Results 1 to 7 of 7

Thread: CHÁU "BÁC" HỒ VỀ QUÊ NHẬN HỌ

  1. #1
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Location
    USA
    Posts
    789

    CHÁU "BÁC" HỒ VỀ QUÊ NHẬN HỌ



    Trích từ Nuvuongcongly
    Last edited by hatka; 29-04-2011 at 03:14 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    07-03-2011
    Posts
    51

    Xấu hổ làm họ Hồ !

    Tṛ lừa bịp ,HCM có tên là Nguyễn ái Quốc , th́ làm sao đi nhận cháu ruột của ông già phản quốc ấy ? hay là đang t́m cách lọt vào quỷ đạo cai trị để ăn tiền của dân ?
    Vô nghĩa cho vụ việc này !

  3. #3
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    "Gặm cỏ non" là chuyện bình thường cuả "họ nhà ta"?

    Đúng la chuyện tầm phào xã nghiã!

    Có hai điều chỉ xem lướt qua - trót ...dại - là thấy bố láo một lũ!

    Thứ nhất: Họ Hồ cuả HCM thì chả biết vì hứng ...tình gì mà Hồ ta đổi cho mình từ họ Nguyễn ra cả chục họ ...linh tinh - Lý, Trần, Hồ, Tống (thời kỳ bên Tầu) v.v...., bí danh thì đếm không hết - Bây giờ lòi đâu ra những ông là cháu có họ Hồ là sao?
    Nghe nói gia phả cuả Hồ là giòng họ Nguyễn ở xã Kim Liên vẫn sờ sờ ra đấy?

    Một Hồ chí Meo cũng đủ chết cả dân tộc VN rồi, thêm nhứng Hồ ..xình, Hồ ...bùn để chôn luôn cho tiện việc.

    Thứ hai: Một chi tiết khá thú vị là chuyện "trâu già thich gặm cỏ non" trong cái họ Hồ này lại cho là chuyện rất ...bình thường của "họ nhà ta" ?
    Thì ra da mặt cuả giòng họ này cũng ...dầy có hạng đấy chứ? Đến nỗi lão khứa kia còn khoe và cười ...khềnh khệch...

  4. #4
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Location
    USA
    Posts
    789

    Tham khảo

    16 Tháng 5 2005 - Cập nhật 10h34 GMT

    Thư của Nguyen Hoa Nguyen từ Đức
    Thính giả Nguyen Hoa Nguyen từ Munich, Đức gửi cho BBC email sau để tŕnh bày quan điểm riêng về cố chủ tịch Hồ Chí Minh:

    HUYỀN THOẠI VỀ MỘT NGƯỜI CHA Trần Gia Phụng Theo sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp của nhà xuất bản Sự Thật (Hà Nội), Hồ Chí Minh "sinh ra trong một gia đ́nh nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân. Cụ thân sinh ra Người [ông Hồ] là Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) ...đỗ phó bảng và sống thanh bạch bằng nghề dạy học. Đối với các con, cụ giáo dục ư thức lao động và cho học tập để hiểu "đạo lư làm người". Sau khi đỗ phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ tiêu cực, không hợp tác với chúng. Cụ thường nói: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ", nghĩa là "Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn". Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn ! thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần."(1) Ông Nguyễn Sinh Sắc quả thật đă đỗ phó bảng năm 1901 (tân sửu) cùng một lần với các ông Nguyễn Đ́nh Hiến, Phan Châu Trinh.(2) Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Sắc không hề bị "bọn thống trị thúc ép nhiều lần" sau khi đỗ phó bảng, mới chịu ra làm quan. Ông Sắc đă xin đi làm quan ngay sau khi đỗ cử nhân và trước khi đỗ phó bảng. Nguyên vào năm 1894, Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An.

    Năm sau (1895), ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đă xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba năm sau, ông hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898.(3) Trước khi dự kỳ thi hội năm 1901, vơi tư cách là một quan chức của triều đ́nh Huế, ông Sắc c̣n tham dự Hội đồng giám khảo chấm thi kỳ thi hương tại B́nh Định năm 1897 và Thanh Hóa năm 1900.(4) Sau khi đỗ phó bảng trong kỳ thi hội v! thi đ́nh năm 1901, ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909, rồi đi tri huyện B́nh Khê (B́nh Định) tháng 5 năm đó. Từ chức vụ thừa biện (thư kư) ở một bộ đi làm tri huyện (tương đương với quận trưởng thời VNCH hay chủ tịch huyện ngày nay) là thăng chức, chứ không phải xuống chức.(5) Nguyễn Sinh Sắc bị sa thải chứ không phải bị cách chức.(6) Lư do sa thải cũng không phải v́ "vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp". Ông bị sa thải v́ ông đă hành xử tàn bạo với dân chúng. Trong một cơn say rượu, Nguyễn Sinh Sắc đă dùng roi mây trừng phạt và đánh chết một người tù vào tháng 1-1910. Gia đ́nh người nầy kiện lên cấp trên. Dù tri huyện Nguyễn Sinh Sắc đă chối căi rằng không phải v́ trận đ̣n của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đ́nh ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng. H́nh phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan lại và sa thải.(7) Có tài liệu nói rằng chính nhờ ông Cao Xuân Dục (1842-1923), một thượng thư trong triều che chở, nên Nguyễn Sinh Sắc chỉ b! mất chức mà không bị phạt đánh trượng.(8) Cao Xuân Dục là người Nghệ An, cùng tỉnh với Nguyễn Sinh Sắc.

