TRẬN CHIẾN XUÂN LỘC - P1
CS Bắc Việt với Chiến dịch Xuân Lộc
Bách khoa toàn thư Wikipedia
Chiến dịch Xuân Lộc hay Trận Xuân Lộc, tên đầy đủ là Chiến dịch tiến công tuyến pḥng thủ Xuân Lộc - Long Khánh, là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch diễn ra trong khoảng 9-20 tháng 4 năm 1975 giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân lực Việt Nam Cộng hoà (QLVNCH).
Trận này là một mốc quan trọng của quá tŕnh tiến tới sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, v́ Xuân Lộc là khu vực pḥng thủ trọng yếu trong tuyến pḥng thủ cơ bản (Biên Ḥa - Xuân Lộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) của QLVNCH để pḥng giữ cửa ngơ phía đông của Sài G̣n.
Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham chiến gồm có: Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn 9) tăng cường Sư đoàn bộ binh 6 (Quân khu 7), ngoài ra c̣n một trung đoàn tăng, thiết giáp, một trung đoàn pháo binh, sau c̣n được tăng cường thêm Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325) và một đại đội xe tăng (tổng quân số khoảng 40.000[cần dẫn nguồn]) do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm chính ủy, thương vong khoảng 2.000 người (trong đó 1.888 người chỉ tính riêng Quân đoàn 4 theo số liệu của Việt Nam sau 1975) và theo số liệu ước tính của Mỹ là tổng cộng khoảng 5.000 người.
Quân lực Việt Nam Cộng hoà có quân số khoảng 12.000 người, gồm Sư đoàn 18 Bộ binh (với các Trung đoàn 43, 48 và 52), lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân Long Khánh và các đơn vị tăng phái gồm Trung đoàn 8 (thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh), Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, Liên đoàn 7 Biệt động quân, hai tiểu đoàn pháo binh, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, Lữ đoàn 1 Dù (với các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9) và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù. Ngoài ra c̣n được sự hỗ trợ của 2 sư đoàn Không quân từ phi trường Biên Ḥa và Cần Thơ yểm trợ chiến thuật. Toàn bộ tuyến pḥng ngự do Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 chỉ huy, thương vong 2.056 người [1], 2.731 bị bắt, chiến đoàn 52 bị đánh tan, Sư đoàn 18 và Lữ đoàn 1 Dù bị thiệt hại nặng,
Bối cảnh
Với mục đích thăm ḍ khả năng quân sự và phản ứng của Mỹ, trung tuần tháng 12 năm 1974, Quân đội Nhân dân Việt Nam dùng biện pháp nghi binh để quân Sài G̣n tập trung lực lượng bảo vệ Tây Ninh, bất ngờ tập kích các cứ điểm Bù Đăng, Đồng Xoài, khai thông đường 14, chớp thời cơ mở chiến dịch đánh chiếm Phước Long.
Rạng sáng ngày 31 tháng 12 năm 1974, Sư đoàn 7, 9 với xe tăng và pháo tầm xa tấn công tỉnh Phước Long do Sư đoàn 5 bộ binh[cần dẫn nguồn] của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa trấn giữ. Phước Long lọt vào tay Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 6 tháng 1 năm 1975 v́ Việt Nam Cộng ḥa không có quân tiếp viện.[cần dẫn nguồn] Trước sự tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hoa Kỳ chỉ phản ứng lấy lệ.
Đánh giá Mỹ sẽ không can thiệp, Bộ Chính trị Đảng Lao động và Bộ Thống soái Tối cao Quân đội Nhân dân Việt Nam quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975. Mở màn với chiến dịch Tây Nguyên sử dụng các Sư đoàn 316, 10, 320, Trung đoàn 95B, Trung đoàn 198 Đặc công, Quân đội Nhân dân Việt Nam đă nghi binh, khiến Quân lực Việt Nam Cộng ḥa tin rằng họ sẽ tấn công thị xă Pleiku. Tuy nhiên, vào 02h00 sáng ngày 10/3/1975, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95B, Trung đoàn 198 Đặc công bất ngờ đánh úp thị xă Ban Mê Thuột. Trung đoàn 53 thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh và Liên đoàn Biệt Động quân số 21 của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa giữ thị xă bị tiêu diệt. 2 trung đoàn c̣n lại của Sư đoàn 23 Bộ binh mang số hiệu 44, 45 được trực thăng vận từ Pleiku đến tái chiếm Ban Mê Thuột, đổ bộ lọt vào trận địa của Sư đoàn 10 chờ sẵn và bị tiêu diệt nốt. 6 Liên đoàn Biệt Động quân giữ Pleiku hoảng sợ, cùng với lệnh bỏ Tây Nguyên của Tổng thống đă chạy theo đường số 7 và bị Sư đoàn 320 truy kích tiêu diệt 5 trong 6 Liên đoàn. Toàn bộ lực lượng chủ lực của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa trên Tây Nguyên mất sạch.
Mất Tây Nguyên, Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ra lệnh rút Sư đoàn 1 Nhảy dù và Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến về bảo vệ Sài G̣n. Lực lượng Vùng 1 Chiến thuật dưới sự chỉ huy của Trung tướng Ngô Quang Trưởng bị hổng 2 sư đoàn trù bị thiện chiến nhất lập tức bị Quân đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm các Sư đoàn 304, 324, 325 tiến công. Sư đoàn 1, 2, 3 Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa bị tiêu diệt và làm tan ră.
Sau ngày 2/4/1975, Vùng 2 Chiến thuật của Việt Nam Cộng ḥa chỉ c̣n lại tỉnh Ninh Thuận, B́nh Thuận, nên được sát nhập vào Vùng 3 Chiến thuật. Phan Rang và Xuân Lộc trở thành hai cửa ngơ để Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Sài G̣n bằng quốc lộ 1 và 20. Xuân Lộc là một vị trí chiến lược quan trọng v́ là ngă ba của hai Quốc lộ 1 và 20, cửa ngơ từ miền Trung, miền Cao nguyên vào Sài G̣n chỉ cách nhau 80. Do đó Xuân Lộc được coi như ṿng đai ngoài[cần dẫn nguồn] bảo vệ phi trường Biên Ḥa và Sài G̣n.
Trên cơ sở nhận định chiến trường, ngày 3/4/1975, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Hoa Kỳ Frederick Carlton Weyand (sang Việt Nam từ cuối tháng 3 năm 1975) cùng với Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng ḥa xây dựng phương án thành lập tuyến pḥng thủ Xuân Lộc.
Tại đây, phía Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa tập trung nhiều đơn vị thiện chiến, gồm có Sư đoàn 18 Bộ binh (với các Trung đoàn 43, 48 và 52 được tăng cường tương đương với quân số của chiến đoàn), lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân ở tỉnh và các đơn vị tăng phái gồm Trung đoàn 8 (thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh), Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, Liên đoàn 7 Biệt động quân, hai tiểu đoàn pháo binh, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, toàn bộ Lữ đoàn 1 Dù (với các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9) và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù. Sư đoàn 4 Không quân Việt Nam Cộng ḥa từ phi trường Cần Thơ phụ trách không yểm chiến thuật. Tất cả lực lượng trên đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh Sư đoàn 18) và hai viên sĩ quan phụ tá là Đại tá (tư lệnh phó) Lê Xuân Mai và Đại tá Phạm Văn Phúc (Tỉnh trưởng Long Khánh). Mục đích bẻ găy mũi xung kích của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong một trận chiến pḥng ngự điển h́nh, tạo thế có lợi chặn đứng đà tiến công của đối phương.
Về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam, có Quân đoàn 4 do Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy gồm Sư đoàn 6 tân lập, Sư đoàn 7 bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ nguyên là Sư đoàn 312A từ miền bắc hành quân vào nam từ năm 1965, đă đánh bại Sư đoàn 1 Anh Cả đỏ Mỹ tại đường 13, giết chết Trung tướng Keith Lincoln Ware, Tư lệnh Sư đoàn này vào hồi 13h00 ngày 13/9/1968 và Sư đoàn 341 Sư đoàn Sông Lam tân lập do Đại tá Trần Văn Trân chỉ huy, một người đă từng là Tư lệnh Sư đoàn 1 Quân đội Nhân dân Việt Nam bị phía Việt Nam Cộng ḥa bắt sống, giam giữ trong suốt 3 năm mà không biết lai lịch, được thả về trong 1 đợt trao trả tù binh bên sông Thạch Hăn.
Diễn biến
Ngày 9 tháng 4 năm 1975, 5 giờ 40, sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam pháo kích các mục tiêu trong thị xă trong ṿng một tiếng đồng hồ, sau đó các mũi bộ binh bắt đầu tiến công.
Tại hướng chính từ phía Đông, Trung đoàn 165 Sư đoàn 7 Quân đội Nhân dân Việt Namvới 8 xe tăng dẫn đầu tấn công về phía căn cứ Sư đoàn 18, khi c̣n cách khoảng 200 m th́ vấp phải sự chống trả quyết liệt của Trung đoàn 43 Bộ binh và Tiểu đoàn 3/4 Địa phương quân Long Khánh, bị thiệt hại nặng, 3 trên 8 xe tăng bị hỏng và khoảng 100 lính miền Bắc bị hạ bởi các súng chống tăng M-72 và máy bay A-37, F-5 của Không lực Việt Nam Cộng ḥa, nên chỉ chiếm được một phần hậu cứ của Chiến đoàn 52 (Sư đoàn 18). Đến 12 giờ, hướng này buộc phải ngừng tấn công.
Ở hướng phụ từ phía Bắc, Trung đoàn 266 (Sư đoàn 341) đánh thọc sâu vào thị xă, nhưng bị phản kích mạnh nên phải dừng lại bên ngoài sở chỉ huy tiểu khu.
Tại ṿng ngoài, Ở hướng quốc lộ 20, Sư đoàn 6 tấn công vào các vị trí chốt giữ của Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng ḥa, diệt được 5 chốt trên đoạn đường từ Hưng Nghĩa đến đèo Mẹ Bồng Con, Trung đoàn 52 phải bỏ Túc Trưng kéo về giữ ngă ba Dầu Giây. Ở hướng Quốc lộ 1, phía đông nam thị xă, Trung đoàn 209 (Sư đoàn 7) và Trung đoàn 270 (Sư đoàn 341) Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh bại hai tiểu đoàn Việt Nam Cộng Ḥa, diệt 7 xe tăng của chiến đoàn 43, 48 (Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng ḥa) từ Tân Phong và Núi Thị vào cứu viện. Các trục lộ chính phía bắc Xuân Lộc đều bị cắt đứt, tuyến pḥng thủ ngoại ô thị xă tan vỡ, toàn bộ lực lượng Việt Nam Cộng ḥa rút vào trong thị xă Xuân Lộc để cố thủ.
Sáng ngày 10 tháng 4, đúng 5 giờ 30, quân Quân đội Nhân dân Việt Nam lại pháo kích các mục tiêu trong thị xă. Sau trận pháo kích, Trung đoàn 141 Quân đội Nhân dân Việt Nam (lực lượng dự bị của Sư đoàn 7), cùng một tiểu đoàn cao xạ 37 ly và một tiểu đoàn 57 ly, được tăng cường đột phá từ hướng bắc xuống phối hợp với Trung đoàn 165 Sư đoàn 7 tiếp tục tấn công vào căn cứ Sư đoàn 18. Tuy nhiên, do bị phản kích quyết liệt cùng với hỏa lực mạnh của quân Sài G̣n nên toàn bộ quân Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng không đạt được mục tiêu. Bước sang ngày thứ ba, 11 tháng 4, 7 giờ, Quân đội Nhân dân Việt Nam pháo kích trong 70 phút rồi bắt đầu tấn công. Dưới hỏa lực mạng và sự yểm trợ bằng không quân của bên pḥng thủ, bên tấn công cũng vẫn không chiếm được các mục tiêu là sở chỉ huy Sư đoàn 18 và hậu cứ Chiến đoàn 43 và 52. Cuộc chiến kéo dài ác liệt, cả hai phía ra sức giành giật từng ngôi nhà, điểm pḥng ngự. Sau 3 ngày chiến đấu, Quân đội Nhân dân Việt Nam đă phải chịu thương vong lớn với khoảng 300 người chết, 1000 người bị thương.[6]
Qua đến ngày thứ tư, 12 tháng 4, thế trận đôi bên vẫn giằng co. Lữ đoàn 1 Nhảy dù gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù, với quân số khoảng 2.000 người, được điều tăng cường cho Xuân Lộc bằng tất cả trực thăng của hai Trung đoàn 3 và 4 Không quân từ Trảng Bom vào trận địa. Hai tiểu đoàn dù đầu tiên đă nhảy xuống để chiếm lại Bảo Định và Quốc lộ 1, nơi hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 6 Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tập trung tấn công Bộ tư lệnh Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng ḥa tại Tân Phong. Một tiểu đoàn dù khác nhảy xuống chiếm lại khu vực vườn cây của cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ. Các tiểu đoàn dù khác nhảy vào Xuân Lộc để giải vây cho các lực lượng Địa phương quân và Bộ Chỉ huy Tiểu khu Long Khánh. Các pháo đội cũng được trực thăng Chinook chuyển vận đến Bộ Chỉ huy Hành quân Nhảy dù đóng cạnh bên Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh.
Sau 5 ngày giao chiến, lực lượng pḥng thủ tại Xuân Lộc gồm có Sư đoàn 18, các lực lượng địa phương quân, tăng cường Lữ đoàn 1 Dù và 6 khẩu pháo 155 mm tại ngă ba Tân Phong; Trung đoàn 8 bộ binh (Sư đoàn 5), 3 chi đoàn thiết giáp 315, 318, 322 (với hơn 300 xe các loại). Theo tướng Hoàng Cầm, khi đó là tư lệnh Quân đoàn 4 QĐNDVN[7], tổng số quân pḥng phủ tại Biên Ḥa-Xuân Lộc lên tới 25.000, tương đương 2 sư đoàn, 4 trung đoàn và lữ đoàn bộ binh, chiếm 30% quân số của Vùng 3 chiến thuật; 4 thiết đoàn; 8 tiểu đoàn pháo. Ngoài ra, c̣n có 2 sư đoàn không quân (Sư đoàn 3 và 4) từ Biên Ḥa, Tân Sơn Nhất và cả máy bay từ Trà Nóc dưới Cần Thơ cũng được tung vào yểm trợ cho Xuân Lộc.
Sau 5 ngày tiến công, Quân đội Nhân dân Việt Nam không hoàn thành được tất cả các mục tiêu đề ra. Sức chống trả cộng với hỏa lực mạnh của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa làm thiệt hại nặng lực lượng tấn công (trong ba ngày đầu, Sư đoàn 7 bị thương vong 300 người, Sư đoàn 341 bị thương vong 1200. 9 xe tăng bị bắn cháy 3, hỏng 3. Pháo 85 ly và 57 ly bị hỏng gần hết[8]). Tuy vậy, họ cũng đạt được phần nào mục tiêu khi phá vỡ tuyến pḥng thủ ṿng ngoài, cắt đứt trục lộ 1 và 20, làm cho lực lượng của Quân khu 1 và 2 Việt Nam Cộng ḥa không thể rút về hỗ trợ cho Xuân Lộc. Toàn bộ lực lượng pḥng thủ bị chia cắt thành 3 cụm: Núi Thị (do Trung đoàn 48 chốt giữ), Dầu Giây (Trung đoàn 52), và thị xă Long Khánh (Trung đoàn 43). Bộ chỉ huy Sư đoàn 18 bị uy hiếp, buộc phải dời vị trí về ngă ba Tân Phong.
Phía Việt Nam Cộng ḥa đă bắt đầu lạc quan khi cho rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam không thể chiếm được Xuân Lộc. T́nh h́nh tạm lắng vào ngày 14 tháng 4 càng củng cố thêm nhận định của họ. Thậm chí, tướng Lê Minh Đảo c̣n cho họp báo tại mặt trận, tuyên bố thách thức tướng Hoàng Cầm. Về phía các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, do thiệt hại nặng và không đạt được các mục tiêu đề ra, họ đă rút ra các khuyết điểm để điều chỉnh chiến thuật tấn công: chuyển từ đánh chiếm sang bao vây cô lập, từ đánh chính diện sang đánh tạt sườn, thay v́ đánh chiếm Xuân Lộc th́ đi ṿng qua thị xă. Tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, đă đến bộ chỉ huy quân đoàn một ngày để cùng bàn cách đánh mới. Khi chiến sự tạm lắng vào ngày 14 chính là khi Quân đoàn 4 đang triển khai lực lượng theo cách đánh này.
Ngày 15 tháng 4, QĐNDVN chuyển hướng tấn công. Pháo 130 ly bắt đầu bắn phá căn cứ không quân Biên Ḥa, không cho máy bay từ đây yểm trợ Xuân Lộc. Sư đoàn 6 (sư đoàn phối thuộc của Quân khu 7), được tăng cường Trung đoàn 95, hiệp đồng tấn công Chiến đoàn 52 (gồm Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng ḥa, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, và các lực lượng Địa phương quân ở Kiệm Tân, tổng cộng khoảng 2.000 người). QĐNDVN đă đánh chiếm được ngă ba Dầu Dây (giao điểm của Quốc lộ 1 và 20) và đoạn cuối đường 20 từ Trúc Tân đến Kiệm Tân, đánh bại nhiều cuộc phản kích từ Trảng Bom đánh ra, uy hiếp sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng ḥa đặt tại Trảng Bom. Chiến đoàn 52 Bộ binh cuối cùng đă tan hàng vào đêm 15 tháng 4. Tất cả pháo binh, thiết giáp đều bị hủy diệt sau mấy ngày đêm cầm cự, thiệt hại nặng nề về người. Chín giờ đêm hôm đó, khi hầm chỉ huy của chiến đoàn bị bắn sập, đại tá chiến đoàn trưởng ra lệnh rút quân. Cùng theo ông chỉ c̣n 200 người sống sót. Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng ḥa phải ngừng phản kích cứu nguy cho Xuân Lộc. Cùng ngày hôm đó, tại Xuân Lộc, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 341 QĐNDVN đồng thời tấn công, đánh lui hai chiến đoàn 43 và 48 của Sư đoàn 18, diệt một phần Lữ đoàn 1 Dù.
Mất Dầu Giây và đường 20, Biên Ḥa trở thành điểm tiền tiêu và Xuân Lộc bị cô lập và mất vị trí quan trọng, tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng ḥa, ra lệnh rút bỏ Long Khánh. Ngày 18 tháng 4, một phần lực lượng ở Xuân Lộc được bốc bằng trực thăng về Biên Ḥa - Trảng Bom lập pḥng tuyến mới. 9 giờ tối, các tiểu đoàn Nhảy dù Việt Nam Cộng ḥa mới tới quốc lộ 1 và gần như toàn bộ giáo dân của xóm đạo Bảo Đ́nh, Bảo Toàn, Bảo Ḥa đă tập trung sẵn 2 bên vệ đường để theo binh sĩ Việt Nam Cộng ḥa đi di tản. Sau đó đoàn người rút lui đă bị phục kích và triệt hạ gần hết.[9]
Lữ đoàn 1 Dù Việt Nam Cộng ḥa rút lui sau cùng, chỉ riêng Tiểu đoàn 3 Pháo binh được di chuyển trên đường lộ với Đại đội Trinh sát Dù, c̣n các tiểu đoàn tác chiến khác đều mở đường bọc sâu trong rừng.
Bốn giờ sáng ngày 21 tháng 4 năm 1975, tại ấp Suối Cá, gần ranh giới Long Khánh-Phước Tuy, Tiểu đoàn 3 Dù bị 2 tiểu đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam phục kích gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Pháo Đội C và trung đội trinh sát bảo vệ, hầu hết đều bị thương vong. Cánh quân đi đầu của Tiểu đoàn 9 Dù cũng đụng độ nặng với quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tại thung lũng Gia Rai, dưới chân núi Cam Tiên. Ngoài những thiệt hại kể trên, cuộc rút quân trên Liên tỉnh lộ 2 coi như hoàn tất, kết quả tốt đẹp.
Sáng 21 tháng 4, những tuyến pḥng thủ cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa tại Xuân Lộc tan ră. Các lực lượng c̣n lại rút lui về Sài G̣n lập pḥng tuyến mới.
Tại Xuân Lộc, Không lực Việt Nam Cộng ḥa đă sử dụng hai quả bom phát quang BLU-82 "Daisy Cutter" 15000-pound[10][11],</ref>[12], vô số bom tọa độ 500-pound, và cả bom xăng tự tạo, để ném xuống các đơn vị bộ đội ở quanh thị xă. Với vai tṛ nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn bước tiến quân của đối phương, theo Frank Snepp[13], sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Vùng 3 chiến thuật đă đề nghị Mỹ sử dụng bom B-52 rải thảm lần cuối. Đề nghị này bị tướng Cao Văn Viên từ chối, thay vào đó là gợi ư sử dụng một loại vũ khí khác với sức hủy diệt tương tự. Ngày 21 tháng 4,[14][15][16], với sự trợ giúp của kỹ thuật viên DAO (Mỹ), một máy bay C-130 của KLVNCH đă thả một quả "bom cháy" CBU-55, loại vũ khí phi hạt nhân tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ, xuống khu vực được cho là sở chỉ huy Sư đoàn 341 QĐNDVN. Nó đă đốt ôxy trong một vùng rộng 2 mẫu Anh và giết chết hơn 2500 người lính QĐNDVN.[17][18].Đây là lần đầu tiên và cuối cùng loại vũ khí này được sử dụng trong chiến tranh. Đài Hà Nội đă phản đối trong hai ngày liền, cáo buộc Mỹ và VNCH sử dụng vũ khí sinh học bất hợp pháp[19]. Trung Quốc cũng phản ứng dữ dội không kém, miêu tả vụ ném bom như là cuộc 'giết người hàng loạt' và buộc tội Mỹ đă chỉ huy cuộc tấn công. Đây là chỉ trích mạnh mẽ nhất của Trung Quốc đối với Mỹ trong ṿng 2 năm - từ khi hai nước bắt đầu quá tŕnh đặt lại quan hệ ngoại giao.[20]. QĐNDVN đă phản ứng ngay và hiệu quả. Trong ṿng vài giờ sau vụ ném bom CBU, pháo binh bắn phá sân bay Biên Ḥa được tăng cường đến độ các đường băng gần như không thể sử dụng được nữa. Các máy bay phản lực F-5A được rút nhanh về Sài G̣n, c̣n các máy bay ném bom nhẹ A-37 rút về Cần Thơ.
[sửa] Lực lượng các bên tham chiến
[sửa] Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đoàn 4 thiếu (gồm Sư đoàn 6, 7 và 341)
1 trung đoàn tăng, thiết giáp
1 trung đoàn pháo binh
Sau tăng cường:
Trung đoàn 95B thuộc Sư đoàn bộ binh 325
1 đại đội xe tăng
Trung đoàn 95A độc lập [cần dẫn nguồn]
Đoàn Pháo binh 75
[sửa] Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
Sư đoàn 18 Bộ binh Việt Nam Cộng ḥa thuộc Quân đoàn 3
1 liên đoàn Biệt động quân
1 trung đoàn thiết giáp
9 tiểu đoàn Địa phương quân, Nghĩa quân
Sau tăng cường:
Lữ đoàn Dù 1
Trung đoàn Bộ binh 8 thuộc Sư đoàn 5
1 liên đoàn Biệt động quân
1 trung đoàn Thiết giáp
[sửa] Các nhận xét về Trận Xuân Lộc
Trận Xuân Lộc là nỗ lực hiệu quả cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa nhằm ngăn chặn bước tiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trên đường tiến vào Sài G̣n và thống nhất đất nước Việt Nam. Tuy có làm tổn thất đáng kể sinh lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm chậm bước tiến của đội quân này nhưng vẫn không cứu văn được t́nh thế sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa.
Viết về trận Xuân Lộc:
"Mặt trận Xuân Lộc ác liệt và đẫm máu từ những ngày đầu tiên. Các Sư Đoàn 6, 7, 341 của ta phải tiến công trong thành phố nhiều lần nhưng gặp phải sức kháng cự mănh liệt của Trung đoàn 43 địch quân. Các đơn vị pháo của ta đă sử dụng nhiều hơn cơ số đạn dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép của ta bị hạ..." (Văn Tiến Dũng, Tư Lệnh tiền phương Quân đội Nhân dân Việt Nam 1975, Đại Thắng Mùa Xuân 75)
"Tinh thần binh sĩ Việt Nam Cộng ḥa tại Xuân Lộc rất cao, hệ thống truyền tin rất tốt. Các đơn vị Dù và Biệt động quân đă đến. Con đường Sài G̣n được khai thông. Các sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa đang gọi pháo binh và không yểm rất chính xác, nhanh chóng, t́nh trạng chiến đấu của họ gần giống như lúc c̣n quân đội Mỹ yểm trợ..." (Oliver Todd, Cruel April)
"Tại chiến trường Long Khánh, rơ ràng Quân lực Việt Nam Cộng ḥa đă chứng tỏ sự quyết tâm và anh dũng chiến đấu chống lại địch quân đông gắp nhiều lần..." (Tướng X. Smith, Trưởng Pḥng tùy viên Quân sự, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ)
"Trận đánh muộn kéo theo những khuyết điểm không đáng có. Việc chuẩn bị trận đánh quá gấp, xác định hướng chủ yếu từ đông-bắc đánh vào là không chính xác. Đúng đây là phía sau căn cứ sư đoàn 18, nhưng lại là khu vực pḥng thủ rắn của địch, địa h́nh không thuận lợi, ta phải từ dưới cánh đồng thấp, ngược sườn đồi đánh lên, phải mở tám, chín hàng rào kẽm gai, vượt qua hệ thống đường ủi và các vị trí pḥng thủ ṿng ngoài mới có thể tiến vào tung thâm tiến công chiến đoàn 52 và trung đoàn 5 thiết giáp pḥng giữ. Khi phát hiện phía tây- nam, qua cổng chính tiến vào căn cứ địch có nhiều sơ hở, nhưng không c̣n lực lượng đảm nhiệm, v́ Sư đoàn 7 làm nhiệm vụ ở hướng chủ yếu, không thật sung sức lắm. Qua trận vận động tiến công từ Định Quán đến Di Linh, quân số, vũ khí bị tiêu hao, ta chưa kịp bổ sung. Khi phát hiện hướng chủ yếu gặp khó khăn, địch tăng cường lực lượng phản kích quyết liệt đẩy ta ra khỏi thị xă, thế trận căng thẳng giằng co, lại không kịp thời chuyển hướng, thay đổi cách đánh. Việc phối hợp giữa các hướng tiến công không thật thích hợp và ăn khớp..." (Hoàng Cầm, Tư lệnh quân đoàn 4, Chặng đường mười ngh́n ngày).
Bookmarks