Tối hôm qua, khi tham gia một diễn đàn chính trị, ḿnh chia sẻ về vấn đề "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam" sau đó mở bản nhạc "Đây Hoàng Sa đây Trường Sa" để mọi người cùng thảo luận. Tuy nhiên, có người hô lên rằng "nhạc Việt cộng", "nhạc Việt cộng". Thế là ḿnh bị đuổi ra khỏi diễn đàn.
Trước hết, nói về nội dung bài hát, ḿnh chẳng biết do ai sáng tác nhưng nó nói lên tấm ḷng yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc. Đơn giản vậy thôi, ḿnh trân trọng và biết ơn tất cả tấm ḷng yêu nước, yêu dân tộc Việt của ḿnh.
Thế nhưng, tối hôm qua, ḿnh đă nhận được một bài học: yêu nước th́ cũng có nhiều loại, yêu nước "Việt cộng", yêu nước "chống cộng",... Chẳng thế mà khi ḿnh mở bài hát đó, một bài chất chứa tấm ḷng của người dân Việt với chủ quyền dân tộc tại Hoàng Sa - Trường Sa, ḿnh đă bị ngăn cản. V́ sao? Chỉ với lí do đó là nhạc sáng tác bởi những người cộng sản. Ḿnh chẳng biết có đúng là "nhạc Việt cộng" hay không, nhưng người ta nghĩ thế, người ta ghét nó, chỉ thế thôi.
Ḿnh nhớ, có lần cũng tại diễn đàn này, người ta hỏi ḿnh: "Em theo phe chống cộng hay phe cộng sản?". Ḿnh không trả lời, đơn giản ḿnh chẳng theo phe nào cả. Ḿnh đang đi t́m kiếm những tấm ḷng tâm huyết với quốc gia, với dân tộc. Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1974, ḿnh ghi nhớ công ơn. Tướng Vơ Nguyên Giáp kêu gọi ngưng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, ḿnh mến yêu. Chủ nghĩa cộng sản thực ra là từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam, có người thích, có người không thích, ḿnh không quan tâm. Cái ḿnh quan tâm là ai, cái ǵ làm lợi cho đất nước, cho đồng bào Việt. Cộng sản mà không giúp dân ấm no, không đáng phục. Chống cộng mà làm ngơ với đất nước, chẳng đáng nể. Nhưng dù là cộng sản hay chống cộng hoặc bất ḱ ai mà làm thăng tiến quốc gia, giúp đỡ dân lành, ḿnh hoàn toàn ủng hộ.
Từ cái suy nghĩ ấy, ḿnh trở lại câu chuyện về bài hát "Đây Hoàng Sa đây Trường Sa". Sẽ chẳng có ǵ đáng nói ḿnh mở một bài hát tuyên truyền cho cộng sản, người ta không ưa th́ đuổi là chuyện dễ hiểu. Thế nhưng, ḿnh mở bài hát mà ḿnh gọi là "nhạc yêu nước", người ta cũng đuổi, v́ đó là nhạc viết bởi tác giả người ta cho là đảng viên cộng sản. Xót xa qua! Đau đớn quá! Người ta nói "tôi chống cộng là tôi yêu nước". Có lẽ, đây là kiểu yêu nước "chống cộng" chăng?
Rồi đến câu chuyện về yêu nước "Việt cộng", ḿnh kể hầu mọi người về một lần bị bắt ở cơ quan công an của ḿnh.
Người ta hỏi có phải ḿnh viết các chữ "HS.TS.VN", ai đứng đằng sau ḿnh chỉ đạo việc đó. Ḿnh trả lời là không viết nhưng ḿnh thấy như vậy không sai trái ǵ cả. Lúc ấy, ḿnh và nhân viên an ninh đang nói chuyện liên quan tới một tổ chức chống cộng, mà họ nghi là ḿnh tham gia, nên chắc chắn, họ muốn điều tra xem có phải tổ chức đó yêu cầu ḿnh viết "HS.TS.VN".
Cũng trong hoàn cảnh đó, họ c̣n hỏi ḿnh về việc kí tên "Bản kiến nghị ngừng khai thác Bauxite ở Tây Nguyên" hồi tháng 9/ 2009. Ḿnh nhận. Họ cũng thắc mắc, ḿnh cho rằng đó là chuyện nguy hiểm cho môi trường, cho đất nước nên ḿnh kiến nghị. Nhân viên an ninh không nói ǵ, nhưng nghi ngờ ai đó xúi ḿnh để chống lại Đảng cộng sản, chống lại chính quyền.
Viết "HS.TS.VN" cũng như kí tên vào "Bản kiến nghị ngừng khai thác Bauxite ở Tây Nguyên", ai cũng công nhận đó là hành động v́ đất nước, không có ǵ sai trái cả. Thế nhưng, Đảng cộng sản tỏ ra không thiện cảm, khó chịu với việc làm đó của ḿnh. Đơn giản, v́ họ nghi ngờ các tổ chức "chống cộng" đứng đằng sau những việc đó. Người ta nói "tất cả v́ độc lập chủ quyền dân tộc" nhưng người ta ác cảm với việc làm của ḿnh như vậy đó. Yêu nước kiểu "Việt cộng" phải không?
À, th́ ra, ḿnh yêu nước một cách thuần túy như trước đến nay, là ḿnh đi hàng hai, là nửa vời và ḿnh phải chọn "Việt cộng" hay "chống cộng" trước đă. Vâng, có thể có nhiều người đang nghĩ vậy và kết quả những việc ḿnh làm đều bị những người này bỏ qua, khinh thường. Nhưng, ḿnh thà chết chứ chẳng theo kiểu yêu nước bè phái đó. Người ta nói rằng, sức mạnh của ḷng yêu nước đến từ sức mạnh của sự đoàn kết. Kiểu yêu nước bè phái, chia rẽ đó, ḿnh mà là quân xâm lược th́ ḿnh thấy hả hê lắm.
Nam Định, ngày 21 tháng 04 năm 2011
Nguồn:Nguyễn Hướng Đạo - blogger Conmatthuba
Bookmarks