    Phải chăng Hội đồng hương Nghệ An, lúc đó hoạt động rất mạnh tại kinh đô Huế, đă can thiệp giúp Nguyễn Sinh Sắc? Hơn nữa, lư do chuyển đổi h́nh phạt để Nguyễn Sinh Sắc khỏi bị đánh đ̣n có thể nhắm giữ thể diện của một quan chức triều đ́nh, và nhất là vị nầy lại là người có học vị cao. Nguyễn Sinh Sắc nghiện rượu từ khi c̣n ở Huế. Chị của Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh), bà Nguyễn Thị Thanh, vào Huế thăm cha năm 1906. "Bà không thể chịu đựng lâu ngày thái độ cộc cằn thô lỗ của cha bà, nay đă mắc phải tật nghiện rượu và thường hay đánh đập bà".(9) Do đó, năm sau bà bỏ Huế, ra Nghệ An trở lại, mà không sống với cha. Phải chăng câu: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ" (Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn) là do những cán bộ cộng sản bịa ra, rồi gán cho ông Nguyễn Sinh Sắc để đả kích chế độ quân chủ? Hay phải chăng v́ bị đuổi ra khỏi ngành quan lại nên Nguyễn Sinh Sắc mới bất măn và thốt lên câu nầy? Nếu không, trước đó Nguyễn Sinh Sắc hăng hái xin ra làm quan làm ǵ?

    Sau nầy con ông, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) c̣n gởi thư đến viên Khâm sứ Pháp tại Huế xin cho cha ông một chức quan nhỏ nữa. Ngày 26-2-1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài G̣n. Ông ở lại Sài G̣n một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ,(10) rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Từ đó, ông không bao giờ trở ra Nghệ An. Ông sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Ḥa An, Sa Đec, và từ trần ngày 29-11-1929.(11) Khi Nguyễn Sinh Sắc bị băi chức và sống lang thang nghèo khổ ở miền Nam, con ông ta là Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, ra nước ngoài năm 1911, đă viết thư từ New York (U. S. A.) ngày 15-12-1912 cho viên khâm sứ Pháp tại Huế tha thiết "...cầu mong Ngài [chỉ khâm sứ Pháp] vui ḷng cho cha tôi [cha của Thành tức ông Sắc] được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quư của Ngài..."(12) Đây là một việc làm hiếu đễ đáng khen của thanh niên Nguyễn Tất Thành, nhưng rất tiếc khi gia nhập đảng Cộng Sản, th́ Nguyễn Tất Thành từ bỏ luân lư truyền thống dân tộc, chuyển ḷng trung hiếu thành lư tưởng phục vụ đảng và chủ nghĩa cộng sản, đến nổi sau đó chính Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân Nguyễn Tất Th! ành, rất bực ḿnh “không muốn nghe nói đến “đứa con hư” của ḿnh [...] mà các chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà c̣n đả phá luôn cả uy quyền của người gia trưởng.”(13)

    Vậy huyền thoại về người cha của Hồ Chí Minh là một người yêu nước, chống đối chính quyền Pháp nên bị cách chức, là chuyện hoàn toàn bịa đặt do Ban Nghiên cứu Lịch sử trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra nhắm làm tăng giá trị cho lănh tụ của họ. Tưởng cũng nên thêm ở đây một phát hiện của ông Trần Quốc Vượng, sử gia Hà Nội hiện nay. Trong sách Trong cơi của Trần Quốc Vượng, có bài "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dă)". Phần cuối của bài nầy cho biết rằng ông Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân của Hồ Chí Minh, không phải là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm. Trước khi đám cưới, bà vợ của ông Nguyễn Sinh Nhậm đă có mang với cử nhân Hồ Sĩ Tạo, cho nên ông Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là người cha trên giấy tờ của ông Nguyễn Sinh Sắc mà thôi.

    Ông Trần Quốc Vượng viết: "Nguyễn Ái Quốc sau cùng đă lấy lại họ Hồ v́ cụ biết ông nội đích thực của ḿnh là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải là cụ Nguyễn Sinh Nhậm." Trần Quốc Vượng c̣n thêm rằng chính ông Hồ Sĩ Tạo đă vận động cho Nguyễn Sinh Sắc vào học trường Quốc tử giám (ngày trước gọi là “tọa giám”) ở kinh đô Huế.(14) (Đề nghị quư vị độc giả, nhất là độc giả trong nước, viết thư hỏi thẳng việc nầy với sử gia Trần Quốc Vượng.) TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, Canada
    Last edited by hatka; 29-04-2011 at 12:44 AM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Ông Trần Quốc Vượng viết: "Nguyễn Ái Quốc sau cùng đă lấy lại họ Hồ v́ cụ biết ông nội đích thực của ḿnh là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải là cụ Nguyễn Sinh Nhậm."
    Những chuyện "tròng tréo", "lộn ...họ" như vầy có đươc chính thức xác nhận bằng một loại "văn bản" nào chưa?
    Hay chỉ là chuyện "thâm cung bí sử"?
    Nếu họ Hồ trong video clip làm cái lễ nhận họ hàng hang hốc như trên thi chả lẽ
    lại công khai phủ nhận "dòng dõi" cuả ông Hồ là ...giả?
    "sinh ra trong một gia đ́nh nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân. Cụ thân sinh ra Người [ông Hồ] là Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) ...đỗ phó bảng và sống thanh bạch bằng nghề dạy học
    Vậy ông bố cuả HCM là một loại con ngoại hôn?
    Chả lẽ điều này hay ho lắm sao? HCM không phải là loại người lấy "gia tộc" làm trọng để phải chịu "vạch áo cho người xem lưng" khơi khơi như vậy?
    Giải thich ...chưa thoả đáng về sự đổi họ Hồ.

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    8
    Quote Originally Posted by hatka View Post
    Ông nội sư này nh́n mặt công nhận gian thiệt :D

  7. #7
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Location
    USA
    Posts
    789

    Tham khảo

    Số phận một con người: Nguyễn Tất Trung (Bùi Tín)
    Thursday, 22. May 2008, 01:48
    CHÍNH TRỊ LƯU MANH CỘNG SẢN, CHÍNH TRỊ LƯU MANH LỪA ĐẢO
    Giáo Dục - Xă Hội: Số phận một con người: Nguyễn Tất Trung (Bùi Tín)
    Đăng ngày 08/02/2008 lúc 18:56:20 EST
    Đề tài: Hồ sơ Đảng Cộng Sản VN
    Số phận con người:
    Không thể bất công kéo dài đến vậy !
    Bùi Tín
    «...trong các triều đ́nh cộng sản, thật với giả, giả với thật cứ lộn nhèo với nhau, nhiều chuyện khó tin nhất có khi lại là thật, có chuyện ngỡ là của thiệt lại là của giả...»

    Tết Mậu Tư đến gần. Người ta thường nghĩ về quê hương, về người thân, về bà con họ hàng, về mồ mả tổ tiên...Thường vào dịp cuối năm, nhiều người t́m ra họ hàng mới, người thân mới. Những khám phá mới, có khi bất ngờ, đến lạ lùng, có trường hợp thú vị, lại có chuyện pha với đắng cay. Nhất là trong những gia đ́nh ḍng họ lớn, có tăm tiếng, đă và đang đi vào lịch sử.


    Hồ Sĩ Tạo là ông nội Hồ Chí Minh

    Đây là tin có thật, do nhà văn Hồ Sĩ Sênh, bút danh Trường Lam, hội viên Hội văn nghệ tỉnh Nghệ An, đưa ra, qua một sáng tác được công bố tại trại viết văn của Hội văn nghệ Nghệ An đầu năm 2007. Trường Lam đă sưu tầm tài liệu khá công phu từ những người thật việc thật có quan hệ chặt chẽ với ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, c̣n có tên Nguyễn Sinh Huy, nguyên tri huyện B́nh Khê, cha đẻ Nguyễn Sinh Côn (Cung), tức là ông Hồ Chí Minh sau này, sau khi bị mất chức do tội ngộ sát, đă vào Nam bộ làm nghề thầy lang khám bệnh bốc thuốc. Điều trên bảo đảm tính chân thật của sự kiện.

    Theo tiểu sử chính thức Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Sinh Sắc là con ông Nguyễn Sinh Nhậm quê ở Kim Liên, huyện Nam Đàn.Thật ra ông Nguyễn Sinh Nhậm vợ chết sớm, ốm yếu, nhận lấy cô Hà Thị Hy thường gọi là cô Đèn, ''cheo'' cô về làm vợ mọn, khi cô đă có mang với ông Hồ Sĩ Tạo; ông Nguyễn Sinh Nhậm đặt tên cho con cô Đèn, sinh vào năm 1863 là Nguyễn Sinh Sắc, nhận là con của ḿnh. Ông Nhậm chết sau đó 3 năm.

    Chính ông Hồ Sĩ Tạo mới là người cha huyết thống của ông Nguyễn Sinh Sắc, là ông nội thật sự của ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ Sĩ Tạo sinh năm 1834 mất năm 1907, quê làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu Nghệ An, đỗ Gỉải Nguyên khoa Mậu Th́n (1868), làm quan, dạy học, có tiếng văn hay chữ tốt cả một vùng Nghệ Tĩnh, tiếng vang trong Kinh, ngoài Bắc, quan hệ xă hội rất rộng. Ông lại hào hoa phong nhă, thích ngâm thơ vịnh nguyệt, mê ca trù, nhiều vợ đông con. Ông yêu mến cô Hà Thị Hy quê làng Sài huyện Nam Đàn, xinh đẹp hát hay; ông lại dạy học ngay trong nhà cô.

    Hồng nhan bạc mệnh, người t́nh của cô Hy tài hoa bao nhiêu th́ chồng danh nghĩa của cô là ông Nguyễn Sinh Nhậm yéu kém nhạt nhẽo bấy nhiêu. Ông chết sau khi lấy bà chừng 3 năm; phận làm mọn thời ấy thật cực nhục, cả họ Nguyễn Sinh khinh thị hắt hủi hai mẹ con bà; bà phải bỏ nhà, bỏ con ra đi. May là khi bà chết, có người thương xót mang xác bà về quê và chính ông Hồ Sĩ Tạo lại tổ chức chôn cất và đọc lời điếu cho bà.

    Chính ông Hồ Sĩ Tạo đă chăm lo bồi dưỡng cho ''đứa con hoang'' của ḿnh thành danh, qua gửi gắm ở những học tṛ cũ của ḿnh đă thành thày giỏi và quan chức có thanh thế trong triều đ́nh, như ông Cao Xuân Dục. Ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng năm Tân Sửu (1901), sau đó vào Huế nhận chức Thừa biện bộ Lễ.

    Vương Chí Nghĩa : em út của Hồ Chí Minh

    Năm 1907, ông Sắc được bổ nhiệm Tri huyện B́nh Khê, đến 1911 ông tự gây nạn lớn, khi trong cơn nát rượu ông ra lệnh đánh một số nông dân chậm nộp thuế, làm một người chết. Ông bị kết trọng tội, suưt mất đầu. Tuyệt vọng, bị sỉ nhục, ông rời bỏ kinh đô và quê nhà, đi biệt vào phương Nam, tít vùng sâu Đồng Tháp - Cao Lănh, tự xưng là Cụ Vương, làm nghề bắt mạch, bốc thuốc.

    Một lăo nông tên là Mai Nhuận, có cả gia đ́nh hàm ơn cụ Vương cứu mạng trong nạn dịch lớn, tự nguyện gả cô con gái út cho cụ Vương để đỡ đần cụ trong tuổi già cô đơn mà cô gái cũng đỡ vất vả. Mối t́nh vùng sông nước giữa cụ Vương và cô gái họ Mai đă tạo nên một cậu con trai kháu khỉnh mang tên Vương Chí Nghĩa, sinh năm 1927. Đây là người em út chưa từng biết của ông Hồ Chí Minh.

    Vương Chí Nghĩa dời nơi ở lên vùng Tây Nguyên, sống mai danh ẩn tích để giữ an toàn cho ḍng họ khi đất nước chưa độc lập, lại chia đôi và chiến tranh. Vương Chí Nghĩa có 2 con trai: Vương Chí Hùng và Vương Chí Việt (sinh tháng 12-1959), cùng 5 con gái, trong đó một người mang tên Hồ Thị Minh Nguyệt đă cùng em là Vương Chí Việt xuất gia đi tu từ năm 1980. Vương Chí Việt mang pháp danh Thượng tọa Thích Chân Quang, hiện trụ tŕ chùa Phật Quang ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đă tốt nghiệp khoa ngoại ngữ tiếng Anh. Mới đây năm 2007, Thượng tọa đă ra Nghệ An thăm viếng các làng xă quê hương ở Quỳnh Lưu và Nam Đàn, nhận họ hàng với chú bác, anh chị em, con cháu... Tuy nhiên về ông thầy tu này đang có những nhận định khác nhau từ trong nước...

    Chuyện bên Tàu: Hoa Quốc Phong là con cả của Mao Trạch Đông

    Lại bắt sang chuyện Tàu. Trước đây vài năm, báo chí Hồng Kông lên tiếng nhiều lần cho rằng Hoa Quốc Phong từng là Thủ tướng Quốc vụ viện Trung quốc, rồi Chủ tịch Đảng CS Trung quốc là con trai ngoài giá thú của Mao Trạch Đông. Từ đó nhiều người bán tín bán nghi, v́ trong các triều đ́nh cộng sản, thật với giả, giả với thật cứ lộn nhèo với nhau, nhiều chuyện khó tin nhất có khi lại là thật, có chuyện ngỡ là của thiệt lại là của giả, của dỏm.

    Gần đây báo chí Hồng Kông khẳng định chuyện trên đây là sự thật 100 phần trăm, và in hẳn cuốn sách nhỏ phát hành nửa công khai trên lục địa, kể đầu đuôi câu chuyện này. Talawas vừa đưa lên mạng.

    Chuyện rằng năm 1920 khi Mao Trạch Đông 27 tuổi, xây dựng Tổ Thanh niên Cộng sản ở Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam), có quan hệ với một cô gái họ Diêu. Bố cô gái buôn thuốc lá. Mao và cô gái họ Diêu sinh ra một bé trai ngoài giá thú năm 1921 đặt tên là Hoa Quang Tổ; sau 2 năm cô gái họ Diêu ốm chết. Hoa Quang Tổ được một số gia đ́nh thay nhau nhận nuôi, đổi tên là Hoa Thành Vũ, sau đó là Hoa Quốc Phong. [Một năm sau Mao mới gặp Dương Khải Tuệ và sinh ra con chính thức Mao Ngạn Anh].

    Ngoài Mao ra, một số lănh đạo cao nhất của đảng CS Trung quốc như Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu B́nh... đều biết chuyện này và chú ư đào tạo, nâng đỡ quá tŕnh trưởng thành của Hoa Quốc Phong. Năm 1950 Mao điều Hoa từ tỉnh Sơn Tây về tỉnh Hồ Nam quê nhà, với chức bí thư địa ủy của địa khu Tương Đàm (địa khu là cấp trên của huyện, cấp dưới của tỉnh). Hoa được đưa lên làm Trưởng ban Văn giáo tỉnh, Trưởng ban Mặt trận tỉnh, và đến 1968 vào ban chấp hành trung ương, là Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Hồ Nam. Mọi việc đều giữ kín, không cho Hoa biết thân thế thật của ḿnh.

    Cho đến đầu năm 1966, Mao chỉ thị cho Chu Ân Lai nói rơ cho Hoa biết Hoa là con trai cả theo huyết thống của Mao và chỉ phổ biến trong nhóm lănh đạo cao nhất, đồng thời chỉ thị cho Hoa ''cứ giữ lư lịch như cũ, không thay đổi quan hệ vốn có với Mao, v́ lợi ích toàn cục của đảng''. Hoa đă phải kư vào văn bản cam kết như thế.

    Sau khi Lâm Bưu làm phản tháng 9-1971, Mao điều Hoa Quốc Phong về Bắc Kinh, đưa vào Bộ chính trị, chức vụ là phó thủ tướng, khi Hoa vừa 50 tuổi. Sau khi Mao chết tháng 9-1976, Hoa Quốc Phong được đưa vọt lên là Chủ tịch ban chấp hành trung ương đảng kiêm Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương vào tháng 7-1977, cho đến tháng 6-1981 th́ bị đưa xuống Phó chủ tịch, Hồ Diệu Bang lên làm Chủ tịch, đến Đại hội XII ( 9-1982) Hoa ra khỏi trung ương, rồi về hưu sau đó ở Hồ Nam.

    Hoa Quốc Phong nhiều lần khẩn khoản xin được bạch hoá lư lịch thật, đổi sang họ Mao, nhưng đều bị từ chối, với lư do phải ''bảo vệ danh dự của lănh tụ và của đảng ''.

    Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Hoa Quốc Phong nay 86 tuổi vẫn quan hệ chặt chẽ với Mao Lina, em gái út của ḿnh, nay đă 67 tuổi, con của Mao và Giang Thanh; Hoa hiện sống ở Thiều Sơn, Hồ Nam quê của Mao và tự ḿnh xử sự như người tiếp nối tự nhiên của ḍng họ Mao.

    Phải đối xử công bằng với anh Nguyễn Tất Trung

    Trên đây nói về ông Hồ Sĩ Tạo là người ông nội thật sự của ông Hồ Chí Minh, về Vương Chí Nghĩa là em út cùng cha khác mẹ với ông Hồ Chí Minh, về Thượng tọa Thích Chân Quang (Vương Chí Việt) là cháu gọi ông Hồ Chí Minh là bác ruột, về cả chuyện ông Hoa Quốc Phong nay được biết rơ là con cả theo huyết thống của Mao Trạch Đông... chỉ để nói đến trường hợp anh Nguyễn Tất Trung.

    Tất cả những sự thật trên đây đều bị chế độ cộng sản phủ nhận, đi với những sự giả dối và bịa đặt bị cưỡng bức là sự thật. Chế độ độc quyền đảng trị ép mọi người phải hiểu rằng ông nội của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Nhậm chứ không phải là Hồ Sĩ Tạo, rằng ông Hồ chỉ có chị cả là cô Thanh, có bí danh là Bạch Liên, người anh là ông Nguyễn Tất Khiêm, c̣n gọi là ông Khơm, và em út là Xin chết sớm sau khi sinh vào năm 1904 (Mậu Tuất), chứ không có anh chị em nào khác.

    Một trong những nạn nhân bi thảm kéo dài nhất của kiểu lừa dối trên đây là anh Nguyễn Tất Trung, con của ông Hồ Chí Minh và cô Nông Thị Xuân, một cô gái Tày quê ở làng Nà Mạ, xă Hồng Việt, huyện Ḥa An, tỉnh Cao Bằng. Cô được Trần Đăng Ninh, chủ nhiệm hậu cần quân đội chọn rồi đưa về Hà Nội nhằm ''phục vụ'' ông Hồ. Cô được bộ công an của Trần Quốc Hoàn quản lư, giấu tại ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông thợ nhuộm, để hàng tuần đưa vào phục vụ ông Hồ một hai đêm. Mối quan hệ ấy đưa đến kết quả là cô Xuân cho ra đời vào cuối năm 1956 một cháu bé được ông Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung theo họ cũ của ḿnh (Nguyễn Tất Thành).

    Trần Quốc Hoàn nổi tiếng dâm loạn, đă nhiều lần cưỡng hiếp cô Xuân, bị cô chống lại quyết liệt, có cô Vàng là em họ ở cùng pḥng với cô Xuân biết rơ. Nhiều lần con quỷ râu xanh này trói cô Xuân vào giường để cưỡng hiếp, hắn c̣n đe dọa hai cô không được hé môi nói với ai, nhất là không được bẩm báo ông Hồ. Hoàn c̣n giương súng ngắn đe nẹt hai cô rằng: ''chúng mày liệu hồn, đến ông Hồ cũng nằm trong tay tao đây, hiểu chưa?''. Thế rồi sau một cuộc cưỡng hiếp cực kỳ thô bạo, tên Hoàn sợ rằng cô Xuân sẽ báo với ông Hồ, Hoàn liền dựng lên một tai nạn xe ô tô trên đường đê gần làng Chèm vào tờ mờ sáng để thủ tiêu cô. Ông Nguyễn Minh Cần lúc ấy là phó chủ tịch uỷ ban nhân dân Hà Nội đă biết rơ vụ án mạng này, với những biên bản khám mổ tử thi của bệnh viện Việt - Đức. Sau đó cô Vàng bị đuổi về Cao Bằng và ''chết đuối'' trong một nghi án trên sông Bằng Giang; chồng chưa cưới của cô Vàng khẳng định hung thủ là tay chân của Trần Quốc Hoàn, kẻ sát nhân muốn bịt hết kẽ hở về tội ác của ḿnh.

    Những nạn nhân một cuộc án mạng giữa cung đ́nh:

    Cô Xuân, cô Vàng, anh thương binh nặng chồng chưa cưới của cô Vàng đều là những nạn nhân của chế độ toàn trị giả đạo đức, hiện c̣n ngậm đắng nuốt cay dưới suối vàng v́ nỗi oan khiên của họ vẫn chưa được làm sáng tỏ; bọn tội phạm bất nhân của một chính quyền đàn áp lấy công an làm ṇng cốt vẫn c̣n lộng hành.

    Ở đây, lúc này, toàn xă hội ta cần đặc biệt chú trọng đến số phận, đến nỗi oan khiên đeo đẳng một con người c̣n sống và gia đ́nh anh, đó là anh Nguyễn Tất Trung, đứa con không được thừa nhận của ông Hồ Chí Minh và cô Nông Thị Xuân.

