Café cuối tuần - Diễn đàn Tuổi Trẻ

Xin thân chào quư cô chú, anh chị!


Buổi thảo luận "Café cuối tuần - Diễn đàn Tuổi Trẻ" đầu tiên đă diễn ra suôn sẻ. Với sự có mặt liên tục của trên 20 thành viên thảo luận qua âm thanh (voice chat) và chữ viết (text chat), có thể nói đây là thành công vượt ngoài mong đợi của chúng ta.


Để có kết quả vui mừng này, sự hỗ trợ, quảng bá của quư cô chú, anh chị là điều quyết định. "Café cuối tuần - Diễn đàn Tuổi Trẻ" xin chân thành cảm ơn và rất mong quư vị tiếp tục đồng hành trong các buổi thảo luận mỗi tối thứ Bảy tiếp theo.


Dẫu vậy, chương tŕnh ngày 12/03/2011, do c̣n chập chững bước đi đầu tiên, sẽ không thể không thiếu sót về kỹ thuật cũng như tiến tŕnh thảo luận. "Café cuối tuần - Diễn đàn Tuổi Trẻ" rất mong sự thông cảm của quư cô chú, anh chị.


Đặc biệt, với thời lượng không dài, buổi thảo luận 12/03/2011 diễn ra với 3 chủ đề khác nhau như đă công bố dường như là không đủ thời gian để quư vị bày tỏ ư kiến cũng như thảo luận cùng với các thành viên khác. "Café cuối tuần - Diễn đàn Tuổi Trẻ" rất xin lỗi về vấn đề này và sẽ gắng tinh lọc vấn đề cần thiết nhất trong các chương tŕnh sau.


[AUDIO]http://www.4shared.com/audio/NN3kF0W_/1-_Cafe_cuoitun_13-03-2011.html[/AUDIO]

Ghi âm buổi thảo luận "Café cuối tuần - Diễn đàn Tuổi Trẻ" 12/03/2011


Sau đây, xin giới thiệu tới quư cô chú, anh chị nội dung thảo luận của tối thứ Bảy 19/03/2011 tới đây.


Chúng ta sẽ cùng nhau nói về 2 vấn đề


Vấn đề 1: Bạo lực học đường và giáo dục kỹ năng sống.

Vấn đề 2: Dân oan - Vấn đề nhức nhối.


Xin cùng chia sẻ một vài điểm với quư cô chú, anh chị về hai chủ đề nói trên.


I. Bạo lực học đường đang dần trở nên quen thuộc:


Hiện tại, mạng internet liên tục có những clip đánh nhau của các học sinh. Điều đáng buồn hơn, h́nh ảnh nữ sinh Việt Nam lại xuất hiện chủ yếu trong những đoạn phim này. Thật sự, điều đó làm quặn đau những tấm ḷng mong mỏi vào thế hệ măng non đất nước. Không chỉ những người cha, người mẹ, thầy giáo, cô giáo mà cả giới học sinh cũng xót xa trước thực trạng này.


Báo chí liên tục dùng cụm từ "hồi chuông báo động" mỗi khi có một clip như vậy. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau, người ta đă phải dùng lại nó.


Phải chăng nạn bạo lực học đường đang trở nên quen thuộc trong cuộc sống, phải chăng người ta đă quá quen với những "hồi chuông báo động"?


Đằng sau những clip đánh nhau đó là ǵ?


Làm sao để giải quyết vấn nạn này trong xă hội Việt Nam?


II. Qua thảm họa, người Nhật trở nên đẹp hơn:
Người Việt th́ sao?


Tin tức hàng đầu của giới truyền thông tuần này là về thảm họa kép ở Nhật Bản: động đất, sóng thần và tai nạn hạt nhân.


Thế nhưng, người dân xứ Phù Tang có vẻ không hoảng loạn, đồng thời, rất b́nh tĩnh đối phó với thảm họa. Trước nay, người ta biết đến dân tộc Nhật là những con người của kỷ luật, nề nếp. Sau thảm họa 11/03 này, người ta càng hiểu thêm về vẻ đẹp này của họ.


Dân tộc Việt cũng được biết đến với những vẻ đẹp của sự kiên cường, cần lao. Tuy nhiên, khi nh́n vào những tai họa, người Việt có tâm lư bất b́nh, hoang mang, hoảng loạn cũng như những "điều xấu đậy lại" lại tỏ rơ trong hoàn cảnh khốn khó.


Phải chăng sự giáo dục ở Việt Nam có vẻ như phiến diện khi thiếu đi việc tập cho mỗi người một nền móng vững chắc cho cuộc sống, đó là kỹ năng sống.


Người ta nói, Nhật đă đầu tư cho chính họ một "quyền lực mềm" khi rèn luyện được những kỹ năng sống cần thiết.


Ở Việt Nam th́ sao? Bạn nhận thấy thực tế ra sao? Bạn có mối liên hệ ǵ với những vụ bạo lực học đường kinh hoàng không? Bạn có biết lí do đôi khi chỉ là những cái nh́n, những lời nói nhưng không được xă hội, gia đ́nh thấu hiểu, chia sẻ.


Bạn là một người năng động, nhiệt huyết, bạn có hành động hay gợi ư hành động cụ thể ǵ cho vấn đề này chăng?


III. Hiện trạng mất đất của người dân
và những cuộc biểu t́nh của dân oan


Đầu tuần này, ở thành phố Hồ Chí Minh, một vụ biểu t́nh của những dân oan đến từ các tỉnh, thành lân cận đă diễn ra. Họ là những người bị thu hồi đất một cách OAN TRÁI ở Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, B́nh Dương, B́nh Thuận, Thủ Đức, Củ Chi,…


Có lẽ từ "dân oan" c̣n khá mới mẻ đối với bạn? Tuy nhiên, nếu lên Google gơ t́m kiếm hai chữ này, bạn sẽ nhận được hơn 3 triệu kết quả bằng tiếng Việt. Điều đó cũng đủ để giúp bạn hiểu đây là một vấn đề khá nhức nhối trong xă hội của chúng ta ngày nay.


Dân oan là những người bị đối xử một cách không công bằng trước pháp luật do t́nh trạng tham nhũng, tŕnh độ quản lư chưa cao, hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân thiếu sâu sắc.


Thường gặp nhất đó là các nạn nhân của những vụ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Người ta bị cưỡng chế một cách bất công, tiền đến bù không được nhận hoặc quá rẻ mạt (ví dụ: khoảng 50.000đ/ m2) gây ảnh hưởng toàn diện tới cuộc sống của họ. Dẫu vậy, họ lại không được các cấp chính quyền gặp gỡ làm việc một cách công bằng mà những hoàn cảnh này bị người ta cố t́nh quên lăng. Do đó, dân oan khiếu kiện, biểu t́nh. Đây là cái cớ để cho những kẻ xấu lợi dụng khiến họ bị quy tội gây rối trật tự công cộng hay là phản động. Cuộc đời của các dân oan tiếp tục bất bênh, khốn khó, không được giải quyết triệt để, đúng pháp luật khiến cho xă hội mất ổn định, ḷng tin của người dân vào Nhà nước sụt giảm.




Một người dân oan vào Nam ra Bắc t́m công lư nói về t́nh cảnh của ḿnh.


Vụ biểu t́nh 13/03/2011 của các dân oan đến từ miền Tây tại 210 Vơ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh.





Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp khác như xử án sai, bị người thi hành công vụ lăng mạ, tấn công nhưng không được giải quyết.


Thực tế, những trường hợp kể trên có thể được giải quyết nếu như các cấp chính quyền gặp gỡ, trao đổi và thỏa thuận với dân oan theo đúng luật pháp. Như vậy, xă hội vừa ổn định, niềm tin của người dân vào Nhà nước được củng cố. Tuy nhiên, do những lợi ích cá nhân của những người có tiền, có quyền, sự việc bị làm ngơ và càng làm cho tâm trạng bất b́nh trong dân tăng cao khiến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra.


Nhận định của bạn về hiện trạng này ra sao? Bạn có lời đề nghị nào tới những người lănh đạo về hành vi ứng xử với dân, phong cách làm việc cũng như đạo đức, lương tâm của họ để có thể giúp đỡ các dân oan t́m được công lư, lẽ công bằng cho gia đ́nh và xă hội.


Bạn biết rằng: Mỗi tiếng nói của bạn đều được mọi người lắng nghe. Nó phản ánh tâm tư, nguyên vọng cũng như sự hiểu biết, đồng cảm của bạn với các thực trạng của cuộc sống xung quanh bạn.


Hăy cùng nhau chia sẻ, để mọi người hiểu bạn, bạn hiểu mọi người và làm thăng tiến mỗi con người cũng như toàn xă hội.


Xin hẹn gặp lại trong buổi thảo luận thứ Bảy 19/03/2011. Cách vào diễn đàn, quư vị có thể bớt chút thời gian xem tại đây


Xin cảm ơn quư cô chú, anh chị đă dành thời gian quan tâm t́m hiểu.


Mọi chi tiết, xin t́m hiểu tại trang thông tin của diễn đàn www.cafecuoituan.tk hoặc liên hệ conmat.thuba94@gmail .com hay số điện thoại (84) 094-490-2411.