Results 1 to 2 of 2

Thread: Cần xét xử Cuộc Tàn sát Tết Mậu Thân ở Huế.

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Cần xét xử Cuộc Tàn sát Tết Mậu Thân ở Huế.

    Tháng Hai 8, 2011 · 5:44 chiều

    LTS. Luật sư Trần Thanh Hiệp là chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris. Ông viết bài dưới đây theo lời yêu cầu của Ngày Nay nhân dịp kỷ niệm 40 năm CSVN tổng tấn công và tàn sát 6000 dân lành tại Huế hồi Tết Mậu Thân, 1968.

    Đêm mồng một Tết năm Mậu Thân (30-01-1968), 12 ngàn quân cộng sản đă nổ súng tấn công thành phố Huế, chiếm đế đô cũ của nhà Nguyễn trong 26 ngày


    1. Chiến dịch Đông Xuân, cửa ngơ đi vào tội ác.


    Cuộc binh biến này là một trong những cao điểm của Chiến dịch Đông-Xuân, với một quân số gần 200 ngàn người gồm cả bộ đội chính qui lẫn du kích, chính ủy, cán bộ CS xâm nhập từ miền Bắc cũng như tuyển mộ tại chỗ, mà Hà Nội đă mở ra ở chiến trường miền Nam, vào ba năm cuối thập niên 1960, trong ư đồ tạo thế mạnh trên chiến trường để áp đảo trên bàn hội nghị nếu buộc phải đi vào cuộc thương lượng.

    Ngày thứ 27, những tay súng xâm lăng Huế đă bị quân lực VNCH cùng với quân đội Đồng minh đánh bật ra khỏi những nơi họ chiếm đóng. Các trận đánh đă chấm dứt, một trong những việc khẩn cấp trong khi chờ đợi cuộc sống b́nh thường trở lại trên miền sông Hương núi Ngự là lo kiểm điểm thương vong. Đă không có cuộc kiểm tra dân chúng thật sự nào được thực hiện. Nhưng đại cương, chỉ biết rằng tính tới tháng 03-1968, theo thống kê của nhà cầm quyền th́ có 1.900 dân thường được đưa vào bệnh viện v́ thương tích chiến tranh và khoảng 5.800 người bị CS bắt đi mất tích. Và cho đến bây giờ, tất cả những người này coi như đă chết. Nhưng họ đă chết như thế nào?

    Đă có lúc người ta tưởng rằng đó là những bí mật đă bị chôn vùi dưới ḷng đất và trước sau ǵ th́ thời gian cũng sẽ xóa hết vết tích thôi. Nhưng không ngờ rằng chẳng bao lâu sau sự thật đă dần dần hé lộ. Và một loạt tội ác ghê rợn v́ mức độ dă man làm chỗi dậy lương tâm loài người lần lượt được vạch trần ra trước ánh sáng. Vô số tử thi được t́m thấy rải rác, hay tập trung trong những hố chôn tập thể, ở những vùng chung quanh Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên.

    Bốn mươi năm đă trôi qua. Không biết có bao nhiêu người nay c̣n muốn nhắc lại câu chuyện Tổng công kích cách mạng của cộng sản tại Huế, c̣n đoái hoài tới những kẻ xấu số đă mất đi mạng sống của ḿnh một cách thảm thương. Đành rằng trước những tội ác đảo lộn luân thường đạo lư của Phát xít Quốc xă và Cộng sản toàn trị, thế kỷ XX đă bị tố cáo trước công luận thế giới là man rợ xưa nay chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Nhưng công luận đă không đáp ứng được nhu cầu công lư. Có ǵ để đền bồi cho thân nhân hàng ngàn người xấu số đă chết tức tưởi dưới bàn tay khát máu của cộng sản tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân? Và những kẻ sát nhân đă phải trả lời ra sao về tội ác của chúng? Có thể đành tâm im lặng nh́n cuộc sống thị phi lẫn lộn kéo dài vô tận được không?

    Một người Mỹ từng có nhiều công tŕnh nghiên cứu thâm sâu về những người Cộng sản Việt Nam, ông Douglas Pike, khi lập một hồ sơ về biến cố Tết Mậu Thân đă viết rằng: “Ngoài tiếng thở dài cay đắng, người dân sẽ nói cho quí vị hay những ǵ về Huế mà thế giới đă không biết tới, và nếu có biết, họ cũng chẳng quan tâm đến những ǵ ở Huế sau 27 ngày gọi là “giải phóng Thừa Thiên” (…). Những ǵ xảy ra ở Huế làm cho những ai c̣n là người văn minh trên địa cầu nầy phải dành nhiều phút giây tĩnh tâm để tư duy về những điều đă được khắc ghi, cùng với những tai họa khủng khiếp khác về những hành động dă man của người đối với người sẽ không bao giờ quên được và trở thành một dấu ấn sâu sắc trong ḍng lịch sử nhân loại” (lời dịch của Tuệ Chương).

    Bốn mươi năm sau. Chúng ta, những người không Cộng sản c̣n nhớ được những ǵ và suy nghĩ ǵ về cuộc giết người hàng loạt này ?


    2. Bộ mặt ghê rợn của ư thức hệ.

    Một người dân Huế nhớ lại: “Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm t́m được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau Tết, chúng tôi lập Hội Gia đ́nh Nạn nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân. Các gia đ́nh kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đ́nh. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. Có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu”.

    Nhiều đợt kiếm xác làm liên tưởng tới cảnh hành h́nh trong ngục của Diêm Vương. Các nạn nhân tay bị trói bằng dây thép gai buộc ra sau lưng, miệng nhét giẻ, thân xác không c̣n nguyên vẹn nhưng lại không có dấu vết bị thương. Chắc hẳn những người này đă bị chôn sống. Nơi t́m thấy nhiều xác nạn nhân nhất là ở những đồi cát của ba làng Vinh Lưu, Lệ Xá Đông và Xuân Ổ; đây là vùng đồi cát liên tiếp nhau, nhiều đụn cỏ, ở gần biển Đông. Cách xa cách vùng đầm nước mặn, đây là nơi thuận tiện để chôn tập thể. Đă có hơn 800 người được phát giác ở khu này. Các nạn nhân bị trói thành từng nhóm 10 hoặc 12 người, sắp hàng bên cạnh những cái hố do dân địa phương đào, sau đó bị bắn bằng súng máy mà nhờ có vỏ đạn bên cạnh hố chôn nên đoán là do Nga sản xuất. Một địa điểm khác nữa là ở quận Nam Ḥa, chỗ gọi là khe Đá Mài, hay là nơi người dân Phủ Cam bị giết, t́m thấy hôm 19-9-1969. Cán binh Cộng Sản đào ngũ khai với viên chức t́nh báo thuộc đoàn Không Kỵ 101 của Hoa Kỳ rằng họ đă chứng kiến việc giết hàng trăm người ở khe Đá Mài, cách Huế 10 dặm về phía nam vào tháng 02-1968. Khu nầy hoang vu, không có dân cư, khó đến được, một toán t́m kiếm đă tới được khe Đá Mài báo cáo rằng trong ḍng suối có rất nhiều đống xương người chồng chất lên nhau.

    Nhờ những tin tức gom góp được, người ta tạm phỏng đoán những ǵ xảy ra ở khe Đá Mài. Tại khu Phủ Cam, nơi có khoảng 40 ngàn dân, những người theo đạo Thiên Chúa chiếm 3/4 dân số thành phố. Hôm mồng 5 Tết, dân khu này chạy vào nhà thờ tránh súng đạn như ở Việt Nam người dân thường làm. Thực ra, nhiều người trong số đó không phải là người có đạo Thiên Chúa.

    Cán bộ Cộng sản vào nhà thờ bắt đi khoảng 400 người, một số theo danh sách có sẵn c̣n một số theo nhân dạng mà bắt (giàu có, sang trọng, trung niên v.v…). Cộng Sản cho biết họ phải vào vùng giải phóng để học tập chính trị trong ṿng ba ngày, sau đó, sẽ được tha về. Họ bị đưa đi 9 cây số tới một ngôi chùa nơi Cộng sản đặt bộ Chỉ huy. Hai chục người được gọi ra trước cái gọi là “ṭa án cách mạng”, bị tố cáo là có tội, bị hành quyết và chôn ngay trong sân chùa. Những người c̣n lại được đưa qua sông và giao cho đơn vị Cộng sản địa phương. Bảy ngày sau đó, không rơ số lượng bao nhiêu, cả người bắt và người bị bắt đă di chuyển về một vùng quê. Và để không cho ai thấy, người bị bắt bị dẫn đến những vùng núi non lởm chởm nhất miền Trung Việt Nam, tới khe Đá Mài. Tại đây họ bị bắn hay bị đập đầu, xác bị đạp xuống ḷng khe.

    Ông Nguyễn Phúc Liên Thành, nguyên Phó Trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt tại Thừa Thiên nhớ lại: “Sau khi lập chính quyền th́ Việt cộng bắt đầu cuộc thảm sát. Đầu tiên họ kêu gọi quân nhân cán chính trong thành phố Huế ra tŕnh diện. Sau khi tŕnh diện th́ được cấp giấy, có quyền đi lại, coi như giấy thông hành. Những người này về nói lại với những người khác, người kế tiếp ra tŕnh diện. Đến lần thứ ba th́ họ yêu cầu tất cả những ai đă tŕnh diện lần một và lần hai ra tŕnh diện lại. Đây là lần quyết định, và cuộc thảm sát đă diễn ra!”

    Ông Philip W. Manhard, cố vấn Mỹ tại Huế bị bắt làm tù binh và bị giam giữ tại một trại tù binh ở ng̣i Bắc cho đến năm 1973, đă xác nhận rằng khi phải rút khỏi thành phố Huế, bộ đội cộng sản đă hạ sát tất cả những ai không chịu đi theo, cũng như những người quá già hoặc quá ít tuổi gây trở ngại cho cuộc rút quân này.

    Phải được thúc đẩy bởi những động cơ tâm lư như thế nào mới có thể giết người một cách vô cảm và phi nhân tính, theo đuổi ư đồ diệt chủng như vậy! T́m cách giải nghĩa cuộc tàn sát Tết Mậu Thân dưới góc độ nh́n vấn đề như thế th́ chỉ có một câu trả lời độc nhất, đó là sự thể hiện cụ thể nhất của hệ thống giáo điều ư thức hệ Cộng sản với căm hờn giai cấp, với vai tṛ lịch sử tự phong của lớp người tự nhận là vô sản, với chủ trương đảng trị độc tôn, toàn trị phi nhân quyền v.v… cho phép người cộng sản -như, đúng ra hơn cả Thượng Đế- có đủ mọi thứ quyền trên cơi đời này, kể cả quyền sinh quyền sát. Bởi vậy cuộc tàn sát đầu Xuân Mậu Thân vẫn c̣n là một vấn đề mà các thế hệ nói tiếp cần phải phân tích để thanh toán.

    Khoảng cách bốn mươi năm đă mang lại nhiều thay đổi từ tư tưởng đến thực tế đất nước, góp phẩn làm hiển lộ sự thật. Nếu vào thời điểm năm 1968, những người Cộng sản có được sự thản nhiên lạnh lùng để hạ sát một cách man rợ hàng ngàn đồng bào là tại v́ lương tâm con người trong họ đă bị tham vọng quyền lực, quyền lợi che lấp. Phải bằng mọi giá loại trừ bất cứ trở ngại nào trên buớc đường họ cướp quyền để cầm quyền. Nhưng sau hơn 30 năm chiếm được trọn quyền trong cả nước, những người cộng sản qua suy nghiệm bản thân chắc đă không thể không nhận rơ được thực chất vô đạo, dối trá, man rợ, lạc hậu của ư thức hệ của ḿnh. Họ biết rằng không thể mượn những ánh hào quang giả trá của chủ nghĩa để biện minh cho hành động giết người của họ. Nên họ đă ra sức che giấu tội phạm bằng những luận điệu, h́nh thức lố bịch tự ca ngợi chiến thắng, tạo nên những căng thẳng tâm lư, khơi sâu thêm hận thù trong xă hội. Nhưng họ che giấu bằng thái độ phi luân lư, bất cần tốt xấu, sai đúng, khinh miệt mạng sống con người. Mặc dầu trước công luận, thái độ này có chỗ dựa là chính quyền nhưng nó không thể làm nền tảng đạo lư cho môt nước Việt Nam dân chủ lương thiện được. Hồ sơ cuộc giết người hàng loạt Tết Mậu Thân v́ vậy chưa thể xếp lại mà c̣n phải đưa ra trước công lư.


    3. Đường thẳng và những ngơ ngách để đi t́m công lư.


    Chữ công lư có hai nghĩa. Hiểu một cách thông thường th́ công lư là công bằng, hợp với lẽ phải, trái phải, công tội phân minh v.v… Công lư cho người dân cảm giác công chính, thỏa đáng, chính đáng. Nhưng điều này không phải tự nhiên đă có sẵn trong xă hội, cần phải thực hiện mới có và công lư chỉ thực hiện thông qua nhà cầm quyền. Chính quyền phải có những định chế để đáp ứng nhu cầu công lư của dân. Do đó, chữ công lư c̣n có nhiều nghĩa chuyên môn mang tính chất triết học, pháp lư. Công lư về mặt chuyên môn, và hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là một phạm trù luân lư-chính trị-luật học, biểu hiện một trạng thái quan hệ trong đó con người được đối xử công b́nh, nghĩa là b́nh đẳng với nhau trước pháp luật, trong sự tương kính, phù hợp với hệ thống giá trị được coi như tiêu chuẩn của cuộc sống chung. Công lư v́ thế là đạo đức hàng đầu của chính quyền, là lẽ chính thống của một một chế độ, là diện mạo của văn minh.

    Cho đến cuối thế kỷ XX, trên đại thể, công lư là giá trị quốc gia. Nước nào có công lư của nước ấy, tuy rằng cũng phải qui chiếu vào cái h́nh bóng giá trị được gọi là công lư chung của nhân loại. Nhưng từ thập niên 1990 công lư chung này bắt đầu quá tŕnh đột xuất dưới h́nh thức bào thai. Và đến năm 1998 th́ nó chính thức ra đời ở thành phố Rome của nước Ư, dưới danh xưng Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế, có thể nói một ṭa án h́nh sự đầu tiên của cả loài người. Như vậy là từ nay sẽ có hai nền công lư, đó là công lư quốc nội và công lư quốc tế. Đúng hơn, nên nói hai cách thực hiện công lư với những khác biệt từ h́nh thức đến nội dung. Việc nhận diện cho rơ những khác biệt này không đơn giản v́ nó đ̣i hỏi nhiều kiến thức chuyên môn. Nhưng điều mà mọi người nên tránh là đừng đồng hóa một cách máy móc hai thứ công lư này.

    Câu hỏi thực tế được đặt ra là trong khuôn khổ hai nền công lư ấy, phải làm sao để xét xử vụ giết người hàng loạt Tết Mậu Thân?

    Có hai con đường thẳng và một số ngơ ngách để đưa vụ tàn sát Tết Mậu Thân ra trước công lư. Hăy bàn về những con đường thẳng để chọn hoặc con đường quốc tế hoặc con đường quốc nội. Về mặt công lư quốc tế th́ vụ tàn sát này thuộc thẩm quyền xét xử của Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế (TAHSQT). Thật vậy, những hành vi bắt người giết người và ư chí phạm tội của những thủ phạm cộng sản rơ ràng là những yếu tố cấu thành các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử (thuật ngữ luật học gọi là “thẩm quyền đối vật”, compétence ratione materiae) của cơ quan tài phán này, chiếu điều 6, 7 và 8 của Quy chế Rome 1998 thiết lập TAHS QT. Với những đặc tính này, vụ tàn sát Tết Mậu Thân là những tội phạm quốc tế đích danh như diệt chủng, chống nhân loại và tội phạm chiến tranh. Nhưng điều trớ trêu là các tụng nhân Việt Nam lại không có tố quyền để khiếu kiện trước TAHSQT. V́ chiếu điều 11 của Qui chế kể trên, TAHSQT chi thụ lư để xử những viêc xảy ra sau khi Qui chế này bắt đầu có hiệu lực, nghĩa là năm 2001. Hơn nữa trong mọi trường hợp, TAHSQT cũng không có hiệu lực đối với nước Việt Nam Xă Hội Chủ Nghĩa v́ nước này không kư tên vào Quy chế Rome 1998 nên không bị ràng buộc vào quy chế Rome. Như vậy, con đường thẳng quốc tế đă bị tắc nghẽn, các tụng nhân Việt Nam chỉ c̣n trông vào ba ngơ ngách là các nước Tây Ban Nha, Bỉ và Hoa Kỳ là ba nước tự cho ḿnh có thẩm quyền trên ṭan cầu xét xử một số tội h́nh sự bất cứ ai phạm ở nước ngoài. Với điều kiện là thủ phạm phải có mặt trên ba nước này và nếu không có mặt th́ sẽ được dẫn độ. Rốt cuộc cũng vẫn là những bước phiêu lưu mà kết quả cũng không hơn ǵ trường hợp không có tố quyền. V́ thủ phạm không dại ǵ tự mang thân vào ṿng tù tội và yêu cầu dẫn độ cũng chẳng bao giờ được chấp thuận.

    C̣n đường thẳng công lư quốc nội th́ sao? Theo lẽ, những tụng nhân Việt Nam có thể vô đơn nhờ ṭa án quốc nội xét xử vụ tàn sát Tết Mậu Thân. Như ṭa án ở Phnom Penh đang xử những người Khơ Me Đỏ về tội diệt chủng. Nhưng người dân Việt Nam cũng sẽ đành phải bó tay thôi. Đương nhiên phải vậy bởi lẽ Đảng cộng sản, Đảng đă gây ra tội ác diệt chủng Tết Mậu Thân, vẫn c̣n đang cầm quyền khác với trường hợp Khơ Me Đỏ đă mất quyền. Thân nhân các nạn nhân vụ tàn sát Tết Mậu Thân chắc chắn là không hy vọng ǵ thấy được ṭa án của chế độ hiện hữu chấp đơn khiếu kiện để tự ḿnh xét xử ḿnh và trừng phạt ḿnh. Vậy chỉ c̣n ngơ ngách là tụ họp để khiếu kiện ngoài đường phố, đ̣i hỏi nhà cầm quyền mở cuộc điều tra để truy cứu các thủ phạm trong cuộc diệt chủng Tết Mậu Thân, trừ phi chính quyền tại chức bị mất chức và chính quyền thay thế sẽ không theo đưổi chính sách cai trị diệt chủng cũ.

    Nói tóm lại, trước mắt, đặt vấn đề t́m công lư cho những nạn nhân vụ giết người hàng loạt Tết Mậu Thân là đặt vấn đề thay đổi ở tận gốc những điều kiện thực hiện công lư để cho nước Việt Nam có thể thực sự hội nhập với nhân loại văn minh. Để tạo ra một không gian pháp lư mới trong đó pháp luật sẽ thay thế cho bạo lực thay v́ chỉ giữ vai tṛ công cụ cho bạo lực.


    Đưa em đi đào xác

    Vô Danh

    Đưa em đi đào xác
    Chiều Gia Hội âm u
    Trời mây đen vần vũ
    Nước sông Hương lặng lờ.
    Đưa nhau hồn lạnh buốt
    Em quấn vành khăn tang
    Xác chồng chưa t́m được
    Lệ nhỏ thầm hoang mang.
    Bên hố chôn tập thể
    Từng mảng người rưng rưng
    Nhặt những xác vữa nát
    C̣n vương trói dây thừng.
    Chiếc sọ nào nguyên vẹn
    Sau nhát cuốc hăi hùng
    Những người dân vô tội
    Chết sấp mặt phơi lưng.
    Đưa em đi đào xác
    Hai mươi mấy ngày trời
    Thành phố Huế thoi thóp
    Với đớn đau mặt người.
    Ơi thịt xương từng nhúm
    Gói ghém bọc ni lông
    Nằm tố cáo tội ác
    Trong bốn tấm ván thông.
    Những ngọn nến leo lắt
    Như đóm mắt hồn ma
    Nh́n hắt hiu chủ nghĩa
    Qua nhang khói nhạt nḥa.
    Đưa em buồn chất ngất
    Mưa se sắt mặt mày
    Em khoác tấm vải nhựa
    Di ảnh chồng trong tay.




    nguồn : BAOTOQUOCONLINE

  2. #2
    Huy Phương
    Khách

    Thảm Sát Mậu Thân 1968 (Huy Phương)

    Thảm Sát Mậu Thân 1968 (Huy Phương)
    Saturday, February 19, 2011

    Và luận điệu gian dối của Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Huy Phương

    Vào những ngày đầu năm Âm Lịch ở Little Saigon, khi không khí những ngày Tết hải ngoại c̣n vướng vất đâu đây, tôi nhận được qua điện thư một đoạn phim (chưa edit) trong loạt phim 10 tập Vietnam History do một đài truyền h́nh Anh Quốc thực hiện năm 1982.

    (Roll 29 of Vietnam Project- Feb. 29, 1982- Inteview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer). Chúng ta cũng đừng quên rằng trong thời gian Tết Mậu Thân, Tường là tổng thư kư của “Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ Ḥa B́nh” do Lê Văn Hảo làm chủ tịch.

    Để trả lời câu hỏi: “Ông có thể mô tả biến cố về cuộc nổi dậy tại Huế và đặc biệt liên quan đến cuộc thảm sát từ khi ông có mặt tại đây,” Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) đă trả lời ṿng vo, ấp úng trong 12 phút với một luận điệu gian dối, vu vạ, sai sự thật một cách đáng khinh bỉ. Là một người lính có mặt ở Huế trong 21 ngày Cộng Sản chiếm cứ cố đô, sau đó, với tư cách phóng viên báo chí, đă trở lại đi theo những chuyến đào mộ tập thể, cũng như đă có dịp phỏng vấn nhiều nhân vật liên quan đến vụ thảm sát ở Huế, như ông Vơ Văn Bằng - Chủ tịch Ủy Ban Truy Tầm & Cải Táng Nạn Nhân CS Mậu Thân - tôi thấy cần phải viết một vài ḍng về bộ mặt và tâm địa độc ác của một “người” mang danh trí thức Cộng Sản như HPNT.

    Điều phải nói trước tiên là Tường đă nói dối khi phủ nhận sự có mặt của y trong những ngày bộ đội CS vào Huế. Về sau này, trước dư luận và sự tấn công của báo chí hải ngoại, qua các nhân chứng xác nhận HPNT hiện diện tại Huế ngay trong các vụ xử án trong vùng Gia Hội, Tường đă chối rằng trong những ngày này, y đang ở trong khu an toàn trên núi. Chính câu hỏi của phóng viên đài truyền h́nh ở đầu bài đă xác nhận sự thật, v́ nếu Tường không có mặt ở Huế, sẽ không có cuộc phỏng vấn này cũng như nội dung câu hỏi được đặt ra ở trên. Mặt khác, sau này chính y không nhớ là ḿnh đă thú nhận chuyện có mặt ở Huế vào phút thứ 6 của đoạn phim này, vào năm 1982, khi Tường mô tả chuyện y đang đi trong những con đường hẻm vùng Đông Ba và đă nói những câu “khi chúng tôi rút lui” hay “tôi là một chứng nhân” nghe rất rơ ràng.

    Câu nói vào đề của Tường là vụ thảm sát ở Huế “do chính Mỹ gây ra” nhưng lại đổ cho tội lỗi của “cách mạng,” và xem đây như là một bửu bối để đưa ra trước cuộc ḥa đàm Paris để bôi nhọ “Cách Mạng Việt Nam.”

    Để nói về những người bị giết, Tường cho biết, trong số đó hiển nhiên là “có một số người” do du kích và “quân đội cách mạng” thi hành bản án tử h́nh tại chỗ, v́ căm thù đă lâu, bị tra tấn, cả gia đ́nh phải đi ở tù, và khi cách mạng bùng lên, họ (CS) lấy lại được thế của người mạnh, nên phải giết. Mặt khác đây là những tên ác ôn đă từng giết nhiều gia đ́nh cách mạng, có khi cả nhà 10 người, nay “cách mạng” chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng. Chính những người chỉ huy của cách mạng không thể kiểm soát nổi họ, và chính họ (cấp dưới) đă thi hành bản án đối với kẻ thù của ḿnh.

    Sau khi cho rằng “khối lớn người chết đă làm nên những nấm mồ, đă được Mỹ Ngụy quay phim và đưa ra công luận,” Tường đă lớn tiếng đặt câu hỏi: “Những xác chết nằm ở dưới đó là ai?” và tự giải thích:

    1. Nhân dân đă bị bom Mỹ trong các đợt phản kích chiếm lại Huế. Tường dẫn chứng Mỹ đă thả bom một bệnh viện nhỏ ở bên phố Đông Ba (?),“đúng” 200 người vừa chết vừa bị thương. Trong đêm tối y đă đi trên những đường hẻm, lội trong một vũng lầy, mà y tưởng là bùn, nhưng khi rọi đèn pin lên th́ đó toàn là máu lầy lội, và trong những ngày “chúng tôi rút ra” th́ chúng nó (Mỹ hay Ngụy) đă gom lại và đem đi chôn.

    Dân chúng Huế đă hiểu đây quả là một điều dối trá, và nhờ câu nói này chúng ta biết rằng, người Cộng Sản thường lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn v́ không nghe mùi tanh.

    2. Hàng loạt gia đ́nh có con em tham gia cách mạng, đi lên rừng sau Mậu Thân th́ chúng (Ngụy) đă bắn chết và cũng chôn vào trong những hố đó.

    3. Xác của quân giải phóng mà chúng tôi không kịp mang theo th́ cũng được chôn vào đó.

    4. Có những đoàn thanh niên và thường dân bị lưu giữ, mà chúng tôi không hề có ư định giết nhưng v́ đi thành một đám đông nên bị máy bay Mỹ cương quyết t́m cách tập kích vào để không c̣n ai có thể sống sót, chết nằm ở b́a rừng, kể các các cán bộ, binh sĩ hộ tống đoàn người đó cũng bị chết luôn. (Luận cứ này đă dược Bùi Tín lặp lại trong một lần trả lời báo chí năm 2007.)

    5. Ba năm sau 1975, chúng tôi đi làm thủy lợi đă đào được những hầm gọi là “thảm sát Mậu Thân” mà trong đó đầy những người đội mũ tai bèo và mặc áo quần quân giải phóng.

    Để kết luận, Tường cho đây là sự ranh mănh của thực dân mới, bắn một mũi tên được hai mục tiêu: che giấu tội ác đă làm và đổ tội tất cả cho quân giải phóng. Một cách thiếu luận cứ, Tường cho rằng “thảm sát Mậu Thân” là một kế hoạch tuyên truyền rất lớn có tính cách chiến lược do Kissinger đề ra và nước Mỹ đă tốn một ngân sách rất lớn để dùng cho vấn đề gọi là Mậu Thân ở Huế.

    Sau khi chối quanh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đă trở lại nói rằng đối với những người mà nhân dân đă thi hành bản án là lẽ đương nhiên v́ ḷng căm thù, và khi đối diện với kẻ thù, trước họng súng, “nhân dân của chúng tôi phải đổi lấy máu của chúng tôi, thi hành bản án đó đối với những kẻ tử thù của dân tộc ḿnh.”

    Tường cho rằng chiến dịch “Thảm Sát Mậu Thân” do chính quyền Mỹ bịa ra, dựng lên để “đổi trắng thay đen” và để “lừa bịp nhân loại.”

    Chúng ta, đồng bào Huế, gia đ́nh các nạn nhân và nhất là các phóng viên báo chí quốc tế đă có mặt trong những ngày đào mộ và cải táng những nấm mồ tập thể tại Huế sau Tết Mậu Thân, và căn cứ vào danh sách nạn nhân, cách giết người, cách trói người trong các hầm tập thể, đă thấy những lời nói của HPNT là gian dối. Trong các hố chôn tập thể này chúng ta đă t́m thấy thi thể các giáo sư y khoa người Đức, các giáo sư trung học, các vị linh mục, sư huynh, tu sĩ, sinh viên, học sinh, công chức, quân nhân và cảnh sát không vũ khí, y tá, học sinh, thường dân... đầu bị bể nát hay thủng v́ vết đạn, bị trói xâu chùm bằng dây điện thoại, thép gai, dây lạt tre. Phải chăng họ là những tử thù của các đồng chí của HPNT? Và trong 22 hầm chôn tập thể được khám phá không hề có một đôi dép râu, cái nón cối hay cái mũ tai bèo nào. Chúng ta nếu muốn lên án hay đổ lỗi cho Cộng Sản cũng không thể ngụy tạo hay che giấu được điều ǵ trước sự quan sát của các phái đoàn quốc tế đến Huế. Bản chất “đổi trắng thay đen” để “lừa bịp nhân loại,” dối trá, vu vạ là những đ̣n chính trị lâu đời của Cộng Sản, mà những tên học tṛ tay mơ như HPNT không thể qua mặt được ai.

    Trong phần cuối của cuốn phim, HPNT đă lên án chế độ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, mặc dù không liên quan đến vụ thảm sát Mậu Thân, chúng tôi nêu ra đây, để thấy thêm sự xảo trá, quá quắt của y.

    Thứ nhất, y nói rằng: “Hằng năm đến ngày Tết, tất cả giáo sư đại học, trí thức, ngụy quyền, đều phải mặc ‘áo xưa’ (ư y muốn nói đến áo thụng) đến quỳ ở trước sân để tung hô chúc thọ, mừng tuổi cho cả gia đ́nh họ Ngô kể cả Ngô Đ́nh Diệm ngồi trên những cái ngai vàng.” Thứ hai, muốn loại những ảnh hưởng của cách mạng tháng 8 ngay trong thành phố này (Huế), “những gia đ́nh có con đi tập kết ra Bắc lần lượt bị tù đày và bị tra tấn.” Thứ ba, với “những gia đ́nh có chồng đi tập kết để lại một đứa con ở trong bụng th́ chính quyền tay sai Ngô Đ́nh Diệm giẫm lên bụng và cho đến lúc cái thai phải văng ra ngoài (sic)!”

    Người viết bài này và HPNT đều là công chức dưới thời TT Ngô Đ́nh Diệm (năm 1966 Tường mới ra bưng), bản thân Tường và Tường có thấy tôi đến quỳ trước sân nhà ông Ngô Đ́nh Điệm ở Phủ Cam không?

    Về chuyện gia đ́nh tập kết, một người bạn chung mà chắc Tường không thể không biết, là Tôn Thất Lan có cha đi tập kết, sau 1975 mới về. Lan và người em trai đều tốt nghiệp Y Khoa, Tôn Thất Lan nguyên là thiếu tá Quân Y phục vụ tại Long An, sau 1975 ở lại tiếp tục hành nghề ở Saigon. Em của Lan vượt biên sang Mỹ hiện làm việc tại Quận Cam. Ở miền Nam ai cũng biết, ông Dương Văn Minh và ông Trần Ngọc Châu đều có em trai đi tập kết theo Cộng Sản, mà người làm đến tổng thống, người là tỉnh trưởng rồi dân biểu. Vậy mà ở miền Bắc, HPNT nói điều này ra chắc cũng có người tin, mới biết chính sách tuyên truyền của Cộng Sản điêu ngoa, chà đạp lên sự thật đến dường nào.

    Điều cuối, ghê tởm nhất là Tường vu cáo những người đàn bà mang thai có chồng đi tập kết bị chính quyền tay sai Ngô Đ́nh Diệm giẫm lên bụng và cho đến lúc cái thai phải văng ra ngoài. Trước hết, sự thật, nếu HPNT giẫm lên bụng một người đàn bà mang thai, cái thai có văng ra ngoài được không? Trong thành phố Huế này, nơi mà tôi và HPNT đă lớn lên dưới thời Vua Bảo Đại, qua thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, rồi đến thời Đệ Nhị Cộng Ḥa, có ai nghe, chứ chưa nói đến chuyện thấy hành động độc ác, chỉ có trong trí tưởng tượng của những con người Cộng Sản, và dùng nó để tuyên truyền cho đám dân ngu dưới chế độ CS Bắc Việt, chứ ở miền Nam, nói chuyện này, ai tin!

    Người xưa gọi thái độ này của HPNT là “ngậm máu phun người” (hàm huyết phún nhân), và dân Huế có câu “nói mà không sợ cây nó mọc trong họng,” nôm na đặc sệt Huế nhất lại có thành ngữ “một lời nói là một đọi (bát) máu!”

    Người trí thức phải đặt sự thật lên tất cả phe phái, không uốn lưỡi v́ danh lợi, phải “yêu ai th́ nói rằng yêu, ghét ai th́ bảo rằng ghét.” như Phùng Quán, đừng v́ sợ hăi, lập công trạng mà bỏ sự thật. Muốn có một xă hội tốt đẹp không cần phải đào tạo con người theo “mô h́nh xă hội chủ nghĩa” mà phải đào tạo những con người chân thật, biết yêu sự ngay thẳng, ghét điều gian trá. Những con người tự nhận là nghệ sĩ, trí thức XHCN như HPNT sẽ đưa đất nước này càng ngày càng đi vào con đường tồi tệ. Những ai là người dân Huế một thời với HPNT, những ai đă sống và biết đến tấn thảm kịch Mậu Thân, sẽ phải đau ḷng và cũng buồn cười trước những lời phát biểu của HPNT.

    Tường ơi! Huế oan khuất, đau đớn lắm. Mi phải trả giá những ǵ mi đă tạo ra, nghiệp khẩu và hành động đă đưa mi đến t́nh cảnh ngày hôm nay. Đă đến lúc ăn năn, hối lỗi đi là vừa, những đứa con xứ Huế đem ác quỷ về giết bà con, anh em họ hàng, “lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn v́ không nghe mùi tanh của máu!”

    Để xem thêm chi tiết, xin vào trang openvault.wgbh.org, và search “hoang phu ngoc tuong.”

    “Open Vault của đài WGBH”

    http://openvault.wgbh.org/catalog/org.wgbh.mla:e67ef62 e29a364dbb7faeb55837 714f9163fe9ec

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 23-05-2012, 08:27 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-04-2012, 10:54 AM
  3. Replies: 24
    Last Post: 25-10-2011, 11:14 AM
  4. Thử nghiệm mở cửa cho các bạn độc giả đăng bài trực tiếp
    By Thương Dân in forum Thông Báo Diễn Đàn
    Replies: 9
    Last Post: 14-10-2010, 10:58 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 19-09-2010, 11:23 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •