Page 1 of 6 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 58

Thread: Chiến tranh biên giới Việt-Trung

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
    Wikipedia

    .
    Thời gian 17 tháng 2 – 18 tháng 3 năm 1979
    Địa điểm Toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam.
    Nguyên nhân bùng nổ Căng thẳng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thập niên 1970
    Kết quả Trung Quốc rút quân. Cả hai phía tuyên bố chiến thắng.
    Thay đổi lănh thổ Không thay đổi đáng kể
    Tham chiến
    Giải phóng quân Trung Quốc
    Chỉ huy
    Dương Đắc Chí
    Hứa Thế Hữu

    Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Chỉ huy
    Văn Tiến Dũng
    Đàm Quang Trung
    Vũ Lập

    Lực lượng
    300.000-400.000+ bộ binh và 400 xe tăng, hàng chục vạn dân công hỗ trợ vận tải (theo Việt Nam có hơn 600.000 lính Trung Quốc tham chiến)[1]
    (lực lượng của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự bị)[2] 60.000-100.000
    (7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập, biên pḥng và dân quân tự vệ)[2]
    Tổn thất
    Tranh căi, 20.000+ bị giết [3] Việt Nam tuyên bố 26.000 chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủy. [3]
    Nguồn 2: ~13.000 chết[4]
    Trung Quốc tuyên bố 6.900 chết, 15.000 bị thương[1]
    Tranh căi, 20.000 chết hoặc bị thương.[1]
    Nguồn 2: ~8.000 chết[4]
    Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết.[3]
    Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng[1]

    Chiến tranh và xung đột trên bán đảo Đông Dương

    Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa và Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

    Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ư đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu B́nh, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xă Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới c̣n tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được b́nh thường hóa.





    Tên gọi

    Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 1979 hay Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương bắc. Phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) (trên nghĩa rộng là chỉ xung đột biên giới Việt-Trung trong gần mười năm từ năm 1979 đến năm 1989), dân gian quen gọi là Chiến tranh phản kích tự vệ trước Việt Nam (对越自卫反击战, Đối Việt tự vệ phản kích chiến). [5]

    Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3. [6]
    Bối cảnh
    Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

    Tuy được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung Quốc đă bắt đầu thể hiện từ năm 1968. Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đă lên cao. Bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rơ rệt. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc của họ.[7] Và hơn thế nữa, họ muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian.[8] Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối.[7]

    Năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem là một sự phản bội.[9] Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á. Ông rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, cũng không kư thỏa thuận chung. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đă hứa năm 1973.[10] Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược".[9] Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 th́ cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.[11]

    Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy ḿnh bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đă trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam[12] và việc bị Liên Xô bao vây từ phía Bắc. Một nước Campuchia chống Việt Nam đă trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Quốc.

    Quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lănh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục ngh́n dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí khí tài cũng như cố vấn quân sự. Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia,[13] Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam.[12]

    Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nước này đă t́m kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động mà theo Việt Nam là chiến lược bao vây đất nước họ.[14] Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đă bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này. [15]
    Nam Quan, hay Hữu Nghị Quan năm 2007, cửa ải nằm tại biên giới Việt Nam-Trung quốc

    Một lư do nữa khiến căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc leo thang đó là vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam. Trước năm 1975, có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lănh thổ Việt Nam, 15% sống ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và 85% c̣n lại sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Người Hoa đặc biệt có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi họ hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Năm 1956, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lănh thổ, ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh đồng ư trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của ḿnh. Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đă bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của ḿnh. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần.[16][17] Chính sách một quốc tịch bắt đầu, Hoa kiều nếu không nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bị cho thôi việc,[16] các báo và cơ sở giáo dục tiếng Hoa cũng bị đóng cửa.[18] Từ năm 1977 đă có 70.000 Hoa kiều từ Việt Nam quay về Trung Quốc.[18] Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đă có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua Cửa khẩu Hữu Nghị.[19]

    Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Bắc Kinh xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam.[20] Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt Nam, cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978.[21] Cũng năm 1975, Trung Quốc cho Campuchia vay không lấy lăi 1 tỷ USD và kí kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976.[22] Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ với khối ASEAN vốn ở thế đối đầu với các chính quyền cộng sản Đông Dương đồng thời cắt bỏ viện trợ của nước này đối với các đảng cộng sản ở Đông Nam Á.[23]

    Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả Campuchia cũng như Trung Quốc đều lên một đỉnh mới.

    Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc có được lư do để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam sắp tiến hành. Việc Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam cũng hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. Đặng Tiểu B́nh vừa kết thúc chuyến công du sang Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tỏ ra họ có được hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là Mỹ cũng im lặng tán thành. Ngoài ra việc Trung Quốc cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.[24]

    Thêm vào đó, việc Trưởng Ngân khố Mỹ Blumenthal của chính quyền Carter viếng thăm Trung Quốc vào 24 tháng 2 cũng có tác dụng như một lời khuyến khích ngầm Trung Quốc, và có tác dụng phụ đảm bảo với Trung Quốc t́nh h́nh tại vùng duyên hải Phúc Kiến đối diện với Đài Loan sẽ yên tĩnh trong thời gian đầu năm 1979, khiến Trung Quốc có thể yên tâm tái bố trí các lực lượng tại Phúc Kiến về hướng biên giới phía nam với Việt Nam.[25]

    Với lư do cần kinh phí để hỗ trợ Hoa kiều hồi hương, tháng 5 năm 1978, lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đă kư cho Việt Nam và rút bớt chuyên gia về nước.[26] Tháng 7, Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.[26] Tháng 11 năm 1978 Việt Nam kư "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô. Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam. Đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt.[26]

    Trong khi đó, Đặng Tiểu B́nh nổi lên trở thành người lănh đạo quyền lực nhất Trung Quốc. Đặng nh́n thấy cả rắc rối lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách tốt nhất để nắm lấy những cơ hội này là một hành động quân sự.[11] Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền h́nh trực tiếp, Đặng Tiểu B́nh tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học". [26]

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
    Wikipedia
    P2


    Xung đột khu vực

    Cùng lúc căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc lên cao th́ ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đă nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia với hệ quả là Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ.[14] Đứng trước t́nh h́nh đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lư do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu B́nh) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ[27].

    Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm ḍ khả năng tương trợ của Liên Xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), và kư hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự. Nếu thỏa ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc pḥng lớn v́ đặt Trung Quốc vào t́nh thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.[28]

    Về phía Liên Xô, nguy cơ bị cô lập về ngoại giao sau khi quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ trở nên nồng ấm khiến Moskva buộc phải t́m cách tăng cường quan hệ đối với Việt Nam. Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979 từ 450 triệu USD lên 1,1 tỷ USD, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh do sự kiện xung đột Việt Nam Campuchia (từ 125 triệu USD năm 1977 lên 600 triệu năm 1978 và 890 triệu năm 1979).[29]

    Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc

    Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc "phản công" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Phát ngôn viên của Tân Hoa xă nói: "Các lực lượng biên pḥng Trung Quốc đă hành động khi t́nh h́nh trở nên không thể chấp nhận được và không c̣n lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và ḥa b́nh. Sau khi đánh trả các thế lực hiếu chiến đủ mức cần thiết, các lực lượng biên pḥng của chúng tôi sẽ quay lại bảo vệ chặt chẽ biên giới của tổ quốc."[19]

    Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rơ ràng, trong đó dễ thấy nhất là mục đích trừng phạt Việt Nam v́ đă lật đổ chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia - một đồng minh của Trung Quốc và là một trong những chế độ tàn bạo nhất của thế kỉ 20. Về sau, một số nhà sử học suy đoán rằng cuộc chiến có vẻ là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Đặng Tiểu B́nh khi nó thể hiện rơ các khiếm khuyết của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Những người khác cho rằng Đặng Tiểu B́nh gây ra chiến tranh để giữ cho quân đội bận rộn trong khi ông củng cố quyền lực và loại bỏ các đối thủ cánh tả từ thời Mao Trạch Đông.[30]

    Theo Carl Thayer, trong mắt Trung Quốc, Hà Nội đă vô ơn với Bắc Kinh: sau khi được giúp đỡ trong cuộc chiến chống Mỹ th́ quay sang bạc đăi cộng đồng người Hoa, quan hệ nồng ấm với Liên Xô mà khi đó Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh Khmer Đỏ của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" v́ đă thách thức uy quyền và ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng Đông Dương. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để "b́nh định vùng biên giới" sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, Trung Quốc phải hành động để chứng tỏ uy tín của ḿnh trong việc bảo vệ đồng minh Khmer Đỏ.[31]

    Đối với Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch bành trướng về phía Nam của Trung Quốc. [32][33]. Theo phân tích của phía Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm: [34]

    Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt-Trung, đặc biệt là các thị xă trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung Quốc), Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam.
    Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng pḥng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên pḥng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam.
    Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ.

    Tương quan lực lượng tham chiến


    Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến.

    Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, pḥng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[35] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài lực lượng quân chính qui, Trung Quốc c̣n huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính qui phục vụ cho chiến dịch.[36], chỉ riêng tại Quảng Tây đă có đến 215.000 dân công được huy động.[1] Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.

    Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên pḥng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên pḥng) và dân quân tự vệ. Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra c̣n có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện.[37] Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.[34] Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề pḥng Trung Quốc đổi ư tiến sâu vào trung châu. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc pḥng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn nhưng rốt cục không tham gia.

    Diễn biến
    Các hướng tiến công của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới
    Chuẩn bị


    Từ tháng 10 năm 1978 cho đến 15 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm ḍ vào các vị trí pḥng thủ của Việt Nam tại biên giới, với mục đích thu thập thông tin t́nh báo, đe dọa quân Việt Nam, và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới. Các cuộc tấn công nhỏ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng Trung Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông. Không có tài liệu ǵ về các cuộc tấn công thăm ḍ của quân Việt Nam.[38] Dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh là việc Trung Quốc cắt đứt tuyến đường sắt Hữu Nghị nối liền hai nước vào ngày 22 tháng 12 năm 1978.[39] Đến cuối tháng 1 năm 1979, khoảng 17 sư đoàn chính quy Trung Quốc (khoảng 225.000 quân), đă tập trung gần biên giới với Việt Nam. Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom - 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc - đă được đưa đến các sân bay gần biên giới. [40] Các động thái leo thang này của Trung Quốc đă được phía Việt Nam đề cập tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 2 năm 1979. [28]

    Ngày 7 tháng 2, Bắc Kinh báo trước về một chiến dịch tấn công Việt Nam với thông cáo chính thức của chính phủ Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa phản đối việc quân đội Việt Nam tiến vào lănh thổ Campuchia và đề nghị tất cả các quốc gia yêu ḥa b́nh "dùng mọi biện pháp có thể để chấm dứt cuộc xâm lược dă man này".[41] Về mặt ngoại giao, sau khi b́nh thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 1978, trong chuyến thăm Washington từ 28 đến 30 tháng 1, Đặng Tiểu B́nh nhận được sự ủng hộ cần thiết của đồng minh mới Hoa Kỳ trong kế hoạch tấn công Việt Nam, tuy nhiên tổng thống Jimmy Carter cũng cảnh báo Đặng rằng vụ tấn công của Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ không thể nhận được sự ủng hộ về mặt ngoại giao hoặc quân sự quốc tế. [42][43]

    Ngày 15 tháng 2 năm 1979, nhân dịp 29 năm hiệp ước Trung-Xô về vấn đề Mông Cổ và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước hợp tác Trung-Xô, Đặng Tiểu B́nh tuyên bố Trung Quốc chuẩn bị tấn công giới hạn Việt Nam. Để cảnh báo Liên Xô và cũng nhằm ngăn chặn bị tấn công từ hai mặt, Trung Quốc đặt toàn bộ quân đội đóng dọc biên giới Trung-Xô vào t́nh trạng báo động đồng thời thiết lập một sở chỉ huy quân đội mới ở Tân Cương và di tản 300.000 dân khỏi vùng biên giới với Liên Xô. [44]

    Để đối phó lại việc Trung Quốc tập trung bộ binh và vũ khí hạng nặng tại biên giới, cũng như việc các cuộc đột kích vũ trang ngày càng gia tăng, Việt Nam tiến hành chuẩn bị các vị trí pḥng ngự, chuẩn bị tinh thần dân chúng sẵn sàng một khi chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên Việt Nam tại thời điểm đó vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ không tấn công, v́ Trung Quốc vẫn là một nước xă hội chủ nghĩa anh em. Thêm nữa, Việt Nam tin rằng đa phần nhân dân Trung Quốc không ủng hộ chiến tranh và sẽ phản đối chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, tuyên bố của Đặng Tiểu B́nh chỉ một tuần trước khi chiến tranh nổ ra, rằng chiến dịch quân sự của PLA (Quân đội giải phóng nhân dân: People liberation army) sẽ không dài hơn cuộc chiến 1962 với Ấn Độ, cộng với các tuyên bố của Đặng trước đó rằng chiến dịch quân sự này "giới hạn về không gian và thời gian", khiến Hà Nội tin tưởng họ có khả năng cầm chân quân Trung Quốc tại các tỉnh biên giới. [45]

    Lực lượng Việt Nam đương đầu với cuộc tấn công của Trung Quốc chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương. Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, Hà Nội đă tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân tại các tỉnh biên giới. Chỉ có một số đơn vị quân chính qui tham gia chiến trận, nhất là các đơn vị pḥng thủ Lạng Sơn, nhưng ngay cả tại đây, lực lượng chủ yếu vẫn là dân quân và quân địa phương. Hà Nội giữ lại 5 sư đoàn chủ lực ở tuyến sau đề pḥng Trung Quốc tiến sâu về đồng bằng, và đồng thời cũng để giới hạn việc cuộc chiến leo thang. [46]

    Giai đoạn 1


    Mặt trận Lạng Sơn


    Mặt trận Cao Bằng


    5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh.[42][19] Cánh phía Đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra c̣n có quân đoàn 55A tiến từ Pḥng Thành vào Móng Cái. Cánh phía Tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xă Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim B́nh vào Lai Châu. [47] Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.[19]

    Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại c̣n có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa cài cắm từ lâu trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đă mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngă ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.[48]

    Tiến nhanh lúc khởi đầu, nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa h́nh và hệ thống hậu cần lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng.[47] Hệ thống pḥng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn.[49] Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đă có kết quả tốt, họ tiến được vào sâu trong lănh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở Tây Bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở Đông Bắc. Quân Trung Quốc cũng đă vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía Lào Cai. [49]

    Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội h́nh nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng. Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao,[50] có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này.[51] Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đă chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.[19]

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
    Wikipedia
    P3



    Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất.[50] Đây là trận địa pḥng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc.[48] Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xă Đồng Đăng, do lực lượng của 2 tiểu đoàn 4, 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng pḥng thủ không được chi viện nhưng đă chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống pḥng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.[52]

    Ngày 19 tháng 2, Đặng Tiểu B́nh trong cuộc gặp với giới ngoại giao Argentina tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế và Trung Quốc sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn,[53] Cùng ngày, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Pḥng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chủ lực của Việt Nam từ Campuchia về.
    Mặt trận Lào Cai



    Đến 21 tháng 2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xă Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai pḥng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến pḥng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Pḥng.[19]

    Ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu B́nh nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói sẽ rút quân trong ṿng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô can thiệp quân sự, đáp lại kêu gọi rút quân của Mỹ, xoa dịu các nước đang lo ngại về một cuộc chiến lớn hơn, và gây khó hiểu cho Việt Nam[53] Trong khi đó, một tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak của Liên Xô đă rời cảng từ ngày 21 tiến về phía vùng biển Việt Nam. Liên Xô cũng đă bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria chở vũ khí khí tài bay tới Hà Nội. Một phái đoàn quân sự của Liên Xô cùng từ Moskva bay tới Hà Nội.[53]

    Ngày 26 tháng 2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xă này.[50]

    Ngày 25 tháng 2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ quân khu 4 ra) và sau này có thêm sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.[54]

    Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xă Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự pḥng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.[51] Quân Việt Nam c̣n phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ư nghĩa quấy rối.[55]

    Giai đoạn 2

    Bài chi tiết: Trận Lạng Sơn

    Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xă Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc B́nh (phía Đông Nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện.[55] Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3, 337, của Việt Nam đă tổ chức pḥng thủ chu đáo và phản ứng mănh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2 tháng 3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129, cùng nhiều tăng, pháo, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xă Hồng Phong huyện Văn Lăng đến xă Cao Lâu huyện Cao Lộc. Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa pḥng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 gh́m chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía Bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng Tây Bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận pḥng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng. [54] Chiếm được điểm cao 800 và Tam Lung, nhưng trong suốt các ngày từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xă Lạng Sơn, tuy đă dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh.[54] Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, mà có trận quân pḥng thủ Việt Nam đánh đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xă Lạng Sơn ngày 2 tháng 3[55] sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng.[54] Chiều ngày 4, một cánh quân Trung Quốc đă vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xă Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xă.

    Đến đây, phía Việt Nam đă điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như c̣n nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xă Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đă tập kết sau lưng Quân đoàn 14.[54]

    Rút quân



    Những tù binh Trung Quốc bị canh giữ bởi nữ dân quân Việt Nam.


    Một tù binh Trung Quốc bị trói giật cánh khuỷu.

    Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bắc Kinh tuyên bố đă "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Cũng ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc.[56] Ngày 7 tháng 3, Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí ḥa b́nh", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân. [57]

    Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xă Hưng Đạo, huyện Ḥa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đă dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. [58] Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc c̣n phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công tŕnh xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xă thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,... [58]

    Sư đoàn 337 của Việt Nam, lên tham chiến từ ngày 2 tháng 3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Sư đoàn này đến nơi quá muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn, nhưng đă cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích đánh vào quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Mă. [59]

    Ngày 18 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.
    Chiến dịch dân vận của Trung Quốc

    Theo truyền thống, Trung Quốc đề cao việc tuyên truyền chính trị cho binh sỹ và dân chúng của ḿnh về chính nghĩa của họ trong việc cần thiết tiến hành cuộc chiến trừng phạt Việt Nam. Ngay từ trước khi quân Trung Quốc vượt biên giới đánh vào Việt Nam, cả hai bên đă lớn tiếng cáo buộc nhau có các hành vi gây hấn trên tuyến biên giới. Theo phía Trung Quốc, quân Việt Nam đă tiến hành hơn 1100 vụ xâm nhập trên biên giới. Đối lại, Việt Nam cho biết việc quân Trung Quốc tiến hành khiêu khích diễn ra hàng ngày.[19] Cùng với việc quan hệ chính trị trở nên căng thẳng, số vụ xung đột vũ trang tại biên giới cũng tăng lên, từ khoảng 100 vụ năm 1974 lên tới hơn 900 vụ năm 1976.[60] Việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng như việc Việt Nam đưa quân tiếp quản Trường Sa cũng góp phần khiến nguyên nhân bất đồng giữa hai phía trở nên sâu sắc. [60]

    Trung Quốc tuyên truyền trong nhân dân rằng đây là cuộc chiến phản công chống Việt Nam để bảo vệ lănh thổ quốc gia; tuyên truyền với quân đội rằng chiến dịch quân sự này được tiến hành để trừng phạt nhà cầm quyền Việt Nam, cụ thể là "bè lũ Lê Duẩn", và rằng quân đội cần giành được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam.[61] Chiến dịch vận động quần chúng của Trung Quốc tỏ ra có kết quả với dân chúng và cán bộ Trung Quốc tại vùng biên, khiến họ có thể huy động hàng chục vạn dân công tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh và tiếp tế cho quân đội.

