THIẾU TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO
và
SƯ ĐOÀN 18 BỘ BINH
CUỘC CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG
Ở XUÂN LỘC
Phần 1
Ba mươi năm, kể từ ngày 30.4.1975, Việt Nam Cộng Ḥa ngừng tồn tại, những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa bị buộc phải buông súng một cách ngỡ ngàng, phải đi vào những trại tù của phía được gọi là “chiến thắng” một cách uất hận. Kể từ cái khoảnh khắc đau thương đó, cho măi đến tận hơn một phần tư thế kỷ sau, những nhà viết sử Cộng Sản vẫn ra rả lăng mạ và sĩ nhục những người lính tạm gọi là “bại trận” của QLVNCH, bằng tất cả những phương tiện mà có thể giúp họ phun nọc đầu độc thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam sau chiến tranh. Truyền thông, sách báo, nhà văn (văn nô “phản kháng” lẫn “phản tỉnh”), là những công cụ cực tốt để làm cái loa tuyên truyền, bôi nhọ và bóp méo lịch sử. Cộng vào đó, phải kể đến một khối lượng cực nhiều sách báo của thế giới phương Tây, qua lăng kính và tài liệu của khối Cộng, thân Cộng, thiên Cộng, phản chiến và trở cờ, cũng tàn nhẫn tham gia vào cái tṛ chơi nhục mạ một quân đội bị bức tử một cách oan ức là Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Quân lực ấy, và những người lính ấy chỉ có mỗi một lỗi lầm duy nhất, là đă dám anh dũng đương đầu với hai thế lực cực lớn để bảo vệ một nửa nước Việt Nam, mà đă bị hai thế lực ấy chia cắt ngày 20.7.1954 tại hội nghị Geneva. Sau ba mươi năm, người ta đă thấy rơ ràng, là Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa phải nỗ lực chống trả đại khối Cộng Sản quốc tế mười ba nước, trong đó Cộng Sản và quân đội Bắc Việt được dùng làm những tên lính tiền phong xung sát, thực hiện sách lược “Dùng người Việt giết người Việt” của đại khối ấy. Trong ṛng ră hơn hai mươi năm, từ năm 1954 đến năm 1975, những người lính quá đỗi khổ ải của chúng ta không những đem xương máu ngăn chống những cơn sóng băo lửa của chiến tranh ngoài tiền tuyến, mà c̣n phải đau đớn hứng chịu những nhát đâm chí mạng từ phía sau lưng từ phía những người gọi là bạn và bọn nội thù thân Cộng, phản chiến và theo Cộng. Rồi khi đă gục ngă một cách không mong muốn, th́ những bầy quạ đen, những con kên kên từ khắp mọi nẽo đường thế giới xúm nhau vào làm cái việc an táng cuối cùng quân lực một thời kiêu hùng ấy. Bằng những cái mỏ khoằm khoằm, từ đó vang vọng những lời lăng mạ thật kinh tởm. Và bằng những cái móng vuốt nhọn bén như dao, muốn chôn vùi những chiến tích lừng lẫy của những người lính chúng ta vĩnh viễn vào quá khứ . Nhưng có phải là người lính Việt Nam Cộng Ḥa đă thực chết hay không? Và những người gọi là “chiến thắng”, dành quyền sĩ nhục người bại trận, có phải thực sự chiến thắng hay không?
Cộng Sản Hà Nội nên nhớ lại cơn ác mộng chiến bại Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và cuộc không tập mười hai ngày đêm trên lănh thổ Bắc Việt trong mùa Giáng Sinh cuối năm ấy. Ngày cuối cùng Cộng quân chỉ c̣n đúng sáu chiếc hỏa tiễn Sam, lănh đạo Hà Nội với những anh Ba anh Tư, và những ông tướng huyền thoại đang chuẩn bị trói ḿnh đầu hàng vô điều kiện, th́ người ta đă dễ dàng dành cho họ một con đường sống bằng Hiệp Định Paris kư với nhau ngày 27.1.1973. Như vậy, chỉ trong ṿng có mười hai ngày thôi, quân đội Hoa Kỳ đă có thể nhanh chóng tống táng chế độ Cộng Sản cùng hung cực ác Hà Nội xuống tận đáy địa ngục nếu muốn. Th́ có vinh dự ǵ mà bọn Cộng Sản Bắc Việt c̣n có can đảm vỗ ngực chiến thắng và nguyền rủa những người lính Việt Nam Cộng Ḥa kém may mắn. Cái “chiến thắng” mà chúng cứ ra rả ngày đêm chưa thấy mỏi mệt, thực chất chỉ là một màn tŕnh diễn của những con người chiến bại tinh thần, luôn luôn cảm thấy xấu hổ và mặc cảm thua kém mọi bề từ tận đáy thâm tâm của họ. Nhưng dù sao th́ sau ba mươi năm, gió cũng đă đổi chiều. Bên cạnh hàng ngàn cuốn sách mà chúng ta vừa nhắc đến ở trên, đă xuất hiện ngày càng nhiều những cuốn sách mới được viết từ những sử gia Tây phương, với cái nh́n vô tư hơn và ít thiên kiến hơn để thẩm định lại những sự thực lịch sử trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhờ vào những tài liệu khổng lồ đă được giải mật trong các văn khố của Hoa Kỳ, cũng như của Nga, mà trước năm 1990 là Liên Xô, những nhà viết sử đă được đi thẳng, hay nói thật đúng là đă bới móc sâu vào tận cùng những bí mật hiểm hóc nhất, để trưng ra cho công luận thế giới những khía cạnh đứng đắn nhất của lịch sử. Những sử gia Hoa Kỳ, mà trong những thập niên trước đây đă cho ấn hành những cuốn sách đầy dẫy thiên kiến, lệch lạc, chưa nói đến sự ấu trĩ. Có lẽ là v́ lúc đó người ta cần phải bào chữa cho những điều mà chính phủ của họ đă theo đuổi. Hoặc biện hộ cho sự nhượng bộ khối Cộng. Hay tàn nhẫn hơn, trút mọi lỗi lầm và sự hèn nhát của họ vào một đối tượng tế thần là nước Việt Nam Cộng Ḥa. Nhưng dần dần rồi cũng có những sử gia có lương tâm và tỉnh táo hơn, đă tận tụy t́m kiếm tài liệu từ cả hai phía, đă phân tích và gạt ra ngoài những định kiến, chỉ chắt lọc những dữ kiện. Từ những dữ kiện đó, chúng đủ nói lên được nhiều điều chưa từng được nói.
Từ những kư ức đau buồn của một lần gọi là bại trận của một người lính, từ những hoài cảm về những trang chiến sử chói lọi của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, chúng tôi đă may mắn nhận được vài chục trang biên khảo của sử gia Hoa Kỳ, ông George Jay Veith viết về Sư Đoàn 18 Bộ Binh và Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn trong cuộc chiến đấu cuối cùng tháng 4.1975 mà ông đă đặt tựa là “Fighting is an Art: The ARVN Defense of Xuan Loc, April 9- 21, 1975″ (Chiến Đấu Là Một Nghệ Thuật: Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa Pḥng Thủ Xuân Lộc, từ 9 – 21.4.1975). Sử gia Jay Veith đă không gặp phải khó khăn lắm trong vấn đề nghiên cứu các tài liệu viết bằng tiếng Việt từ hai phía, v́ nhờ có một sử gia Hoa Kỳ cộng tác, ông Merla L. Pribbenow, rất thông thạo Việt ngữ. Ông Pribbenow là một nhân viên Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ từ năm 1970 đến năm 1975, từng dịch sang Anh ngữ nhiều tài liệu và sách Việt ngữ viết về chiến tranh Việt Nam. Trong thư mục tham khảo nguồn tài liệu hay trực tiếp phỏng vấn phía Việt Nam Cộng Ḥa, chúng tôi ghi nhận các tác giả: Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Đại Tá Hứa Yến Lến, Phạm Huấn, Hồ Đinh, Nguyễn Đức Phương và Phạm Phong Dinh. Về phía nguồn tài liệu Bắc Việt, hầu hết các nhân vật cao cấp từng viết sách về chiến tranh Việt Nam như Vơ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà, Hoàng Cầm, Đào Đ́nh Luyện, Nam Hà, v.v…
Trong bài biên khảo khá dài này, sử gia Jay Veith đă diễn tả lại rất tỉ mỉ những chuẩn bị chiến tranh từ hai phía. Một bên là Quân Đoàn 4 Cộng Sản Bắc Việt, với các Sư Đoàn 6, 7 và 341 dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Hoàng Cầm, một danh tướng của Cộng quân, với sự giám sát và hỗ trợ của Tướng Trần Văn Trà, Tư Lệnh Lực Lượng Quân Giải Phóng Miền Nam, thuộc Trung Ương Cục Miền Nam. Cấp cao hơn nữa là Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Nguyễn Huệ (trong tháng 4.1975 đổi thành chiến dịch Hồ Chí Minh) do Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy. Rồi cao hơn hết là Bộ Chính Trị tại Hà Nội do “anh Ba” Lê Duẫn chỉ đạo nghệ thuật. Một bên là Sư Đoàn 18 Bộ Binh thiếu thốn quân số v́ những trận đánh liên miên từ đầu năm 1975, với Thiếu Tướng Tư Lệnh Lê Minh Đảo cùng các đơn vị tăng phái như Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Đại Tá Nguyễn Văn Đỉnh; Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Long Khánh dưới quyền của Đại Tá Tỉnh Trưởng Phạm Văn Phúc, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của Thiếu Tá Vương Mộng Long mới vừa từ tỉnh Quảng Đức băng rừng về đến. Cấp chỉ huy trực tiếp của Thiếu Tướng Đảo là Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III & Quân Khu III, sau khi đồng ư trả Trung Đoàn 48 của Trung Tá Tá Trần Minh Công từ Tây Ninh về cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh, th́ ông đă phải rất bận rộn với những điều động và bố trí khác, đă mặc nhiên giao phó mặt trận Long Khánh cho Thiếu Tướng Đảo. Cấp chỉ huy cao hơn nữa là Bộ Tổng Tham Mưu th́ cũng đang bù đầu tái tổ chức các đơn vị di tản từ Quân Khu I và Quân Khu II về. Vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng chẳng ra một lệnh cần thiết nào cho Thiếu Tướng Đảo.
Như vậy, ở cương vị Tư Lệnh Sư Đoàn, Thiếu Tướng Đảo đă gánh vác sức nặng của cuộc chiến cuối cùng, đương đầu với một quân đoàn hùng hổ quân Cộng cùng một hệ thống chỉ huy chằng chịt và hung hăn. Thiếu Tướng Đảo đă nói với ông Jay Veith: “Tướng Toàn đang rất bận rộn tổ chức pḥng thủ Sài G̣n, trông cậy tôi lo liệu chuyện Sư Đoàn 18 Bộ Binh và khu vực trách nhiệm. Tôi không nhận được lệnh nào từ Tổng Thống Thiệu và Bộ Tổng Tham Mưu trong việc pḥng thủ Xuân Lộc. Đối với tôi th́ chuyện này cũng dễ hiểu, v́ tính linh động mềm dẽo của QLVNCH, trong khi phía Cộng Sản, không một cá nhân nào có thể thực hiện mọi quyết định tự ư được”. Điều mà Jay Veith muốn nhấn mạnh ở đây là nghệ thuật phối trí và chỉ huy chiến trận của cả hai phía. Một phía là những tập hợp gọi là “đỉnh cao của trí tuệ”. C̣n một phía, chỉ duy nhất một danh tướng của VNCH là Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Một cuộc đọ sức đọ trí giữa các cấp chỉ huy Cộng quân và cấp chỉ huy một sư đoàn QLVNCH trong ṿng mười hai ngày đêm, mà chiến thắng vang dội của phía số ít đă làm rúng động thế giới và làm cho các quân đoàn Cộng quân phải xáo trộn, Tướng Hoàng Cầm bị thay thế bằng chính Tướng Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam Trần Văn Trà. Rồi Trần Văn Trà cũng chẳng làm nên được cơm cháo ǵ, buộc phải rời bỏ chiến trường Xuân Lộc đi ṿng xuống Biên Ḥa tiến đánh Sài g̣n. Như vậy có vinh quang ǵ không, khi tướng lănh Cộng Sản viết sách ngợi ca chiến thắng (giả tạo và được người Mỹ ban tặng).
Trong những ngày Quân Đoàn I và Quân Đoàn II di tản về miền duyên hải và cố gắng t́m về khu vực Quân Khu III, th́ các Sư Đoàn 5, 18 và 25 của Quân Đoàn III đă có những trận đánh với Cộng quân và chịu nhiều thiệt hại. Nhưng những trận đánh này đă rất mờ nhạt trong những tin tức chiến sự hàng ngày, v́ hậu phương và giới truyền thông báo chí đang chú tâm theo dơi cuộc di tản của quân dân từ miền cao nguyên và miền Trung vào. Cho nên khi mặt trận Long Khánh nổ lớn tại thành phố Xuân Lộc, th́ người ta mới lại chú ư đến Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Người ta không được biết rằng, quân số của sư đoàn đă sụt xuống mức báo động. Nhiều tiểu đoàn quân số 450 người, khi trận Xuân Lộc bắt đầu, chỉ có không quá 350 chiến binh. Một tiểu đoàn gồm bốn đại đội, mỗi đại đội quân số đầy đủ phải trên 150 người. Giờ đây mỗi đại đội chỉ có không quá 100 chiến binh, nhưng phải cáng cáng công việc gấp rưỡi. Có nghĩa là người lính QLVNCH phải đổ máu xương gấp rưỡi để giữ vững Xuân Lộc. Nếu diễn tả lại diễn tiến trận đánh kéo dài từ những ngày Sư Đoàn 18 Bộ Binh giao chiến với các Sư Đoàn 6 và 7 BV trong lănh thổ tỉnh Long Khánh cho đến ngày nổ ra trận Xuân Lộc từ ngày 9.4.1975 th́ có lẽ phải cần một cuốn sách dày vài trăm trang. Chúng tôi chỉ xin được lược diễn lại những giai đoạn quan trọng nhất và xin được chú trọng vào những diễn biến nổi bật, cũng như những con người và những yếu tố làm nên thành chiến thắng Xuân Lộc.
Cấp chỉ huy chiến trường của quân Cộng
Để biết Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh đă đánh cho bọn tướng tá Hà Nội thua xiểng liểng đến như thế nào, chúng ta hăy cùng điểm một vài khuôn mặt cấp chỉ huy của địch quân trực tiếp hay gián tiếp trong trận đánh Xuân Lộc. Người chịu trách nhiệm mặt trận Long Khánh là Thiếu Tướng Hoàng Cầm. Tướng Cầm, bí danh Nam Thạch, từng tham dự trận Điện Biên Phủ năm 1954, lúc đó ông làm Tiểu Đoàn Trưởng, trực thuộc trung đoàn mà đă xông vào trung tâm và bắt sống được tướng Tư Lệnh De Castries. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Tướng Cầm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 312 nổi tiếng thiện chiến, rồi được điều làm Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bắc Việt, khi sư đoàn này thành lập ngày 2.9.1965. Trong mùa hè 1973, Tướng Cầm được đề bạt lên làm Tham Mưu Trưởng Trung Ương Cục Miền Nam, và chức vụ cuối cùng là Tư Lệnh Quân Đoàn 4 Cộng Sản BV nhận lệnh tấn công Xuân Lộc để mở toang cánh cửa tiến xuống Sài G̣n. Quân Đoàn 4 của Tướng Hoàng Cầm gồm các Sư Đoàn 6, 7 và 341.
Sư Đoàn 341 là một trong những sư đoàn non tuổi đời nhất so với các sư đoàn kỳ cựu như Sư Đoàn 2, 3, 304, 308, 324, 325, v.v.. Đại Tá Trần Văn Trấn được gọi nắm sư đoàn cuối năm 1973. Trước đó Trấn làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1BV và bị quân ta bắt làm tù binh trong năm 1970. Trấn đă khôn khéo dấu tung tích, chỉ khai là nhân viên quân y. Khi Hiệp Định Paris kư kết, hai bên trao trả tù binh, Trấn trở về Bắc và nhanh chóng được giao cho nắm Sư Đoàn 341. Thông thường th́ một cán bộ tù binh được trả về Bắc, rất có nhiều triển vọng được các đồng chí Hà Nội cho vô nằm nhà đá đếm lịch, nhưng trường hợp của Trấn lại là ngoại lệ. Tháng 2.1975, Đại Tá Trấn nhận lệnh đưa SĐ 341 vào Nam. Binh đội sư đoàn được 500 chiếc xe vận tải theo đường Hồ Chí Minh vào đến khu vực Quân Khu 7 của Cộng quân, bao gồm hầu hết lănh thổ Quân Khu III của Việt Nam Cộng Ḥa. Ở đây, Đại Tá Trấn cùng ban tham mưu của ông ta được lệnh điều nghiên chiến trường Long Khánh, đặc biệt thám sát địa thế thành phố Xuân Lộc, để chờ Sư Đoàn 7 CSBV từ miền Lâm Đồng đổ xuống làm nỗ lực chính cường tập.
Viên phụ tá Tư Lệnh Mặt Trận Long Khánh là Tướng Bùi Cát Vũ chịu trách nhiệm các kế hoạch hành quân của Sư Đoàn 7 Cộng Sản Bắc Việt. Tư Lệnh sư đoàn là Lê Nam Phong, biệt danh “Nam Lửa” (Fiery Nam), v́ tính khí nóng nảy, người gốc Nghệ An. Sư Đoàn 7 Bắc Việt là một sư đoàn cứng của Cộng quân, từng tham dự những trận đánh lớn ở An Lộc, Phước Long. Cho nên nó được chọn làm nỗ lực chính công phá chiến tuyến Xuân Lộc của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Sau khi tỉnh Ban Mê Thuột của Quân Khu II rơi vào tay địch quân trong đầu tháng 3.1975, th́ Tướng Hoàng Cầm đề nghị cho quân đoàn của ông ta đánh tràn xuống Quân Khu III của Việt Nam Cộng Ḥa, với sự hỗ trợ của Tư Lệnh Quân Giải Phóng Trần Văn Trà. Nhưng Lê Duẫn, tán đồng ư kiến của Tướng Văn Tiến Dũng, đă ra lệnh cho Sư Đoàn 7 hành quân lên đánh chiếm tỉnh Lâm Đồng, chờ các quân đoàn khác đánh chiếm miền duyên hải Quân Khu II, rồi cùng vào đánh Xuân Lộc. Nhưng sau này, khi Lê Duẫn nhận thấy t́nh h́nh quá suy sụp của VNCH, liền lệnh cho Phạm Hùng, Ủy Viên Chính Trị Trung Ương Cục Miền Nam lợi dụng sự hỗn loạn ấy để đánh xuống phía Nam. V́ vậy Sư Đoàn 7 Bắc Việt đang hành quân lên Lâm Đồng nhận lệnh trở xuống Long Khánh. Sư Đoàn 6 Cộng quân h́nh thành từ tháng 8.1974, là sư đoàn nhẹ chỉ có hai trung đoàn được cấu thành từ các đơn vị độc lập trong Quân Khu 7, hoạt động trong quân khu. Tướng Tư Lệnh là Đặng Ngọc Sĩ, từng làm Tư Lệnh Sư Đoàn Đặc Công 27.
Những trận đánh đầu năm 1975
Các đơn vị của Sư Đoàn 6 và 7 Cộng quân đă từng giao tranh ác liệt với Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân trong khu vực Long Khánh, trong lúc quân dân Quân Khu I và II đang ùn ùn đổ về Quân Khu III, và trước khi nổ ra chiến cuộc Xuân Lộc. Một buổi họp quan trọng giữa Tướng Bùi Cát Vũ, Tướng Lê Đức Anh, Tư Lệnh Phó B2 (Cao Nguyên) và Tướng Lê Nam Phong, Sư Đoàn 7 BV được giao trách nhiệm đánh thông Quốc Lộ 20 từ hướng Bắc quận Túc Trưng đến Phương Lâm. Để làm được điều này, Tướng Nam Lửa phải đánh chiếm cho được quận Định Quán và tiêu diệt Chi Khu. Ngày 17.3.1975 tiếng súng của giặc bắt đầu nổ rền trời Định Quán. Quân Cộng đụng phải chiến tuyến rất cứng của các chiến sĩ Địa Phương Quân & Nghĩa Quân trong Chi Khu, với hỗ trợ ṿng ngoài của Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43, thuộc SĐ18BB, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đă cẩn thận gửi tiểu đoàn thiện chiến nhất của ông lên giữ con lộ 20 huyết mạch này. Các chiến sĩ Đại Đội 377 Địa Phương Quân, dù quân số và vũ khí ở thế hạ phong, v́ quân giặc quá đông cộng với chiến xa yễm trợ, nhưng đă anh dũng giữ vững được cao điểm bảo vệ Chi Khu trong ṿng hai ngày. Chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/43 cũng bận rộn chống trả những làn sóng tấn công điên cuồng của địch, nhưng cuối cùng buộc phải rút về một cụm đồi không cao lắm ở hướng tây, cách thị trấn lối vài cây số, một điểm cao nh́n xuống con sông La Ngà. Trung Đoàn 209 BV tiếp tục tấn kích Tiểu Đoàn 2/43. Thiếu Tá Chế cùng chiến hữu giữ vững cao điểm dưới áp lực rất nặng của quân Cộng. Thiếu Tá Chế cho hai khẩu pháo 105 ly chúc mũi bắn trực xạ bằng đầu đạn Beehive chống biển người. Trong ṿng vây trùng điệp của giặc, tiểu đoàn hao ṃn dần.
Vận rủi lại giáng thêm một đ̣n chí mạng lên chiến sĩ SĐ18BB, khi một chiếc F-5 ném bom lầm lên đầu quân ta. Con số thương vong của tiểu đoàn qua những ngày giao tranh đă lên đến 80 người, Thiếu Tá Chế nghiến răng quyết không nhường một tấc đất cho giặc dù ông có hy sinh trên cao điểm này, nhưng Thiếu Tướng Đảo đă lệnh cho Thiếu Tá Chế dẫn quân về Núi Thị, cao điểm bảo vệ phía Tây Xuân Lộc. Trung Đoàn 209 BV thúc quân đánh tới cầu La Ngà. Thiếu Tá Lầu Vĩnh Quay, chỉ huy Địa Phương Quân gọi pháo binh bắn ngay lên vị trí của ông, giết chết nhiều địch quân, nhưng chiếc cầu La Ngà vẫn lọt vào tay địch. Gần như cùng thời điểm đó, Tiểu Đoàn 3/43 của quân ta trấn giữ quận Hoài Đức bảo vệ Tỉnh Lộ 303 trong tỉnh B́nh Tuy cũng bị quân Cộng bức thoái. Trong t́nh h́nh khẩn trương đó, với Trung Đoàn 48 c̣n đang hành quân ở Tây Ninh, Trung Đoàn 52 không thể rời khỏi Xuân Lộc, nhận thấy quân ta bị căng mỏng quá mức, Thiếu Tướng Đảo quyết định gọi hai Tiểu Đoàn 1/43 và 4/43 rút quân về bảo vệ Xuân Lộc. Như vậy phần phía Bắc của tỉnh Long Khánh đă lọt vào tay giặc. Sư Đoàn 18 Bộ Binh, từ ngày Thiếu Tướng Đảo về làm Tư Lệnh tháng 4.1972, là một trong hai lực lượng cơ động của Quân Đoàn III (cùng với Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi) Đông xông Tây đụt, Nam b́nh Bắc phạt trong phạm vi những tỉnh Long Khánh, B́nh Tuy, Phước Tuy, Tây Ninh và tăng viện liên miên cho các sư đoàn bạn. Sức người chiến sĩ có hạn mà cường độ chiến tranh ngày càng nóng đỏ, đến sắt thép cũng phải chảy mềm. Hầu hết các sử gia Hoa Kỳ và phương Tây không hiểu, không biết hoặc không muốn biết người lính QLVNCH đă chiến đấu đến tận cùng khổ ải như thế nào. Thiên kiến trong sách của họ là, quân ta “nhởn nhơ” trong lúc quân Mỹ thiệt mất đến 58.000 người. H́nh như họ không dám đưa ra con số 250.000 chiến sĩ QLVNCH tử trận và trên nửa triệu chiến sĩ thương phế, để biện minh cho sự tháo chạy của người Mỹ. Ít nhất th́ sử gia Jay Veith đă dành những hàng trân trọng ngợi ca người lính của chúng ta và dành cho các anh một chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử.
Song song với hoạt động của Sư Đoàn 7 Bắc Việt, Sư Đoàn 6 BV cũng tấn công các vị trí khác của quân ta dọc theo khu vực Liên Tỉnh Lộ 2 dẫn về phía Nam đến Bà Rịa, đồng thời tấn chiếm các đồn Địa Phương Quân & Nghĩa Quân tại Ngă Ba Ông Đồn và Gia Ray. Vị trí ĐPQ trên Núi Chứa Chan sau hai ngày chiến đấu khốc liệt cũng chịu rút bỏ. Sư Đoàn 6 Bắc Việt tiếp tục áp lực một khu vực dài 50 cây số phía Đông Xuân Lộc theo Quốc Lộ 1 về B́nh Tuy. Như vậy, ư đồ của Tướng Hoàng Cầm là cô lập Xuân Lộc với cao nguyên từ hướng Quốc Lộ 20, với tiếp vận và tăng viện từ Sài G̣n trên Quốc Lộ 1 ở phía Nam, và với miền duyên hải Quân Khu II cũng trên QL1 ở phía Đông. Đến ngày 28.3.1975, Sư Đoàn 7 Cộng quân quặt lên hướng Bắc tấn công tỉnh Lâm Đồng. Sai lầm chiến thuật này đă buộc quân địch phải trả một cái giá, sau những ngày tháng 3.1975 thắng lợi. Thiếu Tướng Đảo lệnh cho Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 52, dưới quyền của Đại Úy Huỳnh Văn Út và Đại Đội 52 Trinh Sát tấn công và tái chiếm được Núi Chứa Chan. Khi quân của Đại Úy Út tiến đánh một địa danh gọi là Ngă Ba Cua Heo gây thiệt hại rất nặng cho các đơn vị của Trung Đoàn 270, thuộc Sư Đoàn 341BV, th́ dân chúng vùng Kiệm Tân hân hoan đem tặng chiến sĩ SĐ18BB hai con ḅ và 200.000 đồng để khao quân. Khi nhận được tù binh gửi về, Thiếu Tướng Đảo hết sức sững sốt nh́n những người bộ đội với khuôn mặt sợ hăi, non choẹt ở tuổi thiếu niên. Họ chỉ trong độ tuổi 16, 17, là những học sinh bị bắt vào quân đội huấn luyện qua loa trong ṿng hai tuần lễ rồi bị dồn vào Sư Đoàn 341. Qua hai mươi năm chiến tranh, bọn lănh đạo cùng hung cực ác Hà Nội đă vét tới những người thiếu niên cuối cùng ngoài miền Bắc ném vào ḷ lửa miền Nam, để thỏa măn tham vọng điên rồ, là làm cho máu dân tộc chảy láng lênh thành cả một đại dương thăm sầu, xương trắng chất chồng cao dầy như dăy Trường Sơn. Tiếng kêu khóc hai miền vang vọng lên đến chín cơi trời, đến quỷ thần cũng phải rùng ḿnh.
Bookmarks