Bách khoa toàn thư Wikipedia
Nguyễn Văn Hiếu
23 tháng 6, 1929 - 8 tháng 4, 1975 (45 tuổi)
Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu
Tiểu sử
Nơi sinh Thiên Tân, Trung Quốc
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
Năm tại ngũ 1951-1975
Cấp bậc Thiếu tướng
Nguyễn Văn Hiếu (1929 – 1975) là một tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa. Ông được nhiều người đánh giá là một vị tướng liêm khiết, từng được cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Chống Tham nhũng thuộc Phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Ở vị trí công tác này, ông đă làm mất ḷng nhiều đồng nghiệp mà họ vốn có nhiều tai tiếng tham nhũng. Nhiều người cũng cho rằng đây là lư do dẫn đến cái chết bí ẩn của ông trong văn pḥng tại bản doanh Quân đoàn III tại Biên Ḥa ngày 8 tháng 4 năm 1975, khi đang giữ chức Tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn.
Tiểu sử
Nguyễn Văn Hiếu sinh ngày 23 tháng 6 năm 1929 tại Thiên Tân, Trung Quốc. Đầu năm 1933, gia đ́nh[1] dọn về sinh sống trong phần tô giới Pháp của thành phố Thượng Hải. Năm 1949, trong khi học tại Đại học Aurore th́ Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, ông theo gia đ́nh trở về Sài G̣n. Vào đầu năm 1950, gia đ́nh ông chuyển ra Hà Nội. Đầu năm 1951, ông theo học binh nghiệp tại trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt.
Ông tốt nghiệp Khóa 3 Trường Vơ bị ngày 1 tháng 7 năm 1951. Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm vào làm sĩ quan của quân đội Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, cấp bậc Thiếu úy. Năm 1953, do sức khỏe kém, ông được phái vào Nam, phục vụ tại pḥng 3 (Hành quân) Bộ Tham mưu Quân đội Quốc gia, dưới quyền Đại tá Trần Văn Đôn. Đây là nguồn gốc của mối quan hệ thân t́nh giữa ông và tướng Trần Văn Đôn sau này.
Sau khi chế độ Việt Nam Cộng ḥa được thành lập, ông vẫn tiếp tục phục vụ thêm một thời gian ở Ban tham mưu Bộ Tổng tham mưu. Năm 1957, tướng Trần Văn Đôn rút ông về phục vụ tại Pḥng 3 của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, cấp bậc Thiếu tá. Cuối năm 1962, ông được cử đi học khóa Chỉ huy và Tham mưu tại học viện US Army Command and General Staff College, Fort Leavenworth, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ và tốt nghiệp ngày 10 tháng 5 năm 1963.
Sau khi về nước, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 bộ binh. Sau cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, ông được thăng Đại tá, là quyền tư lệnh Sư đoàn 1 trong thời gian ngắn, thay cho tướng Đỗ Cao Trí (kiêm nhiệm). Cuối năm 1963, ông được đưa về làm Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, cũng dưới quyền tướng Đỗ Cao Trí. Ông cũng được bổ nhiệm hai lần giữ chức Tư lệnh sư đoàn 22; lần thứ nhất từ 7 tháng 9 đến 24 tháng 10 năm 1964[2]; lần thứ nh́ từ 23 tháng 6 năm 1966 đến 14 tháng 8 năm 1969. Ông được thăng cấp Chuẩn tướng (1 tháng 11 năm 1967), rồi Thiếu tướng (1 tháng 11 năm 1968), khi đang giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 22.
Từ 14 tháng 8 năm 1969 đến 9 tháng 6 năm 1971, ông lần lượt giữ các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 rồi Tư lệnh phó Quân đoàn 1. Ngày 10 tháng 2 năm 1972, ông được Phó tổng thống Trần Văn Hương đề cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, cấp bậc tương đương Thứ trưởng.
Tháng 10 năm 1973, ông được bổ nhiệm về làm Tư lệnh phó Quân đoàn 3, đặc trách hành quân, dưới quyền Trung tướng Phạm Quốc Thuần, kế sau dưới quyền Trung tướng Dư Quốc Đống (23 tháng 10 năm 1974), và tiếp sau dưới quyền Trung tướng Nguyễn Văn Toàn (1 tháng 2 năm 1975). Tuy nhiên, đến ngày 8 tháng 4 năm 1975, ông bị phát hiện chết trong văn pḥng riêng tại bản doanh Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 bởi một viên đạn bắn vào cằm. Theo công bố ban đầu của chính quyền th́ nguyên nhân cái chết là do tự sát, sau đó đă được cải thành ngộ sát: bị cướp c̣ khi chùi súng. Ngày 10 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu công bố quyết định truy phong cho Nguyễn Văn Hiếu quân hàm Trung tướng[3].
