầu tiên của nó là " một bài hát tiếng Tây " , kêu gọi mấy ông sinh viên An Nam ( thời đó có quan niệm " Phi Cao đẳng bất thành phu phụ ") học trường Tây bảo hộ, khi tốt nghiệp thành tài sẽ cộng tác với Tây mà " khai hóa" dân An Nam mít biết cách sống hợp vệ sinh trong t́nh yêu Mẫu quốc Pháp, Việt đề huề.

    Về giá trị âm nhạc của bài này, tôi xin trích một đoạn viết về lược sử 50 năm Tân nhạc của Nhạc sĩ Phạm Duy dăng trong báo Văn Học, có nói tới bài Tiếng Gọi Thanh Niên :

    " ..Tiếng Gọi Thanh Niên được soạn với hơi thở của một ca khúc Pháp. Lấy ví dụ câu này :

    Thanh niên ơi ! Mau tiến lên cơi ..đời !

    Tiếng Pháp không phải là tiếng đơn âm như tiếng Việt Nam cho nên nhiều khi phải dùng nhiều âm thanh để phổ nhạc một chữ :
    À la fran – cai – se !

    Lưu hữu Phước đă mắc phải cái vận tiết ngoại lai dó và do đó ngay hồi năm 1945, khi tôi có bổn phận phải dạy cho thanh niên nam nữ trong Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong ở Sài g̣n hát bài này, tôi thấy tuổi trẻ Việt Nam không bao giờ hát đúng nhịp cả , bởi lẽ tự nhiên là hơi thở của ca khúc không phải là hơi thở của dân tộc Việt Nam. Tôi hiểu được v́ sao mà chúng ta vẫn coi bài này như một quốc ca, nhưng tôi vẫn thấy đó là điều phi lư.."

    Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, tuyên bố sẽ trả độc lập cho Việt Nam. Bài Tiếng Gọi Sinh Viên được Lưu hữu Phước và Mai văn Bộ đổi lời và đổi tên thành Tiếng Gọi Thanh Niên với những câu đầu là :

    Này thanh niên ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng.
    Đồng ḷng cùng đi ,đi, đi tiếc ǵ thân sống

    Bài ca này được hàng ngàn sinh viên, học sinh, công chức , thợ thuyền hát vang trong một cuộc biểu t́nh vào một chiều Chủ nhật hạ tuần tháng ba năm 1945 trước Đại học xá Bạch Mai( cư xá cho sinh viên Đại học Hà Nội ) để biểu dương tinh thần ái quốc và ư chí đ̣i độc lập của dân tộc Việt Nam. Bài Tiếng Gọi Thanh Niên một lần nữa lại được hàng ngàn công chức đồng ca vang dội trước nhà Hát Lớn Hà Nội trong buổi chiều lịch sử ngày 17 tháng 8 , 1945. Sau đó họ đă biểu t́nh tuần hành quan những đường lớn. Giữa những tiếng hoan hô " Việt Nam độc lập muôn nam" lại xen kẽ những tiếng " Hoan Hô Việt Minh". Những tiếng hô lạ tai đó mỗi lúc lại được gào thét nhiều hơn do những kẻ lén vào hàng ngũ công chức ".Tới ngă sáu Cửa Nam, vài anh áo cộc quần đen, chắc chắn không phải là công chức, vừa chạy vừa phất lá cờ đỏ giữa có ngôi sao vàng, anh khác giơ một vật ít thấy ở thời đó là khẩu súng lục, bắn chỉ thiên vài phát như để thị uy, miệng hô : " Anh em hăy cùng tôi hô : Mặt Trận Giải Phóng Muôn Năm.."(1)

    Cô Hoàng Mai thân mến ,

    Những sinh viên, thanh niên, công chức hát bài Tiếng Gọi Thanh Niên thời đó, chắc chắn với tấm ḷng yêu nước, yêu độc lập , tự do như toàn dân miền Nam đă hát bài Tiếng Gọi Công Dân trong ba mươi năm nay. Nhưng khó mà chối căi được rằng Lưu hữu Phước và Mai văn Bộ ( đă theo Việt Minh ít nhất là từ năm 1943) đă đổi lời ca từ " nịnh tây " ra " yêu nước " để lợi dụng ḷng khao khát độc lập giải phóng của dân ta mà tạo khí thế thuận tiện cho việc cướp chính quyền của Việt Minh ( tháng 8 năm 1945). Lịch sử vẫn c̣n rành rành như thế.

    Ngay sau khi chính phủ quốc gia không Cộng sản ra đời và lấy bài Tiếng Gọi Thanh Niên ( sau đổi là Tiếng Gọi Công Dân ) làm quốc ca th́ vào năm 1948 tại Ṭa Án Việt Minh ở Hà Đông, Lưu hữu Phước đă đâm đơn " kiện" chính quyền quốc gia và yêu cầu chính phủ Việt Minh " cấm" chính phủ ta dùng bài hát đó làm quốc ca ( Theo Vũ trung Hiền trong báo Người Việt số 1104 ngày 26.11.87). Khi Cộng sản vào Sài g̣n năm 1975, trên băng tần số 9 Đài Truyền H́nh Việt Nam, trên tờ báo Sài g̣n Giải Phóng, cũng như trong những buổi hội thảo với các văn nghệ sĩ, Lưu hữu Phước đă mạt sát thậm tệ sự việc miền Nam đă tiếm dụng bài Tiếng Gọi Thanh Niên làm quốc ca ( theo Nông anh Ngọc trong báo Lửa Việt số 5 ngày 30.9. 87). Giáo sư Vũ trung Hiền c̣n trích dẫn lời Lưu hữu Phước nói trong bài viết của ông, " Ngụy quyền miền Nam đă ăn cắp nhạc và lời của tôi, sửa sang thêm bớt để làm quốc ca của chúng nó ".

    Một sự kiện oái oăm khác không thể chối căi là tác giả bài quốc ca bài quốc ca của ta cũng chính là tác giả bài ca chính thức của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tác giả đó chính là Lưu hữu Phước, một cán bộ cao cấp hàng bộ trưởng của chính quyền Cộng sản Việt Nam, kẻ thù của người Việt Nam tự do; hắn lại đương sống nhăn và không ngớt to mồm lớn miệng nhục mạ chúng ta là đă ăn cắp bài ca của hắn làm quốc ca. Thiết tưởng như thế là đă quá đủ lư do để vứt bỏ ngay cái mối quốc sỉ kia như cắt bỏ một cái mụn nhọt trên thân thể. Dĩ nhiên sự cắt bỏ đột ngột ấy gây đau xót, nuối tiếc và phản ứng chống đối. Nhưng nếu nghĩ rằng cuộc khủng hoảng thân thế của người Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cần phải sớm chấm dứt, nếu cho rằng việc dứt bỏ quá khứ , lột xác dọn ḿnh, là việc tối cần thiết trước khi mưu đồ quang phục quê hương th́ tất không tránh được cái việc đổi bài hát chào cờ trước hết. Hành động ấy chỉ cần tiến hành sao cho có t́nh có nghĩa, để không ai cảm thấy tủi hổ hay thiệt tḥi th́ phản ứng ngược lại cũng tương đối nhẹ nhàng thôi.

    Con đường quang phục vủa Việt Nam hiện nay đ̣i hỏi đấu tranh Cách mạng trên nền tảng văn hóa, đấu tranh ấy đ̣i hỏi trước hết những biểu tượng thật trong sáng, không t́ vết, tạo hănh diện và không gây bối rối. Trong các biểu tượng, phải nói là bài hát chào cờ đứng hàng quan trọng nhất. Bài hát chào cờ nhiều t́ vết, lai lịch thiếu nghiêm chỉnh, gây bối rối, lại đang bị địch đem ra làm đề tài bêu rếu th́ dù có đau xót, nuối tiếc đến đâu cũng không nên khư khư giữ lấy. Đấu tranh quang phục tổ quốc đ̣i hỏi ư thức đầy đủ và rơ rệt về những ǵ ḿnh đang làm và sẽ làm. Đấu tranh ấy không cho phép giữ lại hay tiếp tục giữ lại những sai trái của quá khứ. Nếu ta không đủ băn lĩnh để lột xác dọn ḿnh th́ dù có ông Bụt hiện xuống đưa cây đũa thần đánh phép một cái cho bọn người lưu vong chúng ta một sớm một chiều lấy lại nước th́ rồi cũng lại đánh mất nước thêm một lần nữa mà thôi.

