Sau hai ngày họp và sau nhiều cuộc tranh căi gay gắt, ngày 22/01/2020, các thành viên ủy ban khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) vẫn bị chia rẽ trong việc ban bố t́nh trạng khẩn cấp về y tế công cộng ở cấp độ quốc tế liên quan dịch viêm phổi do virus corona mới.


Sau khi họp thêm một ngày, ủy ban này cũng không thống nhất được ư kiến. Theo nhận định của tờ Le Monde, dường như những tính toán về chính trị đă lấn át các lập luận khoa học, bởi v́ Trung Quốc dứt khoát không muốn WHO ban bố t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu.


Bản đồ trực tuyến các nước xuất hiện virus corona Vũ Hán Trung Quốc (click lên ảnh để biết t́nh trạng lây lan hiện tại của bệnh dịch Vũ Hán trên thế giới)

Sau cuộc họp, bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, nói rằng hiện giờ dịch viêm phổi cấp tính do virus corona mới chỉ là « vấn đề khẩn cấp y tế ở Trung Quốc », chứ chưa phải là một « vấn đề khẩn cấp y tế toàn cầu ». Theo lời ông, sự bùng phát mạnh mẽ của virus corona ở Trung Quốc là một nguy cơ « rất cao » ở Trung Quốc và là một nguy cơ « cao » đối với khu vực và trên thế giới.
Ngoài những tuyên bố của tổng giám đốc, trong Tổ Chức Y Tế Thế Giới, cũng như trong ủy ban khẩn cấp, trong những ngày qua, không một ai phát biểu điều ǵ về vấn đề này. Nhưng theo các thông tin mà tờ Le Monde thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, sở dĩ WHO không ban bố t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu, đó chính là do sự chống đối quyết liệt của Trung Quốc và các nước đồng minh. Những nước này đă gây áp lực đối với các thành viên ủy ban khẩn cấp và ban lănh đạo Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
Le Monde nhắc lại WHO có một công cụ pháp lư, Quy định Y Tế Quốc Tế. Bản quy định này đă được sửa đổi vào năm 2005, do Trung Quốc trong nhiều tháng đă che giấu các thông tin về dịch viêm phổi cấp tính nặng SARS 2002-2003. Bản mới có những quy định gắt gao hơn với các nước thành viên WHO, nhằm giúp cộng đồng quốc tế ngăn ngừa và đối phó với những nguy cơ nghiêm trọng về y tế, có thể từ một quốc gia lan ra nhiều nước khác và đe dọa cả thế giới.

Theo các quy định đó, WHO đă lập ra một ủy ban khẩn cấp về dịch viêm phổi do virus corona mới, với 15 thành viên và 6 cố vấn, chủ yếu là các chuyên gia dịch tễ học, đến từ những quốc gia đại diện cả năm châu. Trong cuộc họp hai ngày 22 và 23/01, tổng giám đốc của WHO đă mời đại sứ của bốn quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiều nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản, đến dự với tư cách quan sát viên. Chính tại cuộc họp này mà đại sứ Trung Quốc đă gây áp lực với ủy ban và qua đó gây áp lực đối với tổng giám đốc WHO.

Theo một người nắm rành về hồ sơ này, được Le Monde trích dẫn, không phải là chính quyền Bắc Kinh xem nhẹ tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh, bằng chứng là họ đă thi hành những biện pháp rất nghiêm ngặt theo lệnh của chủ tịch Tập Cận B́nh. Nhưng Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc không c̣n là một nước thế giới thứ ba nữa, mà nước này hoàn toàn có đủ khả năng để tự ḿnh đối phó với khủng hoảng y tế, khác với lúc xảy ra dịch SARS. Một trong những điểm khác so với thời dịch SARS : lần này Trung Quốc đă công bố rộng răi cho thế giới những dữ liệu mà họ nắm được từ con virus corona mới.
Một lư do khác khiến Bắc Kinh không muốn WHO ban bố t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu, đó là v́ họ sợ làm như vậy sẽ gây tác hại cho trao đổi mậu dịch và cho giao thông, điều mà Trung Quốc và các đồng minh của họ muốn tránh.
Trước thái độ cương quyết này, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cố t́m ra một thỏa hiệp với Bắc Kinh. Trong chuyến đi Trung Quốc của hai ngày qua, ông đă thuyết phục được Bắc Kinh chấp nhận cho WHO gởi một phái đoàn chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc để phối hợp các nỗ lực đối phó ở cấp độ toàn cầu với dịch viêm phổi do virus corona mới.

Virus corona: Trung Quốc chỉ thuộc một nửa bài học SARS

Mười bảy năm sau dịch viêm phổi cấp SARS, bùng phát giữa năm 2002-2003, làm gần 800 người chết trong số 8.000 người bị lây nhiễm, dịch virus corona lần này lại đặt chính quyền Bắc Kinh trước một thử thách mới.
Cùng chủng loại với virus SARS nhưng ít gây chết người hơn, lănh đạo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ông Ma Xiaowei, cảnh báo coronavirus 2019-nCov « dễ lây truyền », đồng thời ông thừa nhận « những khó khăn kiểm soát dịch bệnh ngày càng lớn » và « nguy cơ biến hóa » của chủng virus. Trước đó, lănh đạo thành phố Vũ Hán xác nhận, hơn 5 triệu người đă ra khỏi thành phố trước khi khu vực này bị cách ly.
Những tuyên bố thẳng thắn này được đưa ra sau khi lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh hùng hồn thông báo một loạt các biện pháp : Ban hành t́nh trạng khẩn cấp ngày 25/01/2020, ngày đầu năm Tết Nguyên Đán ; mời ông Chung Nam San (Zhong Nanshan) - một giáo sư 83 tuổi và cũng là gương mặt tiêu biểu trong cuộc chiến chống dịch SARS đứng ra chỉ đạo việc nghiên cứu coronavirus ; loan báo xác định được bộ gien của chủng virus corona hay như thông báo ca nhiễm đầu tiên cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) . . .



Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đeo mặt nạ và bộ đồ bảo hộ nói chuyện với các nhân viên y tế tại một bệnh viện có bệnh nhân nhiễm virus ở Vũ Hán, ngày 27/01/2020. cnsphoto via REUTERS

Những động thái cho thấy phản ứng nhanh chóng của Bắc Kinh trước dịch bệnh. Phải chăng Trung Quốc đă thật sự rút kinh nghiệm từ bài học SARS 2002-2003 ? Xă luận của báo Le Monde tin rằng Trung Quốc mới chỉ làm được « một nửa ». Bắc Kinh vẫn lặp lại những sai lầm của năm xưa : Chính quyền địa phương chậm chạp đề ra các biện pháp, thiếu minh bạch, và những bệnh viện quá tải gặp khó khăn trong việc xin hỗ trợ từ cấp trên. Bởi một lẽ đơn giản, tất cả bộ máy chính quyền được huy động chỉ để kiểm duyệt thông tin nhằm bảo vệ hai chữ « b́nh ổn » thiêng liêng thay v́ là để hành động.

Nhật báo Pháp nhắc lại, trong quá khứ, Bắc Kinh phải mất đến 5 tháng để xác định con virus corona gây dịch hội chứng hô hấp cấp tính nặng sau ca nhiễm đầu tiên. Và chính quyền Trung Quốc che giấu sự thật trong ṿng ba tháng.
Cuộc khủng hoảng y tế tại Vũ Hán cũng giống dịch hội chứng hô hấp cấp tính SARS, một lần nữa làm dấy lên một câu hỏi cơ bản tại Trung Quốc : Liệu người dân có nên tin tưởng vào các nhà lănh đạo của ḿnh hay không ? Cuộc khủng hoảng dịch SARS năm 2003, từng là cơ hội để giới lănh đạo Trung Quốc thời đó thúc đẩy những tiến bộ chưa từng có trong lĩnh vực luật, xă hội dân sự và cố gắng nâng cao năng lực khoa học.
Ngược lại, cuộc khủng hoảng y tế ở Vũ Hán lần này đă ảnh hưởng trực tiếp đến một vị lănh đạo duy nhất đang cầm quyền từ bảy năm qua. Chỉ v́ muốn củng cố quyền lực, Tập Cận B́nh đă làm tê liệt cả hệ thống điều hành và bóp nghẹt mọi không gian chỉ trích và phản đối, vốn dĩ là những nơi phản biện hữu ích giúp quản lư dịch bệnh hiệu quả hơn.
Le Monde Pháp kết luận : Cách xử lư cuộc khủng hoảng y tế lần này chính là một thách thức chính trị lớn đối với Tập Cận B́nh.

Virus corona : Có nên tin Trung Quốc minh bạch xử lư khủng hoảng ?



Trung Quốc liên tục công bố những biện pháp mạnh để « thắng cuộc chiến » chống virus corona mới (2019-nCoV). Cùng lúc, chính quyền Bắc Kinh cố tỏ ra minh bạch trong việc xử lư khủng hoảng dịch tễ khi liên tục cập nhật số người chết, số ca mới bị nhiễm virus và những biện pháp được triển khai. Dù vậy, lời khẳng định « minh bạch » của Bắc Kinh không thuyết phục được cộng đồng quốc tế, cũng như người dân Trung Quốc.

Bắc Kinh dường như đă gây sức ép để Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) không ban bố cảnh báo nguy hiểm toàn cầu, không khuyến cáo các nước hồi hương công dân. Đối với Trung Quốc, phát biểu trên của giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus sau chuyến làm việc tại Trung quốc ngày 28/01/2020, là cái cớ để chỉ trích các nước phương Tây (Mỹ, Pháp, Đức) và Nhật Bản « thổi phồng vấn đề » khi t́m cách hồi hương (tự nguyện) kiều dân sống ở Vũ Hán.
Đối với các nước liên quan, đây là một biện pháp bảo vệ công dân, nhưng Bắc Kinh coi đây là một hành động « thiếu tin tưởng » vào cách quản lư khủng hoảng của Trung Quốc và như vậy, cô lập nước này. Công luận Trung Quốc sẽ đánh giá như thế nào nếu người nước ngoài ở Vũ Hán về nước ?
Ngoài ra, khi gây sức ép để Tổ Chức Y Tế Thế Giới không nâng mức nguy hiểm trên quy mô thế giới, Bắc Kinh muốn dịch bệnh chỉ nằm trong giới hạn quốc gia và như vậy, do Trung Quốc tự xử lư. Đây là cách đảng Cộng Sản khẳng định « khả năng chiến thắng cuộc chiến chống virus », theo phát biểu của chủ tịch Tập Cận B́nh. Nhưng liệu người dân Trung Quốc có tin vào vai tṛ đầu tầu của đảng hay không ?

Thông tin bị khống chế


Trước tiên, phải nhắc lại là Bắc Kinh đă chờ đến hơn 6 tuần, kể từ khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm virus lạ (ngày 08/12/2019), để ban hành các biện pháp cần thiết, lư do là chính quyền địa phương che giấu thông tin và định để dịch tự suy yếu. Thậm chí, một ngày trước khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh lần đầu tiên thừa nhận t́nh h́nh « nghiêm trọng » và virus corona « lan nhanh » (25/01/2020), thành phố Vũ Hán vẫn tổ chức một sự kiện lớn nhân dịp Tết nguyên đán với với khoảng 40.000 người tham dự.

Nhà báo Dorian Malovic, chuyên về khu vực Đông Bắc Á của nhật báo La Croix, nhận định với đài France 3 (28/01) : « Các bác sĩ và các nhà khoa học đă t́m cách báo động, nhưng tất cả mọi người trong chuỗi thông tin và lănh đạo đều sợ thông báo tin xấu đến cấp cao nhất và trong thời gian chờ tin lên được trung ương th́ dịch đă lan truyền ».
Tiếp theo, chính quyền trung ương kiểm soát mọi công tác truyền thông về dịch bệnh. Trang France Info (28/01) đăng lại lời cảnh báo của Zhangyi (tên đă được thay đổi), một người dân ở Vũ Hán, « Ngay từ đầu, chính phủ che giấu sự thật. Số người bị nhiễm virus và số người chết hoàn toàn sai ». Một đoạn video của một người được cho là bác sĩ ở Vũ Hán, đánh động cộng đồng quốc tế về mức độ nghiêm trọng ở Vũ Hán, « đă bị chính phủ xóa ».
Thêm vào đó, tâm lư sợ hăi ngự trị thành phố có đến 11 triệu dân. Vũ Hán trở thành thành phố ma. Bệnh viện « bị quá tải. Họ thiếu đủ thứ, từ giường bệnh đến trang phục bảo hộ, thậm chí cả xe cứu thương », theo tường thuật với nhật báo Libération của một nhân chứng khác, làm việc ở Thượng Hải, nhưng bị kẹt ở Vũ Hán theo lệnh cách ly đến ngày 02/02. Nhờ tiền quyên góp, người này mua dụng cụ y tế cho các bệnh viện xung quanh, trong đó có 500 bộ trang phục bảo hộ, « nhưng kiện hàng đă bị Nhà nước tịch thu ngay khi đến tỉnh. V́ đối với chính quyền, ưu tiên của hàng đầu là bảo vệ h́nh ảnh của những bệnh viện lớn ở Vũ Hán, theo kiểu : "Chúng tôi xử lư được, mọi chuyện đều ổn" ».
Ngoài ra, t́nh h́nh dịch virus corona chỉ được đưa tin một chiều. Truyền h́nh trung ương chỉ đưa những thông tin mang tính tuyên truyền như một bệnh nhân được điều trị khỏi virus corona mới, tặng hoa cảm ơn các bác sĩ, hoặc những phóng sự xúc động về đội ngũ bác sĩ quân y được điều đến vùng dịch. C̣n để hiểu được cuộc sống hàng ngày của người dân Vũ Hán, th́ phải thông qua các mạng xă hội. Một đoạn video, trong đó người dân mở cửa sổ hô và hát khích lệ nhau, cũng bị xóa. Chính quyền khuyến cáo không nên mở cửa sổ v́ có nguy cơ nhiễm virus.

Theo thông tín viên Arnauld Miguet của đài France 2 tại Bắc Kinh, nhà báo nước ngoài thường trú ở Bắc Kinh « không được phép tiếp xúc với các nhà khoa học (Trung Quốc) để phỏng vấn về mức độ trung thực của các số liệu » do chính phủ công bố hàng ngày.
Hơn 50 triệu người dân Trung Quốc đang chịu cách ly, ít nhất cho đến ngày 02/02. Năm 2003, khi dịch SARS bùng phát, chính quyền che giấu thông tin trong suốt ba tháng, rồi đột ngột cách ly các vùng Nam Kinh và Thượng Hải, dẫn đến nhiều cuộc bạo động của người dân do cảm thấy bị bỏ rơi. Đối với dịch virus corona mới lần này, nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, phân tích thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp, nhận định : « nếu không được xử lư tốt, th́ đảng sẽ mất tính chính đáng, và không chỉ Tập Cận B́nh, mà toàn bộ đảng Cộng Sản có thể bị mất uy tín v́ không có khả năng bảo vệ người dân Trung Quốc ».
Tổng hợp từ RFI