    Đối với dân thường Việt Nam, Trung Quốc bỏ ra nhiều công sức tuyên truyền lôi kéo người dân vùng biên, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số sống vắt qua biên giới hai nước như Tày, Nùng (ở Trung Quốc gọi là dân tộc Choang), Dao, Hmong và các nhóm người thiểu số gốc Hoa. Kết quả là trong ngày đầu của cuộc chiến, có nơi, quân Trung Quốc đă được dẫn ṿng qua đồn biên pḥng tiến sâu vào đất Việt Nam mà không bị phát hiện. Phục vụ công tác dân vận tại các khu vực chiến sự, Trung Quốc c̣n thành lập các đơn vị đặc biệt mà nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cũng như kiểm tra hoạt động của các đội vận động quần chúng trong tất cả các đơn vị quân. Theo đó, quân Trung Quốc tiến sang Việt Nam phải giảm tối thiểu những hành động gây xáo trộn, phiền hà đến dân chúng, tôn trọng phong tục tập quán, tài sản, cung cấp gạo, muối, dầu thắp, thuốc chữa bệnh... cho dân cư bản địa. Chính sách này được một số đơn vị Trung Quốc ở vùng Lào Cai thực hiện. [62]

    Tuy nhiên, quân Trung Quốc đă thực hiện nhiều hành động như giết chóc, đốt phá, ngay cả sau khi đă tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xă thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống.[63] Tại thị xă Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công tŕnh ǵ từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu.[63] Tại Đồng Đăng, quân Trung Quốc lấy đi tất cả những ǵ có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những ǵ không mang được đều bị đập phá. Tại thị xă Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10km, ngoài việc phá hủy thị xă, quân Trung Quốc c̣n cho đốt cả mỏ apatit. [64]

    O'Dowd tổng kết là chính sách dân vận của quân Trung Quốc tỏ ra không thành công đối với người dân Việt Nam. Ông lí giải rằng "người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,...". [65]. Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đăi tù binh của quân Trung Quốc đă gây hại cho nỗ lực dân vận của họ. [65] Những hoạt động này một phần là do binh lính Trung Quốc sang Việt Nam bị sốc v́ sự khốc liệt, sức kháng cự của quân Việt Nam cũng như của dân bản địa, [66] một phần nằm trong các phá hoại có kế hoạch và tổ chức, ví dụ như tại thị xă Lạng Sơn.[67] Hoạt động lôi kéo người thiểu số tại biên giới của Trung Quốc cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc từ quân khu Vân Nam rút về nước, tất cả những điệp viên và quân du kích người thiểu số mà họ gây dựng được khi chiếm đóng các khu vực biên giới trong thời gian chiến dịch đều bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và xử tử. [68]

    Chiến tranh tâm lư của Trung Quốc với các lực lượng pḥng thủ của Việt Nam cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, hiếm có đơn vị nào của Việt Nam không đánh trả quyết liệt quân Trung Quốc. Quân Trung Quốc cuối cùng cũng hiểu rằng ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự, họ không có hy vọng giành thắng lợi trong chiến tranh tuyên truyền chính trị. [69]

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
    Wikipedia
    P4



    Phản ứng quốc tế



    Đặng Tiểu B́nh và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter trong một buổi lễ ngày 31 tháng 1 năm 1979.

    Ngay khi cuộc chiến nổ ra, Hoa Kỳ tuyên bố giữ vị trí trung lập và kêu gọi "sự rút quân lập tức của Việt Nam khỏi Campuchia và Trung Quốc khỏi Việt Nam",[49] nói rằng "việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam là sự tiếp nối của việc Việt Nam xâm lược Campuchia".[50] Nhưng theo đánh giá của Nayan Chanda, Hoa Kỳ đă là quốc gia phương Tây duy nhất gần như ủng hộ cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc; trái với lời lên án việc Việt Nam tiến đánh Khmer Đỏ là "một mối đe dọa cho ḥa b́nh và ổn định trong khu vực", tuyên bố của Mỹ về cuộc tấn công của Trung Quốc có hàm ư bào chữa rằng "việc Trung Quốc thâm nhập biên giới Việt Nam là kết quả của việc Việt Nam xâm lược Campuchia".[70] Ngoài Hoa Kỳ th́ đa số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc, sự cô lập này đă ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao bước đầu mở cửa của Bắc Kinh khi đó.[28]

    Ngày 18 tháng 2, Liên Xô viện dẫn hiệp định kư với Việt Nam, thúc giục Trung Quốc "ngừng trước khi quá muộn" và đ̣i Trung Quốc rút quân lập tức và toàn bộ. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, Liên Xô đă lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là "hành động man rợ bất chấp đạo lư của kẻ cướp", đ̣i Trung Quốc lập tức chấm dứt "cuộc chiến tranh xâm lược", và cảnh báo Trung Quốc về ḷng trung thành của Liên Xô đối với hiệp ước quân sự Xô-Việt. Ngoài ra, Liên Xô không có hành động can thiệp quân sự mà chỉ hỗ trợ vận chuyển bằng hàng không và triển khai hải quân ngoài bờ biển Việt Nam[57] nhằm tránh đổ vỡ quan hệ vốn đă căng thẳng với Trung Quốc.[28] Liên Xô cũng cảnh báo Trung Quốc về việc đặt các lực lượng vũ trang Xô Viết ở Siberi vào t́nh trạng báo động đồng thời cung cấp cho Việt Nam các thông tin quân sự thu được từ vệ tinh do thám. Bản thân chính quyền Hà Nội, vốn giữ chiến thuật pḥng thủ trong cuộc chiến, cũng từ chối sự tham gia của các phi công Liên Xô vào các trận đánh.[56] Do không tham gia về quân sự, ngày 10 tháng 3, Liên Xô hứa sẽ tăng viện trợ quân sự cho Việt Nam.[57]

    Đêm hôm Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba cảnh báo Trung Quốc là nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam, kể cả việc đưa quân đến nếu cần.[57] Sau khi biết tin Trung Quốc rút quân, nhật báo Pravda của Liên Xô cũng đưa ra b́nh luận rằng "Liên Xô hiểu được dă tâm của Bắc Kinh v́ vậy đă không đáp lại những khiêu khích quân sự của Trung Quốc với mục đích duy nhất là làm leo thang căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ".[28]

    Tại Liên Hợp Quốc, tranh căi kịch liệt xảy ra xung quanh vấn đề an ninh ở Đông Nam Á. Hai sự kiện Việt Nam đánh vào Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ và Trung Quốc đánh vào Việt Nam cùng được đưa ra bàn luận. Hội đồng Bảo An bị chia rẽ sâu sắc sau các cuộc họp vào các ngày cuối tháng 2.[71] Các nước ASEAN muốn tất cả các lực lượng quân sự nước ngoài rút quân về nước. Mỹ ủng hộ lập trường này. Liên Xô tuyên bố không ủng hộ bất cứ nghị quyết nào không lên án Trung Quốc và đ̣i Trung Quốc rút quân. Ngày 23 tháng 2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án Trung Quốc xâm lược, đ̣i Trung Quốc rút quân và bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, và kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. C̣n Trung Quốc th́ chỉ trích Liên Xô "khuyến khích Việt Nam tấn công Trung Quốc và xâm lược Campuchia". Ngày 24 tháng 2, Trung Quốc đưa dự thảo nghị quyết đ̣i Việt Nam "lập tức rút quân hoàn toàn khỏi Campuchia". Cuối cùng, Liên Hợp Quốc không đi đến được một nghị quyết nào.[71]
    Kết quả cuộc chiến

    Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của.[51] Cuộc chiến để lại đặc biệt nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam c̣n phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hăm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...
    Thương vong và thiệt hại

    Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.[72] Theo nhà sử học Gilles Férier th́ có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút. [73][74] Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000,[75] một số nguồn khác cũng đồng ư với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. [28][76] Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đă có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc. [72] Tháng 4 năm 1979, Tạp chí Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người.[77] Phía Việt Nam có hàng ngh́n dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time th́ có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000). [51] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. [78]

    Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:

    Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
    Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
    Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
    Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.

    Cuộc chiến cũng đă gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xă Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xă, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.[73] Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để nhận được tăng cường viện trợ từ phía Liên Xô, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh. [56] Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đă tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá tŕnh cải tổ kinh tế.[79]

    Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy tŕ một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.
    Đánh giá

    Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.

    Phía Trung Quốc: Đặng Tiểu B́nh khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về quân sự nhưng Trung Quốc "đă đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc". Ông c̣n khẳng định quân Trung Quốc "đă có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn". Quan điểm ít phổ biến hơn là của Trần Vân (Phó Thủ tướng, một trong 5 nhân vật quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức) rằng việc chiếm được Hà Nội không phục vụ được mục đích ǵ, cuộc chiến sẽ có chi phí nặng nề quá sức chịu đựng nếu kéo dài thêm 6 tháng nữa, và v́ lư do tài chính không nên lặp lại một cuộc chiến không phân thắng bại như vậy. [72]

    Theo đánh giá của tác giả King C. Chen,[72] quân Trung Quốc có lẽ đă đạt được 50-55% các mục tiêu có giới hạn của ḿnh.[80] Bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân,[80] quân Trung Quốc đă không đạt được kết quả như các mục tiêu đă công bố: họ đă không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam; không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia;[81] không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều.[82] Điểm yếu của quân Trung Quốc là vũ khí và phương tiện lạc hậu. Ngoài ra, họ đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt Nam.[83] Sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần kém cũng nằm trong các điểm yếu của quân Trung Quốc. [81]

    Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd[84] đánh giá rằng quân Trung Quốc đă thể hiện tŕnh độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đă bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xă mà Trung Quốc tuyên bố đă chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đă cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại ít hiệu quả. Quân Trung Quốc đă không sử dụng được số quân đông một cách hiệu quả bằng các chiến thuật thích hợp và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" (速战速决 tốc chiến tốc quyết). Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Thất bại về mặt chiến thuật đă buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá tŕnh hiện đại hóa quân đội nước này. [56]

    Trên phương diện quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt-Trung cho thấy rằng Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam - một quốc gia cộng sản từng là đồng minh trong nhiều năm, kết quả chiến tranh cũng cho thấy Việt Nam đủ sức chống lại sự can thiệp quân sự đó mà không phải điều động quân chủ lực từ biên giới Tây Nam và miền Nam Việt Nam. Những sự kiện từ cuộc chiến cho thấy mối quan hệ ngoại giao phức tạp Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam với kết quả là Trung Quốc không thể tung toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" v́ chịu sức ép từ phía Liên Xô, đồng thời Liên Xô cũng không sẵn sàng tung quân đội vào tham chiến bảo vệ đồng minh mà chỉ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự. Điều này đă khiến cho rất nhiều người Việt Nam sau đó nghi ngờ về đồng minh Liên Xô cũng như đối với Liên Xô thật sự là một sự thất bại về uy tín.[85] Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam và thất bại trong việc điều chỉnh quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. [28][76]

    Nhiều quan điểm khác cho rằng Trung Quốc đă thất bại về quân sự nhưng lại đạt được một số thành công về chiến lược, trong đó có việc chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu vị thế và uy lực của ḿnh bị thách thức. [31]
    Hậu chiến

    Bài chi tiết: Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990 và Vấn đề lănh thổ biên giới Việt Nam-Trung Quốc

    Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lănh thổ Việt Nam".[86] Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60km2 lănh thổ[87] có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lănh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam.[88]

    Việc Trung Quốc chiếm đóng các lănh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, lên cao vào các năm 1984-1985.[89] Trong tháng 5-6 năm 1981, quân Trung Quốc mở cuộc tấn công vào đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn - 法卡山) ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn,[90] xa hơn về phía tây, quân Trung Quốc cũng vượt biên giới đánh vào các vị trí quanh đồi 1688 ở tỉnh Hà Tuyên. Giao tranh diễn ra hết sức đẫm máu với hàng trăm người thuộc cả hai bên thiệt mạng.[91] Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Đặc biệt tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lăo Sơn. Quân Trung Quốc chiếm một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lănh thổ Việt Nam quá 5km, dù quân đông hơn nhiều.[92]

    Cuộc chiến năm 1979 cho Trung Quốc thấy sự lạc hậu của vũ khí cũng như chiến thuật mà quân đội nước này sử dụng, do đó, sau cuộc chiến là bắt đầu của một cuộc cải cách và hiện đại hóa mạnh đối với Quân giải phóng Trung Quốc, ngày nay công cuộc hiện đại hóa này vẫn tiếp tục.[93] Ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy là ngân sách dành cho quốc pḥng của Trung Quốc tăng từ 15% năm 1978 lên 18% năm 1979.[94]

    Quan hệ xấu với Trung Quốc đă làm Việt Nam đă phải trả một cái giá rất đắt.[31] Việc Trung Quốc duy tŕ áp lực quân sự tại vùng biên giới trong suốt mười năm sau đó buộc Việt Nam cũng phải duy tŕ lực lượng pḥng thủ lớn ở biên giới và miền Bắc.[31] Cùng với việc bị sa lầy với chiến sự dai dẳng ở Campuchia mà Trung Quốc muốn kéo dài,[95] Việt Nam bị cô lập trong mười năm đó trên trường quốc tế.[31] Nền kinh tế yếu kém và bị Mỹ cấm vận phải căng ra duy tŕ một lực lượng quân đội lớn, và phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau năm 1979, t́nh h́nh kinh tế miền Bắc Việt Nam tệ hại đi rất nhiều so với thời kỳ trước đó.[31] Trong khi đó, Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 1978 do công cuộc cải tổ kinh tế của Đặng Tiểu B́nh. 7 năm sau chiến tranh biên giới, Việt Nam mới bắt đầu thời ḱ Đổi Mới, khi đó đă chậm hơn Trung Quốc 8 năm.

    Sau khi Liên Xô tan ră và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được b́nh thường hóa chính thức.

    Từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được cải thiện, cuộc chiến hầu như không c̣n được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, không được nói đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc[30] và một cách hạn chế tại SGK của Việt Nam. Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông gần như lăng quên nó, các tuyển tập bài hát không c̣n in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến không muốn nhắc đến nó.[30] Ở Việt Nam, một số ca khúc có nội dung về cuộc chiến, ví dụ "Chiến đấu v́ độc lập tự do" của Phạm Tuyên, không c̣n được lưu hành trên các phương tiện truyền thông chính thống, đó là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm b́nh thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.[96] Chính phủ Việt Nam để ư chặt chẽ các nội dung báo chí liên quan đến quan hệ Việt - Trung,[97] và báo chí hầu như không nhắc đến cuộc chiến. Theo giải thích của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, th́ Việt Nam "không nói lại chuyện cũ là v́ nghĩa lớn, chứ không phải v́ chúng ta không có lư, không phải v́ người Việt Nam sợ hăi hay chóng quên".[26] Khi được hỏi về cuộc chiến từ 30 năm trước, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng từ nhiều năm trước lănh đạo hai nước đă "thỏa thuận gác lại quá khứ và mở ra tương lai".[98]

    Năm 2009, 30 năm sau cuộc chiến, Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành việc cắm 1971 mốc phân định biên giới[99] sau khi hai chính phủ kí kết hiệp định biên giới, kết thúc đàm phán về các khu vực tranh chấp dọc biên giới.

    Tuy nhiên, các vấn đề về biên giới lănh thổ giữa hai nước vẫn tiếp tục căng thẳng, đặc biệt là vấn đề lănh hải. Xem thêm Vấn đề lănh thổ biên giới Việt Nam - Trung Quốc
    Phản ánh trong văn nghệ
    Việt Nam

    Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 đă được nhắc tới trong hai bộ phim Đất mẹ (1980) của đạo diễn Hải Ninh và Thị xă trong tầm tay (1982) của đạo diễn Đặng Nhật Minh.[100][101][102] Với câu chuyện về chuyến đi của một phóng viên lên Lạng Sơn t́m người yêu trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra, Thị xă trong tầm tay - tác phẩm đầu tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh đă giành giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, và nằm trong cụm tác phẩm của ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III năm 2005.[102][103] Năm 1982, một bộ phim tài liệu với tựa đề Hoa đưa hương nơi đất anh nằm do Trường Thanh thực hiện để nói về một nhà báo người Nhật chết trong thời gian đưa tin chiến tranh biên giới, bộ phim này sau đó đă được đánh giá cao ở Nhật Bản.[104] Trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra và những năm sau đó, hàng loạt bài hát Việt Nam về đề tài chiến tranh và bảo vệ tổ quốc cũng ra đời như Chiến đấu v́ độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lời tạm biệt lúc lên đường của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận của nhạc sĩ Hồng Đăng, Những đôi mắt mang h́nh viên đạn của nhạc sĩ Trần Tiến và Hát về anh của nhạc sĩ Thế Hiển.[96] Về văn học có tiểu thuyết Đêm tháng Hai (1979) của Chu Lai và Chân dung người hàng xóm (1979) của Dương Thu Hương.

    Tuy nhiên, sau đó khi quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Việt Nam b́nh thường trở lại, các tác phẩm trên thường không được phép lưu hành nữa. Các chiến binh cũ cũng như truyền thông tại Việt Nam hầu như không c̣n nhắc đến cuộc chiến này nữa, cũng không nhắc đến những người đă hy sinh trong cuộc chiến này [105][106]. Tuy thế, Ma chiến hữu, một tác phẩm đề cập đến lính Trung Quốc hy sinh trong cuộc chiến này của nhà văn Mạc Ngôn, do Trần Trung Hỷ dịch, lại được in và phát hành tại Việt Nam năm 2009

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    Về tên gọi cuộc chiến Việt - Trung 1979


    Trương Thái Du
    Viết riêng cho BBCVietnamese.com


    Áp phích chống Trung Quốc ở VN khi cuộc chiến nổ ra

    Trong hơn 1000 năm độc lập của ḿnh, người Việt Nam đánh nhau với Trung Quốc năm lần, không kể ba lần diễn ra khi Mông Cổ làm chủ Trung Hoa.

    1. Năm 981 Tống đánh Lê Hoàn, áp đặt lệ thuộc và ép buộc thường xuyên triều cống.
    2. Năm 1075 – 1076 Tống gây hấn để giải tỏa căng thẳng nội bộ do Vương An Thạch cải cách. Sau khi băi binh nhà Tống chiếm cứ một số châu huyện biên giới. Năm 1084, trải nhiều lần ngoại giao, các vùng chiếm đóng đều được trả lại, địa giới tái phân định rơ ràng.
    3. Năm 1407 Minh xâm lược và chiếm đóng Đại Việt hai thập niên.
    4. Năm 1789 Thanh can thiệp dưới chiêu bài “pḥ Lê”.
    5. Năm 1979 Bắc Kinh xua quân “dạy cho Việt Nam một bài học”.

    Đă tṛn ba mươi năm từ ngày cuộc chiến thứ Năm (1979) diễn ra. Bài viết này thử phân tích tương quan lịch sử và những vấn đề liên đới, đặc biệt sẽ cố gắng đi sâu vào các tên gọi từ nhiều phía, hầu tiếp cận bản chất cốt lơi nhất của cuộc chiến.

    'Bành trướng xâm lược'

    Trong năm lần dụng quân, chỉ một lần duy nhất Trung Quốc b́nh định thành công nước Việt (1407). Mọi lư do cho việc động binh đều được “thiên triều” hô hoán “ân đức” như ủng hộ họ Đinh (981), trị phản (1076), phục Trần (1407), pḥ Lê (1789).

    Do đó có thể khẳng định “ân đức” chỉ là cái cớ, nếu thuận lợi th́ chiếm đóng lâu dài (dẫn chứng 1407).

    Tuy vậy, trận chiến 1979 có vẻ rất giống trường hợp 1076, ít nhất khi tham khảo t́nh h́nh nội địa Trung Quốc. Đặng Tiểu B́nh là Vương An Thạch của thế kỷ 20.

    Các bước thăm ḍ ngoại giao và đối nội thận trọng của họ Đặng, kết hợp cùng bối cảnh kinh tế kiệt quệ của Trung Quốc sau mười năm Đại văn cách, cho phép người quan sát uy tín phương Tây đánh giá chiến tranh Việt - Hoa 1979 là “đ̣n trừng phạt có giới hạn” (1).

