(Thanh Huỳnh )
Mỗi lần vào nhà dưỡng lăo để thăm bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, hoặc ví như cha mẹ tôi c̣n sống, tôi chăm sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quư cụ vào đây?
Thành ngữ Việt Nam có câu “Nước mắt chảy xuôi” để nói t́nh thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, từ cao xuống thấp để khuyên chúng ta đừng đ̣i hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn ḷng khi cảm thấy bị bỏ quên khi đến tuổi già, bệnh tật….Trong một số bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xă hội hôm nay, có đoạn:
“Ở Florida có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn c̣n, mới khám phá ra bà mẹ đă chết. Thật là thảm!”
Chắc chắn chuyện này có thể tránh được, nhưng sao cậu con hờ hửng đến thế! Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu.
Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín các con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con. Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con. Khi đang ăn mà con “tháo dạ” cũng phải buông đũa đứng dậy. Nửa đêm dù mỏi mệt, nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, và vỗ về. Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ. V́ bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home; theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đ́nh bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng.
Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào pḥng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nh́n những người qua lại.. Nhưng các cụ nh́n sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đă gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một ṿng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà. Phải chăng định luật của cuộc sống và t́nh thương là “nước mắt chảy xuôi”.
Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Đông lúc về già vẫn c̣n được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lư, không ai trừng phạt ǵ họ được, mà trên mặt t́nh cảm cũng không có ǵ phải cắn rứt lương tâm.
Ngân khoản của Liên Bang cấp để ngăn ngừa t́nh trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đ́nh nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đăi người già. Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đăi súc vật? Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ t́m thấy hàng ngh́n trường hợp công dân Mỹ, bị tù tội, phạt tiền v́ bạc đăi hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà. Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lăo nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đăi không?
Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đ́nh nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi v́ cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện ḷng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc th́ phù du mà Thọ chưa hẳn đă là may mắn.
Bookmarks