Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corora chủng mới (COVID-19) vẫn chưa được giải quyết, cuốn sách ảnh chính thức của Trung Quốc mang tên Đại quốc chiến “dịch” (Nước lớn chiến đấu với dịch bệnh) đột nhiên bị thu hồi đang khiến dư luận xôn xao bàn luận.
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều đăng bài cho rằng, do dịch bệnh vẫn đang diễn ra, việc chính quyền xuất bản cuốn sách vào thời điểm này đă gây ra tranh căi lớn. Để “hạ nhiệt” dư luận, cuốn sách hiện đă bị thu hồi và xóa khỏi các trang web bán hàng trực tuyến lớn như Taobao, Jingdong, Dangdang... từ ngày 1/3.
Đối với việc đột ngột thu hồi và gỡ bỏ cuốn sách, có nhà phân tích cho rằng nguyên nhân khá phức tạp. Có thể do nó in ấn trong thời gian đang chống dịch các tài nguyên hỗ trợ như in ấn, hậu cần và quảng bá không theo kịp t́nh h́nh. Ngoài ra, phản ứng của thị trường người đọc không tốt, nên quyết định lùi thời gian phát hành chứ không phải từ bỏ hẳn.
Tân Hoa xă, cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc trước đó đă đưa tin vào ngày 26/2 rằng, cuốn sách có tên đầy đủ là “Đại quốc chiến ‘dịch’ – Trung Quốc đang tiến hành ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 năm 2020” (A Battle Against Epidemic: China Combating Covid-19 in 2020-《大国战“疫”》) do Nhà xuất bản Truyền thông Ngũ Châu và Nhà xuất bản Nhân dân cùng nhau khẩn cấp biên tập và sản xuất dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương ( uỷ ban tuyên truyền chính sách đảng) và Văn pḥng Thông tin Quốc Vụ viện, gần đây đă được xuất bản.
Bản tin của Tân Hoa xă viết: “Cuốn sách vận dụng cách thể hiện báo cáo chuyên sâu của quốc tế, lựa chọn các tài liệu liên quan từ các bài báo hơn 2 triệu chữ của các cơ quan truyền thông chính thống, tiến hành chỉnh lư biên tập, tập trung phản ánh tấm ḷng v́ dân, gánh vác sứ mệnh, tầm nh́n chiến lược và tài năng lănh đạo xuất sắc của Tổng bí thư Tập Cận B́nh với tư cách lănh tụ nước lớn”; “Giới thiệu toàn cảnh nhân dân Trung Quốc dưới sự lănh đạo tập trung và thống nhất của Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận B́nh là ṇng cốt, đă khẩn cấp động viên, tề tâm hiệp lực để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh tổng thể và chiến tranh đánh chặn pḥng chống dịch bệnh có tính giai đoạn, ngày càng tích cực chuyển biến theo xu hướng tốt. Cuốn sách thể hiện ưu thế rơ rệt của sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chế độ xă hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc; cho thấy những nỗ lực to lớn của Trung Quốc trong việc hợp tác tích cực với cộng đồng quốc tế, cùng nhau duy tŕ an ninh y tế công cộng toàn cầu và khu vực”.
Tân Hoa xă giới thiệu: “Cuốn sách dài hơn 100.000 từ, sử dụng thái độ khoa học và ngôn ngữ đơn giản thực tế, miêu tả một cách khách quan, hiệu quả chân tướng và sự thật về t́nh h́nh pḥng chống, khống chế dịch bệnh của Trung Quốc”; “vừa làm nổi bật trọng điểm, nhân vật, sự kiện; lại làm rơ tính chỉnh thể, tính kỷ thực, kể chuyện, kết hợp câu văn với h́nh ảnh, rất đáng đọc”.
Bản tin Tân Hoa xă cũng nói rằng, Đại quốc chiến dịch” là cuốn sách ảnh phiên bản đa ngôn ngữ đầu tiên trên thế giới giới thiệu về công tác pḥng chống dịch bệnh có tính giai đoạn của Trung Quốc. Nó sẽ được lần lượt xuất bản phát hành ra nước ngoài bằng 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Ả Rập.
Sau khi xuất bản Đại quốc chiến “dịch”, nhiều người đă đặt câu hỏi và chỉ trích nó. Cuốn sách có xếp hạng rất thấp trên Douban.com, và sau đó trang giới thiệu nó đă đóng b́nh luận. Một số người, bao gồm cả nhà văn Hồ Bắc Phương Phương (Fang Fang), cho rằng xuất bản một cuốn sách ca ngợi như vậy trước khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn không phù hợp, coi thường sự đau khổ của người dân.
Đa Chiều viết, trước sự kiện phát hành cuốn sách này, trên mạng đă xuất hiện các ư kiến bày tỏ hoài nghi: “T́nh h́nh dịch bệnh hiện nay vẫn chưa chấm dứt và một số cơ quan báo chí Trung Quốc vẫn đang cố gắng hết sức để điều tra tại Vũ Hán; những sai lầm và trách nhiệm chưa được truy cứu rốt ráo, mà chính quyền đă ra sách tự khen ḿnh”.
Một số cư dân mạng chỉ ra rằng cuốn sách này đơn giản là vô lư, hoang đường so với thực tế ở đang xảy ra ở Trung Quốc.
Đa Chiều viết, t́nh h́nh dịch bệnh hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nghiêm trọng và chính quyền vẫn chưa đưa ra thông tin về bước ngoặt của dịch bệnh. Viện sĩ Chung Nam Sơn cho biết gần đây: “Nhóm của chúng tôi đă dự đoán rằng đỉnh điểm sẽ là giữa cho đến gần cuối tháng 2; đến ngày 15 tháng 2, những con số quả nhiên đă giảm. Chúng tôi tin tưởng rằng dịch bệnh COVID-19 sẽ được kiểm soát cơ bản vào cuối tháng Tư”.
Trang web Hồng Kông 01 đă đăng b́nh luận cho rằng việc xuất bản cuốn sách phản ánh văn hóa nịnh hót ở quan trường Trung Quốc đại lục và không giúp ích ǵ cho bệnh nhân và các nhân viên y tế ở tuyến đầu.
Căn bệnh "làm tại Trung Quốc" vẫn tăng ở Hoa lục và đang "tàn phá " thế giới
Từ ngày 1-2/3, số ca nhiễm mới được phát hiện ở những nước khác cao hơn Trung Quốc đại lục gấp 9 lần. Trước đó, WHO cũng nhận định Trung Quốc đại lục đă đạt đỉnh dịch từ ngày 23/1-2/2. Kể từ đầu tháng 2, số ca nhiễm mới hàng ngày tại nước này có xu hướng giảm dần. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mối lo ngại của cơ quan này đang tập trung vào các nước Italy, Hàn Quốc, Iran và Nhật Bản.
Hàn Quốc, ổ dịch lớn nhất ngoài Trung Quốc, đến sáng 4/3 đă có hơn 5.300 ca nhiễm, tập trung tại 2 địa phương là thành phố Daegu và tỉnh Gyeongsang Bắc lân cận. Khoảng 60% số ca nhiễm có liên hệ với giáo phái Tân Thiên Địa tại Daegu. Số ca nhiễm tại Nhật Bản đă tăng lên 1.000 bao gồm hơn 700 trường hợp là hành khách và thủy thủ đoàn trên du thuyền Diamond Princess. ca tử vong tại Nhật Bản v́ nhiễm virus là 12 người, trong đó 6 trường hợp có liên hệ với du thuyền nói trên, theo Kyodo.
Lo ngại đang gia tăng tại Đức cũng như châu Âu sau khi chứng kiến số ca nhiễm tăng vọt tại Italy, điểm nóng nhất về dịch tại châu lục này. Trong ngày 3/3, số ca dương tính tại Đức đă tăng đến 188, trong khi Italy đă ghi nhận hơn 2.500 ca. Thêm 27 người tử vong v́ virus corona vừa được ghi nhận tại Italy trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên tới 79.
Số người chết tại Mỹ cũng đă tăng lên đến 9, toàn bộ tại tiểu bang Washington, với hơn 100 ca nhiễm được xác nhận.
Viettimes, ZingNews
Bookmarks