Nữ tài tử Kiều Chinh
Nữ tài tử Kiều Chinh là một trong những gương mặt nổi bật của điện ảnh miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Sinh năm 1937, nữ diễn viên Kiều Chinh (tên thật là Nguyễn Thị Chinh) là một trong những diễn viên ‘huyền thoại’ của Việt Nam. Trong sự nghiệp điện ảnh trên 60 năm của ḿnh, bà đă nhận được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Giải thưởng Emmy do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Truyền h́nh Mỹ trao tặng năm 1996, và Giải thưởng Thành tựu Suốt đời (Lifetime Achievement Award) năm 2003.
Bà đến Toronto, Canada, tị nạn đúng vào lúc 6 giờ chiều ngày 30/4/1975, và sau đó định cư tại Hoa Kỳ nhờ sự giúp đỡ của nữ diễn viên điện ảnh Mỹ Tippi Heidren. Trên đất Mỹ, bà vẫn tiếp tục con đường điện ảnh và tạo được một sự nghiệp vững chắc tại Hollywood mà chưa có một tài tử Việt Nam nào đạt được.
Nữ diễn viên từng chinh phục làng điện ảnh Việt Nam và quốc tế không chỉ bằng vẻ đẹp kiều diễm, mà c̣n bằng năng khiếu thiên phú, cho biết bà đến với nghệ thuật thứ bảy như một sự t́nh cờ.
“Thủa bé tôi đi coi xi-nê rất nhiều, gần như là mỗi tuần. Nhưng thời đó điện ảnh đối với Việt Nam chưa phổ thông cho nên mộng của tôi thời bé không phải là về điện ảnh mà là về âm nhạc. Cho nên, bố tôi có cho tôi đi học piano từ lúc tôi mới 5, 6 tuổi. Măi đến khi di cư vào Nam năm 1954, xa bố, xa Hà Nội, trở thành người di cư trên chính quê hương ḿnh, th́ vấn đề học đàn của tôi bị dang dở, không c̣n nữa. Và tôi bắt đầu t́nh cờ vào điện ảnh từ năm 1957.”
“Tôi nghĩ việc tôi được đến với điện ảnh là do nhà sản xuất Bùi Diễm, sau này ông làm đại sứ của Việt Nam Cộng ḥa tại Washington D.C,” bà Kiều Chinh cho biết.
“Tôi đến với điện ảnh bằng một cách tự nhiên và hồn nhiên làm công việc của ḿnh thôi,” bà nói khi được hỏi về cảm xúc lần đầu tiên đóng phim ‘Hồi chuông Thiên Mụ’ cùng với tài tử Lê Quỳnh, người đă có kinh nghiệm diễn xuất trong bộ phim nổi tiếng ‘Chúng tôi muốn sống.’
Trước đó, bà đă từ chối một vai diễn trong phim “Người Mỹ thầm lặng” (The quiet American) của đạo diễn Joseph L. Mankiewicz khi đoàn phim của ông đến Sài G̣n t́m người đóng vai Phượng, một cô gái Việt lâm vào cuộc t́nh tay ba, trong tiểu thuyết cùng tên của Graham Green, v́ gia đ́nh nhà chồng không đồng ư.
Tuy không học diễn xuất từ một trường lớp nào, nhưng điện ảnh đă thấm vào máu của nữ diễn viên Kiều Chinh từ nhỏ.
“Lúc đó Việt Nam ḿnh chưa có trường nào dạy về diễn xuất cả. Tuy nhiên, thủa bé tôi được coi điện ảnh rất nhiều và coi sách vở điện ảnh bởi v́ bố tôi hay đọc những cuốn như ‘Ciné Monde’, ‘Ciné Revue’ thành ra tôi cũng được coi sách vở về điện ảnh từ thời rất là nhỏ,” bà tâm sự.