    Sự chiếm đóng vào lúc ấy nếu không lỗi thời với nhân loại hậu thực dân, th́ cũng khó thực hiện bởi một nước Trung Quốc chưa lo đủ cái ăn, cái mặc cho con dân của ḿnh.

    Song, Hà Nội vẫn gọi những đoàn quân vượt qua biên giới phía bắc của họ là bọn bành trướng Bắc Kinh. Cuộc đối đầu được nhà nước Việt Nam đặt tên là chiến tranh chống xâm lược.

    “Xâm lược” là một từ nhạy cảm cực độ trong lịch sử Việt Nam. Đối với chính thể, nó luôn gây hoang mang và lo lắng, cụ thể là Hà Nội đă lặng lẽ chấm dứt ngay dự án đang triển khai mở rộng thủ đô về bờ bắc sông Hồng. Họ cần con sông làm pḥng tuyến tự nhiên. Có lẽ ḍng Như Nguyệt ở thời điểm 1076 đă dạy họ như thế.

    Đối với nhân dân, đạo bùa vẽ chữ “xâm lược” mang năng lực thần quyền vô địch. Nó khiến các đám đông cấu thành những cộng đồng trong xă hội Việt Nam chỉ c̣n biết xả thân, tất cả cho tiền tuyến.

    Nó làm xao nhăng bất cứ mâu thuẫn nội tại nào, dù rất mới, giả như các cuộc đánh tư sản và hợp tác hóa nông nghiệp rộng khắp, khiến bo bo thứ phẩm và ḿ sợi mốc meo chiếm chỗ trên bàn ăn ở hầu hết các gia đ́nh của một xứ sở có 80% dân số gắn bó với cây lúa nước.

    Né tránh

    Ba mươi năm đă trôi qua, nhà nước Việt Nam hôm nay luôn tránh né mọi chủ đề về cuộc chiến 1979 trước nhân dân. Trả lời câu hỏi tại sao như thế, cũng có thể gián tiếp khơi lộ một phần bản chất thật của cuộc chiến ấy.


    Đặt tên cuộc chiến Việt – Trung 1979, không theo bản chất thật của nó, đă giúp nhà nước chiếm được sự ủng hộ vô bờ bến của toàn dân tộc.


    1. Né tránh v́ tế nhị ngoại giao? Không hẳn vậy. Hiện nay quan hệ Việt – Mỹ không hề ít quan trọng hơn quan hệ Việt – Trung, nhưng tượng đài những anh hùng bỏ ḿnh khi tấn công sứ quán Mỹ năm 1968 trên đường Lê Duẩn vẫn hiên ngang tự tại. Mỗi ngày lễ tết, cờ hoa, băng rôn và khói hương vẫn nghi ngút. Quan hệ Việt – Pháp nói chung là có chiều sâu và đă bền bỉ thử thách qua thời gian, vẫn không làm ảnh hưởng kỷ niệm chiến thắng 1954 và di tích lịch sử Điện Biên Phủ.

    2. Né tránh, v́ nhắc đến cuộc chiến là gợi lại sai lầm cũ. Thật vậy, sự kiêu ngạo của những người chiến thắng vào tháng 4.1975 đă phải trả giá, khi họ nghĩ ḿnh có quyền yêu sách chủ động trong quan hệ quốc tế với các trục địa – chính trị toàn cầu. Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc tồn tại dai dẳng trong cuộc chiến Việt – Mỹ, nó chỉ bùng phát khi người Mỹ rút đi.

    Một sự đa dạng trong quan hệ, mềm dẻo và linh hoạt ở đối sách, không quá cực đoan chiều này hay chiều nọ như chủ tịch Hồ Chí Minh đă từng hết sức ǵn giữ, giải phóng nhưng không chiếm đóng Campuchia, có thể là những điều kiện cần nhất để tránh xung đột 1979 và những hệ lụy kinh tế xă hội khủng khiếp của nó sau đó.

    3. Trên góc độ nhân văn của nền văn hóa Việt Nam, nh́n nhận lại cuộc chiến 1979 diễn ra khá chậm chạp, tối thiểu là khi so sánh với đối phương cũ Trung Quốc.

    Gần đây tôi đă đọc tiểu thuyết “Ma chiến hữu” của Mạc Ngôn, qua bản dịch Việt văn trên thị trường sách văn học chính thống. Nhà văn lớn tiếng tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

    Mạc Ngôn nhận thấy những xác chết của bộ đội Trung Quốc từng được người Việt Nam đếm như xác súc vật cách đây 30 năm ở biên giới phía bắc, đều là di thể của những người nông dân Hoa nam nghèo đói. Họ ṭng quân không phải v́ “chính nghĩa” của nhà cầm quyền Trung Quốc, mà chỉ bởi ba bữa cơm khéo no nơi doanh trại, những bộ quân phục lành lặn, đủ ấm giữa mùa đông.

    Cùng chủ đề với “Ma chiến hữu”, chỉ có thể kể đến những thứ bán chính thức ở Việt Nam, ví dụ như trên blog Osin, một nhà báo hàng đầu: “Ba mươi năm trước, tự sự của một người từng là lính” (2).

    Ở góc độ nào đấy, trí thức Việt Nam vẫn chưa giải tỏa được đạo bùa “xâm lược” mà nhà nước Việt Nam phóng bút ngày nào. Thậm chí tư tưởng của Osin c̣n có phần thụt lùi, nếu so sánh với thái độ thù ghét chiến tranh được Bảo Ninh thể hiện trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” từ năm 1987.

    Chính nhờ “Nỗi buồn chiến tranh” mà thế giới biết đến một nền văn chương phi minh họa vẫn tàng ẩn trong tâm hồn dân tộc Việt Nam, chỉ đợi nhà nước “cởi trói” để khoe sắc hương giữa bốn biển nhân loại yêu chuộng ḥa b́nh.

    Bài học

    Như đă nêu ra ở trên, cuộc chiến Việt – Trung 1979 có nhiều phần giống với xung đột Việt – Tống (1075 – 1076). Nếu năm 1084 người Trung Quốc làm thơ trách vua của họ “V́ tham voi triều cống của Giao Chỉ, mà đánh mất vàng ở châu Quảng Nguyên (chiếm được năm 1076)” (3), th́ năm 2009 này Việt Nam vẫn âm ỉ dư luận tiếc rẻ một phần thác Bản giốc, băi Tục lăm.v.v.. đă thuộc về Trung Quốc sau khi cắm mốc định giới.

    Hiệp định đường biên Việt – Trung có thể nói là một bức trường thành văn minh, ngăn ngừa mọi cuộc xâm lược thực dân của Trung Quốc đối với Việt Nam từ đây trở về sau.

    Những tranh chấp vô tiền khoáng hậu giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Phillipine, Malaysia, Brunei ngoài biển Đông hôm nay, có vẻ v́ dư âm và định kiến từ chiến trận 1979, vẫn thường được dân chúng Việt Nam thu nhỏ thành cuộc xâm lăng mang tên Trung Hoa.

    Đặt tên cuộc chiến Việt – Trung 1979, không theo bản chất thật của nó, đă giúp nhà nước chiếm được sự ủng hộ vô bờ bến của toàn dân tộc. Cho nên nói, năm 1979 người Việt Nam đă chặn đứng đ̣n thù quân sự từ Trung Quốc, cũng không quá đáng chút nào.

    Trong tương lai gần, nếu không có đột phá khẩu từ khoa học nhân văn, th́ tên gọi và diễn biến cuộc chiến Việt – Trung 1979 sẽ không có nhiều cơ may được bàn luận và nhắc nhở thường xuyên trước công luận.

    Chỉ hy vọng, bài học bách chiến bách thắng khi dùng sức dân chống ngoại bang, bảo vệ quyền lợi quốc gia từ hàng ngàn năm nay, sẽ được nhà nước Việt Nam áp dụng thành công trên biển Đông, một cách minh bạch và thẳng thắn.

    ******************** *
    (1): Nguyên văn “a limited punitive strike”, báo Time ngày 5 tháng 3, 1979. [http://www.time.com/time/magazine/ar...16624,00.html]
    (2): http://blog.360.yahoo.com/blog-_Q78P...7qC3PG4?p=7067
    (3): Dịch từ tiếng Hán Việt, theo Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, trang 44.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nh́n của người Nga



    Việt Nam đă anh dũng đẩy lùi cuộc tấn công của Trung Quốc cách đây 30 năm. Mối thù nghịch giữa hai nước tiếp tục trong hơn 2.000 năm.

    Cuộc chiến đă nổ ra năm 1979 bởi v́ những mối quan hệ căng thẳng giữa Liên bang Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Sô Viết và Trung Quốc. Hai chế độ cộng sản đang tranh giành ảnh hưởng đối với các quốc gia trong phe xă hội chủ nghĩa. Bắc Kinh đă không thể khoác lác được về bất cứ thành công nào: phạm vi ảnh hưởng của họ chỉ bao gồm có hai nước Albania và Kampuchea.

    Pol Pot đă tấn công sang những vùng lănh thổ biên giới của Việt Nam năm 1978. Hà Nội đă đáp trả bằng cách đưa quân tràn sang Kampuchea từ tháng 12-1978. Trung Quốc đă có được một lư do để xen vào phe Pol Pot và xâm chiếm Việt Nam cốt để làm suy yếu ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới.

    Hoa Kỳ đứng đằng sau cuộc xung đột: nước này đang đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản. Hoa Kỳ khi đó đă đặt Trung Quốc vào vị trí chống lại các nước đồng minh của Liên Xô bằng hứa hẹn sẽ trợ giúp Bắc Kinh.

    Đội quân Trung Quốc hùng hậu với 600.000 người đă tấn công Việt Nam dọc theo toàn tuyến biên giới dài 1.460 km. Việt Nam chỉ có hai sư đoàn để chống lại 44 sư đoàn Trung Quốc. Khoảng 85% binh lính Việt Nam khi đó đang đóng tại Campuchea, cách xa hàng ngàn cây số. Tuy nhiên, Trung Quốc đă thất bại trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng: Việt Nam đă hành động tuyệt vời mà không cần có vai tṛ cơ bản của các lực lượng chính quy.

    Các đơn vị biên pḥng và dân quân địa phương đă tỏ rơ sức kháng cự mănh liệt trước kẻ thù xâm lược. Những toán quân Trung Quốc chỉ di chuyển được có 15 km trong lănh thổ Việt Nam trong ba ngày đầu của cuộc chiến. Chỉ vài ngàn lính biên pḥng Việt Nam nhưng đă ngăn cản được cả một đoàn quân.

    Chỉ sang ngày thứ ba dân quân Việt Nam mới tham chiến. Các toán quân Trung Quốc di chuyển dọc theo những con đường hẹp trong rừng rậm – địa thế xung quanh rất tiện lợi cho việc gài bẫy. Các binh lính Việt Nam dần dần đă chia cắt quân đội địch thành nhiều mảnh.

    Một nhóm cố vấn Liên Xô đă tới Việt Nam ngày 19 tháng Hai 1979. Moscow đặt quân đội ở Đông Âu của ḿnh trong t́nh trạng báo động cao độ và đă hăm doạ tràn qua Trung Quốc. Hạm đội Thái B́nh Dương của Liên Xô khi đó đang tiến vào vùng biển Trung Quốc. Các chiến đấu cơ Sô Viết chuyển vận một nhóm quân đội Việt Nam từ Campuchea về , để có thể tổ chức được một đội quân Việt Nam hùng hậu 100.000 người.

    Trung Quốc bắt đầu rút các toán quân của họ vào ngày 5 tháng Ba. Họ đă tuyên bố chiến thắng nhưng không bao giờ giải thích lư do v́ sao họ lại thất bại trong việc bảo vệ Pol Pot, đồng minh khát máu của ḿnh. Măi mười năm sau Việt Nam mới rút quân khỏi Campuchea, sau khi đă đánh bại Khmer Đỏ.

    Các binh lính Việt Nam đi theo sau cuộc triệt thoái của quân đội Trung Quốc trong hai tuần và đă tiêu diệt 62.500 lính Trung Quốc. Họ c̣n phá hủy tới 50% vũ khí hạng nặng của quân đội Trung Quốc được sử dụng cho cuộc gây hấn này.

    Những dấu tích của cuộc chiến vẫn c̣n vang vọng lại cho tới hôm nay.Cuộc tấn công bất ngờ năm 1979 đă chứng tỏ rằng Việt Nam có một trong những đội quân thiện chiến nhất trên thế giới, họ hiểu rơ cách làm sao để bảo vệ vùng đất quê hương ḿnh.

    Sergei Balmasov
    http://www.thegioivohinh.com/diendan...ad.php?t=45810

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    Nh́n lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979



    Trương Tiểu Minh
    Air War College
    Montgomery, Alabama, Mỹ



    Nguyên tác:
    Xiaoming Zhang, “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment”
    The China Quarterly, bộ 184, tháng 12 năm 2005, trang 851-874



    Lời người dịch: Thấm thoát đă hơn 30 năm từ ngày cuộc chiến Việt-Trung nổ ra năm 1979, và mặc dù cả hai nước đều cho là ḿnh đă thắng, số lượng tài liệu được Trung Quốc và Việt Nam công bố về cuộc chiến tranh này vẫn c̣n rất ít. Bài viết dưới đây của một học giả gốc người Trung Quốc (hiện giảng dạy tại trường Cao Đẳng Không Chiến (Air War College) thuộc Bộ Không Quân Mỹ) được đăng vào năm 2005 trên tờ China Quarterly, một tạp chí quốc tế có uy tín xuất bản tại Anh, là một công tŕnh học thuật đáng chú ư về cuộc chiến tranh này. Để giữ sự trung thực so với nguyên bản, người dịch đă cố gắng truyền đạt cách diễn tả của tác giả. Khi đọc bài này, nhiều độc giả Việt Nam có thể sẽ cho rằng một số nhận xét của tác giả là rất chủ quan và nhiều vấn đề là khá nhạy cảm. Tuy nhiên bài viết này, ở mức độ nào đó, cung cấp nhiều thông tin đă được kiểm chứng và có giá trị sử liệu. Hy vọng bài viết này cũng tạo nên một sự thôi thúc để Trung Quốc, và đặc biệt là chính quyền Việt Nam, cung cấp thêm nhiều thông tin và bằng chứng để các nhà sử học cũng như thế hệ tương lai có một cái nh́n đầy đủ và chính xác hơn về cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu này.

    Mục đích của bài báo này là nhằm tŕnh bày về cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979. Bài báo nhắc lại những mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc với Việt Nam và ảnh hưởng của những mối quan hệ này lên những toan tính chiến tranh của Bắc Kinh, cũng như vai tṛ của Đặng Tiểu B́nh, chiến lược quân sự và sự chuẩn bị của Trung Quốc cho cuộc tấn công. Bài báo cũng chỉ ra cách thức tiến hành chiến tranh của Bắc Kinh mang màu sắc đặc thù Trung Quốc như thế nào: tính toán khi nào và sử dụng ra sao sức mạnh quân sự, mục tiêu quan trọng trong chiến tranh, và cơ sở trong việc nhận định về thắng lợi. Bài báo cũng điểm lại những hậu quả của cuộc xung đột ở cả hai lĩnh vực chính trị và quân sự, những bài học đă được rút tỉa dưới con mắt của chính người Trung Quốc.

    Đầu năm 1979 Trung Quốc đă xâm lược Việt Nam, theo cách nói của lănh đạo Trung Quốc là để “dạy cho Việt Nam một bài học” nhớ đời. Mặc dầu Bắc Kinh tự cho là đă thắng lợi nhưng nói chung trong giới học giả vẫn tồn tại nhiều tranh căi cho rằng cuộc chiến tranh đă không diễn ra như Trung Quốc mong đợi v́ trong cuộc xung đột này Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (QGPND) đă tác chiến hết sức tồi tệ. Chính Trung Quốc chứ không phải Việt Nam đă rút ra một bài học từ cuộc chiến này. Các tài liệu của Trung Quốc về cuộc chiến tranh này vẫn được niêm phong rất cẩn mật do đó các thông tin về cuộc chiến không chỉ chắp vá chủ quan mà c̣n đáng ngờ về tính xác thực. Mặc dù đă có một ít tài liệu bằng tiếng Anh, nhưng phần nhiều chỉ là đồn đoán và không chính xác, lưu truyền không chính thức ở Hồng Kông và Đài Loan. Gần đây do việc kiểm soát thông tin của Bắc Kinh có phần lỏng lẻo hơn nên nhiều tài liệu lưu hành nội bộ về khả năng và kinh nghiệm của QGPND trong chiến tranh 1979 đă thấy xuất hiện rải rác trong các thư viện tại Mỹ và có thể truy cập trên Internet. Thêm vào đó, hồi kư của một số sĩ quan cao cấp Trung Quốc cũng đă cho thấy nhiều thông tin giá trị.

    Dựa trên các tư liệu nghiên cứu của một số học giả hàng đầu, bài viết này cố gắng tŕnh bày cái nh́n của người Trung Quốc đối với cuộc chiến Việt-Trung năm 1979. Đầu tiên là thảo luận về các mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc và Việt Nam và ảnh hưởng của các mối quan hệ này trên quyết định tấn công Việt Nam của Bắc Kinh, cũng như vai tṛ của Đặng Tiểu B́nh. Kế đến là xét lại vai tṛ của QGPND bao gồm chiến thuật, chiến lược của Trung Quốc cho cuộc xâm lăng và những quan điểm riêng của QGPND về vận hành bộ máy quân sự. Cuối cùng là điểm lại những tác động của cuộc xung đột, trên cả hai lĩnh vực chính trị cũng như quân sự, và những bài học rút ra bởi chính người Trung Quốc. Bài báo cũng đưa ra những dẫn chứng về cách thức tiến hành chiến tranh của Bắc Kinh, chỉ ra tính đặc thù kiểu Trung Quốc trong tác chiến: không ngần ngại sử dụng sức mạnh quân sự sau khi tính toán một cách cẩn thận khi nào và sử dụng ra sao; mục tiêu quan trọng của QGPND là giành và giữ thế chủ động trong tác chiến, và nền tảng cơ bản mà người Trung Quốc đă dựa vào đó để đánh giá thành công về mặt quân sự, đó là lợi thế địa chính trị hơn là hiệu suất tác chiến. Mặc dù đă bị người Việt Nam làm khốn đốn nhưng QGPND đă hoàn thành được mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh, buộc Việt Nam phải chia lửa cho pḥng tuyến ở biên giới phía bắc, và buộc quốc gia này phải giảm phiêu lưu quân sự ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, QGPND vẫn chưa rút ra được bài học từ cuộc chiến tranh này, đó là truyền thống và triết lư quân sự của Trung Quốc đă quá lỗi thời, điều này có thể cản trở công cuộc hiện đại hóa thay đổi bộ mặt của Trung Quốc trên trường quốc tế.

    Yếu tố văn hóa lịch sử

    Bắc Kinh và Hà Nội đă từng là đồng minh thân thiết kể từ cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất vào những năm đầu thập niên 1950. Thế th́ tại sao sau đó nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa lại đi đến quyết định tiến hành chiến tranh với nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào cuối năm 1978? Theo lư lẽ của Bắc Kinh th́ dường như nguyên nhân là do “giấc mộng xưng bá” của Hà Nội ở khu vực Đông Nam Á; gây hấn ở biên giới với Trung Quốc và xâm phạm vào lănh thổ của Trung Quốc; ngược đăi người Hoa ở Việt Nam; đi theo Liên Xô trong lúc nước này đang muốn mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Các nhà quan sát vào thời điểm đó và nhiều nghiên cứu sau này cho rằng mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh là làm giảm bớt áp lực quân sự lên Campuchia, buộc quân đội Việt Nam phải chia lửa ở mặt trận thứ hai. Robert Ross (học giả người Mỹ, hiện là giáo sư ở Boston College - ND) th́ cho rằng việc Trung Quốc sử dụng quân đội chống lại Việt Nam không phải là phản ứng trước sự bành trướng của Hà Nội ở Đông Dương mà là phản ứng trước sự về hùa của Việt Nam với Liên Xô nhằm bao vây Trung Quốc từ Đông Nam Á. Những nghiên cứu khác lại cho rằng Trung Quốc hành động như thế để làm mất thể diện của Liên Xô, nước đang đóng vai tṛ như một đồng minh tin cậy của Hà Nội trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

    Trong một nghiên cứu về mối quan hệ của Bắc Kinh với Hà Nội trước chiến thắng 1975, Trại Cường (Zhai Qiang) tác giả cuốn China and the Vietnam Wars, 1950-1975 -- ND) đă cho rằng “chính sách thực dụng không chỉ là lời nói suông” được phát đi từ các nhà lănh đạo Trung Quốc khi đề cập đến các mối quan hệ quốc tế. Mặc dầu họ tuyên bố chính họ là những môn đồ của chủ nghĩa quốc tế Mác-Lênin song họ lại kế thừa hoàn toàn cái di sản lịch sử của Trung Hoa: quan niệm Đại Hán theo đó Trung Quốc là cái nôi của thế giới. Các quốc gia nhỏ bé khác bên ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, là man di và phải là những chư hầu trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Mặt khác, “niềm kiêu hănh lịch sử và độ nhạy cảm văn hóa” là nhân tố chính có ảnh hưởng đến thái độ của người Việt Nam đối với Trung Quốc. Suốt chiều dài lịch sử của ḿnh, người Việt Nam đă thích thú khi vay mượn và bắt chước nền văn minh cũng như thể chế Trung Quốc để làm nên bản sắc riêng, nhưng họ lại rất sắt đá trong việc bảo tồn di sản văn hóa và nền độc lập của họ. Họ yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ khi gặp khó khăn nội bộ, nhưng khi họ giành được tự do và thống nhất đất nước th́ họ lại quay ra thù địch với Trung Quốc. Những h́nh ảnh được khắc ghi trong ḷng các lănh tụ và nhân dân hai nước về t́nh hữu nghị giữa hai quốc gia dường như đă đóng một vai tṛ đáng kể trong quyết định của Bắc Kinh khi tiến hành cuộc tấn công trừng phạt chống lại Việt Nam.

    Từ đầu những năm 1950, Trung Quốc đă là người hậu thuẫn mạnh mẽ của Hà Nội trên cả hai lĩnh vực quân sự lẫn chính trị. Trung Quốc đă giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đấu tranh cách mạng chống lại Pháp và đánh đuổi xâm lược Mỹ. Những nghiên cứu ngày nay đă chỉ ra rằng chính sách của Trung Quốc dành cho Hà Nội trong hai cuộc chiến tranh Đông Dương đầu tiên là xuất phát từ việc cân nhắc nhiều mặt từ truyền thống lịch sử đến ư thức hệ cách mạng và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, thái độ bề trên của Bắc Kinh vẫn thống trị tư tưởng của họ trong quan hệ với Việt Nam. Mặc dầu các lănh tụ Trung Quốc lặp đi lặp lại tuyên bố rằng Việt Nam sẽ được đối xử “b́nh đẳng” nhưng Trần Kiên (Chen Jian) lại thấy rằng chính những phát biểu hùng biện đó đă phản ảnh niềm tin mạnh mẽ rằng “họ đă nắm được vị thế để có thể chi phối mọi quan hệ với các nước láng giềng”. Bắc Kinh luôn nói rằng họ không bao giờ gây sức ép về chính trị và kinh tế thông qua viện trợ vật chất và quân sự khổng lồ cho Hà Nội, nhưng họ lại muốn Hà Nội phải thừa nhận vai tṛ lănh đạo của Trung Quốc đối với phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực và trên thế giới. Thái độ này của Trung Quốc đă khiến Việt Nam, một quốc gia rất nhạy cảm với quá khứ đầy rẫy những rắc rối với Trung Hoa, trở nên tức giận. Mặc dầu có lúc Bắc Kinh và Hà Nội gọi nhau là “những người đồng chí anh em” nhưng sự thật th́ mối ác cảm của người Việt Nam đối với Trung Quốc đă được Bắc Kinh nhận thức một cách rơ ràng

    Một tài liệu của Trung Quốc đề cập đến chiến tranh 1979 đă ghi lại những hoạt động được coi là thù nghịch của Việt Nam từ sau năm 1975 đă làm tổn thương mạnh đến quan niệm bề trên của người Trung Quốc. Bộ Chính Trị Việt Nam đă thông qua một chính sách coi đế quốc Mỹ là kẻ thù lâu dài nhưng lại coi Trung Quốc là “kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp nhất”, và là “kẻ thù tiềm năng mới” mà Việt Nam phải chuẩn bị để chiến đấu. Trong một phản ứng với Trung Quốc, Chủ nhiệm tổng cục chính trị của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đă nhấn mạnh rằng các lực lượng vũ trang Việt Nam sẽ phải tiến hành một cuộc tổng tiến công quân Trung Quốc, chủ động tấn công và phản công đánh đuổi kẻ thù bên trong và thậm chí cả bên ngoài lănh thổ Việt Nam, và biến cả miền biên giới thành mặt trận chống Tàu. Thái độ coi thường của Việt Nam đối với QGPND và sự cả tin vào sức mạnh quân sự của ḿnh đă là chất xúc tác thúc đẩy quân đội Trung Quốc tiến hành chiến tranh. Lực lượng chiến đấu đă được tôi luyện của QĐND Việt Nam đă tham gia tác chiến hầu như liên tục trong nhiều thập kỷ và đă chiến thắng được hai cường quốc lớn phương Tây. Trong khi đó các chuyên gia Việt Nam cho rằng khả năng và tinh thần chiến đấu của QGPND là thấp kém và hạn chế. QĐND Việt Nam rất tự hào với vũ khí của Nga và các trang thiết bị quân sự thu hồi của Mỹ. Theo các hăng truyền thông của Việt Nam các vũ khí đó hơn hẳn với bất kỳ trang bị nào của QGPND.

    Trong hơn hai mươi năm Trung Quốc đă viện trợ cho Hà Nội trên 20 tỷ đô la Mỹ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Khi Việt Nam bắt đầu ép buộc người Hoa ở miền bắc hồi cư và gia tăng bạo lực trên biên giới với Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc đă cho rằng Hà Nội vong ơn bội nghĩa trước những giúp đỡ và hy sinh của Trung Quốc. Những người Trung Quốc đă từng giúp đỡ những người cộng sản Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ đă cảm thấy như bị phản bội và đă hăm hở để “dạy cho Việt Nam bài học”. Trong số đó có Đặng Tiểu B́nh, phó thủ tướng và là tổng tham mưu trưởng QGPND. Họ Đặng đă tỏ ra bực ḿnh với thái độ khiếm nhă của Việt Nam đối với những giúp đỡ của Trung Quốc đă được sử sách ghi chép từ giữa những năm 1960. Sự thù nghịch giữa hai nước đă tăng mạnh vào cuối những năm 1970, và ngày càng trở nên nhạy cảm, thậm chí đă có lúc Việt Nam được Trung Quốc gọi là đồ khốn nạn (wangbadan) trước một nhà lănh đạo nước ngoài. Các nhà lư luận quân sự nói chung đều nhất trí rằng t́nh trạng “thù nghịch ở cả hai phía, giận dữ và căm thù đă h́nh thành và ngày càng sôi sục”. Sự láo xược của Việt Nam thể hiện qua những va chạm dọc biên giới mỗi ngày một tăng và sự ra đi ồ ạt của Hoa kiều đă tác động mạnh lên quyết định dùng vũ lực của các nhà lănh đạo chính trị và quân sự.

    Động thái của Trung Quốc trước cuộc tấn công

    Vẫn chưa có những tài liệu chắc chắn nào cho thấy lúc nào và như thế nào Bắc Kinh đă ra quyết định tiến hành chiến tranh chống Việt Nam. Nayan Chanda, phóng viên Đông Nam Á kỳ cựu của Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông đă chỉ đưa ra được vài chi tiết cho rằng cấp lănh đạo Trung Quốc đă ra quyết định “dạy cho Việt Nam bài học” v́ thái độ “vô ơn và ngạo mạn” trong một cuộc họp Bộ Chính Trị hàng tuần vào đầu tháng Bảy năm 1978. Tuy nhiên ông ta lại cho rằng trong cuộc họp đó cấp lănh đạo Trung Quốc, khi thông qua quyết định tấn công Việt Nam, có vẻ như họ đă được thuyết phục rằng việc này chỉ để nhằm “làm suy yếu vị thế của Xô-viết trong thế giới thứ ba”. Các nguồn tin mới đây từ Trung Quốc th́ lại giả thiết rằng sự tính toán đến các phản ứng quân sự đối với cuộc khủng hoảng giữa Việt Nam và Trung Quốc là một quá tŕnh hết sức chậm chạp v́ khá lâu sau đó cũng không có một quyết định nào được thông qua. Hơn nữa, cuộc chiến khởi đầu được coi như là một xung đột cục bộ giữa hai nước chứ không phải là một phần của chiến lược chống bá quyền toàn cầu của Trung Quốc. Trong những năm đầu của thời kỳ hậu Mao, Bắc Kinh áp dụng chính sách lănh đạo thừa kế. Chính sách lănh đạo thừa kế này liên quan đến việc gia hạn năm công tác với chức năng tư vấn không chính thức cho các lănh tụ cao cấp và các cấp thấp hơn như các viên chức chính phủ và sĩ quan quân đội để họ đảm nhận các vấn đề trước khi có quyết định cuối cùng.

    Châu Đức Lễ (Zhou Deli), tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu, kể lại rằng vào tháng Chín năm 1978 đă có một cuộc họp được tổ chức trong bộ tổng tham mưu QGPND bàn về vấn đề “làm sao đối phó với nạn xâm chiếm lănh thổ của quân đội Việt Nam”. Mối quan tâm ban đầu là vấn đề xung đột biên giới. Vấn đề này lúc đó đă được coi như nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai nước từ năm 1976.

    Một đề xuất sơ bộ đề nghị tiến hành một chiến dịch quy mô nhỏ nhằm vào một trung đoàn bộ đội địa phương thuộc huyện Trùng Khánh của Việt Nam nằm sát đường biên giới với tỉnh Quảng Tây. Tuy nhiên, sau khi một báo cáo của t́nh báo cho biết cuộc xâm lăng Campuchia của Việt Nam sắp xảy ra th́ đa số người tham gia đều đồng ư rằng bất kỳ một hành động quân sự nào được tiến hành cũng đều phải gây được ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và t́nh h́nh ở Đông Nam Á. Mọi người đều khuyến cáo phải tiến công vào các đơn vị quân đội chính quy của Việt Nam trên một địa h́nh rộng lớn. Mặc dầu cuộc họp kết thúc mà không đưa ra bất cứ quyết định cụ thể nào nhưng nó đă cho thấy h́nh hài của một kế hoạch chiến tranh có thể xảy ra của Trung Quốc nhằm vào Hà Nội và có thể nó là những bằng chứng đầu tiên có liên quan đến những hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biên giới phía bắc của Việt Nam nhằm tạo áp lực lên thái độ được coi là hiếu chiến của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á.

    Tuy nhiên, một chiến dịch quân sự quy mô lớn có thể làm xấu đi h́nh ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế trong khu vực lẫn thế giới. Họ Đặng đă lập kế hoạch thăm chính thức Thái Lan, Mă Lai và Sinh-ga-po vào đầu tháng 11 năm 1978 nhằm ḍ xét và t́m sự hậu thuẫn của các nước này đối với chính sách của Trung Quốc lên Việt Nam. Trong chuyến thăm viếng, Đặng đă thuyết phục các nước chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực chống lại sự xâm lược của Việt Nam nếu nước này tấn công Campuchia. Trong nước, các phương tiện truyền thông đều đăng xă luận và b́nh luận về việc trừng phạt sự xâm lăng của Việt Nam vào lănh thổ Trung Quốc và cảnh báo về một sự trả đũa có thể xảy ra.

    Ngày 23 tháng 11 năm 1978, Bộ Tổng Tham Mưu Trung Quốc đă triệu tập một cuộc họp khác. Tại đây một kịch bản mới về chiến tranh đă được bàn bạc kỹ lưỡng. Sau khi cân nhắc các khuyến cáo trước đó, Bộ Tổng Tham Mưu đă quyết định mở rộng quy mô và thời gian của chiến dịch. Các kế hoạch đă nhằm vào các vị trí quân sự chính của Việt Nam và các thành phố bên kia biên giới của Vân Nam và Quảng Tây như các mục tiêu cần tấn công, ngăn chặn nhằm làm nhụt ư chí xâm lược của Việt Nam. Có một số ư kiến cho rằng các chiến dịch như thế không đủ rộng lớn v́ mới chỉ đến các vùng hẻo lánh và không đủ sức răn đe tức thời Hà Nội. Tuy nhiên cuối cùng không có sự phản đối v́ họ cho rằng ban lănh đạo Trung ương đă cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề. Cuộc họp chỉ định hai quân khu Quảng Châu và Côn Minh sẽ thực hiện chiến dịch này. Ngoài ra cuộc họp cũng khuyến cáo về việc chuyển giao một lực lượng dự bị chiến lược QGPND bao gồm 4 quân đoàn và 1 sư đoàn lấy từ quân khu Vũ Hán và Thành Đô để củng cố cho mặt trận Quảng Tây và Vân Nam.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    Nh́n lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979
    P2




    Ngày 7 tháng 12 năm 1978, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đă triệu tập một cuộc họp, kéo dài khoảng 4 đến 5 giờ và quyết định phát động một cuộc chiến tranh hạn chế trên tuyến biên giới phía nam Trung Quốc để “giáng trả” Việt Nam. Ngày kế tiếp là việc chỉ thị cho hai quân khu Quảng Châu và Côn Minh tiến hành chiến dịch quân sự này với các đơn vị đă sẵn sàng chiến đấu từ ngày 10 tháng Giêng năm 1979. Chỉ thị này nêu rơ cuộc chiến tranh được hạn chế nghiêm ngặt trong ṿng bán kính 50km từ đường biên giới và kéo dài trong 2 tuần. Binh pháp truyền thống của QGPND đă được nhấn mạnh đó là việc dùng hai đội quân nhằm “Tập trung biển người để bao vây quân địch từ hai bên sườn nhằm tiêu diệt từng bộ phận quân địch bằng những trận đánh hủy diệt theo phương thức đánh nhanh rút gọn”. Tuy thời điểm cho mệnh lệnh này được hiểu là Trung Quốc phản ứng lại với sự xâm lăng Campuchia sắp xảy ra của Việt Nam, nhưng bằng cách dựng lên một chiến dịch quân sự lớn thậm chí trước khi quân đội Việt Nam vượt sông Mê-kông cũng đă thể hiện sự giận dữ từ nhiều năm do thái độ vô ơn của Việt Nam gây nên.

    Đặng Tiểu B́nh ra quyết định

    Mặc dầu cỗ máy chiến tranh của Trung Quốc đă được khởi động từ đầu tháng 12 năm 1978, nhưng ngày tấn công chính xác vẫn chưa được ấn định. Những nghiên cứu ban đầu đă suy diễn rằng quyết định tấn công của Bắc Kinh đă xuất hiện từ Hội Nghị Công Tác Trung Ương vào khoảng 10 tháng 11 đến 15 tháng 12 năm 1978. Thực tế, cuộc họp này đă kêu gọi xem xét một nghị tŕnh cải cách kinh tế trong ṿng 10 năm, chấm dứt việc đề cập đến những di sản của Cách Mạng Văn Hóa. Đến nay vẫn chưa được biết là đă có cuộc thảo luận quan trọng về t́nh h́nh Đông Dương hay không. Tuy thế, cuộc họp đă củng cố vị trí của họ Đặng trong ban lănh đạo, cho phép ông ta, dù chỉ là một trong năm phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhưng kiêm chức Tổng tham mưu trưởng quân đội, trở thành người ra quyết định về vấn đề Việt Nam.

    Trong cuộc họp Quân ủy Trung ương vào trước đầu năm Dương lịch, họ Đặng đă chính thức đề xuất một cuộc chiến tranh trừng phạt Việt Nam. Tất cả những người tham gia cuộc họp bao gồm cả chủ tịch ĐCSTQ Hoa Quốc Phong, theo như báo chí đă đưa tin, cũng ủng hộ đề xuất này. Cũng tại cuộc họp này Đặng đă chỉ định Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) làm chỉ huy chiến dịch ở đông Quảng Tây và Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), tư lệnh quân khu Vũ Hán, chỉ huy ở miền tây Vân Nam, không dùng Vương Tất Thành (Wang Bicheng), tư lệnh quân khu Côn Minh. Để đáp ứng với việc thay đổi các cấp chỉ huy chiến trường, Đặng đă cử hai phó tổng tham mưu trưởng của ông ta đến Côn Minh để giám sát việc chuyển giao quyền lực và chuẩn bị chiến tranh. Không có một bộ tư lệnh trung tâm, hai quân khu sẽ tiến hành chiến đấu một cách độc lập không có phối hợp hoặc hiệp đồng. Cuộc họp cũng nhắc lại rằng cuộc tấn công phải được tiến hành chớp nhoáng và tất cả các đơn vị phải rút về sau khi đạt được mục tiêu của chiến dịch.

    Các tài liệu hiện nay đều đưa ra giả thiết là có một vài lănh tụ Trung Quốc đă phản đối việc tấn công Việt Nam, nhưng các tài liệu đó đă không thống nhất được là những lănh tụ nào đă phản đối và phản đối theo h́nh thức nào. Khi Đặng đă là kiến trúc sư trưởng của kịch bản th́ khó có ai dám thách thức được quyết định của ông ta, một con người đầy uy tín cũng như thâm niên trong đảng. Kiểm soát được Bộ Tổng Tham Mưu Đặng đă có được các phương tiện thuận lợi nhất để thúc cỗ máy chiến tranh của Trung Quốc vận hành trước khi ban lănh đạo Trung ương đưa ra một quyết định chính thức. Hành động giống như Mao, Đặng đă tham khảo ư kiến của các đồng sự tin cậy trong chỗ riêng tư trước khi ra quyết định và sau đó chỉ thực hiện quyết định khi đă có sự tán thành của Bộ Chính Trị. Một trong những đồng sự gần gũi nhất của Đặng là Trần Vân (Chen Yun), một phó chủ tịch khác của ĐCSTQ và cán bộ trung kiên của đảng, đă có những đóng góp quan trọng cho quyết định tấn công Việt Nam.

    Có một số quan tâm hàng đầu trong Bộ Chính Trị: liệu Liên Xô có phản ứng bằng cách tấn công từ phía bắc khiến quân đội Trung Quốc phải chiến đấu trên hai mặt trận; liệu Liên Xô có nhân cơ hội để trục lợi từ t́nh h́nh chăng? Thế giới sẽ phản ứng lại thế nào? Và liệu chiến tranh với Việt Nam có làm trở ngại đến nghị tŕnh mới của Trung Quốc là hiện đại hóa nền kinh tế? Mối lo lớn nhất là phản ứng của Liên Xô. Theo các phân tích t́nh báo của Bộ Tổng Tham Mưu, Matx-cơ-va có thể sẽ tung ra 3 chiến dịch quân sự nhằm đáp trả cuộc xâm lăng của Trung Quốc và Việt Nam: một cuộc đột kích quân sự lớn bao gồm cả tấn công trực diện vào thủ đô Bắc Kinh; xúi giục các phần tử dân tộc thiểu số có vũ trang đang lưu vong ở Liên Xô quay về tấn công vào các tiền đồn Trung Quốc ở Tân Cương (Xinjiang) và Nội Mông (Inner Mongolia); hoặc sử dụng các cuộc giao tranh nhỏ gây ra sự căng thẳng biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, khi mà Liên Xô chưa có lực lượng đầy đủ để tiến hành bất cứ các hoạt động quân sự lớn nào chống lại Trung Quốc một cách ngay lập tức th́ các lănh tụ đảng, đặc biệt là Đặng, đă tin rằng một cuộc chiến tranh vào Việt Nam chớp nhoáng, có giới hạn, và mang tính tự vệ sẽ không kích thích đủ sự can thiệp của Matx-cơ-va hay một làn sóng phản đối quốc tế nào. Hai cuộc xung đột biên giới trước đó với Ấn Độ (1962) và Liên Xô (1969) đă minh chứng cho lập luận này. Ư định về một cuộc chiến tranh nhanh gọn cũng đă thuyết phục được một số phản đối trong nội bộ và biện hộ cho sự lựa chọn chính sách của Bắc Kinh. Tuy nhiên các lănh tụ Trung Quốc cũng không dám lơ là cảnh giác bằng cách đồng thời ra lệnh cho các đơn vị quân đội ở các quân khu miền bắc và tây bắc luôn ở vào tư thế sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp Liên Xô tấn công.

    Cuộc họp vào ngày lễ Giáng Sinh đă quyết định hoăn lại thời điểm tấn công Việt Nam. Các nhà phân tích phương Tây đă cho rằng lư do Bắc Kinh vẫn c̣n đắn đo là v́ lo sợ phản ứng quốc tế. Chuyến công du nằm trong kế hoạch của Đặng đến Mỹ và Nhật đă được thu xếp để “thăm ḍ phản ứng dư luận”. Tuy nhiên những đồng sự thân cận của Đặng đă cho rằng ngay cả những sự chống đối của quốc tế, nếu có, cũng không ngăn cản được ông ta v́ Đặng chưa bao giờ nhân nhượng bất cứ điều ǵ một khi ông ta đă quyết. Các lănh tụ Trung Quốc cũng rất lo lắng v́ không biết lực lượng của họ có đủ thời gian để chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chiến tranh hay không. Binh lính Trung Quốc chưa tham gia vào bất cứ cuộc chiến tranh lâu dài nào, trong khi nhiều người trong quân đội không thể hiểu được v́ sao cuộc chiến sắp xảy ra lại nhằm vào một đồng minh truyền thống và là một quốc gia láng giềng nhỏ bé. Không lâu sau cuộc họp lễ Giáng Sinh, Đặng đă cử Dương Dũng (Yang Yong), tổng tham mưu phó, và Trương Chấn (Zhang Zhen), chủ nhiệm tổng cục hậu cần lần lượt đến Vân Nam và Quảng Tây để thị sát điều kiện chiến đấu của bộ đội. Lo sợ binh lính chưa sẵn sàng chiến đấu, Trương đă lập tức đề nghị hoăn cuộc chiến lại một tháng. Sau này ông ta có kể lại rằng Quân ủy Trung ương đă đồng ư để lùi thời gian tấn công lại đến giữa tháng Hai. Dương đă làm một báo cáo trong đó có những đề xuất về kế hoạch cho chiến tranh, để tŕnh bày ngày 22 tháng Giêng tại tư gia của họ Đặng trước sự hiện diện của các lănh tụ chủ chốt của Quân ủy Trung ương. Có thể trong cuộc họp này các lănh tụ Trung Quốc đă tái khẳng định quyết định tấn công của họ và định ra một khung thời gian cho “ngày N”. Ngày tiếp theo, Bộ Tổng Tham Mưu lại tổ chức một cuộc họp khác, tại đây kế hoạch chiến tranh được thông qua lần cuối và quân đội được lệnh sẵn sàng khởi sự vào ngày 12 tháng Hai. Để đề pḥng t́nh h́nh có thể vượt ngoài tầm kiểm soát, ban lănh đạo Trung ương đă yêu cầu Hứa Thế Hữu phải dừng ngay các chiến dịch quân sự và rút lui ngay khi quân đội của ông ta chiếm được Lạng Sơn và Cao Bằng là hai thành phố chính của Việt Nam nằm gần biên giới.

    Ngày 11 tháng Hai 1979, hai ngày sau khi Đặng trở về Bắc Kinh từ chuyến đi Mỹ và Nhật, cuộc họp Bộ Chính Trị mở rộng đă được triệu tập. Đặng tŕnh bày rơ ràng lư do căn bản để đánh Việt Nam, và sau đó mệnh lệnh phát động cuộc tấn công Việt Nam vào ngày 17 tháng Hai năm 1979 đă được gửi tới các tư lệnh quân khu Quảng Tây và Vân Nam. Đây là ngày họp mà các thành phần không phải chủ chốt được tham dự lâu trong đó một số lư lẽ được đưa đẩy rằng thời điểm tấn công có thể liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết: vào mùa mưa, thường từ tháng Tư trở đi, nó có thể bất lợi cho việc tiến hành các chiến dịch quân sự, hoặc nếu tấn công sớm quá th́ quân đội Liên Xô có thể dễ dàng vượt qua những con sông dọc biên giới Trung-Xô khi đó đang c̣n đóng băng. Đặng và các lănh tụ khác đă tính toán một cách cẩn thận tất cả các khả năng có thể có một khi quân đội của họ đă vượt qua biên giới Việt Nam. Họ đă giới hạn phạm vi, thời gian, và không gian cho một cuộc chiến tranh đă được gắn cái tên là “cuộc phản công tự vệ” để cố gắng giảm thiểu những phản ứng tiêu cực từ trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, khi chiến tranh đă nổ ra, Đặng vẫn theo dơi chặt chẽ mọi diễn biến xảy ra, vẫn ban hành những chỉ thị và mệnh lệnh đặc biệt (điều này khác hẳn với phong cách lănh tụ của Mao).

    Gerald Segal (tác giả cuốn Trung Hoa tự vệ-ND) cho rằng động cơ đầu tiên của Trung Quốc khi tấn công Việt Nam là nhằm ngăn chặn tham vọng và ư đồ xâm lăng Đông Nam Á cùng với mối đe dọa của Việt Nam đang nhằm vào an ninh của Trung Quốc, lật tẩy sự nhu nhược của Liên Xô. Nhưng tính toán chính trị sai lầm đă cho thấy rằng các lănh tụ Trung Quốc đă đặt chính họ vào thế khó khăn khi xây dựng một chiến lược trừng phạt Việt Nam mà không bao giờ có cơ hội thành công. Ư đồ đă được tuyên bố của Trung Quốc là “dạy cho Việt Nam bài học” đă biến mục tiêu hàng đầu của cuộc chiến tranh thành một “hành động trả thù”. Từ đầu, Bắc Kinh đă giới hạn mục đích và chỉ đạo để cuộc chiến không vượt quá giới hạn của một cuộc xung đột biên giới tay đôi. Bộ chỉ huy quân sự ở Quảng Châu và Côn Minh được yêu cầu phải xây dựng các chiến lược tác chiến sao cho không chỉ hoàn thành mục tiêu là trừng phạt mà c̣n phải giới hạn chiến sự về thời gian lẫn không gian.

    Câu hỏi thực tế cho những người lập kế hoạch quân sự Trung Quốc địa phương là đến chừng mực nào th́ mục tiêu dạy cho Việt Nam bài học mới đạt được và đo lường được. Phương thức tác chiến thông thường của QGPND luôn luôn tạo nên một áp lực đặc biệt trong vấn đề tiêu diệt sinh lực địch (yousheng liliang). Một trong những truyền thống tác chiến của QGPND là chiến thuật biển người để đảm bảo thắng lợi. Khoảng giữa tháng Giêng 1979 hơn một phần tư quân đội thường trực của QGPND đă được đưa đến biên giới Trung-Việt, tổng cộng khoảng hơn 320.000. Theo kinh nghiệm chiến đấu của ḿnh và dựa trên các bài bản chiến thuật của QGPND trong quá khứ, Hứa Thế Hữu đă trả lời những yêu cầu chiến tranh của ban lănh đạo Trung ương bằng một chiến thuật gọi là niudao shaji (ngưu đao sát kê - dùng dao mổ trâu để cắt tiết con gà). Nguyên tắc chủ đạo khi giao chiến gồm ba điểm: tập trung tấn công vào vị trí quan trọng nhưng không phải điểm mạnh của quân địch; sử dụng lực lượng và hỏa lực áp đảo (tiền pháo hậu xung) để đập tan hàng pḥng ngự của địch tại những những điểm mấu chốt; các đơn vị xung kích phải hết sức nhanh chóng thọc sâu và tấn công tất cả các con đường dẫn đến sào huyệt kẻ thù. Theo cách này Hứa tin rằng quân đội của ông ta có thể cắt nhỏ hệ thống pḥng thủ của Việt Nam thành từng mảnh, đập tan mọi sự kháng cự, và sau đó tiêu diệt hết quân địch.

    Theo tinh thần và chiến thuật đó, các quân khu Quảng Châu và Côn Minh đă xây dựng những kế hoạch tác chiến riêng của họ trong đó nhấn mạnh đến việc tiêu diệt các sư đoàn quân chính quy của Việt Nam dọc biên giới Trung-Việt. Chiến tranh có thể chia thành hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, hai mũi nhọn tấn công và Cao Bằng và Lào Cai nhằm bao vây và tiêu diệt các sư đoàn của quân đội Việt Nam tại đó đồng thời phát động các cuộc tấn công ở Đồng Đăng để ly gián Hà Nội về mục tiêu chiến tranh của Trung Quốc. Sau đó lực lượng QGPND ở Quảng Tây sẽ tập trung tấn công vào Lạng Sơn trong khi các cánh quân bạn ở Vân Nam sẽ giao chiến với sư đoàn quân Việt Nam ở Sa Pa. Tổng cộng 8 quân đoàn QGPND sẽ đồng thời tham gia tác chiến, một quân đoàn được giữ lại làm lực lượng trừ bị.

    Bắc Kinh cũng tính đến khả năng tham chiến của không quân. Không quân của QGPND sẽ cam kết dùng 18 trung đoàn và 6 phi đội tăng phái để chuẩn bị hỗ trợ cho các chiến dịch mặt đất. Để tránh leo thang xung đột, Quân ủy Trung ương ra lệnh không lực chỉ trợ chiến bên trong lănh thổ Trung Quốc, trong khi đó lại ra lệnh các đơn vị không quân sẵn sàng yểm hộ cho các chiến dịch dưới đất “nếu cần”, mặc dầu không đưa ra định nghĩa chính thức t́nh h́nh thế nào và bao giờ được coi là “cần”. Mệnh lệnh đă quy định rằng bất cứ chiến dịch nào bên ngoài không phận Trung Quốc đều phải được phép của Quân ủy Trung ương. Dựa trên những nguyên tắc này, một chiến lược yêu cầu các đơn vị không quân sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ vùng trời và yểm trợ cho mặt đất. Khi chiến dịch dưới đất bắt đầu, cùng lúc không quân được lệnh xuất kích với tần suất cao trên không phận biên giới nhằm ngăn chặn không quân Việt Nam tham chiến. Nhân viên kiểm soát và điều hành hàng không cũng như các nhóm chỉ huy tác chiến đă được cử đến sở chỉ huy tiền phương của hai quân khu ở Quảng Châu và Côn Minh, các chỉ huy của các đơn vị không quân và một vài đơn vị phục vụ mặt đất cũng sẽ tham gia vào nhiệm vụ tấn công chính

    Từ cuối tháng 12 năm 1978 đến hết tháng Giêng năm 1979 binh lính Trung Quốc bị cuốn hút vào các hoạt động huấn luyện chiến đấu và diễn tập. V́ trước đó hầu hết quân đội Trung Quốc chỉ tham gia vào sản xuất nông nghiệp trong một thời gian dài, những nỗ lực điên rồ vào giờ phút cận kề như vậy, dù là có ích, chắc chắn cũng không thể đủ được. Huấn luyện quân sự được tập trung nhiều vào những kỹ năng cơ bản của người lính như bắn, ném lựu đạn. Chỉ một vài đơn vị có khả năng tiến hành các cuộc huấn luyện có ư nghĩa về chiến thuật hoặc diễn tập cấp trung đoàn hoặc sư đoàn. Nhiều sĩ quan báo cáo rằng họ không thể đảm bảo các binh sĩ của họ có khả năng tác chiến. Việc các đơn vị bộ đội của QGPND chỉ được huấn luyện một cách sơ sài và không đầy đủ cho một cuộc chiến tranh hiện đại nhằm vào quân đội Việt Nam, những người đă có 25 năm kinh nghiệm chiến đấu trước khi có cuộc chiến tranh này dường như không được giới lănh đạo Trung Quốc quan tâm.

    Mặc dầu nhu cầu huấn luyện là cấp bách, nhưng QGPND vẫn tiếp tục với truyền thống quân sự của ḿnh là sử dụng học thuyết chính trị để nâng cao tinh thần và để cải thiện hiệu năng chiến đấu. Cỗ máy tuyên truyền đă được thiết lập để thuyết phục binh lính rằng quyết định của ban lănh đạo Trung ương là cần thiết và đúng đắn. Việt Nam đă thay đổi một cách xấu xa trở thành “Cuba ở phương đông”, tên “côn đồ ở châu Á” và “chó săn của Liên Xô”, đang cố theo đuổi tham vọng bành trướng. Chủ thuyết chính trị của Mác, mặc dầu được cả hai nước suy tụng cũng không ngăn cản được việc Trung Quốc phát động một cuộc “chiến tranh tự vệ” chống lại quốc gia làng giềng nhỏ bé một khi quyền lợi dân tộc tối cao bị đe dọa. Các bài giảng, các cuộc họp quy tội Việt Nam với các bằng chứng, hiện vật, cũng như tranh ảnh được trưng bày nhằm gia tăng chủ nghĩa yêu nước và ḷng căm thù kẻ địch. Ít nhất người ta cũng đă đưa ra một cách giải thích nghe có vẻ có lư cho những người lính b́nh thường, ít học về lư do tại sao lại cần phát động cuộc tấn công quân sự vào Việt Nam, một đất nước từ lâu đă là anh em, đồng chí.

    Chiến dịch quân sự





    Cuộc tấn công được gọi là tự vệ của QGPND được tiến hành trong 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 17 đến 25 tháng Hai. Trong thời gian đó quân đội Trung Quốc theo dự tính sẽ đập tan tuyến pḥng ngự đầu tiên của Việt Nam và đánh chiếm các thị xă Cao Bằng và Lào Cai, các thị trấn biên giới quan trọng là Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngơ ra vào Lạng Sơn. Giai đoạn hai từ 26 tháng Hai đến 5 tháng Ba là chiến dịch đánh Lạng Sơn và các vùng phụ cận phía tây, vùng Tây Bắc Sa Pa, và Phong Thổ. Giai đoạn cuối là nỗ lực bổ sung để dẹp yên các lực lượng địch c̣n sót lại trong quá tŕnh phá hủy hệ thống quân sự tại khu vực biên giới với Trung Quốc trước khi hoàn thành việc rút quân vào ngày 16 tháng Ba. Các chiến dịch quân sự đă được thực hiện bên trong lănh thổ Việt Nam dọc theo biên giới kéo dài đến 900 km từ đông sang tây. Trong 30 ngày, quân Trung Quốc đă tiến hành những trận đánh đẫm máu nhất kể từ chiến tranh Triều Tiên.

    Cuộc tấn công của Trung Quốc đă khiến Hà Nội bất ngờ. T́nh báo Việt Nam dường như thất bại trong việc giúp ban lănh đạo Hà Nội chuẩn bị trước cho cuộc xâm lược của Trung Quốc. Mặc dầu màn giễu vơ dương oai (saber-rattling) của Bắc Kinh đă có từ trước đó vài tháng, nhưng lănh đạo Việt Nam cũng không thể tin nổi “một nước Xă hội Chủ nghĩa anh em” lại có thể đi xâm lược ḿnh. Khi một số lượng lớn quân Trung Quốc đă vượt qua biên giới, thủ tướng Phạm Văn Đồng và tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Văn Tiến Dũng c̣n đang ở Phnom Pênh. Mức độ dàn trải của chiến dịch của QGPND cũng đă đánh lừa được Bộ Tư Lệnh tối cao của quân đội Việt Nam trong việc nhận dạng các mũi nhọn và mục tiêu thực của cuộc tấn công. Trong lúc yêu cầu cấp bách Matx-cơ-va thực thi nghĩa vụ theo hiệp ước hữu nghị và hợp tác mới kư giữa hai nước, phản ứng tức thời của Hà Nội là “để đáp trả ngay lập tức, sử dụng bất cứ sự kháng cự nào nhằm làm giảm ưu thế của quân Trung Quốc” Các trận đánh quan trọng đă xảy ra xung quanh các thị trấn biên giới như Sóc Giàng, Đồng Hệ, Đồng Đăng, Cao Bằng, Lào Cai và Cam Đường, qua việc tranh giành từng ngọn đồi từng căn hầm. Cả hai bên đều thể hiện ư chí quyết liệt tiến công và phản công mặc cho thương vong nặng nề. Vào ngày 20 tháng Hai, cố vấn Liên Xô đă kết luận rằng lực lượng pḥng thủ dân quân tự vệ của Việt Nam sẽ không thể ngăn chặn được bước tiến của quân Trung Quốc. Đă có một khuyến cáo thiết lập cầu hàng không để chuyên chở ngay lập tức 30 000 quân từ Campuchia về để tăng cường cho tuyến pḥng thủ Lạng Sơn và Hà Nội. Theo tài liệu của Xô Viết các cố vấn của họ đă có những nỗ lực phi thường để t́m và thuyết phục các lănh tụ Việt Nam có những biện pháp đối phó cấp bách với t́nh h́nh. Không hiểu mục tiêu chiến tranh của Bắc Kinh, Hà Nội đă có những phản ứng hết sức chậm chạp đối với những diễn biến nhanh chóng trên chiến trường.

    Mặc dầu QGPND đă chọc thủng pḥng tuyến ngay từ đầu nhưng địa h́nh, đặc biệt là thiếu đường sá, cộng với sự kháng cự quyết liệt của quân chính quy, các đơn vị biên pḥng, bộ đội địa phương Việt Nam nên quân Trung Quốc đă bị rơi vào thế bị động. Chính t́nh trạng này đă bộc lộ những điểm yếu và thiếu khả năng của quân Trung Quốc trong chỉ huy tác chiến, liên lạc và hậu cần bắt nguồn từ truyền thống binh pháp của QGPND. Trong một vài trường hợp, các chỉ huy mặt trận Trung Quốc đă thúc giục sự yểm trợ của không quân khi các giao tranh dưới mặt đất gặp sự kháng cự quyết liệt của quân đội Việt Nam. Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đă không cho phép, thay vào đó là mệnh lệnh cho hải dựa vào sự hỗ trợ hỏa lực của pháo binh. QGPND cùng với những tướng lĩnh của nó được sinh trong một thể chế truyền thống, chỉ quen với tiền pháo hậu xung và biển người. Khẩu hiệu “Tinh thần của lưỡi lê” (The spirit of the bayonet) lại tiếp tục được đề cao. Kết quả cho thấy cuộc chiến tranh Việt-Trung năm 1979 là một cuộc chiến tranh đẫm máu và tàn bạo.

    Thành công của cuộc chiến tranh trừng phạt của QGPND phụ thuộc vào các chiến thuật xâm nhập, tấn công sườn và bao vây Cao Bằng. Tuy nhiên, hai sư đoàn đột kích thọc sâu đă không hoàn thành được dự định trong ṿng 24 giờ. Địa h́nh núi non, với những cánh rừng rậm rạp lại không có đường và bị bộ đội địa phương và dân quân du kích Việt Nam phục kích đă khiến cho quân Trung Quốc gặp khó khăn không ngờ. V́ sự chậm trễ này mà Hứa Thế Hữu đă quyết định quay lại lập tức tấn công Cao Bằng, mặc dầu một quân đoàn của phó tư lệnh Ngô Trung (Wu Zhong) đă áp sát thành phố từ phía đông và phía nam. Tuy nhiên, do một cuộc điều tra về lư lịch chính trị trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa đang tiến hành, Vũ đă bị cách chức chỉ huy vào khoảng thời gian giữa chiến dịch. Qua đường dây nói, ngày 20 tháng 2, 1979, Hứa đă khẳng định lại việc bổ nhiệm trước đó rằng chiến dịch vẫn sẽ tiếp tục dưới sự chỉ huy của một cấp phó khác của ông thay v́ dưới quyền chỉ huy của họ Ngô, thậm chí sau đó và quân đoàn ông ta vẫn chiến đấu theo đường của họ để tới Cao Bằng từ phía bắc. Ba ngày sau khi đến nơi, Hứa và các sĩ quan tham mưu của ông ta vẫn không nhận ra rằng chỉ có một số rất ít bộ đội Việt Nam đă chiến đấu để bảo vệ để cơ quan đầu năo và chính quyền tỉnh rút lui. Sau đó ông đă ra lệnh tấn công vào thành phố. Chỉ sau vài giờ chiến đấu, quân Trung Quốc đă chiếm được thành phố.

    Việc chậm trễ tiếp quản Cao Bằng đă làm đảo lộn kế hoạch ban đầu của QGPND. Kế hoạch này được thiết kế nhằm t́m kiếm những trận giao chiến nhanh chóng và quyết định. Quân đội Việt Nam phân tán thành những toán nhỏ và các đơn vị cỡ trung đội, ẩn trên núi non, rừng rậm và hang động, và tiếp tục phát động các cuộc phản công. Sự kháng cự không hề nao núng của bộ đội và dân quân Việt Nam buộc Trung Quốc phải thay đổi chiến thuật hoạt động của họ bằng cách chia quân thành những đơn vị cỡ tiểu đoàn để tham gia vào các hoạt động t́m kiếm và tiêu diệt tại Cao Bằng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh và các khu vực Quảng Ḥa. Các chiến thuật mới bao gồm khóa đường, lùng sục các ngọn đồi, t́m kiếm những hang động, săm soi mặt đất và cho nổ các hầm hào. Giao chiến dữ dội liên tục khiến hàng trăm chiến sĩ Việt Nam và dân thường bị giết. Cho đến ngày 06 Tháng Ba, theo các tài liệu tiếng Việt thu được đă cho thấy, th́ dường như sư đoàn QĐND Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ Cao Bằng vẫn chưa bị tiêu diệt. Không tính đến việc chưa hoàn toàn kiểm soát được Cao Bằng, những tổn thất nặng nề của QGPND trong giai đoạn đầu đă cho thấy rằng chiến dịch gặt hái rất ít thành công.

    Bắc Kinh ngày càng trở nên lo lắng về tiến triển của cuộc chiến nên hối thúc tư lệnh chiến trường ở Quảng Tây khởi sự càng nhanh càng tốt trận đánh quyết định vào Lạng Sơn, một cửa ngơ làm lá chắn cho Hà Nội từ phía bắc. Dường như không hài ḷng với những ǵ đă xảy ra tại Cao Bằng, họ Hứa đă tổ chức lại kế hoạch tác chiến và kêu gọi binh lính tăng thêm sức chiến đấu trong trận đánh Lạng Sơn. Sáu sư đoàn quân Trung Quốc tham gia vào trận đánh quyết định này, bắt đầu vào ngày 27 tháng hai, được mở màn bằng một trận pháo kích dữ dội. Sau các trận chiến ác liệt, quân Trung Quốc lần đầu tiên kiểm soát chắc chắn được các điểm cao xung quanh và sau đó đánh chiếm phần phía bắc của thành phố vào ngày 02 Tháng Ba, ngày mà theo lịch tŕnh sẽ ngưng các hoạt động quân sự. Do bộ máy tuyên truyền của Hà Nội không thừa nhận thất bại của họ ở Lạng Sơn, Hứa đă quyết định tiếp tục đánh, thúc quân của ông ta vượt sông Kỳ Cùng, là ranh giới phân chia thành phố Lạng Sơn thành các huyện phía Bắc và phía Nam, để đánh chiếm toàn bộ thành phố, và sau đó phát triển xa về phía nam để đe dọa Hà Nội. Mặc dù quyết định của Hứa đă được Bắc Kinh thông qua, nhưng nó đă bị hủy bỏ vào ngày 05 tháng 3, ngay sau khi quân đội Trung Quốc chiếm phần phía nam của Lạng Sơn, với lư do được tuyên bố là họ đă đạt được các mục tiêu chiến tranh ban đầu.

    Đánh giá cuộc chiến tranh của Trung Quốc với Việt Nam

    Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 là một hoạt động quân sự lớn nhất mà QGPND đă đề xướng kể từ sau chiến tranh Triều Tiên. Dựa trên chiến lược của Mao là “trong mỗi trận đánh, tập trung một lực lượng tuyệt đối vượt trội so với kẻ thù”, Bắc Kinh đă triển khai chín quân đoàn chính quy cùng với các đơn vị đặc biệt và địa phương, tạo nên một đội quân hơn 300.000, tiến hành cuộc chiến tranh trừng phạt Việt Nam trong một tháng. Các đơn vị không quân chiến đấu đă xuất kích 8.500 phi vụ tuần tra vùng trời, trong khi đó các đơn vị vận tải và trực thăng đă xuất kích 228 lần làm nhiệm vụ không vận; Hải quân cử một lực lượng đặc nhiệm (bao gồm hai tàu khu trục tên lửa và ba hải đội tàu trang bị tên lửa và ngư lôi tấn công nhanh) ra đảo Hoàng Sa (Xisha) nhằm đối phó với sự can thiệp của hải quân Liên Xô nếu có. Ngoài ra, Các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam c̣n huy động hàng chục ngàn dân quân và dân công để hỗ trợ các chiến dịch quân sự. Trong thời gian chiến tranh, quân Trung Quốc đă chiếm ba thị xă của Việt Nam và hơn một chục thành phố nhỏ và thị trấn dọc biên giới, họ tuyên bố đă giết và làm bị thương 57.000 bộ đội Việt Nam, đánh thiệt hại nặng bốn sư đoàn quân chính quy và mười trung đoàn trực thuộc khác, cùng với việc chiếm một lượng lớn vũ khí. Bắc Kinh khẳng định rằng cuộc chiến chống Việt Nam 1979 đă kết thúc với thắng lợi thuộc về Trung Quốc.

    Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu ngày nay đều thừa nhận rằng quân Việt Nam “đă trên tay” quân Trung Quốc trên chiến trường v́ khả năng tác chiến yếu kém của QGPND và thương vong quá nặng như đă được báo cáo chính thức. Hà Nội cho rằng chỉ có dân quân và các lực lượng địa phương đă tham gia vào cuộc xung đột, và không áp dụng một chiến thuật pḥng thủ nào nhưng đă tấn công liên tục chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Họ chỉ chịu mất Lạng Sơn và một số thành phố khác sau khi đă gây thương vong và thiệt hại nặng nề cho quân Trung Quốc. Đài Hà Nội vào thời gian đó đă thông báo rằng Việt Nam đă tiêu diệt và làm bị thương 42.000 quân Trung Quốc. Chỉ có một vài tài liệu chính thức của Việt Nam có giá trị cho các nhà nghiên cứu khi t́m hiểu về hiệu suất chiến đấu và thất bại của họ trong cuộc xung đột, trong khi đó các thông tin được đăng tải bởi các cá nhân trên mạng khi nói về con số tham gia thực tế và thương vong nặng nề của quân chính quy Việt Nam th́ trái ngược hoàn toàn. Mặc dù đánh giá lại cuộc chiến Việt Trung năm 1979 mà chỉ dựa trên nguồn thông tin từ Trung Quốc là phiến diện nhưng dầu sao điều này cũng có thể soi sáng một số vấn đề.

    Một phương pháp đánh giá cái được cái mất của Trung Quốc là tập trung vào thương vong. Lúc đầu Bắc Kinh thừa nhận là có 20.000 binh sĩ Trung Quốc bị chết hoặc bị thương trong cuộc xung đột biên giới với Việt Nam. Một xu hướng mang tính học thuật hiện nay nghiêng về con số ước tính khoảng 25.000 QGPND thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ và 37.000 người khác bị thương. Gần đây có nguồn từ Trung Quốc đă phân loại thiệt hại của QGPND là 6.900 người chết và 15.000 người bị thương, tổng cộng thương vong là 21.900 thương vong trong một cuộc chiến với hơn 300.000 lính tham chiến. Trong bất cứ trường hợp nào th́ thương vong của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh ngắn như vậy là quá cao, điều đó cho thấy một trong những đặc tính cố hữu trong chiến thuật và chiến dịch của QGPND là: sẵn sàng thí quân cho chiến thắng. Lănh đạo Trung Quốc xem xét thương vong là một tiêu chí tương đối không quan trọng khi đánh giá thành công trong quân sự miễn sao họ tin rằng t́nh h́nh chiến lược tổng thể nằm trong tầm kiểm soát của họ.

    Theo quan điểm của Trung Quốc, cuộc chiến 1979 với Việt Nam là một biện pháp quân sự có tính toán nhằm trả đũa chính sách thù nghịch với Trung Quốc và sự bành trướng của Việt Nam tại Đông Nam Á cũng như tham vọng toàn cầu của Liên Xô. Mặc dù chiến dịch này bộc lộ nhiều điểm yếu của QGPND trong học thuyết quân sự hiện đại và chiến thuật, từ khởi đầu đến kết thúc, nhưng Trung Quốc đă nhanh chóng nắm giữ thế chủ động và nhịp độ của cuộc xung đột. Bắc Kinh đă gây bất ngờ cho Hà Nội không chỉ v́ quy mô của chiến dịch, mà c̣n ở việc rút lui nhanh chóng và không bị sa lầy ở Việt Nam. Trung Quốc cũng đă thành công trong việc tiên liệu đúng phản ứng của Liên Xô qua việc bất lực và thiếu thiện chí đối với Việt Nam. Sự trông cậy vào Liên Xô trong hiệp ước hữu nghị về an ninh rơ ràng là một bài học chua xót cho Việt Nam. Điều quan trọng hơn cả cuộc chiến Việt-Trung 1979 là khởi đầu cho một chính sách của Bắc Kinh làm “chảy máu” Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn sự bành trướng của Hà Nội ra Đông Nam Á. Việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia sau cuộc tấn công của Trung Quốc là điều lănh đạo của Trung Quốc mong mỏi nhưng họ không tiên liệu được rằng cuộc triệt thoái đă không diễn ra ngay lập tức mặc cho Trung Quốc tấn công Việt Nam ở phía bắc. Sau này Trung Quốc vẫn thi hành một lựa chọn chiến lược là duy tŕ áp lực quân sự lên Việt Nam kể cả sự đe dọa liên tục bằng lời nói về một cuộc tấn công thứ hai, và đôi khi tăng cường pháo binh bắn phá và những trận đánh lớn ở biên giới trong hầu hết thập kỷ 1980. Một nghiên cứu đầu thập niên 1990 đă kết luận: “Cuộc chiến tranh đă đạt được thành công nhất định khi nó được xem như một chiến thuật trong chiến lược chiến tranh tiêu hao kéo dài của Trung Quốc”.

    Tương tự như thế, cuộc chiến tranh Việt-Trung năm 1979 đă không để lại hậu quả đáng kể cho Trung Quốc trên trường quốc tế mặc dù việc sử dụng vũ lực quân sự chống lại Việt Nam cũng đă dấy lên những nghi ngờ của Indonesia và Malaysia, những nước luôn cảnh giác với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Sự chiếm đóng của Việt Nam ở Campuchia đă đe dọa Thái Lan, khiến làn sóng chống đối Việt Nam của các nước ASEAN tiếp tục gia tăng. Về mối quan hệ Trung-Mỹ, cuộc xâm lược trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc thể hiện thành công phần nào khi khi Washington vừa công khai lên án cả cuộc xâm lược của Việt Nam vào Campuchia và cả cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam lại vừa chia sẻ mối quan tâm của Trung Quốc trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Nam Á. Ư chí sẵn sàng sử dụng vũ lực của Bắc Kinh, bất chấp gánh chịu thương vong, đă biến Trung Quốc thành “một bức tường ngăn chặn có giá trị” chủ nghĩa bành trướng Xô-Việt; Washington vào thời điểm đó đă tiếp tục t́m kiếm một mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc để cân bằng cán cân với Liên Xô.
    Last edited by alamit; 21-09-2012 at 11:52 PM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    Nh́n lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979
    P3



    Giới lănh đạo Việt Nam dường như không bao giờ hiểu hết các động thái chiến lược và mục tiêu chiến tranh của Trung Quốc, nhưng lại khăng khăng quan điểm cho rằng cuộc xâm lược năm 1979 đă trở thành màn mở đầu của một kế hoạch xâm lược dài hạn của Bắc Kinh vào chủ quyền và nền độc lập của Việt Nam. Sau khi Trung Quốc tuyên bố rút quân ngày 5 tháng 3, Hà Nội kêu gọi tổng động viên toàn quốc cho chiến tranh, thúc đẩy việc xây dựng các vị trí pḥng thủ trong và xung quanh Hà Nội. Mặc dù đến cuối tháng 5, quân đội Trung Quốc đă trở lại trạng thái b́nh thường, Việt Nam vẫn tiếp tục đề pḥng, duy tŕ số lượng lớn của quân đội dọc theo biên giới phía Bắc đối diện với Trung Quốc vào thời điểm mà nền kinh tế của Việt Nam đang “ở trong một t́nh trạng tồi tệ hơn lúc nào hết kể từ sau năm 1975”. Kết quả là, Hà Nội phải dồn hết nỗ lực cho hai cuộc chiến tranh cùng một lúc, một ở Campuchia và một ở biên giới phía Bắc, dẫn đến một chi phí rất lớn của xă hội và kinh tế quốc gia, thu hút mọi nỗ lực của Hà Nội cần có cho việc hiện đại hóa nền kinh tế, và, quan trọng hơn, làm giảm tham vọng về địa chính trị của họ. Tuy nhiên, giới lănh đạo Việt Nam không hề nhận ra tính chất nghiêm trọng của t́nh h́nh, tiếp tục phụ thuộc vào Liên bang Xô viết cho đến khi nó sụp đổ vào năm 1991. Nếu có bất kỳ bài học mà người Việt Nam cần rút ra từ cuộc chiến 1979 với Trung Quốc, th́ đó là Việt Nam, như một vị tướng Việt Nam sau này đă nhận xét, “phải học cách sống chung với anh hàng xóm to lớn”.

    Nhắc đến vấn đề tại sao Trung Quốc phải nóng ḷng khi sử dụng một lực lượng đă được chuẩn bị sẵn để chống lại Việt Nam vào năm 1979, các phân tích ở đây cũng phù hợp với khẳng định của các nghiên cứu khác là mối lo ngại về tính toàn vẹn lănh thổ và chủ quyền đă đóng vai tṛ đặc biệt quan trọng đối với Bắc Kinh, đủ để thúc đẩy QGPND không chỉ trong trách nhiệm bảo vệ mà c̣n phải tấn công nếu cần. Tranh chấp lănh thổ và căng thẳng biên giới có vẻ như là yếu tố kích thích để thúc đẩy Bắc Kinh xem xét đến việc sử dụng vũ lực chống lại láng giềng phía nam của họ. Hơn thế nữa, cùng với sự cuồng phát của chủ nghĩa dân tộc đầy cảm tính đă hướng tới việc củng cố thêm tinh thần Đại Hán, theo đó cần phải có một sự trừng phạt nào đó với một đồng minh cũ đă dám phản bội và quay lưng lại với Trung Quốc. Tâm lư này cũng đóng một vai tṛ quan trọng trong việc mang lại một sự đồng thuận rộng răi giữa các nhà lănh đạo chính trị và quân sự của Trung Quốc để hỗ trợ Đặng, kẻ đóng vai tṛ trung tâm trong việc đưa ra các quyết định triển khai quân sự chống lại Việt Nam. Về các vấn đề chủ quyền lănh thổ, điều luôn luôn làm nảy sinh những phản ứng thái quá của người Trung Quốc, quan điểm quân sự dường như đă trở thành yếu tố kiên quyết trong các quyết định để khởi đầu cho mọi thù địch hiện nay. Hội nghị cán bộ tháng Chín năm 1978, từ việc cung cấp các khuyến cáo cho ban lănh đạo trung ương để đối phó với t́nh h́nh quan hệ xấu đi giữa Trung Quốc và Việt Nam, đă là điểm khởi đầu cho một hoạt động quân sự lớn. Các phân tích quân sự về phản ứng có của Liên Xô cũng giúp làm sáng tỏ những lo ngại về rủi ro nếu có. Tuy nhiên, quân đội đă phải hy sinh chính họ cho tham vọng của ban lănh đạo trung ương. Một khi quyết định đă được đưa ra để thực hiện cuộc xâm lăng trừng phạt Việt Nam, các tướng lĩnh đă hăm hở thực hiện nhiệm vụ của ḿnh với sự thích thú triển khai tối đa lực lượng.

    Những bài học được rút tỉa

    Bất kể thành công về chiến lược của Trung Quốc như thế nào, một số vấn đề quan trọng vẫn cần được bàn lại. Ví dụ QGPND đă nhận thức thế nào về hiệu năng chiến đấu của họ ở Việt Nam, bài học nào đă rút ra từ chiến dịch, kinh nghiệm này đă ảnh hưởng đến suy nghĩ của QGPND về tương lai của họ đến mức nào. Là một phần trong truyền thống của QGPND, tất cả các binh sĩ tham gia vào cuộc xung đột đă được lệnh phải viết tóm lược kinh nghiệm chiến đấu của họ. Nh́n lại cuộc chiến, bộ chỉ huy QGPND cũng thấy những mâu thuẫn nội tại. Trong khi tuyên bố rằng Trung Quốc đă giành chiến thắng, họ cũng phải thừa nhận cái giá quá cao mà QGPND đă phải trả. Trong quan điểm của bộ chỉ huy QGPND, ở một chừng mực nào đó cần có đánh giá phần nào khách quan về những yếu kém của QGPND. Tuy nhiên, họ lại e ngại khuynh hướng đánh giá quá cao khả năng và hiệu năng chiến đấu của quân đội Việt Nam. Cùng chiều hướng đó, nên niềm tự hào dân tộc và định kiến văn hóa của họ chắc chắn sẽ ngăn cản họ đưa ra những kết luận thẳng thắn về kinh nghiệm của QGPND trong chiến tranh. Những kinh nghiệm đó có thể được tổng hợp thành sáu chủ đề sau:

    Một trong những châm ngôn truyền thống của QGPND là “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 cho thấy QGPND quan tâm rất ít đến binh pháp và chiến thuật của QĐND Việt Nam trước khi họ tấn công Việt Nam. Kết quả là, quân đội Trung Quốc đánh giá thấp khả năng chiến đấu của các đối thủ của ḿnh. Có thể từ chỗ lo sợ v́ đă tung hô quá nhiều danh tiếng của quân đội Việt Nam, nên tài liệu quân đội QGPND đă kết luận rằng lực lượng chính quy của kẻ địch thiếu kiên tŕ trong tiến công và pḥng ngự và có rất ít các chiến dịch hiệp đồng, nhưng lại thừa nhận rằng chiến thuật kiểu du kích, công binh và dân quân tự vệ của Việt Nam đă thành công đáng kinh ngạc trong việc ḱm chân quân Trung Quốc giảm thế cân bằng khi họ lo t́m kiếm những trận đánh quyết định với quân chính quy của QĐND Việt Nam trong một cuộc chiến hạn chế. Một sĩ quan Mỹ khi tổng kết kinh nghiệm của người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, đă ghi nhận rằng không thể “để xâm nhập, ṿng sườn, hoặc bao vây” vị trí cố thủ của quân đội Việt Nam “mà không bị thương vong rất nặng”. Chiến thuật của QGPND, thúc thật nhiều bộ binh tấn công xáp lá cà vào vị trí đối phương bất chấp tử vong cao, đă giải thích tại sao Trung Quốc dám khẳng định rằng quân đội Việt Nam không có khả năng trong pḥng thủ bảo vệ vị trí của họ.

    Những khó khăn bất ngờ trong tác chiến đă khiến người Trung Quốc rút ra bài học thứ hai từ cuộc xung đột liên quan đến t́nh báo và lập kế hoạch. Thiếu thốn thông tin từ lâu về một đồng minh truyền thống đă là một thách thức lớn cho việc lập kế hoạch chiến tranh và kế hoạch tác chiến của Trung Quốc. Các đánh giá về địa lư và địa h́nh của miền Bắc Việt Nam của QGPND thường dựa trên các bản đồ và thông tin địa lư đă lỗi thời, trong khi khả năng trinh sát chiến trường lại bị hạn chế. Một trong những sai lầm lớn của quân đội Trung Quốc là đánh giá sai số lượng lực lượng dân quân rất lớn trong dự đoán về sức mạnh quân sự Việt Nam. Kinh nghiệm của QGPND cho thấy, dân quân Việt thể hiện sức đề kháng không hề nao núng và thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ hơn vào các quân xâm lược hơn cả bộ đội chính quy QĐND Việt Nam. Lúc đầu các nhà kế hoạch quân sự của QGPND tin rằng họ đă tập hợp được một lực lượng vũ trang vượt trội với tỷ lệ 8:1 để tấn công quân Việt Nam. Nhưng chỉ tính riêng tại khu vực Cao Bằng đă có 40.000 cho đến 50.000 dân quân khiến tỷ lệ lực lượng Trung Quốc chỉ c̣n hơn Việt Nam là 2:1. Trong suốt chiến dịch, QGPND không bao giờ cho thấy khả năng đè bẹp đối phương bằng mức vượt trội về quân số. Cuộc chiến tranh này c̣n cho thấy sự khó khăn như thế nào khi thực hiện các chiến dịch quân sự ở nước ngoài nếu dân chúng địa phương được huy động vào việc kháng cự.

    Bài học thứ ba là về khả năng chiến đấu của QGPND v́ đây là lần đầu tiên Trung Quốc áp dụng tác chiến phối hợp với nhiều binh chủng gồm xe tăng, đại bác, bộ binh cùng với một lực lượng không quân và hải quân yểm trợ. Lạc hậu trong binh pháp và chiến thuật khiến quân đội Trung Quốc không thể phối hợp một cách bài bản trong tác chiến. Trong khi đó ở Bắc Kinh, sự ràng buộc chính trị và tư duy quân sự lạc hậu đă bác bỏ phương án yểm trợ tác chiến của không quân. Các lực lượng mặt đất cũng cho thấy sự thiếu đồng bộ giữa bộ binh, xe tăng và các đơn vị pháo binh để có thể triển khai việc phối hợp tác chiến sao cho hiệu quả. Một ví dụ rơ ràng là bộ binh đă không bao giờ được huấn luyện kiến thức đầy đủ về phương án tấn công phối hợp với các đơn vị xe tăng. Lính bộ binh, những người bị buộc bằng dây thừng vào tháp pháo xe tăng để khỏi ngă khi hành quân đă bị mắc kẹt khi bị quân địch bắn hạ. Mặt khác, các đơn vị xe tăng thường phải chiến đấu không có bộ binh tháp tùng và thiếu liên lạc trực tiếp giữa hai bên nên đă phải chịu nhiều thiệt hại và tổn thất khôn lường. Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh 1979 đă dạy cho QGPND bài học giá trị về kỹ năng phối hợp tác chiến đa binh chủng.

    Bài học thứ tư là về hiệu năng chỉ huy và điều khiển mà phần lớn bắt nguồn từ truyền thống và văn hóa của QGPND. Mối quan hệ cá nhân giữa sĩ quan chỉ huy và chiến sĩ, vốn đă được vun trồng trong quá khứ, vẫn tạo nhiều rắc rối trong hàng ngũ QGPND. Khi mà mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên quan trọng hơn cả điều lệnh th́ chẳng ngạc nhiên khi biết rằng các chỉ huy của Quân Khu Quảng Châu sau này thừa nhận rằng họ cảm thấy khó chịu khi chỉ huy quân sĩ được chuyển từ Quân khu Vũ Hán và Thành Đô đến trong thời gian phục vụ chiến dịch. Các nhà lănh đạo Trung Quốc cũng nghe nhiều cấp dưới phàn nàn về phong cách chỉ huy của họ Hứa (Hứa Thế Hữu - ND) v́ trước đó ông ta chưa từng chỉ huy họ. QGPND c̣n gặp khó khăn do nhiều sĩ quan chưa có kinh nghiệm trận mạc. Mặc dù nhiều sĩ quan có cấp bậc cao hơn và có thâm niên chiến đấu đă được cử đến để chỉ huy các đơn vị cấp thấp hơn để giúp đỡ chấp hành mệnh lệnh, nhưng khả năng tác chiến của QGPND vẫn thất bại v́ các sĩ quan cấp thấp vẫn c̣n thiếu khả năng quyết đoán độc lập và phối hợp tác chiến trong những thời điểm quyết định. Tuy nhiên, cuộc chiến 1979 với Việt Nam đă khai sinh ra một thế hệ mới các cán bộ quân đội Trung Quốc có kinh nghiệm chiến trường, và nhiều người trong số họ hiện nay đang phục vụ tại các vị trí cao cấp của QGPND

    QGPND thiếu một hệ thống và cơ cấu cung cấp hậu cần hiện đại, để hỗ trợ cho những chiến dịch quân sự đ̣i hỏi di chuyển nhanh và ở vùng xa xôi. Các số liệu thống kê cho thấy trung b́nh mỗi ngày tiêu thụ đạn dược và nhiên liệu là 700 tấn cho mỗi loại. Hoạt động hậu cần là một lĩnh vực lớn để QGPND rút ra bài học. V́ không có đầy đủ dự trữ và phương tiện giao thông vận tải, khiến cả Quân khu Quảng Châu và Côn Minh đă phải đặt dưới cùng một hệ thống cung cấp, mà hệ thống đó chẳng bao giờ hoạt động thông suốt và hiệu quả. Một số lượng đáng kể các nguồn cung cấp bị mất hoặc là do quản lư kém hay bị Việt Nam phá hoại. Khi lực lượng của họ tiến sâu hơn vào lănh thổ Việt Nam, để bảo vệ ḿnh, các sĩ quan hậu cần đă phải rất khó khăn để giữ liên lạc không bị trệch hướng với đại quân. QGPND đă kết luận rằng cần thiết phải tạo ra bộ chỉ huy về giao thông vận tải để đối phó với các vấn đề mà bộ đội của họ đă phải đối mặt trong chiến dịch. Kinh nghiệm này có vẻ vẫn c̣n giá trị cho Trung Quốc đến tận hôm nay khi cựu phó chỉ huy của Đại học Quốc pḥng QGPND Trung Quốc phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về “kiểm soát truyền thông” vào năm 2002.

    Bài học cuối cùng là làm thế nào để có thể diễn giải một học thuyết cũ về chiến tranh nhân dân vào các cuộc xung đột diễn ra bên ngoài biên giới Trung Quốc. Một trong những nguyên tắc của học thuyết chiến tranh nhân dân của Trung Quốc là việc huy động dân thường để hỗ trợ cho chiến tranh. Những kinh nghiệm chiến tranh 1979 đă chỉ ra rằng hầu như không thể đưa một lực lượng khổng lồ QGPND hoạt động ở nước ngoài mà không có sự ủng hộ chiến tranh của nhân dân trong nước. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đă đánh thức ḷng yêu nước của công chúng và ḷng tự hào về người lính Trung Quốc. Biểu hiện mạnh mẽ của ḷng yêu nước đă giúp QGPND nhận được hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động từ người dân sống tại hai tỉnh biên giới. Tại riêng tỉnh Quảng Tây, hơn 215.000 cư dân địa phương đă được huy động để làm người vận chuyển, nhân viên bảo vệ và khuân vác để hỗ trợ tiền tuyến; và hơn 26.000 dân quân từ khu vực biên giới đă thực sự tham gia vào các hoạt động chiến đấu trực tiếp. QGPND vào thời điểm đó chỉ có một hệ thống cung cấp vá víu đ̣i hỏi các đơn vị phải tự túc hệ thống cung cấp trên chiến trường theo kiểu “hậu cần bán lẻ”. Chính quyền địa phương đă làm mọi việc dễ dàng cho binh lính bằng cách đơn giản hoá thủ tục, giúp họ nhận được đầy đủ vật chất và thực phẩm tươi trong thời gian ngắn nhất có thể. Kinh nghiệm này đă thuyết phục bộ chỉ huy QGPND rằng huy động chính quyền địa phương và dân chúng để hỗ trợ cho một cuộc chiến tranh vẫn là ch́a khóa cho chiến thắng.

    Những bài học mà Trung Quốc đă rút tỉa được từ cuộc chiến 1979 với Việt Nam có thể không được liền lạc, thiếu toàn diện và khó mà khách quan v́ QGPND không đánh giá sự thành công về chiến dịch quân sự của họ trên cơ sở kết quả tác chiến mà là trên cơ sở các tác động của cuộc xung đột đến t́nh h́nh chung. Chịu ảnh hưởng sâu sắc lời dạy của Mao là chiến tranh về cơ bản là một vụ kinh doanh chính trị, miễn là Trung Quốc cho là họ đă thành công trong việc đạt được mục tiêu quân sự và chiến lược đề ra, c̣n các vấn đề gây ra từ thất bại của chiến thuật chỉ là thứ yếu. Đây cũng là lư do tại sao các bài học đó đă có những khác biệt đáng kể so với các nghiên cứu của phương Tây nơi mà nhiều thông tin tương đối khả tín, mặc dầu đôi khi vẫn thấy xuất hiện đây đó một chút thái quá do lạm dụng các nguồn tin hạn chế để kết luận về một vấn đề cực kỳ phức tạp. Các nghiên cứu của QGPND nh́n nhận rằng cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) đă tạo bất lợi và hủy hoại những truyền thống tốt đẹp của QGPND, và kết quả là, các lực lượng của Trung Quốc thực hành tác chiến tồi tệ trong chiến tranh. Những bài học rút ra của QGPND đă tập trung nhiều vào cấp độ chiến thuật của chiến tranh với sự nhấn mạnh vào chỉ huy và kiểm soát, phối hợp tác chiến giữa các đơn vị, cơ cấu lực lượng và vũ khí hơn là chiến lược và triết lư mang tính học thuyết. Trong quá tŕnh đánh giá kinh nghiệm chiến tranh 1979, QGPND có vẻ như không t́m cách che đậy hoặc bỏ qua thiếu sót về các hạn chế của họ vào thời điểm đó; tuy nhiên họ đă mắc sai lầm khi không đề cập đến những khiếm khuyết trong tư duy quân sự và binh pháp truyền thống.

    Các nghiên cứu của phương Tây đă so sánh những bài học mà QGPND đă rút ra từ cuộc chiến Việt-Trung 1979 với việc đánh giá lại vào năm 1985 của ban lănh đạo Trung Quốc về bản chất của chiến tranh hiện đại và các mối đe dọa đang ŕnh rập Trung Quốc cộng với những nỗ lực tiếp theo để cải tiến và chuyên nghiệp hóa QGPND trong suốt những năm 1980. Bài học Việt Nam đối với QGPND và những cuộc giao tranh vẫn liên tục xảy ra trên biên giới Trung-Việt trong những năm 1980 đă giúp cho cho ban lănh đạo Trung Quốc phải thực hiện những cuộc chuyển đổi chiến lược từ việc nhấn mạnh đến sự chuẩn bị cho chiến tranh tổng hợp đến việc chuẩn bị cho chiến tranh cục bộ và chiến tranh hạn chế theo xu hướng của thời gian. Trong quá tŕnh chuyển đổi QGPND thành một lực lượng hiện đại vào những năm 1980, có rất ít những nỗ lực được thực hiện nhằm sửa chữa thiếu sót về tư duy quân sự, đó là thái độ luôn luôn coi nhẹ vai tṛ của của không quân. Kết quả là, nếu có điều ǵ c̣n chưa trung thực trong việc rút kinh nghiệm của QGPND th́ đó chính là bài học về ưu thế trên không hoặc yểm trợ không quân. Tài liệu của QGPND vẫn cho rằng việc hạn chế khả năng của lực lượng không quân Trung Quốc là lư do chính khiến không quân Việt Nam không tham gia vào xung đột. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) thậm chí c̣n nhận xét một cách lố bịch rằng hoạt động giả vờ của không quân Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại Việt Nam là một “đ̣n nghi binh khéo léo trong tác chiến không quân”. Nhận xét đó rơ ràng cho thấy vẫn c̣n sai lầm trong giới lănh đạo Trung Quốc khi họ tiếp tục đánh giá chưa cao vai tṛ quan trọng của không quân trong chiến tranh hiện đại.

    Tuy nhiên, tổng kết các kinh nghiệm của QGPND trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam đă cung cấp một cái nh́n hữu ích về việc giới lănh đạo Trung Quốc trong việc tiếp cận vấn đề chiến tranh và chiến lược như thế nào. Cái nh́n này cũng phù hợp với những phát hiện nằm trong các công tŕnh nghiên cứu gần đây. Trước tiên, các nhà lănh đạo Trung Quốc đă thảo luận và tính toán thời điểm và như thế nào khi sử dụng sức mạnh quân sự, nhưng đă không ngần ngại quyết định khởi chiến khi họ cho rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đang bị hăm doạ hoặc lâm nguy. Thứ hai, QGPND thể hiện quyết tâm giành và giữ thế chủ động tác chiến bằng việc triển khai quân số vượt trội (chiến thuật biển người). Thứ ba, ư thức về chiến thắng quân sự của Trung Quốc đặt nhiều hơn vào việc đánh giá kết quả địa chính trị khi đem so với phê phán về hiệu năng tác chiến trên chiến trường. Kể từ sau cuộc chiến 1979 với Việt Nam, QGPND đă tiến hành sửa đổi sâu rộng trong học thuyết quốc pḥng, chỉ huy và điều khiển, chiến thuật tác chiến, và cơ cấu lực lượng, trong khi các hoạt động quân sự thế giới cũng đă chuyển đổi đáng kể từ khi cuộc chiến năm 1979. Ngày nay, không ai nghĩ rằng các lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ lặp lại những ǵ họ đă làm trong chiến tranh biên giới với Việt Nam. Từ góc độ lịch sử, những nét đặc thù của người Trung Quốc đă bộc lộ trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam có thể vẫn c̣n có giá trị trong các giáo tŕnh của học viện quân sự của Trung Quốc cũng như đối với những người hằng quan tâm đến phương pháp sử dụng sức mạnh quân sự của người Trung Quốc, không chỉ trong quá khứ mà cả với hiện tại và trong tương lai.

    Bản dịch của một cộng tác viên, riêng cho tạp chí Thời Đại Mới.

    © Thời Đại Mới

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung

    Chiến tranh biên giới Việt-Trung
    Một cuộc chiến của những người anh em họ hàngcáu giận nhau


    Thứ Hai, ngày 2-3-1979


    Đồng Đăng. Lạng Sơn. Những địa danh Việt Nam nghe êm ái mà du dương, gợi lại lịch sử, đẫm máu và chết chóc.

    Tại thành phố Đồng Đăng có nhà ga đầu mối, một chiếc cổng màu vàng cao 10 mét đánh dấu cuộc xâm lăng của Nhật Bản vào Đông Dương năm 1940, gợi lại lời tuyên hứa không biết có chính xác hay không của Tổng thống Franklin Roosevelt rằng “chúng ta sẽ không tham chiến về chuyện Đinh Đông chết tiệt nào hết.” [1] Tại Lạng Sơn, một thị trấn đông đúc cách 15 km về phía đông bắc, một ngọn núi h́nh mào gà mà những đội quân thực dân đặt tên là “bộ ngực của nữ nam tước” trông xuống những tàn tích của một pháo đài bị phá huỷ thậm chí trước khi nổ ra cuộc chiến đấu của Việt Minh chống lại người Pháp.

    Tuần trước Đồng Đăng và Lạng Sơn đă trở thành những vùng chiến địa khổ đau một lần nữa. Trong một cuộc chiến leo thang giữa hai nước láng giềng Cộng sản đầy giận dữ, họ đă và đang đối nghịch nhau suốt 2.000 năm qua, ba sư đoàn Trung Quốc xâm lược đă tràn xuống Đồng Đăng và vùng đồng bằng ven biển phía đông Việt Nam theo thế một gọng ḱm khổng lồ nhắm vào Lạng Sơn.

    Các tiểu đoàn quân chính quy Việt Nam kéo theo những vũ khí hạng nặng vội vă lên hướng bắc để gặp gỡ đối đầu với các toán quân Trung Quốc và thúc đẩy một cuộc chạm trán có thể là trận chiến chính thức đầu tiên trong cuộc chiến tranh kéo dài một tuần.

    Được chuẩn bị từ trước, Trung Quốc đă ném ba sư đoàn chống lại các lực lượng pḥng thủ tiền phương của Việt Nam. Vào cuối tuần, các lực lượng của Việt Nam đă mở một cuộc phản công tại ba tỉnh biên giới.

    Trong khi đó các tàu vận tải của Liên Xô tại Hải Pḥng đang bốc dỡ xuống các hàng hóa tái cung cấp các loại vũ khí hạng nặng hiện đại, bao gồm những tên lửa và thiết bị rada. Hệ thống do thám của Liên Xô đă tiếp tục xem xét những trận địa tiền phương với các chuyến bay ở những tầm cao so với mặt biển trên Vịnh Bắc Bộ. Một đội tàu nhỏ gồm 13 chiếc đă thực hiện tuần tra trên Biển Đông, chờ đợi sự góp mặt của tàu chỉ huy của Hạm đội Thái B́nh Dương Sô Viết, tàu nầy mang tên đô đốc Senyavin có trọng tải 16.000 tấn.

    Tại Moscow, Bộ trưởng Quốc pḥng Liên Xô Dmitri Ustinov công kích dồn dập “hành động khiêu khích nguy hiểm” của Trung Quốc và buộc tội Bắc Kinh đang cố “nhấn ch́m thế giới vào một cuộc chiến tranh.” Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc đă chuẩn bị tổ chức một cuộc họp khẩn cấp, theo lời đề nghị của Washington, để đối phó với hành động xâm lăng của Trung Quốc cũng như việc xâm chiếm Cambodia của Việt Nam trước đó.

    Cuộc đột kích của Trung Quốc vào Việt Nam đă được mong đợi và quăng cáo rất rơ ràng. Những căng thẳng trước đó đă tích tụ lại kể từ khi có hành động cưỡng bức trục xuất của Hà Nội đối với nhóm người Hoa thiểu số tại Việt Nam vào mùa xuân năm 1978, và một cuộc chiến thắng nhanh chóng của VN (đánh vào) chế độ thân Bắc Kinh ở Cam Bốt vào tháng Giêng 1979, một loạt những biến cố ngày càng tăng trên vùng biên giới Việt-Trung. Phó Thủ tướng Đặng Tiểu B́nh đă gửi điện tín nhiều lần và công khai nói về cú đấm trừng phạt trong suốt thời gian diễn ra chuyến viếng thăm của ông tới Hoa Kỳ, xỉ vả những tham vọng “bá quyền” của “con gấu bắc cực” Liên Xô và chống lại “hành động xâm lược” của Việt Nam tại Đông nam Á. Hà Nội “phải được dạy cho một bài học cần thiết,” ông cảnh báo. Tại Tokyo trên đường về nước của ḿnh, ông Đặng một lần nữa đă nói rơ về “hành động trừng phạt” chống lại “những tên Cuba ở phương Đông.”

    Nhận ra được những lời tuyên bố công khai có giá trị thật đó của Bắc Kinh, các chuyên gia t́nh báo phương Tây đă tiên đoán rằng cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ có tính chất giới hạn trong một “bài học trừng phạt,” và một khi sự trừng phạt đă được đưa ra từng phần theo kế hoạch, các đơn vị chiến đấu của TQ sẽ rút lui. Thế nhưng tại các thủ đô trên khắp thế giới đă có những sự run sợ ám chỉ toàn cầu đang bị hăm dọa nếu như cuộc chiến tranh nầy không được kiểm soát trong giới hạn và nhanh chóng chấm dứt, nếu như cuộc chiến nầy khiêu khích sự can thiệp trực tiếp hoặc hành động trả đũa của Liên Xô với tư cách khách hàng Việt Nam của họ. Đă từng có thời hoàng kim cho những nhà chuyên môn về báo động: “Tôi đánh cuộc rằng nó sẽ không xảy ra – nhưng chúng ta đang ở rất gần trong một hiểm họa về một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Chiến tranh thế giới lần III có thể bắt đầu vào thời điểm này,” Thượng nghị sĩ New York Daniel Moynihan đă cảnh cáo. Các cố vấn của chính phủ và các chiến lược gia quân sự th́ ít lo ngại hơn, song không một ai sẵn sàng phủ nhận rằng cuộc chiến mới nhất của thế giới đă chứa đựng tiềm năng rộng lớn hơn nhiều, và thậm chí những dấu hiệu rơ ràng của sự bùng nổ không thể kiểm soát được,.

    Cuộc giao tranh, diễn ra trên những ngọn đồi cây cối rậm rạp và những thung lũng nhiều ruộng nương của một vùng có thắng cảnh đẹp được gọi là Việt Bắc, vùng nầy đă che dấu đàng sau các bí mật quân sự của cả hai bên và bởi một đám mây che phủ ngăn trở việc quan sát của vệ tinh. Hà Nội đă đưa ra những thông báo chỉ dùng trong nội bộ như thường lệ; các thông cáo của Bắc Kinh th́ ư nghĩa rất huyền bí, thiếu rơ ràng đến độ có vẻ như vô nghĩa. Một nhà quan sát ở Hong Kong phát biểu: “Cứ như thể đang nghe một cặp mèo gào thét và la khóc với nhau giữa đêm khuya – chúng đang tạo ra những âm thanh ồn ào quái quỉ, thế nhưng bạn không thể biết là chúng đang đánh nhau hay là làm t́nh đâu.” Tuy vậy, từ lúc bắt đầu những hành động chiến tranh, tất cả đều rất rơ ràng rằng các đơn vị ở tuyến đầu thuộc về 3 phần trăm của lực lượng bộ binh có hàng triệu người nầy [1] và các đơn vị thuộc lực lượng 615.000 quân, ít ỏi hơn, nhưng dạn dày hơn của Việt Nam đă không ôm ấp nhau ǵ cả.

    Vào rạng sáng thứ Bảy, ngày 17 tháng Hai 1979, các lực lượng người Trung Quốc, tập trung hơn 300.000 tại các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, phía cực bắc của Việt Nam, đă bắn một loạt đại pháo dày dặt vào các vị trí then chốt ở vùng biên giới (trước khi dùng bộ binh tấn công). Cú đánh mạnh mẽ nhất là vào những nơi tập trung nhiều người thường dân Việt Nam quanh các thị xă thị trấn như Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, chưa từng được thử thách trong cuộc chiến tranh dàn trận với đội h́nh lớn kể từ khi họ vượt qua sông Áp Lục vào tháng Mười năm 1950 để gây bất ngờ và đánh tan tác các đơn vị quân đội của Liên hiệp quốc tại Triều Tiên, đă dội băo lửa qua biên giới vào 26 điểm khác nhau [trên lănh thổ Việt Nam].

    Hành động tuyên chiến đă đến trong một thông cáo rơ ràng là không thành thật của Bắc Kinh rằng các đơn vị quân đội của họ đă tham dự vào một cuộc “phản công” chống lại các hành động khiêu khích của Việt Nam. “Các lực lượng quân đội ở biên giới Trung Quốc đă hành động khi t́nh thế trở nên không thể nào chịu đựng nổi nữa và không c̣n giải pháp thay thế nào khác,” hăng thông tấn nhà nước Tân hoa xă loan báo. “Chúng tôi không muốn một tất đất đai nào của Việt Nam. Điều mà chúng tôi mong muốn là một vùng biên giới ổn định và ḥa b́nh. Sau khi đánh trả những kẻ gây hấn lùi xa tới mức cần thiết, các lực lượng biên pḥng của chúng tôi sẽ trở lại canh giữ chặt chẻ các vùng biên giới của tổ quốc chúng tôi.”

    Vào 9 giờ sáng ngày thứ Bảy, đạn súng cối đă rơi xuống gần Lạng Sơn, theo một thông tín viên hăng thông tấn Pháp AFP tại hiện trường cho hay. Ở phía bắc, đạn trọng pháo có thể nghe được cách khoảng nhau từ 10 tới 30 giây một loạt. “Các toán lính Trung Quốc đă phát động một cuộc tấn công đều khắp, tất cả các cứ điểm biên giới đều bị dội những loạt đạn trọng pháo nặng nề,” một viên chức cấp tỉnh của Việt Nam thông báo. “Các trận đánh đẫm máu đang diễn ra, số người thương vong chắc chắn là nặng nề.” Theo lời kể của một thương binh Việt Nam 18 tuổi tên là Trần Văn Miên, anh lảo đảo chạy vào thị trấn và ngă xuống con đường: “Bọn Trung Quốc đang ở gần đây, chúng nó có mặt ở khắp nơi.”

    Sau khi rải thảm một đợt hỏa lực đại pháo để làm yếu đi lực lượng pḥng thủ của Việt Nam, một đoàn quân Trung Quốc ượng ước khoảng 60.000 người đă tiến lên mạnh mẻ dọc theo vùng biên giới núi non hiểm trở rộng 772 km. Bộ binh, được sự yểm trợ của các xe tăng T-59, đă lao qua những con đường đồi núi chật hẹp gồ ghề, đánh tràn vào và chiếm các tiền đồn của Việt Nam và mở rộng ra (như h́nh cái quạt) một cuộc tiến- quân- có-phối- hợp tiến sâu vào khoảng 10 km. Theo sự tự thừa nhận của Hà Nội, người Trung Quốc sau hai ngày đă chiếm được mười một thị trấn và làng bản và đă bao vây Đồng Đăng bằng xe tăng và các súng được gắn trên xe.

    Thế rồi họ dường như dừng lại.

    Tại Bắc Kinh, ông Đặng đă quả quyết với một nhà ngoại giao Argentine đang viếng thăm rằng cuộc xâm lấn đă được “xem xét rất thận trọng” và “sẽ không được kéo dài hoặc mở rộng trong bất cứ t́nh huống nào.” Phát biểu đó có vẻ như xác nhận lại sự phiên dịch của phương Tây từ ban đầu về mục tiêu khả thi của Trung Quốc là: một cuộc di chuyển (quân) rất nhanh, tấn công đánh rồi chạy, và tiếp đó là rút (quân) về. Thế nhưng người Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng để rút lui. Tại thời điểm nầy những toán quân phản ứng nhanh của Trung Quốc, được chỉ huy bởi Tướng Yang Teh-chih, phó tư lệnh chiến trường của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1953, đă không trực tiếp đánh nhau với lực lượng chính quy tinh nhuệ của Việt Nam – từng được thử sức trận mạc bằng những chiến dịch liên tiếp chiến thắng tại Nam Việt Nam, Lào và Cambodia và được trang bị bằng những vũ khí tối tân mới nhất của Liên Xô.

    Được cảnh báo trước, người Việt Nam đă để cho các lực lượng biên pḥng khu vực và dân quân địa phương làm mũi nhọn chính trong các cuộc tấn công ban đầu. Theo ước tính có từ ba cho tới năm sư đoàn chính quy VN (ít nhất là 30.000 quân) đă được giữ lại phía sau. Các đơn vị này rơ ràng được dàn trận trong một tuyến pḥng thủ h́nh trăng lưỡi liềm trải dài từ Yên Bái cho tới Sông Hồng tại phía tây Quảng Yên thuộc bờ biển phía đông. Nhiệm vụ của họ là: bảo vệ vùng đồng bằng ven biển bao quanh Hà Nội và Hải Pḥng, và chờ đợi người Trung Quốc xuất hiện.

    Vào hôm thứ Ba (20-2-1979), ngày thứ tư của cuộc chiến, cuộc tiến quân của quân đội Trung Quốc đă tiếp tục trở lại bằng một cách hung bạo hơn. Một mặt trận tiền phương dường như không có h́nh dáng rơ rệt đă nhanh chóng phát triển thành hai gọng kềm tấn công chính và rất bài bản: một nằm ở phía tây bắc trên con đường xe lửa hướng về phía nam tới Hà Nội, một gọng kềm khác nằm ở phía đông trên mối nối của tuyến đường sắt chính song song với Quốc lộ 1, con đường huyết mạch xuất phát từ Hữu nghị Quan. Cả hai mũi tấn công bằng lực lượng bộ binh nầy xem ra đều nhắm trực tiếp vào thủ đô của Việt Nam. Cùng lúc ấy, một lực lượng quân trừ bị của Trung Quốc, gồm các đơn vị tấn công chính (trong chiến thuật gọng kềm) của hơn ba sư đoàn theo ước tính, đă lục soát hướng về vùng bờ biển cho một cuộc rút lui có thể xảy ra được nhắm vào việc chia cắt Quốc lộ 4 tới Lạng Sơn và sau đó, chắc có lẻ, cả quân tăng viện chính của Việt nam và tuyến đường tiếp tế của Quốc lộ 1, nơi mà mấy năm trước đă nhận được biệt danh đau buồn là “đường phố không có niềm vui.”

    Tại phía tây, khi mà phần chính yếu trong cuộc tấn công của Trung Quốc đă được nhân lên gấp đôi về mức độ xâm nhập tới 16 hoặc 24 km, bộ binh QGPND Trung Quốc đă chiếm được Lào Cai, một thị trấn có 100.000 người có nhà ga chính nằm bên Sông Hồng. Để chống lại mối đe doạ này đối với Hà Nội, quân đội Việt Nam đă tiến đến sát phía bắc để giao tranh với quân Trung Quốc tại Lạng Sơn và Đồng Đăng.

    “Vài ngàn quân bao gồm cả các đơn vị chính quy và địa phương của Việt Nam với vũ khí hạng nặng đang di chuyển về phía các vị trí của quân Trung Quốc,” một thông tín viên của tờ Asahi Shimbun ở Tokyo đă tường thuật từ Lạng Sơn. Ông đă miêu tả những đoàn xe tải Việt Nam với những khẩu súng 105 mm tiến lên phía bắc trên Quốc lộ 1; những chiếc xe khác chở theo các toán quân, vũ khí, quân trang quân dụng và xăng dầu lên hướng lên vùng biên giới. Trong khi đó, dưới hỏa lực trọng pháo tầm xa 130mm, nhiều đoàn người lánh nạn chạy về phía nam, bỏ lại thị xă Lạng Sơn cho những toán quân, lực lượng an ninh và viên chức nhà nước tràn ngập quanh các khu vực đóng quân.

    Hà Nội đă om ṣm rằng lực lượng pḥng thủ của Việt Nam ở Lạng Sơn đă gây thương vong cho hơn 3.000 quân Trung Quốc, và rằng chỉ trong một trận chiến bên bờ biển cách 80 km về phía đông nam, các lực lượng Việt Nam “đă đánh bại 3 tiểu đoàn và quét sạch 700 kẻ xâm lược Trung Quốc.” Tổng cộng, theo phía Việt Nam loan báo, lực lượng của họ đă tiêu diệt từ 5.000 đến 8.000 quân Trung Quốc trong năm ngày, trong khi họ chỉ tổn thất chưa tới một nửa số đó. Những tuyên bố thiên vị một chiều đó làm ta nhớ lại “những vụ đếm xác” kẻ thù được thổi phồng một cách trơn tru mỗi ngày qua các bản tin tóm tắt của Hoa kỳ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Các nguồn tin phương Tây tại Bắc Kinh đánh giá rằng phía Việt Nam đă phải chịu đựng tổn thất nhiều nhất trong cuộc giao tranh ban đầu: 10.000 người chết hoặc bị thương, so với 2.000 tới 3.000 thương vong của Trung Quốc.

    Người Việt Nam rơ ràng giỏi hơn Bắc Kinh trong chiến thuật chiến tranh tuyên truyền nếu không phải là trên chiến trường. Họ đă đưa ra những lời tố cáo hiểm độc về lối đối xử của người Trung Quốc, bao gồm những hành động tàn ác man rợ có tính cáo buộc và chiến tranh sinh học. Đài Hà Nội khẳng định rằng các chiến đấu cơ Trung Quốc đă bỏ bom vào những xí nghiệp, các nhà máy điện và các trung tâm liên lạc viễn thông (điện thoại), gây ra những tổn hại “ghê gớm” và thương vong cho dân thường, và rằng pháo binh Trung Quốc đă nă “đạn hóa học” vào các mục tiêu ở biên giới. Ủng hộ cho đồng minh của ḿnh, Liên Xô đă cáo buộc các lực lượng quân sự Trung Quốc về hành động đốt cháy bừa băi các làng mạc và bắn vào các phụ nữ và trẻ em. Tờ Pravda, trong một bản tin phát đi từ Lạng Sơn, đă khẳng địng rằng một đơn vị Trung Quốc đă chặn một chiếc xe buưt chở dân thường trên một tuyến quốc lộ và hành quyết tất cả các hành khách đi trên xe.

    Hà Nội cũng khẳng định rằng họ có bằng chứng vững chắc về kế hoạch từ lâu của Bắc Kinh cho cuộc xâm lăng này. Những nhà báo trú đóng tại thủ đô Hà Nội, được hướng dẫn qua một chuyến đi tới vùng biên giới, đă được trưng ra những cuốn sách có những câu được in bằng tiếng Việt t́m thấy trong xác của các binh lính Trung Quốc tử trận. Trong những vật dụng khác, có những tập sách nhỏ tám trang, chứa đựng những chỉ dẫn cho các tù binh Việt Nam (“Bạn sẽ được đưa tới nơi an toàn và được phép nghỉ ngơi … Đừng lo lắng. Vết thương của bạn sẽ được chữa trị ngay.”)

    Ng̣i nổ trong mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trước đó đă nói ra bằng lời giận dữ trong gần một năm nay. Vào mùa xuân năm ngoái, tập trung vào chuyện củng cố cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa làm cho con người thanh khiết hơn, các giới chức Việt Nam đă quyết định nhổ tận gốc các nhà “thương mại tư bản” và “những nhân tố nguy hiểm,” cụ thể là người Hoa từng sống nhiều năm ở những vùng mỏ phía bắc, tại Đà Nẵng và trong khu vực Chợ Lớn đông đúc của Sài G̣n (giờ là Thành phố Hồ Chí Minh). Một con số ước khoảng 160.000 người Hoa tị nạn đă chạy trốn khỏi đất nước này, trên những con thuyền đánh cá hoặc chạy bộ qua Cửu khẩu Hữu nghị, tái định cư tại các xă thuộc tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Trong khi đó, hàng loạt các cuộc đột kích và giao tranh nhỏ lác đác đă gia tăng cường độ lên trong những tháng kế tiếp đă bùng lên các cuộc cải vả không ngừng xuyên qua biên giới.

    Nổi giận về hành động ngược đăi người Hoa ở Việt Nam, Bắc Kinh – trước đó đă từng cung cấp cho Hà Nội với một lượng viện trợ ước tính 14 tỉ đô la trong hai chục năm qua – đă đột ngột cắt giảm 21 dự án trợ giúp hiện thời. Vào tháng Sáu 1978, khi những cán sự kỹ thuật Trung Quốc cuối cùng trở về nước, Hà Nội đă chấp thuận trước những lời tán tỉnh từ lâu của Liên Xô và chính thức nhảy bổ vào quỹ đạo kinh tế của Moscow như là một thành viên của khối liên minh thương mại Cộng sản COMECON.

    Vào tháng Mười một 1978, Moscow và Hà Nội đă chính thức hóa mối liên kết của họ trong một hiệp ước hữu nghị Liên Xô-Việt Nam kéo dài 25 năm, được kư kết với nhiều cuộc lễ lạc tại Moscow bởi [Tổng bí thư] Leonid Brezhnev, Thủ tướng Aleksei Kosygin và người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Lê Duẩn, cùng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bên trong lời chúc tụng thông thường cho những thỏa thuận thương mại và văn hóa, không có nhầm lẫn ǵ nữa là một vài chữ vắn tắt hiển nhiên về quân sự: một mức độ hỗ trợ pḥng thủ lẫn nhau có vẻ mơ hồ, trong phạm vi “những bàn bạc tham khảo và những biện pháp có hiệu quả thích hợp để đảm bảo ḥa b́nh và an ninh cho các quốc gia của họ.” Đối với Bắc Kinh hiệp ước này là một lời trách cứ chính trị rất nhức nhối.

    Tiếp theo là đến cuộc chinh phục chớp nhoáng Cambodia của Việt Nam. Trong ṿng một tháng với cuộc xâm lăng trên quy mô lớn của họ vào ngày lễ Giáng Sinh, quân nổi dậy thiên về Hà Nội được hậu thuẩn bởi quân đội chính quy Việt Nam đă đánh tan chế độ Khmer Đỏ Pol Pot tàn bạo được Trung Quốc trợ giúp. Chỉ một ít giọt nước mắt từ các nước trên thế giới đă nhỏ xuống khi Pol Pot và những tàn dư rải rác c̣n sót lại trong quân đội của ông ta bị lùa vào những hang hốc trong rừng rậm phía tây. Từ những vị trí cố thủ này, quân Khmer Đỏ đă và đang kháng cự mạnh mẽ chống lại chính quyền mới, một chính phủ ủng hộ Việt Nam được lănh đạo bởi một cựu thành viên Khmer Đỏ đào ngũ, ông Heng Samrin, và được yểm trợ bởi một lực lượng Việt Nam ước khoảng 130.000 quân. Đối với Trung Quốc, thất bại ở Cambodia có nghĩa là một sự mất mặt ghê gớm. Kể từ đó, khi ông Đặng được chấp thuận viếng thăm Washington, Trung Quốc đă hướng các loại vũ khí và quân dụng cung cấp sang cho quân nổi dậy của Pol Pot trong một nỗ lực nhằm lật ngược lại những ǵ đang xẩy ra và báo thù cho t́nh trạng bẽ mặt của chính họ.


    Hiệu đính: Trần Hoàng


    Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
    Last edited by alamit; 22-09-2012 at 01:37 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Photos: Chiến tranh biên giới Việt-Tàu 1979
    By Cu Cường in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 15-10-2011, 01:20 AM
  2. 32 Năm Chiến Tranh Biên Giới Trung Việt
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 27
    Last Post: 26-02-2011, 05:24 AM
  3. Hồ sơ CIA 1979: Tranh chấp biên giới Việt-Trung (Kỳ 1)
    By Phó thường dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 11
    Last Post: 18-02-2011, 11:49 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 08-02-2011, 09:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •