Chiến tranh giữa 2 miền Nam-Bắc Việt Nam nếu kể từ trận đầu tiên là trận Ấp Bắc (ngày 31 tháng 12 năm 1962) cho đến trận cuối cùng là Chiến Dịch Hồ Chí Minh (ngày 26 tháng 4 năm 1975) th́ gồm cả hàng trăm trận đánh lớn-nhỏ như trận Đồng Xoài, trận Pleime, trận Làng Vây (trong thập niên 1968), trận Lam Sơn 719, trận Ban Mê Thuột, trận Xuân Lộc (trong thập niên 1975)... nhưng giới nghiên cứu quân sự thế giới đồng ư chỉ có 3 trận đánh chính, cần quan tâm đó là các trận: Mậu Thân 1968 (Hoa Kỳ gọi là Tet Offensive 1968), trận Quảng Trị 1972 (Hoa Kỳ gọi là Easter Offensive, miền Nam VNCH gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972) và trận 30 tháng 4 năm 1975 (Cộng Sản Bắc Việt gọi là Chiến Dịch Hồ Chí Minh).
Nhân dịp tháng 9 là tháng mà ngày 16 tháng 9 năm 1972 là ngày 6 quân nhân của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến (Lữ Đoàn 258) đă dựng lại quốc kỳ miền Nam VNCH nền Vàng 3 sọc Đỏ trên bờ thành phía Tây cổ thành Quảng Trị ( cùng lúc các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến thuộc Lữ đoàn 147 cũng đă làm lễ dựng cờ phía Đông của cổ thành) nên tác giả (bài viết này) chỉ góp chút tài liệu cùng h́nh ảnh về 2 địa danh nổi tiếng trong trận đánh Quảng Trị là Cổ Thành và Đại Lộ Kinh Hoàng.
Cổ Thành trong trận đánh Quảng Trị chính là ṭa thành cổ có tên Đinh Công Tráng, được xây dựng vào năm 1823 thời vua Minh Mạng. Sơ khởi thành này được làm bằng đất nện cho đến năm 1838 th́ được xây lại bằng gạch. Các tài liệu nói là thành có dạng h́nh vuông, chu vi tường thành là gần 2000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m. Bao quanh có hệ thống hào rộng 4 m, sâu 8 m, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Khi trận Quảng Trị xẩy ra th́ trong cổ thành là bản doanh của tiểu khu Quảng Trị và bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh (Bộ chỉ huy Tiền phương của sư đoàn th́ đóng ở căn cứ Ái Tử).
Quảng Trị là tỉnh giới tuyến miền Nam VNCH đối với miền Bắc Cộng Sản và không ai nghĩ hoặc tin là sẽ có ngày Cộng Sản Bắc Việt sẽ vượt làn ranh giới tuyến quy ước (sông Bến Hải-cầu Hiền Lương) để công khai xâm lăng miền Nam VNCH nên v́ thế chính quyền miền Nam VNCH đă để Sư đoàn 3 Bộ Binh pḥng thủ miền giới tuyến này. Sư đoàn 3 Bộ Binh (Tư lệnh là Chuẩn tướng Vũ Văn Giai) là một sư đoàn tân lập (vào tháng 10 năm 1971) gồm 3 trung đoàn (2, 56 và 57). Trong 3 trung đoàn này th́ chỉ trung đoàn 2 là có nhiều kinh nghiệm chiến trường v́ đă được tách ra từ sư đoàn 1 Bộ Binh và hai trung đoàn 56, 57 c̣n lại th́ yếu kém về huấn luyện và kinh nghiệm tác chiến (có các thành phần gốc đào binh trong đơn vị). Chính v́ vậy, tỉnh Quảng Trị được chính quyền miền Nam VNCH tăng phái thêm 2 Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến (147 và 258) nhằm để bảo vệ mặt phía Tây của tỉnh (giáp với nước Lào).
Ngày 30 tháng 3 năm 1972 (đúng 12 giờ trưa), 2 Sư đoàn 304 và 308 Cộng Sản Bắc Việt (khoảng 30.000 quân) với hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh (từ Vĩnh Linh bắn sang), cùng với 150.000 Việt Cộng miền Nam đă vượt qua giới tuyến quy ước (cầu Hiền Lương-sông Bến Hải) để khởi sự trận chiến mà chúng gọi là Chiến dịch Nguyễn Huệ. Thêm vào đó, từ phía Tây của tỉnh Quảng Trị, Cộng Sản Bắc Việt (Sư đoàn 324B) với xe tăng T 54, T 55, PT 76 hỗ trợ, theo đường 9 từ nước Lào vượt qua Khe Sanh, tiến vào thung lũng sông Thạch Hăn. Áp lực quá mạnh của các sư đoàn Cộng Sản Bắc việt đă gây bất ngờ cho quân pḥng thủ của miền Nam VNCH. Các trận pháo ác liệt của Cộng Sản Bắc Việt Cộng (gồm pháo tầm xa 122 ly, 130 ly, pháo pḥng không 37 ly, 57 ly và đặc biệt hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger cùng hỏa tiễn địa không tầm nhiệt SA-7 Strela) thêm thời tiết xấu nên giảm thiểu sự yểm trợ của không quân (miền Nam VNCH và Hoa Kỳ) đă dẫn đến (lần lượt) 11 căn cứ hoả lực của quân đội miền Nam VNCH phải thất thủ (căn cứ Bá Hô, Holcomb, Sarge, Fuller, 2, Khe Gió, Carrol, Mai Lộc, Ái Tử...).
Trước áp lực quá mạnh của phía Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam trong địa bàn Quảng Trị, ngày 30 tháng 4 th́ Chuẩn tướng Vũ Văn Giai mở phiên họp với các đơn vị trưởng thuộc quyền để bàn kế hoạch lui binh và việc lui binh đang khởi sự th́ viên tướng Tư lệnh Quân Đoàn 1 (Hoàng Xuân Lăm) lại ra chỉ thị tử thủ Quảng Trị. Lệnh và phản lệnh giữa quân đoàn và sư đoàn khiến các đơn vị trưởng đă bất tuân thượng lệnh và chính v́ đó mà hệ thống pḥng thủ Quảng Trị đă bị gẫy đổ (v́ các đơn vị tự động rời bỏ vị trí đóng quân để rút lui về hướng Nam). Chuẩn tướng Vũ Văn Giai (cùng bộ tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh) được trực thăng vận từ cổ thành Đinh Công Tráng về Đà Nẵng (ngày 2 tháng 5). Cổ thành Đinh Công Tráng gần như bỏ ngỏ nên phía Cộng Sản Bắc Việt cùng Việt Cộng miền Nam đă chiếm đoạt dễ dàng cứ địa này và sau đó là toàn bộ tỉnh Quảng Trị.
Binh sĩ miền Nam VNCH trong thành phố Quảng Trị và tại vùng phụ cận.
Binh sĩ miền Nam VNCH trong cổ thành Đinh Công Tráng.
Phạm Thắng Vũ
(c̣n tiếp)
Bookmarks