    Đă 51 năm nay, hơn nửa thế kỷ, anh Trung sống lay lắt về mặt pháp lư, không có giấy khai sinh thật, không được nhận cha đẻ của ḿnh, không được nhận mẹ đẻ của ḿnh,chưa được một lần thăm mộ và thắp hương trên mộ mẹ; anh không được về quê hương bản quán quê nội cũng như quê ngoại để nhận bà con họ hàng, không được biết, và dù biết cũng không được nhận ai là ông bà, chú bác, anh chị em, con cháu ruột thịt của ḿnh.

    Cả cuộc đời anh và đời vợ con anh bị đặt trong thế bất công và phi lư, không có một văn bản pháp lư nào quy định, sống không có căn cước thật, bị xô đẩy, đưa qua chuyển lại tùy tiện theo ngẫu hứng của gịng đời. Trung chỉ được yên ấm trong ḷng mẹ Xuân và trong ṿng tay êm ái của d́ Vàng có vài tháng ngắn ngủi, để rồi côi cút, cô đơn, không hiểu ǵ cho rơ về cuộc đời ḿnh. Ông Sao Đỏ - Nguyễn Lương Bằng - đưa bé Trung về gia đ́nh được vài tháng trong năm 1957, rồi giao lại cho gia đ́nh tướng Chu Văn Tấn[*] trên Thái Nguyên vài năm. Sau đó, các bà Hội phụ nữ cứu quốc trung ương đưa chú bé vào trại mồ côi của Hội, rồi vào trường Nguyễn Văn Trỗi dành cho con liệt sĩ.

    Vào những năm 1967 - 1968, cậu bé Trung thông minh, nhanh nhẹn, bắt đầu t́m hiểu thế giới xung quanh, cũng bắt đầu ṭ ṃ về căn cước thật của ḿnh, th́ hai đợt ốm nặng ập đến, có lúc tưởng như không qua khỏi. Bóng đen của tên ''lưu manh xứ Nghệ'' trở thành trùm công an cộng sản - quỷ dâm ô Trần Quốc Hoàn lại hiện ra. Tên này lo sợ bị lật tẩy, đă dùng thủ thuật an ninh cộng sản được thầy Tàu tiếp tay, cho cậu bé uống và tiêm nhiều lần thuốc độc, thuốc lú, gây thần kinh hỗn loạn, khi quên khi nhớ, có lúc như ngớ ngẩn, có khi ngồi thừ vô cảm hàng buổi, mất hẳn sinh khí, như kẻ vô hồn. Ông Hồ mất vào tháng 9-1969 khi cậu Trung vừa ra khỏi cơn ốm dài. Trước khi mất, ông chỉ mong được đi gặp Cụ Mác cụ Lê, quên khuấy c̣n có đứa con bị bỏ rơi đang băn khoăn về lư lịch thật của ḿnh.

    Cái may cho cậu Trung là sau khi ông Hồ mất, ông Vũ Kỳ, thư kư riêng lâu năm (từ năm 1948) của ông Hồ đón Trung về gia đ́nh, nhận Trung làm con nuôi, coi như con đẻ của ḿnh, đi học trường phổ thông Chu Văn An cạnh Hồ Tây cùng 2 con ông là Vũ Quang và Vũ Vinh, cùng độ tuổi với Trung. Đây là thời kỳ ổn định, ấm cúng nhất của anh Trung, nhưng bệnh đau đầu dai dẳng không cho anh vào được trường Đại học. Ông Vũ Kỳ c̣n quan tâm đến việc lập gia đ́nh cho Trung, và đám cưới được tổ chức khi anh 32 tuổi, vào năm 1988, với cô Lưu Thị Duyên, thuộc một gia đ́nh b́nh thường. Anh chị có một cháu trai kháu khỉnh, sinh năm 1992, đặt họ và tên là Vũ Thanh, sau đổi là Nguyễn Thanh Trung, v́ tuy Trung rất quư ông Vũ Kỳ, nhưng vẫn nuôi ư muốn t́m trở về gốc gác thật của ḿnh.

    Trong xă hội Việt nam suốt nửa thế kỷ qua, không có một con người nào sống trong t́nh trạng cay đắng đặc biệt như anh Trung. Anh bị mất quyền được là ḿnh. Anh luôn phải đeo chiếc mặt nạ. Anh không có cha thật, mẹ thật, anh chị em thật của ḿnh. Anh là người công dân lương thiện cực hiếm trong xă hội không có căn cước thật. Anh không hề có một tội nào dù là nhỏ nhất. Thắc mắc về cội nguồn, anh có chăng? biết hỏi ai cho ra lẽ? Anh tự biết, nếu hỏi với người cai quản anh, có khi mang vạ vào thân. V́ anh có thể lờ mờ hiểu rằng người đẻ ra anh có liên quan đến nhiều vụ án mạng kinh khủng. Anh ngại, anh sợ. Nhiều người biết, và họ thấy ở anh luôn có sự không b́nh thường; bệnh trầm cảm, phẫn chí, lầm ĺ, tâm thần bất định... luôn bám chặt anh.

    Thời minh bạch và hội nhập, sự giải thoát

    Chúng ta hăy tưởng tượng nỗi hận đời trong ḷng anh Nguyễn Tất Trung, khi tâm trí anh đă trở lại gần như b́nh thường 5, 6 năm nay, như một số anh em trong nước cho biết, sau khi ''thuốc lú '' độc ác đă tiêu tan với thời gian. Bao nhiêu câu hỏi '' v́ sao ? '', '' v́ sao ? '' gậm nhấm tâm hồn anh. V́ sao anh lại phải sống u ẩn, trong bóng tối măi thế này ? V́ sao ḿnh lại không được là ḿnh ? phải mang mặt nạ kỳ quặc măi thế này? Cái quư nhất của con người là căn cước riêng biệt để phân biệt với mọi người khác đă bị tịch thu vĩnh viễn. Quyền cao quư nhất là quyền được làm một con người, được là chính ḿnh đă bị tước đoạt. Một điều phi lư bất công anh có vẻ không sao hiểu và chịu nổi.

    Vẫn chưa hết. Câu hỏi ai oán nhất làm anh đau xót là về mẹ anh. Anh chỉ có một bức ảnh hơi mờ ảo về người mẹ xinh đẹp và hiền hậu của anh, đôi mắt sáng mà dịu, hàm răng hé trắng, mái tóc bồng, áo len cụt tay tự đan, ảnh quư chụp năm 1956 ngay sau khi sinh anh; nhưng c̣n thiếu cháy bỏng những di vật có thể c̣n - bộ quần áo, chiếc gương, lược - , những hiểu biết về ông bà ngoại, về họ hàng thân thuộc ở Nà Mạ hiện c̣n là những ai để ngày nào đó anh sẽ đưa vợ con anh lên thăm. Nỗi ám ảnh lớn là cái chết bi thảm của người mẹ yêu quư của anh đă diễn ra như thế nào vào sáng 12-2-1957 ấy , v́ sao? ai là thủ phạm? Mộ mẹ anh ở đâu sau khi mổ tử thi ở bệnh viện Việt - Đức th́ người ta mang chôn nơi nào? Có ai chăm sóc nấm mộ thiêng ấy, bao giờ anh và vợ con anh được thăm viếng? Lại c̣n cái chết bi đát của d́ Vàng, mà ṿng tay đă ôm ấp anh từ những ngày trứng nước, có phải đă bị giết ngày 2-11-1957 rồi quẳng xuống sông Bằng Giang? Phải chăng, như có người biết, anh vẫn ǵn giữ một phiên bản lá thư của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng gửi ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội (đề ngày 29-7-1983) để quyết t́m hiểu cho ra sự thật. Bức thư tuyệt mệnh này đă được gửi ra hải ngoại và một bản sao đă được một người bạn chuyển cho anh. Có lần anh đă mạnh dạn t́m đến nhà tướng Ngô Thế Nùng, em rể ông Hoàng Minh Chính để cố hỏi ḍ về cái chết bi thảm của mẹ anh.

    Việc thông tin công khai, nói lên đầy đủ sự thật về Nguyễn Tất Trung nay đặt ra là đă chín muồi. Nỗi hận ấp ủ nửa thế kỷ đến hồi phải được giải tỏa. V́ đất nước đang trong quá tŕnh đổi mới không ai cưỡng lại nổi, tính trong sáng, minh bạch đă được cam kết trước toàn dân và thế giới.

    Chia sẻ yêu thương

    Trước hết những người có lương tâm và t́nh người trong xă hội ta dễ thông cảm với anh Nguyễn Tất Trung và ḷng khao khát của anh t́m hiểu sự thật về ḿnh, vượt lên số phận bất công phi lư do hoàn cảnh khe khắt tạo nên, và sẵn sàng khuyến khích, tiếp sức cho anh bước vào cuộc đời mới, có căn cước thật, được là chính ḿnh.

    Được biết anh Trung thường ngồi suy tư hàng giờ, và từng nói với bạn rằng anh đă khóc cạn nước mắt về người mẹ quư yêu, rằng cuộc đời anh ch́m nổi tưởng là chết nhiều lần rồi, nay th́ phải sống để biết những điều cần biết...

    Tôi cùng một số bạn mạnh dạn đưa câu chuyện về anh Trung và gia đ́nh v́ thông cảm sâu sắc với hoàn cảnh của anh, trên trách nhiệm con người đối với con người, không ai có quyền dửng dưng với một số phận éo le, cô đơn, có vẻ bế tắc như thế, để tiếp sức nghị lực cho anh đứng dậy là chính ḿnh giữa thanh thiên bạch nhật. Anh rất ham tin tức trên đời, hằng ngày đọc các bản tin trên mạng. Anh thông minh, tư duy đă hồi phục, tự ḿnh biết cách '' ra công khai '' như thế nào và từ đó làm chủ đời ḿnh, không cần ai chỉ vẽ, o ép.

    Thật ra tôi đă có ḷng cảm mến anh thanh niên Nguyễn Tất Trung từ gần 20 năm nay. Vào năm 1989 tôi hay ghé qua nhà ông Vũ Kỳ, khi ấy đang là Giám đốc bảo tàng Hồ Chí Minh. Ông Kỳ và tôi lúc ấy rất không hài ḷng khi thấy họ xoá bỏ ba đoạn của di chúc ông Hồ Chí Minh, các đoạn nói về: mở ngay cuộc kiểm điểm sau toàn thắng để pḥng ngừa bệnh kiêu ngạo; giảm một năm thuế nông nghiệp để '' thư dân ''; làm '' hỏa thiêu''. Tôi đặt và đăng bài viết của ông Vũ Kỳ trên báo Nhân Dân Chủ nhật phơi bày ba điểm ấy, buộc họ phải đưa ra Quốc hội, công bố lại ''toàn bộ di chúc'', đưa công khai bản chụp nguyên si cả tập di chúc, ra nghị quyết giảm thuế nông ngiệp 50% trong 2 năm. Ông Kỳ và tôi bị ban bí thư lên án là vô kỷ luật, bị triệu tập đến ''làm việc với lănh đạo'' ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân, cứ như một phiên ṭa. Sau đó tôi hay ghé chơi nhà ông Kỳ, và gặp cả ba cháu Quang, Vinh và Trung ở đó. Quang và Vinh người mập mạp như ông Kỳ, c̣n Trung th́ gầy, cao, rất xinh trai. Vợ Trung là cô Duyên cũng xinh, trắng, giản dị; hai vợ chồng đă ở riêng, đang cố chữa bệnh để mong có con. Hai vợ chồng vẫn thường về thăm ông Vũ kỳ và gia đ́nh.

    Tôi cũng được biết tháng 4-2005, khi ông Vũ Kỳ ốm nặng nằm trong bệnh viện Việt - Xô sát bờ sông Hồng, Trung luôn thay phiên với Quang và Vinh túc trực bên cạnh bố; khi ông Kỳ mất, Trung cũng mặc áo xô, chống gậy, đội mũ rơm trong lễ tang.

    V́ bị bệnh, học không đến nơi đến chốn, nên Trung khó kiếm việc làm. Có lúc làm giữ kho, bảo vệ công xưởng. Khi sức khỏe khá, hai vợ chồng mở quán cà-phê, ở sau ga Hàng Cỏ - Hà Nội, rồi dời về cổng trường Đại học Bách khoa. Có lúc gia đ́nh anh ở số nhà 31 phố Lê Thanh Nghị, có lúc ở tại Pḥng 102- Khu tập thể Ủy ban khoa học nhà nước trong ngơ Thịnh Hào 1. Lâu nay anh được tự do tiếp bè bạn hơn trước, không khí chung của xă hội dễ thở hơn, tính công khai minh bạch và quyền tự do công dân được khẳng định dần.

    Trước đây, thế lực an ninh luôn vây bủa, kiềm chế cuộc sống của gia đ́nh Trung, kiểm tra mọi mối quan hệ, vừa đe dọa vừa mua chuộc. Gần đây, kinh tế khá lên, họ cấp cho nhà khá rộng, rồi phong lên là sĩ quan trong danh sách, nhận lương cấp 'thượng tá, cốt để vợ chồng tránh những quan hệ xă hội rộng răi khó kiểm soát.

    Nhưng không ǵ quư hơn tự do, nhân phẩm của một con người. Con người luôn nhận trách nhiệm với chính bản thân ḿnh trước hết. Khi cuộc sống anh Nguyễn Tất Trung khá lên, tiền không thiếu, có xe cộ khá sang th́ anh lại càng có vẻ băn khoăn thao thức; th́ ra tiền không mua được sự yên tĩnh của tâm hồn, anh có vẻ bứt rứt: tại sao cuộc đời che giấu, mang mặt nạ măi của anh lại không đến lúc chấm dứt, để anh được là anh với căn cước chân thực đàng hoàng, sống tự do, thoải mái, hồn nhiên trong quăng đời c̣n lại của ḿnh.

    Cả đại gia đ́nh người Việt trong và ngoài nước sẽ hết ḷng chia sẻ yêu thương với anh và chị Duyên cùng gia đ́nh và tận lực giúp anh, che chở anh khi cần. Có kẻ sẽ lại vu cáo tôi là nói xấu chế độ, có âm mưu lật đổ và phá hoại. Tôi chỉ có ḷng dạ ngay thật, trọn vẹn với nhân dân, kiên định niềm tin vững chăi rằng sự thật, chỉ có sự thật mới cứu văn được đất nước này khỏi sự dối trá, đạo đức giả và tội ác, xây dựng mối quan hệ ngừơi với người là bạn, là anh chị em trên t́nh nghĩa đồng bào thân thiết.

    Không có bí mật quốc gia nào, không có danh dự của một phe đảng nào có thể viện ra để chà đạp nhân thân, thủ tiêu căn cước thật, quyền làm người trọn vẹn của một công dân sinh ra đă b́nh đẳng tuyệt đối với mọi con người khác dưới ánh mặt trời.
    Giáp Tết Mậu Tư 2008
    Bùi Tín

    [*] Thượng tướng Chu Văn Tấn người dân tộc Nùng ở Bắc Sơn, Tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Việt Bắc, Phó chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1910, mất năm 1984, bị lột hết chức vụ năm 1978 v́ '' tội'' làm gián điệp cho Tàu không có xét xử; khi chết không được chôn ở Nghĩa trang Mai Dịch, mộ trong ảnh ở Thái nguyên, mấy người đứng quanh là mật vụ công an luôn theo dơi những người đến thăm mộ.

    Tài liệu này lấy từ Trang nhà của Thông Luận. Quư vị muốm xem h́nh ảnh th́ dùng link dưới đây:

    http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=New s&file=article&sid=2 519
    digg
    Facebook
    Twitter
    del.icio.us
    StumbleUpon
    reddit

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 26-01-2012, 01:20 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 11-12-2011, 12:31 AM
  3. Liên khúc nhạc Vĩnh Điện "GỌI ĐỜI QUA NGẬM NGÙI"
    By VongNgayXanh in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 06-11-2011, 04:39 PM
  4. KHÔNG ĐỌC KỸ "HỘI THỀ" XIN ĐỪNG "CHIÊU TUYẾT"
    By Thương Dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 6
    Last Post: 17-03-2011, 08:56 AM
  5. Replies: 14
    Last Post: 20-12-2010, 03:31 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •