Trong lúc các lãnh đạo Đảng không ngừng tự phê, một ủy quan bảo vệ truyền thông tại Hoa Kỳ vừa lên tiếng lo ngại về "sự kiểm soát chặt hơn với báo chí và mạng Internet" ngay trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng.

Dù trước Đại hội, truyền thông Việt Nam tuyên bố ngày bế mạc 19/1 tới sẽ là lúc tân Tổng bí thư Đảng và ban lãnh đạo mới ra mắt, câu chuyện này cũng có vẻ chưa hoàn toàn được quyết định sau gần một tuần làm việc.



Các đại biểu dự Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội bước vào các phiên họp kín trong không khí căng thẳng với báo chí và nhân sự chưa ngã ngũ.


Đua nhau phê phán

Trong các diễn văn được giới Bấm ngoại giao nước ngoài quan sát kỹ để tìm dấu hiệu 'cởi mở', các lãnh đạo Đảng và Nhà nước thay nhau phê phán đường lối và cán bộ của chính bộ máy họ làm chủ, nhằm vận động sự ủng hộ.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết được báo chí trích lời nói thẳng rằng:

"Đại hội Đảng XI có trách nhiệm to lớn trước toàn dân dân tộc. Chúng ta cần nh́n thẳng sự thật, đánh giá khách quan những thành tựu, yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm."

Còn Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, trong diễn văn hôm 12/1 cũng không kém phần mạnh mẽ khi yêu cầu rằng 'Đảng cũng sẽ tập trung vào đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu công tác cán bộ".

Ông Mạnh, người có nhiều khả năng sẽ rời vị trí dịp Đại hội này, cam kết Đảng sẽ "trọng dụng người có đức, có tài, xử lư nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền; kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực".

Thường trực Ban Bí thư, ông Trương Tấn Sang được trích lời nói về "các hạn chế, khuyết điểm cần được khắc phục".

Ông cũng đề cập tới "một số vấn đề lớn, quan trọng, gây bức xúc xă hội đă được nêu trong các văn kiện Đại hội X nhưng chưa có giải pháp khắc phục,"

Theo ông, đó là "sức cạnh tranh của nền kinh tế, vấn đề đại diện chủ sở hữu và nâng cao hiệu quả DNNN, chính sách quản lư, đền bù, thu hồi đất đai, vấn đề dân chủ".

Nhân sự chưa sáng tỏ



Suy đoán hôm 14/1 nói ông Đinh Thế Huynh khó vào được Bộ Chính trị

Cho đến hết ngày thứ Sáu 14/1, không khí báo chí tại Hà Nội nói chung bị giới quan sát cho là căng thẳng.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), có trụ sở ở New York, vừa ra tuyên bố nói họ lo ngại về việc dùng Bấm an ninh quốc gia làm lá bài kiểm duyệt theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra hôm 6/1.

CPJ nói hiện tình báo chí Việt Nam đang bị kiểm soát mạnh trong lúc có tin thêm một loạt trang blog bị chặn.

Hôm 13/1, tin từ Việt Nam cho hay trang mạng xã hội Facebook lại bị chặn ở nước này.

Cùng thời gian, các nguồn tin từ Việt Nam gợi ý rằng các "phương án nhân sự" ở cấp cao của Đảng vẫn chưa ngã ngũ.

Hôm 12/1, đài Á châu Tự do từ Washington, Hoa Kỳ cho rằng theo nguồn tin tới hôm đó, có nhiều khả năng việc chia các ghế trong Đảng sẽ là "Tổng bí thư Đảng: Ông Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước: Ông Trương Tấn Sang; Thủ tướng chính phủ: Ông Nguyễn Tấn Dũng".

Việc thực hiện phương án nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XI có một số thiếu sót, khuyết điểm
Ông Trương Tấn Sang
Nguồn tin này cũng cho rằng ông Đinh Thế Huynh, Tổng biên tập báo Nhân Dân và ông Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công An sẽ được bổ nhiệm vào Bộ Chính Trị.

Tuy nhiên, đến hôm nay 14/1, lại có tin không thể kiểm chứng được nói rằng ông Đinh Thế Huynh ít có khả năng vào Bộ Chính trị, và vai trò của ông Tô Huy Rứa, đương kim Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cũng chưa rõ.

Sau các nhận định trước Đại hội của GS Carl Thayer từ Úc về vị trí Chủ tịch Quốc hội "có nhiều khả năng rơi vào tay ông Phạm Quang Nghị, hiện là Bí thư Hà Nội", gần đây lại có tin rằng chức Chủ tịch Quốc hội có thể được dành cho Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.

'Sẽ c̣n căng'

Tất cả những điều chưa rõ này có thể là yếu tố khiến việc cạnh tranh nội bộ chưa hoàn tất, tạo một không khí căng thẳng trong và ngoài Đại hội.

Một nhà báo tại Hà Nội khi được hỏi về nhân sự Đại hội Đảng XI đã cho BBC hay qua điện thoại từ London rằng chính vì nhân sự chưa rõ nên mọi thứ đều còn "rất căng".

Gần 1400 đại biểu dự Đại hội lần này cũng chỉ tiếp xúc báo chí ngắn gọn tại Trung tâm Mỹ Đình hôm khai mạc rồi sau đó họp kín.

Vấn đề nhân sự có vẻ như bị để lại quá muộn, so với một đảng tương tự là Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên Đại hội XI bước vào họp mà việc chia các ghế vẫn chưa xong.

Bản thân ông Trương Tấn Sang được trích lời trên báo Việt Nam chỉ ngay hôm 12/1 nói rằng "Việc thực hiện phương án nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XI có một số thiếu sót, khuyết điểm".

Thậm chí cả ba vị trí cao nhất có vẻ như cũng chưa hoàn toàn được dứt khoát, bất chấp các suy đoán lộ ra cho truyền thông nước ngoài.


Theo các đánh giá từ tháng 9/2010 của Sứ quán Hoa Kỳ được Bấm Wikileaks tiết lộ gần đây, cả hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng đều có thể lên làm tổng bí thư và hai ông cũng "không phải là đồng minh của nhau", dù đều là người miền Nam.

Tương tự, dù ông Nguyễn Minh Triết được cho là sẽ nghỉ sau Đại hội, một lá thư tung ra gần đây mà người ta tin là do một số cựu quan chức và tướng lĩnh cao cấp, gồm cả Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh ký tên, vẫn đề nghị ông tiếp tục vị trí, thậm chí muốn ông Triết lên làm Tổng bí thư.

Dự kiến một loạt chức vụ cao nhất trong bộ máy Đảng sẽ được chọn ra dịp này trước kỳ họp Quốc hội mấy tháng tới, khi các vị trí trong bộ máy nhà nước được thông qua, cùng chiến lược phát triển đất nước cho tới 2022.

Vẫn theo báo chí Việt Nam, Đại hội khóa XI sẽ bầu Ban chấp hành Trung ương dự kiến khoảng 200 người, trong đó có 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết.

Ngoài ra là bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương, tuy cơ chế bầu trực tiếp vị trí Tổng bí thư còn chưa rõ có được áp dụng hay không, sẽ được công bố sáng 19/1.

Tin BBC