    Cô Hoàng Mai thân mến,

    Đọc đến đây, cô có oán hận v́ đă ṭ ṃ t́m hiểu những cái tréo cẳng ngỗng của t́nh đời chưa? Trước cái quái dị của lịch sử đó th́ chính quyền quốc gia trong khối Liên Hiệp Pháp, chính quyền Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Ḥa và người Việt lưu vong phản ứng ra sao. Tôi xin lần lượt tóm lược như sau :

    Chính quyền quốc gia trong khối Liên Hiệp Pháp do Cựu Hoàng Bảo Đại làm Quốc Trưởng:

    Trong các nội các của thời đó cũng có nhiều người có tinh thần quốc gia và độc lập ( kể cả Cựu Hoàng Bảo Đại ) nhưng đa số thiếu ư thức về chính trị cách mạng và kiến thức về văn hóa dân tộc. Họ hiểu và nói tiếng Tây giỏi hơn tiếng mẹ đẻ và có một số người không đủ tiếng Việt để nói trước công chúng ( người đầu tiên là vị Quốc trưởng ). Khoảng vào năm 1952-1953, vị Tổng trưởng Giáo Dục Nguyễn thành Giung đến thăm trường Chu văn An, Hà Nội, có ngỏ vài lời với các em học sinh ( trong đó có tôi ) bằng tiếng Tây ! Tôi không trách họ v́ họ là một cách gạch nối hữu ích giữa Nô Lệ và Độc Lập tương đối êm đềm nên cũng chẳng mong họ có đủ ư thức để chọn một bài quốc ca hay sửa lại cái sai lầm cơ bản ấy mặc dầu Lưu hữu Phước đă ồn ào chửi rủa ngay từ năm 1948.

    * Chính quyền Đệ Nhất Cộng Ḥa

    Cố Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm là một người có ư thức rất cao về chuyện chống cộng và có thiện chí xây dựng một nước Việt Nam tự do trên căn bản dân tộc nên quốc hội thời đó đă tổ chức một cuộc thi soạn thảo quốc ca ( 1956) . Nhạc sĩ Hùng Lân tham dự với 2 bài Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam và Việt Nam Minh Châu Trời Đông, nhạc sĩ Phạm Duy với bài Chào Mừng Việt Nam.. Trong số các bài dự thi, bài Việt Nam Minh Châu Trời Đông của nhạc sĩ Hùng Lân được nhiều người chú ư hơn cả :

    Việt Nam minh châu trời Đông
    Việt Nam nước thiêng Tiên Rồng.
    Non sông như gấm hoa uy linh một phương
    Xây vinh quang sáng trưng bên Thái B́nh Dương..,

    Lời ca rất trang trọng ( tuy có vài chữ ít thông dụng như " minh châu "..) nhạc điệu rất uy nghi, nhưng đoạn sau hơi khó hát và thiếu dồn dập để làm xúc động đa số quần chúng ( về sau bản này đă trở thành " đảng ca" của Đảng Đại Việt.

    Tuy mở ra cuộc thi quốc ca nhưng quốc hội bàn đi tán lại rồi cũng bỏ qua luôn. Tổng Thống lại là người thích được tôn sùng cho nên cũng chẳng thắc mắc ǵ thêm nữa v́ Người cũng cảm thấy hài ḷng với bài " Toàn dân biết ơn Ngô Tổng Thống ! Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm !" Bài này đă được tấu lên vào đầu xuất phim trong các rạp chiếu bóng, thay thế luôn cho bản Tiếng Gọi Công Dân . ( V́ nhạc chào cờ dài quá nên chủ rạp chỉ dám cắt bản quốc ca mà không dám cắt bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống.

    * Chính quyền Đệ Nhị Cộng Ḥa

    Chính quyền do trung tướng Nguyễn văn Thiệu làm Tổng Thống và Đại tướng Trần thiện Khiêm làm Thủ Tướng ( lâu năm nhất). Chắc các ngài rất bận rộn (?) trong việc đánh giặc, nhất là trong chiến dịch Lam Sơn ( 1971) và trong cuộc rút quân khỏi Cao Nguyên ( từ ngày 17 đến 26 tháng 3 năm 1975). Các ngài cũng phải dành nhiều th́ giờ đối phó với Linh mục Trần hữu Thanh và nhóm " kư giả ăn mày ". Tuy được pḥ tá bởi các vị cố vấn " trong sạch" như tướng Đặng văn Quang; giỏi giang như các vị khoa bảng tuổi trẻ tài cao xuất thân từ Hoa Kỳ ơ, hay những vị cố vấn" trung thành " với chế độ tự do như ông Huỳnh văn Trọngï, Vũ ngọc Nhạ; các ngài cũng chẳng c̣n tâm trí đâu mà nghĩ đến chuyện bài ca , bài hát v́ thời giờ c̣n lại các ngài c̣n phải ŕnh xem lúc nào Mỹ bật đèn xanh đèn đỏ để đứng lên ngồi xuống cho nhịp nhàng, tránh khỏi cảnh ve sầu lạc điệu !

    Ông Thái chính Châu kể lại vào năm 1972, có một giáo sư dạy nhạc của ông tên N.V.V đă gửi thư cho Tổng thống, Lưỡng Viện Quốc Hội, Tối Cao Pháp Viện để yêu cầu bỏ bài Tiếng Gọi Công Dân và đề nghị bài Việt Nam, Việt Nam làm bài quốc ca. Nhưng chẳng có Tổng thống hay Viện nào đoái hoài đến. Ông chỉ c̣n biết uất ức . Tôi thương ông v́ tôi cũng đă uất ức từ lâu rồi với nhiều cái quái đản cơ bản trong một chế độ, trong một quê hương mà tôi muốn sống, muốn phụng sự , muốn cúc cung tận tụy.

    Sau 12 năm mất nước, gần đây có một số bậc thức giả có tâm huyết khơi lại vấn đề quốc ca để người Việt lưu vong suy nghĩ và hành động. Trong chiều hướng đ̣i thay thế quốc ca Tiếng Gọi Công Dân của Lưu hữu Phước bằng bài Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy, có các vị sau đây thực hiện với các đề nghị khác nhau:

    * Ông Thái chính Châu ở Culver city, Cali ( trong báo Người Việt ngày 6/5/87) là người đầu tiên khơi lại vụ này và mong mỏi các hội đoàn họp nhau lại để cùng nhau quyết định hành động.

    * Ông Nông anh Ngọc ở Long Beach, Cali ( trong báo Người Việt ngày 28 /5/87) đă và đang mở cuộc trưng cầu dân ư bằng cách tự ḿnh gửi phiếu lấy ư kiến từ các hội đoàn, các cơ quan truyền thông , nhân sĩ Việt Nam khắp nơi trên thế giới. ( Đây là một sự hy sinh thời giờ và tiền bạc đáng khen ).

    * Nhà thơ Thi Vũ ở Paris ( trong báo Quê Mẹ , số tháng 7 và 8 năm 1987 ) cho rằng : " Hiện nay chúng ta không có nhà nước để làm việc ấy, thành ra ư kiến của ông Châu ,ông Ngọc và của chúng tôi chỉ là ư kiến đưa lên thảm xanh để nhắc nhở một cái ǵ khác – nhân vụ quốc ca, nhưng không thề đưa tới một quyết định nào hợp lư, hợp hiến cả. Có người cho rằng nhà thơ Thi Vũ chờ chính khách Vơ văn Ái thắng kiện ở Liên Hiệp Quốc để có một nhà nước lo cho việc hợp hiến ấy ! Tôi th́ nghĩ rằng Thi Vũ – Vơ văn Ái xưa nay vẫn là người quá cẩn thận.

    * Luật gia kiêm Phê b́nh gia Phạm kim Vinh ở Garden Grove, Cali ( trong báo Quan Điểm tháng 9 năm 1987) nhận định : " Đồng bào quốc nội đang chết lần lần ở trong một nhà tù khổng lồ, không c̣n hơi sức nào để nghĩ tới quốc ca, quốc kỳ. C̣n đối với khối người Việt lưu vong th́ mọi cuộc tham khảo ư kiến rộng răi sẽ kéo dài bất tận và tinh thần " hội đồng chuột " sẽ chẳng bao giờ đưa tới một giải pháp tốt...". Ông kêu gọi việc bỏ bài Tiếng Gọi Công Dân và chấp nhận bài Việt Nam Việt Nam,nên thực hiện bắt đầu từ các nhóm, hội đoàn. Ông mong rằng. "...Các hội đoàn của người Việt quốc gia ở hải ngoại sẽ t́m được can đảm để giải quyết cho xứ sở và dân tộc bài toán danh dự này. Sự khiêm tốn và dè dặt trong trường hợp này sẽ bị coi là vô trách nhiệm". Có người cho rằng ông Phạm kim Vinh có lối nhận định một chiều, bít chặt sự suy tư của độc giả, nhưng tôi nghĩ trong việc này, ông đă đề ra một lối thoát duy nhất cho một bế tắc trong 30 năm qua. Tôi hoàn toàn đồng ư với ông và kính mến ông.

    Ông Vũ trung Hiền ở Pasadena, Cali ( trong báo Người Việt số ngày 26/11/87) và kư giả tiến sĩ Cuồng Danh ( tức nhạc sĩ T.Q.N) ở San Jose ( trong báo Dân Việt ngày 8/12/87) đ̣i " ném bài hát của Lưu hữu Phước về Hà Nội cho hắn và chấp nhận ngay bài Việt Nam Việt Nam ngày mai."

    Có một số ư kiến chưa đồng ư việc thay thế trên, nhưng v́ chưa được phổ biến trên báo chí nên tôi không tiện nêu quư danh dù rằng đa số những ư kiến đó đều là của các bậc trí giả thân hữu mà tôi rất quư mến. tôi xin lần lượt kể ra sau đây ( những ḍng chữ trong phần có dấu ngoặc đơn là lời thưa lại của tôi ) :

    * Không được thay thế v́ biết bao nhiêu chiến sĩ và nhân dân Việt Nam quốc gia đă chết cho bài quốc ca đó. ( Tôi thiết tưởng xương máu của chúng ta đổ ra trong mấy chục năm qua đâu có phải cho một bài hát hay cho một lănh tụ nào mà chính là đổ ra cho sự Tự Do và Hạnh Phúc của miền Nam. C̣n nếu nói là đă có nhiều xương máu đổ ra v́ một bài quốc ca phản ánh một cuộc Cách mạng th́ đó, có bài Tiến Quân Ca với thành tích xúi giục nhân dân tranh nhau chết để được phanh thây uống máu quân thù như vậy mà vào năm 1982, Cộng sản đă tổ chức một cuộc thi sáng tác quốc ca mới ,với ư định loại bỏ bài Tiến Quân Ca chỉ v́ tác giả Văn Cao đă một lần trót có tư tưởng lệch lạc trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Cộng sản Việt Nam chưa làm được việc đó v́ các bài dự thi dở quá, dù là của các tác giả đă có một thời nổi danh như Đỗ Nhuận, Tô Vũ, Nguyễn văn Tư .. và có lẽ khuynh hướng bảo thủ trong Đảng c̣n mạnh nên chuyện đổi quốc ca của Cộng sản, dù do Trường Chinh chủ xướng, cũng không đi đến thành công).

    * Khi đứng nghiêm chào cờ, bài Tiếng Gọi Công Dân vẫn gây xúc động trong ḷng ta ( Tôi thiết tưởng khi hát quốc ca chào cờ, chúng ta hướng về tổ quốc với bao kỷ niệm cũ của quê hương, gia đ́nh, bạn hữu mà cảm động. Theo sự nhận xét của cựu Dân biểu Trần văn Ân th́ đó là các " phản xạ t́nh cảm có điều kiện " mà thôi. Nếu trong lúc đó , đột nhiên ta nhớ đến những lời rủa sả và vị trí thù địch của tác giả th́ liệu ta c̣n cảm động nữa không? Hay chỉ c̣n uất hận mà thôi? Nhiều chiến sĩ tự do, trước kia theo kháng chiến chống Pháp gần 9, 10 năm đă thú thực là vẫn c̣n cảm động khi nghe bản Tiến Quân Ca v́ nó đă gợi lại bao kỷ niệm thời trai trẻ nhưng vẫn không thể mở mồm để xưng tụng bài quốc ca của Cộng sản đó được ).

    * Không nên thay thế v́ sợ lại chia rẽ thêm ( Sự phân hóa giữa chúng ta đă quá nhiều rồi, biết đâu sự đồng t́nh, đồng ư thay thế vụ quốc ca này lại chẳng là một điểm tựa tiên khởi cho sự kết hợp ? Khó có một sự kiện cơ bản nào khác hiển nhiên hơn để Cộng Đồng Hải Ngoại có cơ hội biểu dương tinh thần đoàn kết).

    * Xuất xứ không quan trọng ( Thưa đúng vậy, bài Tiến Quân Ca của Văn Cao cũng được sáng tác trong ngơ cô đầu Khâm Thiên, nhưng tác giả của các bài quốc ca đó không phải là kẻ thù của chế độ, nhất là trong thời điểm bài quốc ca được suy tôn).

    * Chúng ta chưa thực sự phất cờ, gióng trống để trở về phục quốc, vấn đề quốc ca chưa cần phải đặt ra. Thay thế bài quốc ca ngay bây giờ là một sự vội vă của các đấng " anh hùng sốt ruột " ( Tôi đă thưa lại với người bạn có ư kiến này, vốn là người mà tôi hằng mến phục, rằng : " Người Việt Nam tự do chúng ta rất cần những nguồn cảm hứng để nuôi chí quang phục, cũng như Khổng Minh ngày xưa cần ngọn gió Đông Nam để phá quân Tào. Trận Xích Bích ngày nay đă bắt đầu từ sau ngày 30/4/75, đang và sẽ diễn tiến theo các biến chuyển chính trị, quân sự và kinh tế của Mỹ, Nga, Tàu và các nước Đông Nam Á hay sự tương quan giữa hai phe Tự Do và Cộng sản chứ không phải đợi ngày phất cờ khởi nghĩa như thời xưa ).

    * Có người chưa đồng ư v́ nếp sống của tác giả bài Việt Nam Việt Nam ( Thưa quư bạn, nếu có điều chi chăng nữa th́ chẳng qua là chuyện " Một trà, một rượu, một..." mà chính đại thi sĩ Tú Xương đă phải thú nhận, " Có chăng chừa rượu với chừa trà..". Tác giả bài La Marseillaise ( quốc ca Pháp ) là Claude Joseph Rouget de Lisle, một anh chàng rượu chè, trai gái, cờ bạc be bét. C̣n Phạm Duy là một nghệ sĩ lớn nhất của nước Việt Nam hiện đại mà vẫn duy tŕ một gia đ́nh rất hạnh phúc bên cạnh một bà vợ hiền, tám người con khôn lớn, và một bầy cháu nội ngoại. Trong hơn 1000 bài ca mà Phạm Duy đă " khóc cười theo vận nước nổi trôi " th́ hai trường ca Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam là có tầm vóc nhất. Con Đường Cái Quan đi vào chiều dài của đất nước, Mẹ Việt Nam đi vào chiều sâu của dân tộc mà chung khúc là bài Việt Nam Việt Nam được soạn theo thể nhạc ngũ cung Việt Nam. Bài ca đó đă in sâu vào ḷng mỗi người chúng ta, đă ḥa nhịp với hơi thở chúng ta. Bài Việt Nam Việt Nam là của người Việt Nam, không c̣n là của riêng Phạm Duy nữa. Chính tác giả, trong một buổi họp mặt công khai, đă long trọng tuyên bố dâng hiến bài này cho quê hương và dân tộc Việt Nam.

    C̣n tiếp ...

  9. #9
    Saint Ola
    Khách
    Tiếp theo ...

    Cô Hoàng Mai thân mến,

    Tôi đă kính cẩn lắng nghe và đối thoại với các quí bạn chưa thuận ư như trên. Sau nhiều suy tư, t́m hiểu và cân nhắc, một nhóm bằng hữu đă quây quần thân mật trong một ngôi biệt thự nằm êm ả trên Đại lộ Hoàng Hôn ( Sunset Blvd) của thành phố Cựu Kim Sơn vào một đêm không trăng sao tối thứ bảy thượng tuần tháng chạp năm 1987. Họ là những kư giả , những văn nghệ sĩ tên tuổi. Họ là những giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ có danh tiếng. Họ là những người trí thức từ lớp tuổi thanh niên, học sinh , sinh viên, cho tới các cụ già sáu, bảy chục tuổi. Mọi người đă lần lượt bày tỏ quan điểm của riêng ḿnh một cách thẳng thắn chân thành. Cũng có một vài ư kiến khác biệt lúc ban đầu nhưng v́ cùng chung một ư chí quang phục, cùng chung một tâm t́nh đôn hậu của người Việt Nam, ăn ở lúc nào cũng có t́nh có nghĩa, có thủy có chung nên tất cả đă đồng ḷng đứng lên để tỏ bày ḷng thành kính tri ân những đồng bào, chiến sĩ đă hy sinh cho tự do và hạnh phúc của miền Nam trong suốt thời gian bài Tiếng Gọi Công Dân được dùng làm quốc ca nên cùng nhau hát lại bài này một lần chót để giă biệt với một dĩ văng quá nhiều u uẩn. Rồi để chuyển ḿnh hướng về tương lai, tất cả đă quyết định chấp nhận bài Việt Nam Việt Nam làm bài ca chính thức của người Việt Tự Do. Một cựu Thiếu tá phi công trong phi đoàn Thần Phong anh hùng , từng oanh tạc miền Bắc Cộng sản, đă đánh vài nốt nhạc để bắt giọng và Nhạc sĩ Phạm Duy với mái tóc bạc phơ đă đứng lên mặt bàn đánh nhịp cho toàn thể người có mặt đồng ca vang dội bài Việt Nam Việt Nam một cách trang nghiêm và cảm động :

    Việt Nam! Việt Nam nghe từ vào đời
    ...............
    Việt Nam hai câu nói sau cùng khi ĺa đời..

    Người Việt Nam đâu có phải thích chém giết , mà :

    Việt Nam không đ̣i xương máu
    Việt Nam kêu gọi thương nhau
    Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu.

    Việt Nam sẽ không c̣n bom đạn và chiến tranh nữa, v́ :

    T́nh yêu đây là khi giới
    T́nh thương đem về muôn nơi
    Việt Nam đây tiếng nói đi xây t́nh người..

    Nếu trong quá khứ các bài quốc ca trước của Việt Nam đă như một mặc khải tiên tri vận mệnh của đất nước th́ kỳ này ta có quyền tin tưởng trong ngày mai, Việt Nam sẽ là " lương tâm của nhân loại ".

    Việt Nam trên đường tương lai
    Lửa thiêng soi toàn thế giới.
    Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời ..

    Bạn thân mến,

    Nhóm người này đă can đảm dứt bỏ cái ẩn ức của dĩ văng để chuyển ḿnh tạo khí thế cho tương lai. Họ không muốn phô trương danh tánh và sẽ chỉ nguyện làm một đóm lửa khiêm nhường. Họ cầu mong đốm lửa nhỏ đó sẽ được hưởng ứng và bùng lên thành một trận băo lửa quét sạch bạo quyền phi nhân, mang trả lại t́nh người đôn hậu về cho quê hương mến yêu. Vinh dự đó không dành riêng cho một nhóm nào, kể cả tác giả bài ca, mà thuộc về toàn thể người Việt Nam đă, đang và sẽ hy sinh cho chính nghĩa tự do, dân chủ..

    ... Tôi viết đến đây th́ trời vừa bừng sáng. Tiếng c̣i tàu năo nùng gọi nhau trong sương mù giữa vịnh Cựu kim Sơn đă dần thưa. Nh́n ra Thái B́nh Dương phía cuối chân trời, những tia nắng đầu tiên của vừng Thái Dương từ phía Đông chiếu xuống như thể hiện lên một viễn tượng của đất nước " Việt Nam đây miền xinh tươi . Tự Do, Công B́nh, Bác Ái muôn đời ".

    Thân ái chào bạn
    Bùi Duy Tâm (5 giờ sáng ngày 18/12/87)

    (1) Sách "Những ngày chưa quên" (Đoàn Thêm)

    Nói chung ba bài viết của tướng Nguyễn chánh Thi, Bác sĩ Phan quang Đán, Bác sĩ Bùi duy Tâm đều đưa có đề nghị muốn đem bài "Việt Nam Việt Nam" của Nhạc sĩ Phạm Duy để thay thế cho bài quốc ca cũ "Tiếng Gọi Thanh Niên" của Lưu hữu Phước. Thật ra trong bài viết đầu tiên nói đến chuyện thay quốc ca của tôi, tôi có kể chuyện ông thầy nhạc Nguyễn văn Vinh của tôi đ̣i thay bài quốc ca đương thời bằng bài Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy, chứ bản thân tôi không đề nghị chuyện đó. Công tâm mà nói bài Việt Nam Việt Nam của Nhạc sĩ Phạm Duy cũng hay và có ư nghĩa, nhưng chuyến đi về Việt Nam mới đây của Nhạc sĩ Phạm Duy đă cho thấy cái cơ hội bài "Việt Nam Việt Nam" trở thành quốc ca sẽ không bao giờ trở thành sự thật được nữa. Chúng ta đă khắt khe với Lưu hữu Phước, không lẽ chúng ta lại dễ dăi với Phạm Duy. Trong lănh vực chính trị không nên để t́nh cảm chen vào nhiều quá, trong chính trị nên để lư trí suy xét và hành động và có làm như thế th́ sẽ không có những lỡ lầm hối tiếc về sau.

    Phải nói rằng khi bài "Tiếng Gọi Thanh Niên" của Lưu hữu Phước được chọn làm quốc ca trong chính phủ Bảo Đại, chuyện đó có thể châm chước được v́ lúc đó lư lịch quốc gia hay cộng sản của Lưu hữu Phước c̣n mù mờ, anh ta c̣n đóng vai một thanh niên yêu nước tranh đấu giành độc lập th́ cũng khó biết được chân tướng của anh là ai. Nhưng đến thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa th́ đất nước đă chia đôi, lư lịch Cộng sản của Lưu hữu Phước đă quá rơ ràng mà hai chính quyền Quốc gia vẫn c̣n sử dụng bài ca của Lưu hữu Phước làm quốc ca là một sự tắc trách và sai lầm không thể tha thứ. Tôi rất tâm đắc với sự phẫn nộ của nhà văn Hà thúc Sinh khi anh đau đớn vạch ra cái lỗi lầm tày trời của các chính quyền quốc gia đă sử dụng bài hát địch làm quốc ca. Guồng máy chiến tranh chính trị trong 21 năm (1954-1975) đă làm ǵ để rồi chúng ta có một bài quốc ca oan trái và vô lư cùng cực đến như vậy? Nói như thấy về Mặt trận đấu tranh chiến tranh chính trị của chúng ta c̣n quá yếu, chúng ta thua Cộng sản không phải v́ chúng quá hay, quá tài giỏi mà bởi chúng ta quá dở, thiếu ư thức đấu tranh chính trị. Hai mươi sáu năm lưu vong (1975-2001) cũng không làm cho chúng ta trưởng thành hơn về phương diện chính trị, vẫn không sửa đổi nổi cái sai lầm quốc ca mà hai chính quyền Đệ nhất và Đệ nhị cộng ḥa đă phạm phải. Cứ gào thét chống cộng mà không biết phải chống cộng từ chỗ nào. Đấu tranh quang phục quê hương là chuyện làm đi đến ngày mai, tạo lập một chế độ dân chủ đa nguyên cho toàn dân chứ không phải để khôi phục lại hai nền Cộng ḥa của quá khứ. Nếu cứ khư khư giữ lại những ǵ của quá khứ ù, cả luôn những sai trái không thể tha thứ của nó, th́ ngày chiến thắng thành công chắc cũng sẽ c̣n xa xôi diệu vợi.

    Trong bài viết của Bác sĩ Bùi duy Tâm có một điểm rất quan trọng là nhờ phỏng vấn với Nha sĩ Nguyễn thành Nguyên (người đă đóng góp công sức tạo nên bài quốc ca) , một sự thật phũ phàng được tiết lộ là bài hát " Tiếng Gọi Thanh Niên" chỉ là lời Việt của bản nhạc tiếng Pháp " Marche des Etudiants" dùng để ca tụng phong trào thể thao Ducuroy của người Pháp. Điều này nói lên bản chất lai căng của bài hát. Sau này ở Việt Nam , Mai văn Bộ có viết nguyên một cuốn sách về Lưu hữu Phước nhan đề " Lưu hữu Phước, con người và sự nghiệp"( nhà xuất bản Trẻ 1989) đă mập mờ , gượng gạo, gian dối biện bạch rằng bài " Tiếng Gọi Thanh Niên" có lời Việt trước rồi mới có lời Pháp sau, Mai văn Bộ và Lưu hữu Phước chống chế gượng gạo như thế để cho bài ca này có một lư lịch cách mạng đẹp đẽ, chứ không dám thú nhận bài hát này là một bài hát " nịnh Tây" có lời Pháp để rồi biến thành bài ca " yêu nước" lời Việt. Nhạc sĩ Phạm Duy đă phân tích rất đúng khi ông nhận ra bài hát " Tiếng Gọi Thanh Niên" khi được hát với lời Pháp th́ đúng nhịp nhưng khi hát với lời Việt th́ trật nhịp, điều đó chứng tỏ lời Pháp có trước lời Việt. Chuyện tranh căi quốc ca do tôi đề xướng nổ ra năm 1987 và lúc ấy Lưu hữu Phước và Mai văn Bộ c̣n sống và họ đă gian dối sửa đổi lại tiến tŕnh h́nh thành bài hát nhiều uẩn khúc này, nghĩa là họ cho lời ca tiếng Việt có trước lời tiếng Pháp. Chế độ Cộng sản làm sao mà chấp nhận nhà Nhạc sĩ có chức vụ bộ trưởng như Lưu hữu Phước mà lại làm bài hát " nịnh Tây’ được. Vấn đề sửa đổi và chống chế lại quá tŕnh h́nh thành bài hát là v́ lư do sâu xa như vậy.

    Mai văn Bộ , trong cuốn sách " Lưu hữu Phước, con người và sự nghiệp " đă nói đến bài " Tiếng Gọi Thanh Niên " như sau:

    " Một trong những đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác âm nhạc của Lưu hữu Phước là bài Tiếng Gọi Thanh Niên.

    Ra đời trong bối cảnh lịch sử đầy băo táp của một thời kỳ chiến tranh và cách mạng, nó vừa có tính chất sáng tạo độc đáo, vừa mang ư nghĩa kế thừa sâu sắc. Nó là đ̣n chủ yếu góp phần dập tắt phong trào " vui vẻ trẻ trung" của một bộ phận thanh niên vùng đô thị đang dao động, đồng thời nó đă mở đầu cho phong trào ca hát " Thanh niên là lịch sử " trước hết trong hàng ngũ sinh viên và học sinh, để rồi dần dần trở thành tiếng hát yêu nước và cách mạng của thanh niên từ Bắc chí Nam.

    V́ ư nghĩa và tầm quan trọng trên đây của bài Tiếng Gọi Thanh Niên nên tôi thấy cần trao đổi ư kiến với tác giả để xem xét trên những khía cạnh tiêu biểu hoặc cùng ôn lại những kỷ niệm có liên quan mà một ḿnh tôi không thể nhớ hết được.

    Sau đây, xin ghi lại cuộc trao đổi của chúng tôi:

    Lưu hữu Phước: Lần đầu tiên, khi c̣n học ở trường phổ thông cấp 1 ở Ô Môn, Phước đă nghe, đă hát và c̣n nhớ măi mấy câu:

    Huyết khí ở đâu người Nam !
    Chớ để chúng múa gậy vườn hoang !
    Đầu đen mái đỏ khác chi thú cầm
    Ai ơi là giống Lạc Hồng !

    Ta có trách nhiệm kế thừa tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của Hai Bà, trong bài hát Trưng Nữ Vương trên đây, được soạn theo âm điệu của bản Mạc-xây-e

    Một kỷ niệm sâu sắc khác là , khi học đến năm thứ hai trường Cô –le Cần Thơ, một bạn quê ở Rạch Giá có chép cho chúng ḿnh bài hát gọi là Hoàng Phố.

    Mai văn Bộ: Đó là anh chàng cao gị Nguyễn thành Nguyên, sau này có một thời gian sống chung với chúng ta ở Hà Nội.

    Mai văn Bộ: Chúng ta đều nghĩ rằng Bài-hát-kêu-gọi-khởi-nghĩa đó phải khởi đầu bằng câu:

    Nào anh em ơi ! Tiến lên đến ngày giải phóng !

    Lưu hữu Phước: Đúng như vậy. Chúng ta đă thảo luận không biết bao nhiêu lần về câu mở đầu đó, mà cũng là chủ đề của bài hát. Chỉ có khi ngủ mới quên đi thôi.

    Mai văn Bộ: Khi ta ngủ, biết đâu tiềm thức chẳng thức và chẳng làm việc?

    Lưu hữu Phước: Dầu sao, Phước cũng đă trải qua nhiều đêm ấp ủ, trăn trở, có lúc rất bi quan. Cho đến một hôm, đúng hơn một đêm...

    Mai văn Bộ: Tại sao có cái đêm huyền diệu đó ?

    Lưu hữu Phước: Một Chủ nhật đầu tháng 4 năm 1941, tiếp tục cuộc hành hương trở về nguồn, chúng ta đi thăm làng Phù Đổng và đến Sóc Sơn. Anh có nhớ anh mang về một cành hoa trà không ?

    Mai văn Bộ: Có ! Mặc dù chúng ḿnh đă đọc tiểu thuyết Trà hoa nữ ( La Dame aux camélias ) của A. Đuy-ma, nhưng có đứa nào trông thấy hoa trà đâu. Không ngờ hôm đó ḿnh gặp ngay trước cửa đền Sóc Sơn một cây hoa rất lạ mắt, hoa giống như hoa hồng, cũng đỏ rực nhưng cánh hoa dày hơn, có nhụy vàng óng ánh, có lá h́nh bầu dục dày, bóng và rất xanh. Đến khi hỏi bà cụ giữ đền, ḿnh mới biết đó là cây hoa trà. Bà cụ vui vẻ tặng ḿnh một cành, ḿnh đem về gác trọ trao lại cho Phước..

    Lưu hữu Phước : Tặng hoa mà thực sự là bắt chẹt ! Nhà không có b́nh cắm hoa, anh lấy một cái ly đựng nước cắm hoa vào rồi tuyên bố : " Trước khi hoa tàn, Phước phải viết xong Bài-hát-kêu-gọi-khởi-nghĩa :.

    Mai văn Bộ: Phước nhớ dai thật đấy !

    Lưu hữu Phước : Bị đặt điều kiện,bị dồn vào chân tường mà không nhớ sao được ! May ma hoa trà cũng lâu tàn...

    Mai văn Bộ : Nhưng rồi mọi việc xảy ra như ư muốn.

    Lưu hữu Phước: Đúng như vậy. Phước không sao ngủ được và bắt đầu sáng tác bài hát ..và đến một giờ sáng,bài hát coi như đă xong.

    Mai văn Bộ: Thế là Nguyên (Nguyễn thành Nguyên) và ḿnh bị dựng dậy. Sao? Bài hát Phước đă viết xong rồi à?...Không thể nào quên được cái cảnh nửa đêm, ba đứa chụm đầu lại, vừa nh́n xuống bài hát mới viết trên giấy, cả nhạc và lời, vừa hát với một tinh thần sảng khoái đặc biệt sôi nổi. Rồi lại xóa, lại chữa, khi th́ một lời, khi th́ một nốt. Rồi lại hát vang dậy cả góc phố.

    Lưu hữu Phước: Khoái nhứt là Điệp khúc:

    Vung gươm lên, ta quyết đi đến cùng !
    Vung gươm lên, ta thề đem hết ḷng !
    Tiến lên, đồng tiến, sá chi đời sống
    Chớ quên rằng là ta là giống Lạc Hồng !

    Hết Điệp khúc , quay trở lại:

    Nào anh em ơi ! Tiến lên đến ngày giải phóng !
    Đồng ḷng cùng nhau đi, sá ǵ thân sống !...

    Cứ như thế, sáng lúc nào không hay. Bỗng có tiếng gơ cửa! Anh nhớ không ?

    Mai văn Bộ: Cảnh sát đến ?

    Lưu hữu Phước: May quá ! Thầy đội xếp chỉ yêu cầu, " Các cậu sinh viên Sài G̣n hát khẽ một tí ! Cả khu phố bị đánh thức từ nửa đêm!" Té ra cảnh sát can thiệp v́ chúng ta làm ồn, chớ không phải chúng ta vừa sáng tác một Bài-hát-kêu-gọi-khởi-nghĩa!

    Mai văn Bộ: May mà họ không biết và không tịch thu bài hát c̣n để trên bàn viết !

    Lưu hữu Phước: Từ đó, Bài-hát-kêu-gọi-khởi-nghĩa chưa có nhan đề, bắt đầu cuộc đời đầy gian truân bất ngờ của nó.

    Mai văn Bộ: Nhưng, qua mọi biến cố, nó không ngừng tiến lên phía trước và cuối cùng, nó đă hoàn thành sứ mạng khó khăn là đến kịp nơi hợp điểm vinh quang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

    Lưu hữu Phước: Lẽ ra, một bài hát kêu gọi khởi nghĩa chỉ có thể là một bài hát bí mật, bí mật ghi chép, bí mật phổ biến..cho đến ngày khởi nghĩa. Thế nhưng, số phận bắt nó phải đi theo một con đường khác. Nó chỉ được giữ tương đối bí mật không quá một năm. Chỉ v́ học sinh trường Bưởi đă có bài hát " Hymne du Lypro" và nữ sinh Đồng Khánh đă có bài " Debout, Belle Jeunesse!" , nên sinh viên đ̣i phải có bài hát riêng của ḿnh.

    Mai văn Bộ: Buồn cười là những bài hát đó đều do Tây soạn ra. Tất nhiên là để tiếp tục " khai hóa " học sinh theo yêu cầu của chủ nghĩa thực dân đang suy tàn. Chúng ḿnh đă tán thành sự gợi ư của anh Dương đức Hiền, tức là làm lời khác cho Bài-hát- kêu-gọi-khởi –nghĩa.

    Lưu hữu Phước: Lúc đầu, Phước c̣n ngần ngại, v́ sợ làm hỏng tác dụng kêu gọi khởi nghĩa của bài hát khi thời cơ đến ! Nhưng lập luận của anh Dương đức Hiền là " Ta cứ đặt lời ca cho sinh viên hát công khai để phổ biến trước điệu nhạc, khi nào thời cơ đến ta sẽ đưa lời ca khởi nghĩa ra, mọi người sẽ hát được ngay !" Phước đă bị thuyết phục, v́ ngẫm ra, anh Dương đức Hiền có cách nh́n thực tế.

    Mai văn Bộ : Cuối cùng, mọi người đều nhất trí lấy bản nhạc của Bái-hát-kêu-gọi-khởi nghĩa, nhưng đồng thời, lúc nào cũng phải nghĩ đến sự cần thiết vượt qua cửa ải ác nghiệt của Sở kiểm duyệt. Có khác nào muốn dung ḥa những cái không thể dung ḥa được !

    Bằng chứng là sự giằng co gay gắt đó đă hiện ra ngay trong mấy câu đầu của bài Sinh viên hành khúc:

    Này sinh viên ơi ! Chúng ta kết đoàn hùng tráng
    Đồng ḷng cùng nhau ta đi kiếm nguồn tươi sáng
    V́ tương lai quốc gia, v́ tương lai quốc dân
    Từ nay ta tiến lên, từ nay ta ráng cần..

    Ngoài ra , chúng ta cũng chỉ làm cho Điệp khúc của bài hát tháng 4 năm 1941 dễ nghe hơn, trơn tru hơn một chút thôi:

    Nếu không hát :

    Vung gươm lên, ta quyết đi đến cùng !
    Vung gươm lên, ta thề đem hết ḷng !
    Tiến lên đồng tiến, sá chi đời sống !
    Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng !

    Th́ ta lại hát :

    Sinh viên ! Ta quyết đi đến cùng !
    Sinh viên ơi ! Ta nguyện đem hết ḷng !
    Tiến lên, đồng tiến, vẻ vang đời sống !
    Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng !

    C̣n tiếp ...

  10. #10
    Saint Ola
    Khách
    Tiếp theo ...

    Lưu hữu Phước : Rất dễ hiểu là khi đưa ra Sở Kiểm duyệt, bài hát bị xóa cả bài, với lư do đơn giản là: bài hát của sinh viên Đại học Đông Pháp, lời phải làm bằng tiếng Pháp !

    Mai văn Bộ: Chán vô cùng !

    Lưu hữu Phước : Không có cách nào khác! Đành vậy thôi. Một bộ tham mưu được triệu tập, gồm có anh Dương đức Hiền, Huỳnh văn Tiểng, Trần văn Khê, Phan huỳnh Tấn.. Cuộc họp đi đến kết luận : Một là, cứ phổ biến trong sinh viên bài hát " Sinh viên hành khúc " như một tài liệu mật, và nếu có dịp, như khi đi du ngoạn, đốt lửa trại v.v sinh viên ta cứ hát ; Hai là, dầu sao cũng phải soạn lời tiếng Pháp để phổ biến rộng điệu nhạc. Vấn đề cuối cùng là : ai sẽ soạn lời tiếng Pháp cho bài hát ?Phước đă đề nghị Mai văn Bộ và mọi người vui vẻ chấp thuận ngay ! (cười)

    Mai văn Bộ : Tại sao Phước không đề nghị người khác ?

    Lưu hữu Phước : V́ anh đă soạn lời tiếng Pháp cho bài Hành khúc của thanh niên Nam Kỳ ! Vả lại, mọi người đă đồng ư cho anh một thời gian một tuần để soạn bài hát. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày anh đă hoàn thành nhiệm vụ. Tối hôm đó, Phước đi ngủ, anh thức viết bài hát. Viết xong, anh lăn ra ngủ. Phước gọi dậy hỏi bài hát đâu. Anh ú ớ nói một đêm nữa mới xong. Nhưng , kéo hộc tủ bàn viết ra, Phước chụp ngay bài hát đă viết xong: La marche des étudiants.

    Étudiants,du sol l’appel tenace
    Pressant et fort, retentit dans l’éspace

    Phước mừng quá, và ngay sáng hôm đó, bộ tham mưu họp lại, phân tích lời bài hát, rút ra ba nhận xét : Một là, nói Đông Dương ( Indochine) mà không nói Đông Pháp ( Indochine Francaise); Hai là, nói phục vụ Đông Dương, tức phục vụ ba nước Việt, Miên, Lào; Ba là, nước Pháp chính quốc hoàn toàn vắng mặt. Thế là, bộ tham mưu nhứt trí thông qua.

    Mai văn Bộ: Sở Kiểm duyệt của thực dân không có lư do ǵ để bác bỏ bài hát nên đă duyệt

    Lưu hữu Phước : Bài hát La Marche des étudiants được in va phổ biến rộng trong sinh viên, với Điệp khúc :

    Ta phục vụ Người, hỡi Đông Dương yêu quư
    Với ḷng dũng cảm và kỷ luật !
    Đây là mục tiêu, đây là pháp lệnh
    Và không ǵ lay chuyển nổi niềm tin của chúng ta.

    (Te servir, chère Indochine
    Avec coeur et discipline
    C’est notre bit. cést notre loi
    Et rein n’ ébranle notre foi)

    Tuy vậy, sinh viên c̣n cảm thấy thiếu bài hát riêng của ḿnh.

    Mai văn Bộ : Do đó, nhân danh Tổng hội sinh viên Đông Dương, do anh Phạm biểu Tâm làm Hội trưởng lúc bấy giờ, Phước và Ban âm nhạc của Hội đă tổ chức một cuộc thi làm lời tiếng Việt cho bài hát. Phước c̣n nhớ cuộc thi đă được tiến hành như thế nào không ?

    Lưu hữu Phước: Phước c̣n nhớ có 4 bài dự thi, mỗi bài gồm 3 đoạn và một Điệp khúc. Một bài của anh và anh Tiểng, một bài của anh Đặng ngọc Tốt, một bài của anh Lê khắc Thiền và một bài của anh Vũ văn Cẩn và Nguyễn ngọc Minh. Ban chấm thi chọn những câu hay nhứt, được 3 đoạn và một Điệp khúc, gồm nhiều câu của hai anh Lê khắc Thiền và Đặng ngọc Tốt. Nhan đề " Tiếng gọi sinh viên " là của anh Thiền.

    Năm 1942, khi được đưa ra Sở Kiểm duyệt, bài hát bị cắt bỏ Điệp khúc và hai Đoạn 2 và 3, chỉ c̣n có đoạn 1, khiến bài hát không thể hát được ! Đó là nói vậy thôi. Trong thực tế, sinh viên Việt Nam vẫn chép tay chuyền cho nhau và vẫn hát toàn bài như nó không hề bị kiểm duyệt cắt xén ǵ cả, chỉ có điều là chưa được in.

    Mai văn Bộ : Tới khi nào th́ bài Tiếng gọi thanh niên mới được in ra, Phước c̣n nhớ không ?

    Lưu hữu Phước : Đến năm 1944, Phước vận động măi và nhờ sự can thiệp của nhiều người, Sở Kiểm duyệt Sài G̣n mới cho phép in cả 3 Đoạn và Điệp khúc. Nhưng phải gửi in tại một nhà in ở Cà Mau. Tuy vậy, Sở Mật thám Pháp đă gửi thông tư mật cho các Ty thanh niên Thể dục thể thao, ra lệnh cấm, không cho phép hát mấy bài Tiếng gọi thanh niên, Người xưa đâu tá, Hồn tử sĩ và cấm cả bài Bóng người Núi Lam. Do đó bài Tiếng gọi thanh niên in xong ở Cà Mau, vừa mới được chở hết lên Sà́ G̣n vào tháng 9 năm 1944 th́ đến tháng 10 bị Sở Mật thám tịch thu khi chúng khám nhà chị Hai tôi, chỗ tôi ở tại đường Dixmude ( nay là đường Đề Thám ).

    Măi đến năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, ta mới có điều kiện hoạt động nửa công khai và bài hát mới được viết lại theo tinh thần tháng 4 năm 1941 và được nhà xuất bản Hoàng Mai Lưu ấn hành dưới nhan đề Quốc dân hành khúc.

    Mai văn Bộ : Tiếng gọi sinh viên trở thành Tiếng gọi thanh niên và cuối cùng là Quốc dân hành khúc. Phước nghĩ thế nào về sự thay đổi này?

    Lưu hữu Phước: Xin nhắc lại tiền thân của tất cả những bài hát mang các tên khác nhau trên đây , là Bài-hát-kêu-gọi-khởi-nghĩa tháng 4 năm 1941, mà nội dung chủ yếu được thể hiện bằng những lời ca sau đây:

    Này anh em ơi ! Tiến lên đến ngày giải phóng !
    Đồng ḷng cùng nhau ta di, sá ǵ thân sống !
    Cùng nhau ta tuốt gươm, cùng nhau ta đứng lên
    Thù kia chưa trả xong, th́ ta luôn cố bền
    Lầm than bao năm, ta đau khổ biết mấy
    Vàng, đá, gấm vóc, loài muông thú cướp lấy
    Loài nó hút lấy máu đào chúng ta
    Đời ta gian nan, cửa nhà tan ră
    Bầu máu, nhắc tới đó, càng thêm nóng sôi
    Ta quyết thề phá tan quân dă man rồi..

    Với Điệp khúc hùng tráng :

    Vung gươm lên, ta quyết đi đến cùng !
    Vung gươm lên, ta thề đem hết ḷng !
    Tiến lên, đồng tiến, sá chi đời sống !
    Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng !

    Tiếng gọi sinh viên chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của một giai đoạn. Trái lại, Tiếng gọi thanh niên và Quốc dân hành khúc là sự khẳng định lại tinh thần thăng 4 năm 1941 và đồng thời, tuy được nâng lên theo đà chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, nội dung sá ǵ thân sống ở câu 2 đến Điệp khúc vẫn nhắc lại tinh thần rực lửa " quyết xả thân" lúc bấy giờ đă truyền từ những liệt sĩ của Khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ sang thế hệ trẻ.

    Mai văn Bộ : Đúng như vậy ! Xin hỏi Phước câu hỏi cuối cùng . Hai mươi tuổi, sáng tác Bài-hát-kêu-gọi-khởi-nghĩa và tiếp theo , Tiếng gọi sinh viên trở thành Tiếng gọi thanh niên và thể rút ngắn của nó là bài Lên Đàng, đă từng bước huy động hàng vạn, hàng chục vạn sinh viên và thanh niên tham gia phong trào ca hát tiến thẳng đến Cách Mạng Tháng Tám, Phước nghĩ ǵ về sự thành công lớn lao đo.?

    Lưu hữu Phước : Thành thật mà nói, Phước chưa bao giờ dám ước mơ tới một sự thành công như thế ! V́ yêu nước mà sáng tác, sáng tác để cổ vũ tinh thần yêu nước của thanh thiếu niên..phần c̣n lại là sự nghiệp của quần chúng. Tôi phải cám ơn anh chị em thanh niên cùng thế hệ, v́ việc soạn nhạc của tôi thực ra là thể hiện tấm ḷng yêu nước hăng say của tuổi trẻ và dầu chỉ được bạn bè, đồng chí hát mươi ngày, cũng đủ vui ḷng rồi..ù

    Mai văn Bộ viết tiếp , " Đầu niên khóa 1941-, với một đa số áp đảo, anh Dương đức Hiền được bầu vào ghế Chủ tịch T.H.S.V.Đ.D. Như vậy là " cuộc đảo chính qua hai bước " đă được thực hiện một cách êm thắm bằng sự biểu quyết của đa số. Đến niên khóa 1943-1944 cũng vậy.

    Tóm lại, thông qua phong trào ca hát " Thanh niên và lịch sử " và chủ trương tổ chức các trại hè sinh viên ở ba miền Bắc, Trung, Nam, nhóm tích cực vừa đâu tranh vừa xây dựng lực lượng, đă hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh .

    Trên thực tế , trường Đại học Hà Nội vào đầu năm 1944 đă trở thành một vườn ươm cách mạng".

    Trích trong cuốn sách " Lưu hữu Phước, con người và sự nghiệp" của Mai văn Bộ từ trang 95 đến trang 134)

    Đúng là " dấu đầu ḷi đuôi" , Mai văn Bộ và Lưu hữu Phước cố chống chế cho rằng lời Việt bài hát có trước lời Pháp rồi lại kể chuyện có mở cuộc thi viết lời Việt cho bài hát. Nếu có lời Việt cho bài nhạc ngay từ đầu th́ c̣n mở cuộc thi để chọn lời Việt làm ǵ nữa? Nói đến Cộng sản là nói đến gian dối, những người làm nhạc trong chế độ Cộng sản như Lưu hữu Phước cũng không sao thoát khỏi cái thói gian dối cố hữu đó. Trong đoạn văn trích dẫn trên có nói đến người tham gia đặt lời cho bài hát Nguyễn thành Nguyên, hy vọng ông Nguyễn thành Nguyên (hiện nay vẫn đang c̣n sống ở San Francisco), là một nhân chứng lịch sử về bài quốc ca , sẽ bổ túc thêm sự dẫn giải để làm sáng tỏ một vấn đề của lịch sử dù ông đă trả lời Bác sĩ Bùi duy Tâm là lời Việt bài quốc ca có sau lờùi tiếng Pháp. Gian lận và bóp méo lịch sử vốn là nghề ruột của Cộng sản và chúng ta phải có bổn phận bạch hóa và làm sáng tỏ những ǵ c̣n uẩn khúc, mù mờ để trả lại sự thật cho lịch sử. Chúng ta không thể để cho Cộng sản tiếp tục thói quen " ăn gian nói dối " thêm được nữa.

    Mới đây , trong số báo Xuân Văn Nghệ năm Mậu Dần 1998 tại Sài G̣n, tác giả Hồng Hải đă viết về Lưu hữu Phước trong bài viết mang tên " Năm Mậu Dần nghĩ về những bài hát tiến công của Nhạc sĩ Lưu hữu Phước" như sau:

    " ...Chính v́ có những con người cách mạng, tổ chức yêu nước từ nhà trường đến phong trào sinh viên thanh niên, cao trào cách mạng giành chánh quyền tháng tám và trải qua hai cuộc kháng chiến đánh Pháp chống Mỹ dưới sự lănh đạo của Đảng, Nhà nước, do Bác Hồ làm lănh tụ đă bồi đắp cho Nhạc sĩ Lưu hữu Phước tinh thần yêu nước..

    ....Nhất là bài hát Tiếng gọi thanh niên, các chế độ bù nh́n tay sai của đế quốc Pháp, Mỹ không thiếu những nhạc sĩ nhưng không có nhạc phẩm nào qua được âm điệu của nhạc Tiếng gọi thanh niên, nên chúng trắng trợn chiếm đoạt làm quốc thiều cho chế độ chúng !

    (Báo Xuân Văn Nghệ năm Mậu Dần 1998 trang 6 và 27 )

    Nước đă mất, nhà đă tan hơn hai mươi lăm năm rồi mà vẫn c̣n bị Cộng sản chửi về bài Quốc ca của chúng ta như thế này th́ đúng là đau đớn và nhục nhă thật. Tuy nhiên, phải công nhận chúng chửi đúng v́ quả thật chúng ta đă "cầm nhầm " bài hát của một Nhạc sĩ Cộng sản. Chính v́ sự đần độn về văn hóa, sự thiếu ư thức chính trị của những người cầm quyền miền Nam ngày xưa bây giờ đồng bào hậu sinh lănh đủ ! Và không biết nỗi nhục này c̣n kéo đến bao giờ..nếu chúng ta không ra tay hành động.

    Trên thế giới này người dân nước nào cũng hănh diện với bài quốc ca của nước họ. Người nhạc sĩ sáng tác quốc ca là người con yêu của tổ quốc quốc gia ấy. Chỉ có những người Việt Nam lưu vong bất hạnh mới có một bài quốc ca là bài hát của kẻ thù. Mỗi lần hát lên là mỗi lần người hát cảm thấy tủi nhục, xót xa.

    Bài quốc ca của Hoa Kỳ cũng mang lại niềm hănh diện cho người công dân Mỹ mỗi lần bài ca được hát lên, người ta nh́n thấy trên gương mặt người hát nỗi sung sướng tự hào. Trong bài viết của Bác sĩ Phan quang Đán cũng có nói đến bài quốc ca của xứ Hiệp chủng Quốc này. Xin nói thêm là vào tháng 8 năm 1814, quân đội Anh đóng gần thủ đô Washington bắt một công dân Mỹ tên William Beanes của vùng cao Marlborough, Maryland. Họ giữ ông Beanes trên một tàu chiến ở vịnh Chesapeake gần cửa sông Potomac. tướng John Mason lo chuyện trao đổi tù binh gửi hai người Mỹ đến gặp người Anh để lo cho ông Beanes được phóng thích. Những người Mỹ được gửi đi là ông Francis Scott Key, một luật sư và một người viết nhạc,làm thơ tài tử, vốn là người bạn của ông Beanes, và ông John S. Skinner, một nhân viên chính phủ Mỹ.

    Key và Skinner tới Baltimore. Tại đó họ lên một tàu Mỹ tên Flag of truce ship (Tàu cờ ngừng bắn), vốn là một con tàu dùng để thương thảo với người Anh. Con tàu này đưa hai ông đến gần tàu chiến Anh vốn đang tính chuyện tấn công cứ điểm Mc Henry nằm gần cảng Baltimore. Người Anh đồng ư thả ông Beanes. Nhưng họ không muốn những người Mỹ đến gặp họ biết chuyện người Anh sắp tấn công những người Mỹ yêu nước trên bờ. Do đó, họ cầm giữ Skinner và Beanes ngay trên chiếc Tàu cờ ngừng bắn, nằm gần đoàn tàu của người Anh cho đến khi trận đánh chấm dứt.

    Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày thứ ba , 13 tháng 9, 1814, và kéo dài suốt ngày đêm. Ông Key và bạn ông biết cứ điểm Fort MacHenry pḥng ngự rất yếu. khi màn đêm buông xuống, họ nh́n thấy lá cờ Mỹ vẫn c̣n bay phất phới trên con Tàu cờ ngưng bắn. Key cảm thấy xúc động bồi hồi. Ông rút một cái thư từ trong túi áo và bắt đầu viết những vần điệu. Xế ngày hôm đó, người Anh thả những người Mỹ có mặt trên tàu và Key trở về Baltimore. Tại đây, ông hoàn tất bài ca . Vào khoảng tháng 11, 1814, bài hát được in ở Baltimore dưới cái tên " The Star-Spangled Banner" (Mảnh vải dát cờ) . Sau đó không lâu nó được in tại nhiều thành phố khác của Mỹ. Quân đội Mỹ bắt dầu hát bài ca này vào lúc thượng cờ và hạ cờ mỗi ngày vào năm 1895. Quốc hội Hoa Kỳ chính thức chấp nhận bài hát này làm quốc ca vào tháng Ba năm 1931.

    Kinh nghiệm quốc ca Mỹ và Pháp cho thấy bài quốc ca được h́nh thành trong quần chúng trước khi được quốc hội chính thức chấp nhận làm bài quốc ca cho quốc gia.

    Ngày nay người quốc gia ở rải rác khắp thế giớ, có lẽ một ban đặc nhiệm được h́nh thành để rồi tổ chức một cuộc thi chọn " Bài ca quang phục" (hăy khoan sử dụng danh từ quốc ca). Cuộc thi sẽ tiến hành trong 3 tháng, các nhạc sĩ tham dự gửi bài nhạc và lư lịch kèm theo. Qua phương tiện Internet cũng có thể mời quốc nội tham gia với lư lịch Nhạc sĩ được giữ kín. Dĩ nhiên viết nhạc quang phục quê hương th́ không thể là Cộng sản rồi, và quốc nội cũng có thể tham gia góp ư , b́nh bầu bài hát mới này dù chuyện này cũng cần ban Đặc nhiệm " bảo mật, pḥng gian" tối đa để tránh rắc rối cho người tham dự trong nước. Ban giám khảo Đặc nhiệm chọn chừng 10 bài hay nhất rồi cho phát thanh trên các hệ thống truyền thanh, truyền h́nh Việt ngữ khắp các nơi có người Việt cư ngụ trên thế giới cũng như phổ biến trên báo chí. Rồi sau đó mở một cuộc trưng cầu dân ư để lấy " bài ca quang phục " hay nhất, dựa trên ư nghĩa lời ca, lư lịch quốc gia của tác giả bài hát và dĩ nhiên dựa trên phiếu bầu của dân tỵ nạn Việt Nam toàn thế giới. " Bài ca quang phục" này rất có hy vọng trở thành quốc ca của một nước Việt Nam tương lai. Nếu không được như thế th́ nó cũng là bài ca dùng để chào cờ cho tất cả những buổi lễ nào của người tỵ nạn Việt Nam. Đây là một chuyện khả thi, vấn đề bây giờ là có lửa có ḷng ngồi với nhau để làm việc này không. Nếu không làm th́ cứ phải tiếp tục chịu cái cảnh "chống Việt Cộng " mà lại phải lấy một bài hát của " Việt Cộng " làm quốc ca!

    Rồi đến bài " Hồn tử sĩ " của Lưu hữu Phước nữa. Ai có đi dự ngày Quân lực 19 tháng 6 hàng năm th́ lại phải chứng kiến một chuyện vừa mỉa mai, vừa chua xót là những người quốc gia dùng bài của một tên Cộng sản (Lưu hữu Phước) để chiêu hồn chiến sĩ quốc gia ! Cũng nên ngưng tức khắc chuyện oan trái, oái oăm này lại ngay trong khi chờ bài mới. Chỉ cần vài phút im lặng mặc niệm trong khi làm lễ là đủ rồi.

    C̣n tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 67
    Last Post: 27-10-2012, 04:38 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 28-07-2012, 04:08 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 05-11-2011, 11:01 AM
  4. Replies: 4
    Last Post: 03-07-2011, 08:52 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 24-12-2010, 09:00 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •