Với phương tiện truyền thông internet cực kỳ nhanh chóng hiện nay, mọi thông tin trên mọi lănh vực, đặc biệt trên lănh vực văn hóa của Việt-Nam đối với văn hóa Tàu được coi là mặt trận cuối cùng giữa bọn CAM của Tàu cộng và tay sai là công an mạng CSVN, với những người Việt quốc gia có ư thức văn hóa chính là Hồn Thiêng Sông Núi, là Tinh Thần bất khuất của một dân tộc có trên bốn ngàn năm văn hiến. (Xin được nhắc lại nghĩa nguyên thủy của hai chữ “văn hiến” ở đây không có nghĩa là văn chương, hiến pháp, nghệ thuật hay phong tục tập quán như đa số trí thức vẫn hiểu sai đến ngày nay; mà là nghĩa những con người (văn) Việt đă hy (hiến) cuộc đời ḿnh để bảo tồn và phát huy Văn hóa Đạo lư của Tổ tiên).
V́ vậy, những hạng trí thức hay giới truyền thông (nhà báo) cắt nghĩa những phong tục tập quán, hay diễn giải những lễ tết truyền thống một cách hời hợt dựa theo dư luận quần chúng mà không chịu nghiên cứu để t́m hiểu nguồn gốc sâu xa, để phổ biến cho đúng ư nghĩa, để cho mọi người được ư thức hầu nâng cao dân trí; th́ phải nói đúng là những kẻ hồ đồ để đừng nói là các nhà báo hại. V́ trên mặt trận văn hóa, hành động của kẻ có đầy thiện chí mà lại ngu dốt th́ chỉ là phá hoại; hay nói cách khác con đường dẫn xuống địa ngục lót toàn bằng thiện chí, như ví dụ điển h́nh dưới đây khi những người tự cho ḿnh trí thức đi phổ biến ư nghĩa sai lầm về Tết Đoan Ngọ:
“Có nơi vào ngày Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, người dân có tục “giết sâu bọ” bằng cách cho trẻ em ăn các loại hoa quả tươi. Có nơi c̣n nuốt hoa vừng vào đúng giờ ngọ (con trai 7 bông, con gái 9 bông) để được sáng mắt. Tập tục này rất có lợi cho sức khỏe.Tôi cũng không biết đó là thực hư nhưng đôi lúc cũng cần có sự tin tưởng, c̣n ngoài Bắc họ chuẩn bị cơm rượu trong ngày này họ bảo ăn xong sâu bọ trong người sẽ say và sẽ chết. Mỗi nơi mỗi vùng có một phong tục khác nhau nhưng chung lại là ngày Đoan Ngọ kỷ niệm nữa năm làm việc vất vả ai cũng muốn tưởng thưởng cho ḿnh một ngày vui cùng gia đ́nh thật ấm áp và hạnh phúc biết bao. (hoặc)
Ngày xưa, lúc ban đầu, ngày Đoan ngọ chỉ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đăng. Hơn nữa, giữa tiết hạ vi oi bức thường có bệnh thời khí nên người ta hay cúng lễ để cầu an. Về sau này, để cho ngày này thêm ư nghĩa, người ta lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm Khuất Nguyên và các thầy thuốc cũng nhân ngày đó để kỷ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai hái thuốc.”
(http://muivi.com/muivi/index.php?opt...804&Itemid=431)
Hay như :
“Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ c̣n được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian c̣n gọi là Tết giết sâu bọ.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng c̣n gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này th́ sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.” (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA...an_ng%E1%BB%8D)
Và ngay cả trên trang mạng “Người Cao Tuổi” ở VN nội dung ư nghĩa Tết Đoan Ngọ cũng chỉ có bấy nhiêu:
“Vậy Tết Đoan Ngọ là Tết ǵ? Theo sách “Phong thổ kí” th́ Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). C̣n Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này gọi là Tết Đoan Ngọ, chính v́ tháng 5 là lúc bắt đầu trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo quan niệm Đông phương th́ phương Nam là chính ngọ, mà ngọ là ngôi dương cho nên Tết này gọi là Tết Đoan Dương. Ở Trung Quốc, họ gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ v́ là hai con số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng 5.
Ngày xưa, lúc ban đầu, ngày Đoan Ngọ chỉ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đăng. Hơn nữa, giữa tiết hạ v́ oi bức thường có bệnh thời khí nên người ta hay cúng lễ để cầu an. Về sau này, để thêm ư nghĩa, người ta lấy ngày đó làm ngày kỉ niệm Khuất Nguyên và các thầy thuốc cũng nhân ngày đó để kỉ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai hái thuốc.” (http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.asp...zone=39&ID=514)
Qua 3 dẫn chứng nêu trên tượng trưng cho hầu hết các giải thích trên mạng, chúng ta nhận thấy ư nghĩa của số 5 trong “mồng 5 tháng 5” nên mới gọi là “trùng ngũ” đă không có mấy ai đề cập tới. Trái lại những ư nghĩa suy diễn ra bằng kiểu quy nạp đều xoay xung quanh nghĩa của hai chữ Đoan Ngọ hay Đoan Dương.
V́ vậy, để có thể t́m về với ư nghĩa nguyên thủy của cái tết “mồng 5 tháng 5” này, chúng ta cần t́m về nguồn gốc của số 5. Nhưng trước khi t́m hiểu về con số 5, thiết tưởng cũng cần nhắc lại sơ qua về nghĩa căn bản của những chữ chính trong cách gọi Tết Đoan Ngọ này:
- Chữ Tết là do chữ Tiết với nghĩa thời tiết đọc trại ra th́ ở đây là tiết mùa Xuân chuyển sang tiết mùa Hạ.
- Chữ Đoan viết với bộ Lập là nghĩa tạo dựng, nên Đoan là nghĩa bắt đầu, khởi đầu.
- Chữ Ngọ ở đây là cung Ngọ (giờ Ngọ tức từ 11 giờ đến 13 giờ trưa), theo bản Nguyệt Lệnh, tức lửa thuộc hành Hỏa, về phía Nam. (Đối với Tí, thuộc hành Thủy, phía Bắc)
Nên theo văn hoá nông nghiệp của Việt tộc, “Tết Đoan Ngọ" có nghĩa là lấy việc tuân theo thời tiết làm trọng, v́ vậy từ đó mới có lễ Tế thiên. Vậy Tế thiên hàm ngụ sự xếp đặt vị trí trời đất đúng theo thời tiết là “vũ” với thời gian là “trụ”. V́ vậy Tết Đoan Ngọ phải hiểu theo nghĩa trời đất giao kết, ḥa hợp để sinh thành vũ trụ vạn vật theo quân thiên hay gọi là “quân b́nh động” với hoạt lực của Trời 3 Đất 2, mà Việt nói là “vài ba” và Nho gọi là “tham lưỡng”. Đó là cặp huyền số 2-3 hoặc 3-2 là hai con số gốc như câu trong Kinh Dịch: “tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số” (Thuyết Quái) và là ch́a khóa để mở tất cả những kho tàng ẩn giấu của Minh Triết Việt-Nho.
Số 2: là lưỡng nghi với âm dương là cơ cấu cùng cực tất nhiên tất yếu của quy luật tiến hoá siêu việt của Càn Khôn, c̣n gọi là Nguyên Lư mẹ với lưỡng nhất tính (2 trong 1) như trời-đất, không-có, đêm-ngày, sáng-tối, trong-ngoài, trên-dưới, đực-cái, chẵn-lẻ, chiêu-mục (phải trái), ra-vào, v.v... mà mọi sự vật trong vũ trụ đều bao hàm mối Tương quan đó, nên c̣n gọi là nguyên lư Tương duyên Tương tức. Hay như sách Hệ Từ đă tóm tắt với câu: “nhất âm nhất dương chi vị Đạo” (Hệ Từ Thượng) , có nghĩa là phải có 2 như “âm dương” mới có thể tiến hoá hay sinh thành, v́ là “độc âm bất sinh, độc dương bất thành”. Như câu nói của Trương Tài: “mọi sự vật đều mang tính chất lưỡng nhất. Có nhất mới linh động thần diệu, có lưỡng mới năng biến hóa” (nhất vật lương thể khí dă: nhất cố thần, lưỡng cố hóa).
Số 3: là Thái Cực với Lưỡng Nghi thành ra Tam Tài với ba tài Thiên, Địa, Nhân. Số 3 cũng là ư nghĩa Hùng Vương với ư nghĩa triết lư là Nhân Chủ v́ con người đă biết tự lực, tự cường, tức phải mạnh để tự tài, tự tác,... để tự nối Trời và Đất lại thành Tâm của ḿnh, để cho ḿnh cũng là “thiên địa vũ trụ vạn vật Nhất Thế”, tức là đạt Nhân chủ vậy. V́ nếu Trời là chủ, Đất là chủ th́ Người cũng là chủ, hay nói cách khác nếu Trời là vua, Đất là vua th́ Người cũng là vua. Vậy nên hễ khử trừ số 3 (triệt tam) như triết phương Tây th́ không có Nhân chủ mà trái lại bị vật làm chủ, v́ không c̣n đủ sức nối hai thái cực âm dương lại với nhau. Nên mới rơi vào duy tâm, duy vật hay bất cứ duy nào đó th́ cũng có một thứ, một chiều như nhau nên chỉ dẫn tới ứ trệ và bế tắc !
Số 5: Hai bộ số 2-3 hợp lại thành số 5. “Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hợp” (Hệ Từ Thượng), chỉ những số từ 1 đến 10 được phân theo số lẻ là số tượng trưng cho trời (1,3,5,7,9 c̣n gọi là số sinh), số chẵn là số tượng trưng cho đất (2,4,6,8,10 c̣n gọi là số thành); 5 số lẻ với 5 số chẵn này hợp lại, tương phối, tương đắc với nhau tượng trưng cho Ngũ Hành thành Kim-Mộc, Thủy-Hoả, Thổ vận hành khắp trong vũ trụ với âm dương để tạo thành vạn vật, do đó c̣n được gọi là Ngũ Lăo. V́ nếu thiên 1 tương đắc với địa 6 th́ hợp thành Thủy; địa 2 tương đắc với thiên 7 th́ hợp thành Hỏa; thiên 3 tương đắc với địa 8 th́ hợp thành Mộc; địa 4 tương đắc với thiên 9 th́ hợp thành Kim; thiên 5 tương đắc với địa 10 là hợp thành Thổ. Nên nếu đă gọi Ngũ hành tương đắc, th́ như vậy là chỉ 1 và 6 ở phương Bắc thuộc Thủy; 2 và 7 ở phương Nam thuộc Hỏa; 3 và 8 ở phương Đông thuộc Mộc; 4 và 9 ở phương Tây thuộc Kim; c̣n 5 và 10 ở giữa tức Trung thuộc Thổ, nên c̣n gọi là Hoàng Cung Trung Thổ. Điều này cho thấy người xưa quan niệm các con số đều tượng trưng cho nhiều loại như chẵn lẻ, âm dương, Tam tài, Ngũ hành, phương vị; và đó chính là ư nghĩa triết lư của các con số gốc này nên được gọi là huyền số.
V́ vậy ở đây phải hiểu Ngũ Hành với nghĩa triết lư “Hành” tức là yếu Tính của nó chính là tác động, chính là Hành như câu “Thiên Hành kiện” nghĩa là Trời làm không ngừng nghỉ. Nên Hành không bao giờ được hiểu là danh từ mà phải hiểu là động từ với nghĩa Hành là đi, là biến dịch, là diễn tiến một “vận hành”. V́ vận hành đó là đường diễn biến của Âm Dương, là đường nằm ẩn trong vũ trụ, nên là cái ǵ nội tại mà Kinh Dịch đă nói: “nhất âm nhất dương chi vị Đạo, kế chi giả thiện dă thành chi giả tính dă” (H.T.T). Đó là một thứ tự cấu tạo nói lên yếu tính tác động đó, cho nên nó dính liền với nhau, mà hễ thay đổi thứ tự là đánh mất yếu tính tức là sự đối đăi của Âm Dương. Nên hễ đă nói: 1 là Nước, th́ 2 là Hỏa, 3 Mộc th́ 4 phải là Kim, c̣n 5 th́ vẫn là Thổ, chứ không được lộn thứ tự để nói thí dụ như 1 là Mộc, v.v... Nên thứ tự này gọi là tiên thiên như Kinh Dịch có câu: “nhất viết Thủy, nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Kim, ngũ viết Thổ”.
Để nói rằng 5 là hành Thổ “đặc biệt đến nỗi đứng riêng một tầng, bốn hành kia ở tầng dưới (hiện tượng) hoặc tầng Có, c̣n hành năm ở tầng trên, hay là tầng Không, tức vượt không gian và thời gian. V́ có bốn phương, bốn mùa cho bốn hành kia, trật lại hành Ngũ không có ǵ: nhưng Không ở đây lại chính là “Diệu Hữu” nên nói là “Hư Linh”. Triết nào thiếu Ngũ Hành th́ duy vật từ trong bản chất, thiếu sự “sang qua sông lớn” tức là đi sang bờ Vô vi đó. Vậy mà hầu hết văn hóa loài người thiếu số 5. Nói đúng hơn th́ số 5 bất kỳ nào th́ đâu cũng có, nó cung cấp do lương tri thường nghiệm mà không do Minh Triết. V́ do Minh Triết th́ nó phải là số 5 nền tảng cho rất nhiều định nghĩa và lược đồ như Hà Đồ Lạc Thư, Trống Đồng v.v... nếu xét ngặt như vậy th́ chỉ thấy trong Việt Nho.” (1)
Cho nên 5 là huyền số nói lên ư nghĩa uyên nguyên “Thái Ḥa” là ḥa Trời với Đất, là ḥa Âm với Dương, là ḥa Thời với Không, là ḥa Không với Có... nơi con người hiện hữu nơi “thổ địa” trên trái đất này. Hay nói cách khác để con người thành Nhân khi đạt tới “chí Trung chí Ḥa” ở nơi Hoàng Cung Trung Thổ. “Nói theo khung ngũ hành th́ là “ngũ hoàng cực” tức trời ba đất hai giao hội nơi người. Đất tác động vào cơ năng cảm xúc của ta bằng mọi h́nh thái mầu sắc tươi đẹp và ta gọi là Mỹ. Trời tác động vào tâm trí ta bằng Chân nghĩa là bằng sự ḥa hợp. Khi sự ḥa hợp thấu đến cùng cực th́ ta gọi là chí Thiện. Khi có chí thiện thực sự th́ tỏa chiếu ánh sáng chân, thiện, mỹ ra cùng khắp vũ trụ và gọi là Thái Ḥa.” (2) Như câu “Chí Trung Ḥa, Thiên Địa Vị Yên, Vạn Vật Dục Yên” trong Kinh Trung Dung, nghĩa là đến cùng cực của Trung Ḥa, th́ Trời Đất được Ḥa điệu và vạn vật được dưỡng nuôi. Đó cũng là ư nghĩa viên măn tṛn đầy tức là Hạnh Phúc của con người.
Có thể nói điều ǵ gọi là Minh Triết th́ luôn luôn kéo theo sự hiện thực giữa Tri với Hành tác động hợp nhau gọi là Thành. Cho nên ba bộ số 2, 3, 5 này đă xuất hiện từ buổi sơ nguyên của nền văn hóa Việt rồi sau Nho công thức hóa thành Kinh Dịch.
“V́ thế nên ngày Trùng Ngũ được đón tiếp như một cái Tết để ăn mừng, để chào đón phút uy linh cao cả của một buổi trưa Sơ nguyên Đoan Ngọ mà cũng là cùng cực. Lịch nhà Hạ cũng chính là Việt lịch khởi đầu nằm ở cung Dần nên tháng Năm nhằm vào cung Ngọ. Ngọ là Lửa đối với Tí là Thuỷ làm nên cái trục tiên thiên cao cả, cho nên khi mặt trời đạt đến cung Ngọ th́ những dân có liên hệ thâm sâu với Lửa như Viêm tộc phải ăn mừng phải chào đón phút uy linh trọng đại của Đoan Ngọ.” (3)
“Bởi thế cái Tết cao cả hơn hết của Viễn Đông xưa là ngày mồng năm tháng năm cũng gọi là Trùng Ngũ, Đoan Ngũ, Đoan Ngọ, nhưng ngày nay con cháu đă mất hết ư thức về ư nghĩa uyên nguyên nên bảo đó là để kỷ niệm sự trầm ḿnh của Khuất Nguyên, hoặc Ngô Tử Tư hoặc những suy luận tai dị như ăn nuớc sáo ngọc thỏ, một vật ở cung trăng nên rất âm để chữa cái quá dương là hai lần năm.” (4)
Mà thật vậy v́ ḿnh đă mất hết ư thức về ư nghĩa uyên nguyên của Nhân (con người) tức là v́ ḿnh c̣n vô minh nên mới đi tin những chuyện gán ghép vớ vẩn không nền tảng theo dư luận quần chúng loan truyền thêm mắm thêm muối rồi cứ ghi chép lại y nguyên để phổ biến mà không cần t́m hiểu, th́ chỉ có đám “học giả” mới làm như vậy ! Chẳng hạn như mắc mớ ǵ mà “người đời kính trọng ông Khuất Nguyên nhảy xuống sông Tương chịu chết để giữ thanh danh của ḿnh hay của người khác, nên có ngày Tết Đoan Ngọ, chiếc bánh ú tro người Việt chúng ta dùng cúng lễ Mùng năm, rồi ăn với đường, là chiếc bánh người Tàu cúng Khuất Nguyên rồi trút xuống sông để dành riêng cho ông với ḷng trân trọng, chất tro để cá không ăn được bánh.”(?) (http://lichsu-vn.blogspot.com/2007_06_01_archive.html)
Nhưng cần phải hiểu bánh ú gói với h́nh tam giác cũng như bánh chưng gói thành h́nh vuông, bánh dầy thành h́nh tṛn là vật tương trưng cho triết lư nhân sinh của Việt tộc là Minh triết Vuông Tṛn được đúc kết thành tục ngữ “mẹ tṛn con vuông”; và h́nh tháp tam giác đều của bánh ú là tượng trưng cho triết lư Tam Tài bằng huyền số 3 là Thiên-Nhân-Địa, là ư nghĩa Nhân Chủ như đă cắt nghĩa ở trên.
Tương tự, nếu đem hội nhập văn hóa dân tộc vào Thiên Chúa giáo th́ “2 con cá và 5 chiếc bánh” trong Phúc âm (Mt.14,17) không phải là ư nghĩa phép lạ của Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều để cho 5 ngàn người đàn ông ăn không kể đàn bà, trẻ con như những người công giáo đă được giảng dạy; nhưng là ư nghĩa chính Chúa sẽ lo cho sự sống của mỗi con người qua cơm bánh hằng ngày, khi con người biết tác động đi theo để nghe và sống Lời Chúa. Tức là biết quy về Chúa để thông giao hiệp nhất với Chúa, hay nói như Chúa là “lo việc của Cha Ta trên trời ”, th́ tự nhiên là Chúa sẽ lo cho mỗi người không chỉ cơm bánh với vật chất hằng ngày; mà nhất là sẽ ban cho chúng ta Sự Sống đời đời. V́ vậy, số 2 và số 5 mà Phúc âm ghi lại ở đây cũng có thể hiểu với nghĩa “ngũ hoàng cực” tức trời ba đất hai giao hội nơi người. Đất tác động vào cơ năng cảm xúc của ta bằng mọi h́nh thái mầu sắc tươi đẹp và ta gọi là Mỹ. Trời tác động vào tâm trí ta bằng Chân nghĩa là bằng sự ḥa hợp. Khi sự ḥa hợp thấu đến cùng cực th́ ta gọi là chí Thiện. Khi có chí thiện thực sự th́ tỏa chiếu ánh sáng chân, thiện, mỹ ra cùng khắp vũ trụ và gọi là Thái Ḥa” (5). Đó mới thật là ư nghĩa uyên nguyên của cái Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 hay là ngày Trùng Ngũ vậy.
Viết xong, ngày 12 tháng 6 năm 2013,
Tức Tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5 năm Quư Tỵ.
Nguyễn Sơn Hà.
*Tài liệu tham khảo:
- Kinh Dịch
- Sách Tân Ước
(1) Trích tác phẩm “Trùng Phùng Đạo Nội” của triết gia Kim-Định.
(2),(5) Trích tác phẩm “Vũ Trụ Nhân Linh” của triết gia Kim-Định.
(3),(4) Trích tác phẩm “Việt Lư Tố Nguyên” của triết gia Kim-Định.
Bookmarks