Các trận đánh và hành quân tiêu biểu
Quyết Thắng 202 (Đỗ Xá), 1964
Đại tá Hiếu, Tham mưu trưởng Quân đoàn II, được ủy thác điều nghiên và thi hành Hành quân Quyết Thắng 202[4] đánh thẳng vào mật khu bất khả xâm phạm Đỗ Xá của Việt Cộng, nằm sâu trong dăy Trường Sơn tại giáp giới ba tỉnh Kontum, Quảng Ngăi và Quảng Tín, từ 27 tháng 4 đến 27 tháng 5 năm 1964.
Tham dự cuộc hành quân này gồm có các đơn vị của Trung đoàn 50 thuộc Sư đoàn 25 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Phan Trọng Trinh, bốn tiểu đoàn Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Sơn Thương và một tiểu đoàn Dù dưới quyền chỉ huy của Đại úy Ngô Quang Trưởng.
Các toán quân được trực thăng vận tới hai địa điểm đổ bộ do ba phi đội trực thăng yểm trợ: phi đội HMM-364 của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, phi đội 117 và phi đội 119 thuộc Phi đoàn 52 của Không lực Lục quân Hoa Kỳ.
Diễn tiến và kết quả trận đánh theo nguồn tin của Quân lực Việt Nam Cộng hoà th́ phe Cộng sản tấn công mănh liệt các phi vụ đổ bộ trong hai ngày đầu, sau đó đào thoát để tránh né đụng độ. Cuộc Hành quân Đỗ Xá đă phá hủy hệ thống truyền tin của bộ chỉ huy Việt Cộng gồm năm trạm phát thanh, một trạm dùng để liên lạc với Bắc Việt và bốn trạm dùng để liên lạc với các đơn vị Việt Cộng hoạt động tại các tỉnh lỵ; phe Việt Cộng bị tổn thất với 62 chết, 17 bị bắt, mất 2 súng pḥng không 52 ly, 1 súng liên thanh 30 ly, 69 súng cá nhân và một số lượng lớn ḿn và lựu đạn, các dụng cụ công binh, chất nổ, thuốc men và tài liệu; phá hủy 185 căn nhà, 17 tấn lương thực và 292 mẫu mùa màng.
Pleime, 1965
Theo nguồn tin của quân báo của Việt Nam Cộng ḥa th́ sau khi thất bại không đánh chiếm được trại Lực lượng Đặc biệt Đức Cơ vào tháng 8 năm 1965, vào tháng 10 cùng năm tướng Vơ Nguyên Giáp phát động Chiến dịch Đông Xuân nhằm cắt Nam Việt Nam làm đôi, từ Pleiku thuộc vùng cao nguyên xuống đến Qui Nhơn thuộc vùng duyên hải. Kế hoạch của tướng mặt trận của Việt Cộng, Chu Huy Mân, như sau[5]:
Trung đoàn 33 Bắc Việt vây hăm tiền đồn Pleime để nhử Quân đoàn 2 đem viện binh từ Pleiku kéo xuống;
Trung đoàn 32 Bắc Việt nằm phục kích đón chờ quân viện binh (một con mồi ngon khi không được yểm trợ bởi hỏa lực của các căn cứ pháo binh đặt gần bên);
Sau khi triệt hạ viện binh, Trung đoàn 32 Bắc Việt trở đầu tiếp sức Trung đoàn 33 Bắc Việt thanh toán trại Pleime;
Đồng thời một khi tuyến pḥng thủ của tỉnh Pleiku bị suy yếu v́ phải đưa quân tiếp cứu trại Pleime, Trung đoàn 66 Bắc Việt sẽ khởi sự tấn kích cầm chừng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, chờ cho Trung đoàn 32 và 33 Bắc Việt thanh toán xong trại Pleime lên tiếp sức tấn chiếm tỉnh Pleiku.
Để hóa giải kế hoạch của tướng Chu Huy Mân, ông bàn định kế hoạch với Sư đoàn 1 Kỵ binh Mỹ như sau:
Quân đoàn II làm bộ mắc mưu địch phái một đơn vị Biệt kích hỗn hợp Mỹ và Việt tới trại Pleime trước để tiếp sức với quân đồn trú bảo vệ trại;
Gửi một Chiến đoàn từ Pleiku xuống tiếp cứu trại Pleime;
Sư đoàn 1 Kỵ binh Mỹ sẽ gửi một Lữ đoàn thay thế số quân đi tiếp ứng bảo vệ tỉnh Pleiku;
Đồng thời Sư đoàn 1 Không kỵ sẽ trực thăng vận nhiều pháo đội rải rác tại các vị trí gần địa điểm phục kích dùng thế "tiền pháo hậu xe" yểm trợ cho Chiến đoàn tiếp cứu khi hữu sự.
Kết quả của trận đánh theo nguồn tin của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa là: Kế hoạch thắng lợi do đó Trung đoàn 66 Bắc Việt bị vô hiệu hóa nằm bất động ở rặng núi Chu Prong, Trung đoàn 33 Bắc Việt bị đánh tan tành ở điểm phục kích, và Trung đoàn 32 Bắc Việt phải bỏ vây hăm căn cứ Pleime và tháo lui vào rừng rậm.
Theo báo cáo[6] của Mặt trận Tây nguyên của quân Giải phóng th́ mục tiêu của "Chiến dịch Plây Me" của quân Giải phóng là dùng chiến thuật đánh diện (đồn) đả điểm (phục kích quân tiếp cứu) để dụ quân ngụy đưa quân tiếp cứu đồn Pleime với mục đích triệt hạ đoàn quân tiếp cứu. Việc này để dụ lính Mỹ thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh Hoa Kỳ nhảy vào ổ phục kích giăng sẵn tại thung lũng Ia drang trong rặng núi Chu Prong:
"Về kế hoạch, dự kiến chiến dịch chia làm 3 đợt: Đợt 1, vây đồn Plây Me, diệt quân ngụy đi ứng viện; đợt 2, tiếp tục vây đồn Plây Me buộc quân Mỹ vào tham chiến; đợt 3, tập trung lực lượng nhằm vào một cánh quân Mỹ để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch."
Thần Phong II
Về cuộc Hành quân Thần Phong II[7], theo đánh giá của Bộ Tham mưu Quân đoàn II Việt Nam Cộng ḥa, th́ t́nh h́nh quân sự như sau:
Trong năm 1965, phe Việt Cộng tấn công ồ ạt khắp vùng Cao Nguyên thuộc Quân khu II. Vào đầu tháng 7 năm 1965, ba trung đoàn Bắc Việt (trong số đó chắc chắn có trung đoàn 32) đă hoàn toàn cô lập hóa vùng Cao Nguyên. Các đơn vị bạn không c̣n sử dụng được các Quốc lộ 1, 11, 14, 19 và 21, và mọi tiếp tế cho vùng Cao Nguyên chỉ có thể thực hiện qua đường hàng không.
V́ vậy ngày 8 tháng 7 năm 1965, tướng Vĩnh Lộc ủy thác cho ông điều nghiên kế hoạch khai thông Quốc lộ 19.
Trái ngược với thông lệ khi hành quân khai lộ là tập trung một lực lượng quân lính to lớn để tuần tự dẹp các ổ phục kích và nút chận của địch quân dọc trên quốc lộ, ông đă nghĩ ra kế cấm cản địch quân thiết lập các ổ phục kích và nút chận bằng cách dùng chiến thuật dương đông kích tây. Từ ngày N-6 đến N+2, ông cho Sư đoàn 22 và Thiết vận 3 đánh thốc từ Qui Nhơn xuống Tuy Ḥa trên Quốc lộ 1; cho Chiến đoàn 2 Dù cùng Địa phương quân và Nhóm Dân sự Chiến đấu tấn công tái chiếm quận Lệ Thanh; cho Chiến đoàn Alpha thủy quân lục chiến và Trung đoàn 42 đánh từ Pleiku lên Bắc Dak Sut trên Quốc lộ 14; và cho Tiểu đoàn Công binh Chiến đấu đánh từ Phú Bổn đến Tuy Ḥa để sửa chữa Liên tỉnh lộ 7.
Sau khi gây hoang mang cho phe Việt Cộng với đồng loạt các cuộc hành quân qui mô đó, ông "dồn ép Việt Cộng từ ba hướng với các cuộc tiến quân phát xuất từ Pleiku và Qui Nhơn và một bủa vây thẳng góc từ bắc An Khê tung xuống. Những động tác này được thi hành bởi một chiến đoàn của tiểu khu Pleiku phát xuất từ Pleiku, hai chiến đoàn của Sư đoàn 22 Bộ binh phát xuất từ Qui Nhơn, và một chiến đoàn của hai tiểu đoàn Dù được trực thăng vận vào mạn bắc An Khê và tấn công xuống hướng nam với Chiến đoàn Alpha của Lữ đoàn TQLC thực hiện việc kết nối," đồng thời "đặt để một lực lượng trừ bị lớn mạnh gồm ba tiểu đoàn (một biệt động quân, một thủy quân lục chiến và một dù) và hai đơn vị thiết giáp tại các địa điểm chiến thuật: Pleiku, Suối Đồi, An Khê và Đèo Mang." Nhờ vậy, các đoàn xe vận tải có hộ tống có thể di chuyển ngày đêm trên Quốc lộ 19 trong 5 ngày từ N+3 đến N+7, "gầy dựng được một tồn trữ tiên khởi tiếp tế lên tới 5.365 tấn tại Pleiku". Tiếp đó các đơn vị hành quân rút về các căn cứ trong hai ngày N+8 và N+9.
Kết quả của Hành quân Thần Phong là "các đoàn xe được hộ tống tạo một sinh khí mới trên vùng Cao Nguyên. Vật giá thực phẩm và hành hóa thuyên giảm từ 25 đến 30 phần trăm, đồng thời dân chúng hồi phục cảm nghiệm an ninh, tin tưởng và hy vọng. Các học sinh tại Pleiku t́nh nguyện giúp quân lính gỡ hàng xuống, và dân chúng trước đây di tản nay trở về làng xă."
Liên Kết 66
Phan Nhật Nam, một lính Dù tham dự Hành quân Liên Kết 66[8], kể lại trận đánh như sau:
"Trung đoàn 42 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh, với sự trợ lực của đơn vị tăng phái Chiến đoàn 3 Nhảy Dù làm thành phần chận địch đóng trên núi, hợp cùng chi đoàn thiết vận xa M113 lùa địch từ Quốc lộ 1 vào núi tại Đèo Phù Cũ trong tỉnh B́nh Định. Các chiến sĩ bộ binh tùng thiết với thiết vận xa M113 theo đội h́nh hàng ngang, ào ạt tiến tới sau một đợt tác xạ mạnh mẽ. Chiến đoàn trưởng Nhảy Dù, Trung tá Nguyễn Khoa Nam, đứng trên sườn núi chong ống nḥm quan sát trận địa, đă nói: Đại tá Hiếu điều quân như một 'ông thiết giáp' nhà nghề, và lính Sư đoàn 22 đánh đẹp đâu thua lính ḿnh."
Đại Bàng 800
Đầu tháng 2 năm 1967, Đại tá Hiếu, Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh, phát động Hành quân Đại Bàng 800[9]. Trước đó ṛng ră ba ngày, các đơn vị của Sư đoàn 1 Kỵ binh Hoa Kỳ, ráo riết truy lùng địch quân, nhưng thất bại không phát hiện được một mống du kích quân nào. Thay v́ đi lùng kiếm địch, ông xoay qua kế dụ địch bằng cách phái một trung đoàn trừ vào vùng Phù Mỹ đóng quân qua đêm, biết chắc là các điệp viên của Việt Cộng trà trộn trong dân chúng sẽ báo cáo quân số yếu kém của đơn vị bạn. Trong khi đó, ông ếm sẵn một tiểu đoàn bộ binh cơ giới và một thiết đoàn kỵ binh cách địa điểm đóng quân 10 cây số, ngoài mọi tầm quan sát của địch. Phe Việt Cộng đă nghĩ là có một con mồi ngon, tung ra một trung đoàn thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng BV, định xơi tái trung đoàn trừ vào lúc 2 giờ sáng. Được báo động, ông ra lệnh cho đơn vị trừ bị phóng tới cắt đường tháo lui của địch và đồng thời hợp lực với quân trú pḥng tạo thế gọng ḱm làm thịt địch quân. Kết quả là sau ba tiếng đồng hồ giao tranh, phe Việt Cộng bỏ lại hơn 300 xác chết và nhiều súng ống ngổn ngang trên băi chiến trường.
[sửa] Toàn Thắng 46
Ban cố vấn Mỹ của Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH phúc tŕnh[10] Hành quân Toàn Thắng 46 như sau:
Bối cảnh: Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1970, Sư đoàn 5 tham dự vào cuộc xua quân của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa qua lănh thổ Campuchia, với Hành quân Toàn Thắng 46 vào vùng Lưỡi Câu ở phía Bắc Lộc Ninh.
Hậu cứ của quân Việt Cộng trong vùng này gồm có bản doanh Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bắc Việt (SĐ5BV), trung tâm huấn luyện và bệnh xá của Nhóm Dịch vụ Hậu cần 70 và 80. Hai Trung đoàn 174 và 275 thuộc SĐ5BV hoạt động trong vùng này.
Mục tiêu: Tấn công và triệt phá Nhóm Dịch vụ Hậu cần 70 và 80, trung tâm huấn luyện và bệnh xá. Đồng thời truy lùng và triệt phá các kho tàng lương thực, đạn dược, vũ khí và dược phẩm trong vùng hành quân.
Thiết kế: Trước tiên hai Tư lệnh Sư đoàn 5 và Tư lệnh Sư đoàn 1 Kỵ binh Mỹ, tướng Hiếu và tướng Casey, cùng hai ban tham mưu Việt-Mỹ điều nghiên sơ khởi phối trí hành quân. Sau đó Tư lệnh phó Sư đoàn 5, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 11 Thiết kỵ Mỹ điều nghiên chi tiết phối hợp hành quân. Hai trung đoàn Việt Mỹ được quyền sử dụng căn cứ Yểm trợ Hỏa lực GONDER để phối hợp yểm trợ không lực và phi pháo.
Thực hiện: Hành quân Toàn Thắng 46 gồm năm giai đoạn. Giai đoạn I là giai đoạn tấn công; Giai đoạn II, III và IV là giai đoạn lùng và diệt địch; Giai đoạn V là giai đoạn triệt thoái.
Toàn Thắng 8/B/5
Ban cố vấn Mỹ của Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH phúc tŕnh[11] Hành quân Toàn Thắng 8/B/5 như sau:
Bối cảnh: Ngày 14 tháng 10 năm 1970, Bộ Tư lệnh Quân đoàn III chỉ thị cho Sư đoàn 5 hành quân cường thám sang lănh thổ Campuchia vào mật khu của quân Việt Cộng đóng quanh vùng Snoul. Cuộc hành quân Toàn Thắng 8/B/9 kéo dài từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 1970.
Lực lượng phe Việt Cộng:
Trung đoàn 174, Trung đoàn 275 và Tiểu đoàn Z27 Viễn thám thuộc SĐ5BV;
Nhóm Dịch vụ Hậu cần 86, C11 (Y tế);
Du kích quân C1/K2 tại Tây-Bắc Snoul;
Du kích quân tại Chợ thị chấn Snoul;
Du kích quân tại K'bai Trach, Tây-Nam Snoul.
Mục tiêu: Phá hủy lực lượng địch, căn cứ địch, và thâu thập tin tức địch quanh vùng Snoul.
Thiết kế:
Tư lệnh Sư đoàn 5, tướng Hiếu, cùng ban tham mưu đảm nhiệm thiết kế hành quân.
Lực lượng hành quân gồm 3 chiến đoàn: CĐ1 (Thiết đoàn 1 chủ lực), CĐ9 (Trung đoàn 9 chủ lực) và CĐ333 tăng phái (Chi đoàn 18 Thiết kỵ và bốn Tiểu đoàn Biệt Động Quân). CĐ333 có trách nhiệm bảo vệ và duy tŕ an ninh trục lộ tiếp tế.
Kế hoạch hành quân được Quân đoàn III phê chuẩn ngày 21 tháng 10 năm 1970. Buổi họp phối trí chung kết diễn ra ngày 22 tháng 10 năm 1970 tại Lai Khê, giữa tướng Tư lệnh Sư đoàn 5 với các cấp chỉ huy liên hệ.
Thực hiện: Hành quân Toàn Thắng 8/B/5 gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn I: tiến quân giao tranh với địch; Giai đoạn II: giao tranh với địch tại vùng Bắc thị trấn Snoul; Giai đoạn III là giai đoạn triệt thoái.
Toàn Thắng TT02 (Snoul 1971)
Cuối năm 1970, ông dụ địch bằng cách đặt một trung đoàn ở Snoul sâu trong lănh thổ Campuchia, phía bắc Lộc Ninh trên Quốc lộ 13. Phe Việt Cộng có 3 sư đoàn (5, 7 và 9) hoạt động quanh vùng đó. Quân đoàn III sẵn sàng dốc toàn bộ 3 sư đoàn 5, 18 và 25 nếu phe Việt Cộng dám tung quân vào trận chiến một, hai hay cả ba sư đoàn. Rủi ro thay, tướng Trí bị tử nạn trực thăng cuối tháng 2 năm 1971, và tướng Minh, người thay thế tướng Trí, không chịu thi hành đến cùng kế hoạch dụ địch vào phút chót, khi Chiến đoàn 8 thành công dụ địch bu quanh Snoul với hai Sư đoàn 5 và 7 Bắc Việt. Quân lính pḥng thủ của Chiến đoàn 8, khi không thấy viện binh tới mà cũng không có B-52 đến yểm trợ, sắp phải toan phất cờ trắng đầu hàng. Tuy nhiên, tướng Hiếu đă trở tay kịp đế rút quân an toàn về tới Lộc Ninh. Cuộc lui binh được thực hiện cách trật tự qua ba giai đoạn[12]:
Ngày 29 tháng 5 năm 1971, Tiểu đoàn 1/8 phá vỡ ṿng vây rút từ tiền đồn nằm ở phía bắc Snoul về chợ Snoul, nơi đóng quân của Bộ Chỉ huy Chiến đoàn 8;
Ngày 30 tháng 5 năm 1971, Chiến đoàn 8 dùng Tiểu đoàn 1/8 làm mũi giáo chọc thủng ṿng vây địch, kéo theo các Tiểu đoàn 2/8, Bộ Chỉ huy Chiến đoàn, Thiết đoàn 1 với Tiểu đoàn 2/7 bọc hậu, rút từ Snoul tới địa điểm đóng quân của Tiểu đoàn 3/8, cách Snoul 3 cây số trên Quốc lộ 13;
Ngày 31 tháng 5 năm 1971, Tiểu đoàn 3/8 thay Tiểu đoàn 1/8 làm mũi giáo chọc thủng ṿng vây, kéo theo sau Tiểu đoàn 3/9, Tiểu đoàn 2/7, Bộ Chỉ huy Chiến đoàn, Thiết đoàn 1 với Tiểu đoàn 1/8 bọc hậu, rút từ địa điểm 3 cây số cách biên giới Việt-Miên này về tới Lộc Ninh.
Theo quan điểm của Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi trong Trận đánh ba mươi năm - kư sự lịch sử 2[13] về chiến dịch này như sau:
"Ngày 25 tháng 5 năm 1971, bộ đội chủ lực ta do sư đoàn 5 và sư đoàn 7 phối hợp với quân và dân Cam-pu-chia tổ chức bao vây và đánh mạnh vào quân địch ở Xnun. Trưa ngày 30 tháng 5, quân địch ở đây tháo chạy bất chấp lệnh của Sài G̣n là chúng phải cố giữ Xnun. Buổi chiều cùng ngày, trên con đường rút chạy, chúng bị bộ đội ta phục kích và loại khỏi ṿng chiến đấu chiến đoàn bộ binh địch cùng trung đoàn thiết giáp đặc nhiệm và tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch."
Svay Riêng, 1974
Năm 1974, trong tư cách Tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn III, phụ tá cho tướng Phạm Quốc Thuần, ông đă áp dụng chiến thuật Blitzkrieg (chiến trận thần tốc) để giải tỏa áp lực của Sư đoàn 5 Bắc Việt từ tỉnh lỵ Svay Riêng trong vùng Mỏ Vẹt thuộc lănh thổ Campuchia[14] nhằm vào căn cứ Đức Huệ. Trước hết, ông dùng 20 tiểu đoàn di động bao quanh vùng Mỏ Vẹt. Tiếp đến, ngày 27 tháng 4 năm 1974, ông tung Trung đoàn 49 Bộ binh và Liên đoàn 7 Biệt Động Quân qua vùng đồng lầy quanh Đức Huệ tiến tới biên giới Campuchia, và cho không quân bắn phá dội bom các vị trí đóng quân của SĐ5BV. Đồng thời, ông cậy nhờ hai tiểu đoàn ĐPQ của Quân đoàn IV từ Mộc Hóa tấn lên phía Bắc, thiết lập những nút chận mạn Đông Nam của vùng tập trung quân và khu tiếp vận của SĐ5BV.
Vào ngày 28 tháng 4, ông tung 11 tiểu đoàn vào trận địa để thực hiện những cuộc hành quân tiên khởi chuẩn bị cho cuộc tấn công chính.
Vào sáng ngày 29 tháng 4, 3 chi đoàn thiết giáp của Lực lượng Xung kích Quân đoàn III chọc thủng qua biên giới Campuchia từ phía Tây G̣ Dầu Hạ, nhắm hướng bản doanh bộ tư lệnh của SĐ5BV mà xông tới.
Trong khi đó, Chiến đoàn Bộ binh và Thiết giáp của Quân đoàn IV được điều động xuất phát từ Mộc Hóa tiến qua biên giới đi vào vùng Cẳng Chân Voi, đe dọa đường rút lui của Trung đoàn 275 Bắc Việt. Trong khi các chi đoàn thiết giáp tiếp tục xông tới, tiến sâu đến 16 cây số vào lănh thổ Campuchia trước khi chuyển bánh lái về phía Nam hướng về tỉnh lỵ Hậu Nghĩa, và trong khi các trực thăng đổ quân bất ngờ xuống các vị trí địch quân, các đơn vị khác của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa phát động những cuộc hành quân đánh chớp nhoáng vào vùng giữa Đức Huệ và G̣ Dầu Hạ.
Ngày 10 tháng 5, khi đơn vị cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa trở về căn cứ, các hệ thống truyền tin và tiếp vận của phe Việt Cộng trong vùng bị phá vỡ trầm trọng. Phe Việt Cộng thiệt hại với hơn 1.200 chết, 65 bị bắt và hàng trăm khí giới bị tịch thu. Mặt khác, nhờ vào các yếu tố vận tốc, bí mật và phối trí của một hành quân đa diện, Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa chỉ bị chết có dưới 100 quân lính.
Phụ tá đặc trách ủy ban chống tham nhũng
Theo sự đề nghị của Phó tổng thống Trần Văn Hương, tướng Hiếu đă can đảm[15] nhận chức Phụ tá Đặc trách của Ủy ban Chống tham nhũng của Phủ Phó tổng thống, với quyền hạn Thứ trưởng, từ ngày 10 tháng 2 năm 1972. Ông nhận lănh trách nhiệm này v́ ư thức[16] được sở dĩ Quân đội Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch thua Hồng quân Trung Quốc của Mao Trạch Đông v́ nạn tham nhũng hoành hành trong giới lănh đạo quân đội - tỉ như buôn súng cho địch quân; và Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa cũng sẽ chịu chung số phận đó nếu không trừ khử được nạn này, tỉ như bán xăng qua bên Campuchia cho phe địch[17]. Ông giữ chức vụ này đến ngày 29 tháng 10 năm 1973. Đây là giai đoạn mà nạn tham những hoành hành trong giới lănh đạo quân đội Việt Nam Cộng ḥa với những tai tiếng về buôn lậu, ăn cắp quân nhu và tiền viện trợ quân sự[18].
Đánh giá nạn tham nhũng trong quân đội sẽ làm tổn hại uy tín quân đội, làm giảm sức chiến đấu của binh sĩ, ông được giao quyền hành tương đối tự do để có thể hành động làm trong sạch hóa đội ngũ lănh đạo quân sự. Trước t́nh trạng tham nhũng lan tràn khắp mọi lănh vực: quân đội, cảnh sát, tư pháp, hành chánh, công ty điện lực, Air Vietnam, thương cảng, phi cảng, hối đoái, v.v. ông đă tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra về tham nhũng, mà đặc biệt là cuộc điều tra về vụ tham nhũng trong Quỹ tiết kiệm Quân đội. Đây là vụ án tham nhũng lớn nhất được ông tiến hành, thực hiện trong 5 tháng và được ông công bố đầy đủ chi tiết và bằng chứng buộc tội trên màn truyền h́nh toàn quốc ngày 14 tháng 7 năm 1972[19]. Chính kết quả của cuộc điều tra này đă buộc hàng loạt sĩ quan, trong đó có 2 tướng lĩnh là Tổng trưởng Quốc pḥng, Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ[20], Trung tướng Lê Văn Kim và 7 đại tá[21] bị cách chức. Quỹ tiết kiệm Quân đội bị buộc phải giải tán.
Tuy nhiên, chính do những cuộc điều tra tham nhũng của ông đă gây đụng chạm đến quyền lợi của giới lănh đạo quân sự biến chất, thậm chí ở cấp cao nhất. Sau vụ án Quỹ tiết kiệm Quân đội, Tổng thống Thiệu đă thu hẹp quyền hạn điều tra tham nhũng của tướng Hiếu ở cấp quận trưởng, và cần có sự chấp thuận tiên quyết trước khi khởi công điều tra ở cấp tỉnh trưởng[22]. Điều này khiến ông nản ḷng[23] và ông đă xin trở về phục vụ trong quân đội và tuyên bố: "Nếu ḿnh không chịu tự sửa sai th́ Cộng sản sẽ buộc ḿnh sửa lỗi lầm"[24].
Những nghi vấn về cái chết
Chiều ngày 8 tháng 4 năm 1975 có tin loan báo ra từ Bộ Tư lệnh Quân đoàn III ở Biên Ḥa là ông đă chết ngay tại trong văn pḥng làm việc. Giới quân sự[25] nghi ngay tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh QĐ III, v́ ông Toàn mang tiếng tham nhũng hạng gộc[26], trong khi đó ông Hiếu rất thanh liêm[27] và hơn nữa, đă từng giữ chức Đặc trách chống tham nhũng thuộc phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương.
Ngày hôm sau, sau khi tham dự buổi họp báo của phát ngôn viên quân sự, phóng viên thông tấn xă UPI loan tin như sau[28]:
SAIGON (UPI) - Tư Lệnh Phó QLVNCH bảo vệ vùng Sài-G̣n được khám phá bị bắn tối thứ ba sau một cuộc căi vă về chiến thuật với cấp trên của ḿnh. Các nguồn tin quân sự nói là có vẻ ông ta tự vận. Các nguồn tin đó nói Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu chết với một vết thương do một viên đạn gây nên ở miệng tại văn pḥng ở Bộ Tư lệnh Quân đoàn III nằm ven biên phi trường quân sự Biên Ḥa, cách Sài-G̣n 14 miles. Không biết sự kiện tướng Hiếu chết có liên quan ǵ với vụ oanh tạc Dinh Độc Lập của ông Nguyễn Văn Thiệu xảy ra sáng thứ ba cùng ngày không?
Nguồn tin này nêu lên ba nghi vấn:
một là phải chăng tướng Toàn bắn ông v́ bất đồng về chiến thuật;
hai là vết đạn vào "cằm" sao nói trại qua vào "miệng" để "có vẻ ông ta tự vận";
ba là phải chăng Tổng thống Thiệu, sau khi Dinh Độc Lập bị oanh tạc buổi sáng, nghi ông âm mưu đảo chánh lật đổ Tổng thống, nên sai tướng Toàn giết ông.
Mấy ngày sau đó, Bộ Tư lệnh QĐ III tung ra một tin đồn khác, viện cớ ông là một tay thiện xạ súng lục thích tự tay chùi súng nên sơ ư lỡ tay bị cướp c̣. Nghi vấn được nêu lên là lỡ tay bị cướp c̣ làm sao có thể gây thương tích ở cằm, nhất là cằm bên trái, trong khi ông lại thuận tay phải.
Theo đường đạn, phát ngôn nhân quân sự, khi bị nhà báo hỏi bắn vào đâu, đă trả lời vào "miệng" cho hợp lư hơn - mà cũng không thể ngộ sát như vừa nêu trên, cộng thêm những luận điệu úp mở và chối quanh của giới chức thẩm quyền khiến dân chúng càng đặt thêm nhiều nghi vấn và đi đến kết luận[29] cái chết của ông có thể là kết quả của một vụ âm mưu do cấp trên trực tiếp của tướng Toàn ra lệnh và tướng Toàn cùng đàn em thân cận đă thi hành lệnh ngay tại bản doanh QĐ III.
Bookmarks