Kiều Chinh cùng với tài tử Lê Quỳnh (trái) và trong vai ni cô Như Ngọc (phải) trong phim "Hồi Chuông Thiên Mụ" (1957)
Hồi tưởng những bộ phim đă đóng trước năm 1975, bà Kiều Chinh cho biết trong số hơn 20 phim tham gia thời ấy như ‘Mưa rừng’, ‘Ngă rẽ tâm t́nh’, ‘Chiếc bóng bên đường’, ‘Băo t́nh’, ‘Từ Sài G̣n đến Điện Biên Phủ’, ‘Hè muộn’..v..v.., th́ bộ phim của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc do hăng phim Giao Chỉ của bà sản xuất đă để lại trong bà nhiều ấn tượng khó phai. Nguyên nhân, bà chia sẻ, là do tất cả các binh chủng của quân đội Việt Nam Cộng ḥa từ không quân, hải quân, thủy quân lục chiến, bộ binh, cho đến pháo binh…đều góp mặt trong bộ phim và những cảnh quay được thực hiện hoàn toàn nơi chiến trận chứ không phải ở phim trường.
“Nói về phim ‘Người t́nh không chân dung’ đó từ thời năm 70-71, phong trào điện ảnh lúc đó đang ở cao trào và một số tư nhân, ngoài những hăng phim lớn như Alpha Phim hay Mỹ Vân Phim hay Liên ảnh Công ty, cũng lập những hăng phim nho nhỏ, nhất là về phía nghệ sĩ như Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương. Tôi cũng làm phim riêng. Riêng về phần tôi, tôi rất thân, gần với anh đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Chúng tôi mê cốt truyện của phim mà khi tôi đưa ra th́ những hăng phim không đồng ư làm. Mỗi người có quan niệm làm phim khác nhau. Có người quan niệm làm phim ăn chơi bốn món th́ hợp được thị hiếu của số đông, nhưng anh Hoàng Vĩnh Lộc với tôi th́ lại muốn làm một số phim do ư của người làm phim tạo ra. Riêng tôi, tôi quan niệm là phim để phụng sự khán giả và khán giả đi theo chiều hướng của những người làm phim để dẫn dắt họ đi tới nghệ thuật phim ảnh. Ngoài ‘Người t́nh không chân dung,’ chúng tôi c̣n một số dự định nữa, nhưng chẳng may chúng tôi không c̣n ở Sài G̣n nên những dự định của chúng tôi không thành.”
Trên chặng đường điện ảnh tại Mỹ, ngoài việc đóng nhiều phim nổi tiếng như bộ phim truyền h́nh đắt khách “M*A*S*H” với nam tài tử gạo cội Alan Alda, “The Letter,” “The Joy Luck Club” . . . của Hollywood, nữ tài tử Kiều Chinh c̣n là người đồng sản xuất phim ‘Ride the Thunder’ vào năm 2015, do Fred Koster đạo diễn và viết truyện phim.
Được hỏi bà đắc ư nhất về vai diễn nào và bộ phim nào trong sự nghiệp điện ảnh của ḿnh, nữ tài tử Kiều Chinh nói: “Tôi là một người khó tính, cho nên chưa được đắc ư thực sự với phim nào cả. Đúng với sự mong muốn của ḿnh th́ chưa. Mong một ngày nào đó có một phim ư nghĩa, ḿnh có một vai tṛ xứng đáng để ḿnh được đắc ư. Nhưng nói về, gọi là tạm thời thôi, th́ thời c̣n ở Việt Nam có lẽ tôi thích ‘Người t́nh không chân dung.’ C̣n thời ở bên Mỹ, có lẽ tôi thích ‘The Joy Luck Club’. Hai mươi mấy năm sau rồi, ở các phi trường bên Pháp, bên London, bên Đức, ḿnh đi đâu người ta cũng nhận ra ḿnh qua phim đó th́ tôi thấy đó là là cuốn phim thành công đầu tiên của người Á Đông ở Hollywood.”
Xuất hiện trong những cuộc phỏng vấn của các cơ quan truyền thông hải ngoại ở Toronto (Canada) hay California (Mỹ), nữ tài tử Kiều Chinh đều mặc áo nâu sồng, đeo tràng hạt.
“Màu nâu là màu tôi thích nhất trong suốt của đời của tôi. Tủ áo của tôi mở ra chắc toàn là màu nâu. Cũng như trong nhà của tôi trang trí cũng vậy. Đồ đạc của tôi cũng màu nâu. Tôi không phải là người thích kim cương, vàng ngọc. Tôi lại thích những chuỗi hạt, những cái rất giản dị, những cái đi về tâm linh,” bà nói.
“Trong nhà của tôi trang trí rất nhiều tượng Phật, rất nhiều chuỗi hạt, rất nhiều h́nh ảnh về chùa chiền, ngay cả những nhà tôi ở, những nơi tôi lập nên, nơi nào cũng có những cái ‘am’ nho nhỏ của riêng ḿnh tại v́ tôi ít khi tới chùa nơi công cộng. Hàng ngày ḿnh đi ra đi vào, sáng sáng ḿnh thắp nhang, lập lễ. Tôi nghĩ cái đó nó trở thành một cái đi vào đời sống hàng ngày của tôi,” bà cho biết thêm.
“Trong nhà của tôi trang trí rất nhiều tượng Phật, rất nhiều chuỗi hạt, rất nhiều h́nh ảnh về chùa chiền. . . đă trở thành những thứ đi vào đời sống hàng ngày của tôi . . .”(T)
Nữ tài tử Kiều Chinh và Đức Đạt Lai Lạt Ma (P)
Dù lớn tuổi nhưng công việc bận rộn hiện nay của nữ tài tử Kiều Chinh không c̣n là phim ảnh mà là góp sức xây dựng Quỹ Trẻ em Việt Nam (Vietnam Children’s Fund). Bắt đầu xây trường học cho trẻ em nghèo tại Việt Nam từ năm 1994, tới nay Quỹ đă xây được 51 trường học tại mọi miền đất nước Việt Nam và trường học thứ 52 đang được xây tại Cam Ranh.
Năm 1992, Kiều Chinh được mời nói chuyện khi nước Mỹ kỷ niệm 10 năm bức tường đá đen, - VN Memorial Wall - tại thủ đô Washington D.C.. Chương tŕnh được tổ chức liên tục ba ngày ba đêm, với nhiều diễn giả từ Tổng Thống, Phó Tổng Thống tới các nhân vật quan trọng khác.
Chính từ cuộc nói chuyện đầy xúc động này, Kiều Chinh đă khởi xướng quyên góp xây dựng trường học tặng trẻ em tại Việt Nam và được những nhân vật cựu chiến binh nổi tiếng nhất thời đó hưởng ứng, và nhận được khoản tài trợ đầu tiên của James V. Kimsey, một cựu chiến binh hai lần tham chiến ở Việt Nam, chủ tịch sáng lập tổ hợp American Online. Đồng sáng lập hội Vietnam Children Fund (VCF), bên Terry Anderson và Kiều Chinh, c̣n có Lewis Puller, một cựu chiến binh TQLC Mỹ bị ḿn Việt cộng tại Quảng Trị cụt hết hai chân và gần như mất cả hai tay , tác giả hồi kư “Fortunate Son”, giải Pulitzer năm 1992. Chính Lewis Puller dù ngồi xe lăn, vẫn t́nh nguyện đi Việt Nam trước mở đường cho dự án xây trường.
Năm 1995, hai nước Việt Mỹ chính thức bang giao. Ngôi trường VCF đầu tiên tại Đông Hà Quảng Trị được xây cất, đúng như Lewis Puller đă quyết định, nhưng hai tháng trước ngày hoàn tất, Lewis qua đời, chỉ c̣n James Kimsey, Terry Anderson và Kiều Chinh đi Việt Nam khánh thành. Đó là lần đầu tiên sau 41 năm ly tan, Kiều Chinh có thể trở lại Hà Nội, gặp lại người anh. Hai anh em cùng thắp nhang trên mộ mẹ, mộ bố - người đă mất sau nhiều năm tù đầy không xét xử tại miền Bắc.
Năm 2016, Kiều Chinh đă trở về khánh thành ngôi trường CVF thứ 51 tại quậân Thăng B́nh, Quảng Ngăi. Ngôi trường thứ 52 cũng đă hoàn tất, Với mục đích cung ứng cho trẻ em Việt Nam 58,000 chỗ ngồi học - tương đương với con số tử sĩ Hoa Kỳ có tên trên bức tường đá đen - mỗi ngôi trường đă thực sự trở thành một đài tưởng niệm vinh danh những người hy sinh trong cuộc chiến và hướng về tương lai. Ư nghĩa ấy không chỉ được hưởng ứng bởi các gia đ́nh cựu chiến binh Mỹ mà c̣n nối kết với các thế hệ quân nhân Mỹ gốc Việt.
Một trong những “tượng đài sống” sắp tới sẽ là ngôi trường học đặc biệt tại Cam Ranh, do sáng kiến và đóng góp của một số thành viên trong Hội Quân Nhân Mỹ gốc Việt / Vietnamese American Uniformed Services Association (VAUSA).
Kiều Chinh nói: “Tôi rất hănh diện khi thấy tuổi trẻ gốc Việt tham gia mạnh mẽ và thành công trong binh nghiệp tại Hoa Kỳ. Chúng ta đă có các tướng lănh gốc Việt tài ba như Thiếu Tướng Lương Xuân Việt, Chuẩn Tướng Châu Lập Thế. Ngoài ra c̣n các sĩ quan cao cấp như Đại Tá Rosh Nguyễn, Trung Tá Tuấn Nguyễn... Về bên phía nữ, cũng đă có Đại Tá như cô Mimi Phan, rất năng động trong sinh hoạt.
Hiện nay, bà là Chủ Tịch hội Quân Nhân Mỹ gốc Việt / Vietnamese American Uniformed Services Association (VAUSA).” Được biết năm 2017, một số bạn trong VAUSA đă tổ chức mừng sinh nhật và kỷ niệm 60 năm điện ảnh Kiều Chinh.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong phim ảnh thế giới, Kiều Chinh cũng đă tới với thế hệ trẻ gốc Việt khi nhận vai một bà nội thuyền nhân Việt Nam trong cuốn phim Vượt sóng, có tên tiếng Anh là Journey from the Fall.
“Tôi rất mừng, Kiều Chinh nói, khi thấy thế hệ trẻ gốc Việt theo ngành điện ảnh. Tuy lớn lên bên Mỹ, học hành bên Mỹ, nhưng tác phẩm đầu tay của họ lại hướng về Việt Nam. Đó là trường hợp của đạo diễn Trần Hàm, và nhà sản xuất Nguyễn Lâm khi thực hiện bộ phim ‘Vượt Sóng’. Tôi hân hạnh được làm việc chung với thế hệ trẻ khi đồng diễn với Diễm Liên với anh Long Nguyễn. Cuốn phim cũng được chào đón tại Mỹ cũng như là các đại hội điện ảnh. ‘Vượt Sóng’ cũng là một trong những cuốn phim được rất nhiều giải thưởng tại Đại Hội Điện Ảnh Hoa Kỳ, Sundance Film Festival.”
Nữ tài tử Kiều Chinh nói bà cũng hy vọng thực hiện một cuốn nhật kư ghi lại những thăng trầm trong cuộc sống, trong sự nghiệp ‘cùng với những sóng gió trong cơn hồng thủy của đất nước, của lịch sử quê hương’ trong lúc sức khỏe c̣n cho phép, nhưng hiện bà c̣n quá bận rộn với lịch diễn thuyết và các công việc từ thiện, hướng tới cộng đồng dù tuổi đă ngoài 80.
11/ 2017 Quốc Hội Hoa Kỳ vinh danh 60 năm điện ảnh nữ tài tử Kiều Chinh, Dân biểu QH Lou Correa trao Bằng Vinh Danh cho tài tử Kiều Chinh
trong buổi lễ mang tên “60 th Anniversary of Kiều Chinh Cinema”
Suốt 60 năm đóng góp cho điện ảnh nước nhà và thế giới, Kiều Chinh là người Việt Nam làm việc bền bỉ nhất và đều đặn nhất với hơn 100 phim.
Bao giờ bà giă từ điện ảnh?
“Tôi sẽ làm việc cho đến khi nào khán giả không chấp nhận tôi nữa,” bà trả lời với nụ cười đôn hậu.
Ôn lại bao nhiêu thăng trầm sau 42 năm trôi dạt nơi xứ người với hai bàn tay trắng để rồi được trao tặng bao nhiêu tước hiệu danh dự, từ điện ảnh, văn hóa đến xă hội, trên các diễn đàn thế giới, thật tự hào, Kiều Chinh vẫn giữ đúng phẩm chất của một nghệ sĩ Việt Nam lưu vong.
VOA cùng nhiều nguồn
Bookmarks