Ai đă có thời sinh sống và lớn lên ở miền Nam nước Việt, qua các thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà, hẳn chẳng thể nói là không biết hay không nghe danh tiếng về Trường Nữ Trung Học Trưng Vương. Riêng tôi dù không học ở đây, nhưng đă có một thời gian dài sống trong một căn nhà rất gần trường này. Hơn nữa do công việc hàng này, tôi luôn luôn phải đi và về qua cổng trường nên đă chứng kiến cảnh vào học cũng như tan lớp.
Khi phải bỏ quê hương sống lưu vong th́ kỷ niệm sâu xa, đáng nhớ nhất là căn nhà. Và, như đă nói trên căn nhà tôi quá gần với ngôi trường, nên mỗi khi nhớ về căn nhà th́ đương nhiên ngôi trường cũng được "nhớ lây".
Sau hai bài sưu tầm về những địa danh mang tên "Ông", "Bà", chị Tiếng Xưa viết mấy gịng reply về nỗi nhớ Sàig̣n và ngôi trường cũ cuả chị ấy; nên tôi nẩy ra ư định đi t́m tài liệu về mấy ngôi trường danh tiếng khi xưa, và post lên đây với hy vọng là bạn đọc, nhất là các bà, các cô cựu nữ sinh có dịp nh́n lại mái trường mà ḿnh đă ngồi ṃn nhiều ghế, qua nhiều năm. Mong rằng bài viết này không đến nỗi bị chê là: "biết rồi, khổ lắm, nói măi".
Cũng cần minh định là trong bài chính dưới đây bạn đọc sẽ gặp nhiều đại danh từ "Tôi". Nhưng cái "Tôi" này không phải là tôi (Vĩnh Phan), mà là cuả tác gỉa thực sự.
---o o o 0 o o o---
Trường Trưng Vương Sài G̣n, là hậu thân của ngôi trường ở Hà Nội, được thiết lập khi một số giáo viên học sinh trường Trưng Vương Hà Nội di cư vào Sài G̣n sau Hiệp định Genève 1954. Năm học đầu tiên trường phải học nhờ trường nữ trung học Gia Long (khóa buổi chiều).
Năm 1957, trường Trưng Vương dời về số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm con đường có những hàng cây cao tỏa bóng mát. Cùng một bên đường, cách Nha Trung Tiểu Học là Trường Nam Vơ Trường Toản và xeo xéo cổng trường là cổng Sở Thú Sài G̣n. Đó cũng là một đặc điểm và tạo ra nhiều điều đáng nhớ sau này cho các nữ sinh. Nơi này trước đó là bệnh viện của người Pháp.
Khi Viêt Nam Cộng Ḥa bị bức tử th́ trường cũng đóng cửa, nhường chỗ cho Trường Phổ thông Trưng Vương cấp III cho cả nam lẫn nữ học sinh, dưới quyền điều hành của chế độ mới.
Cơ sở chính của trường là một dăy nhà dài ba tầng, thêm một dăy lầu ngang ngắn hơn, tạo thành h́nh chữ L và tận cùng là một thính đường. Pḥng này lớn hơn các pḥng học thường có các dăy bàn kê dọc theo các bậc thang cao dần. Pḥng chỉ dành cho học sinh các buổi học về âm nhạc hoặc những buổi hội họp.
Sân trước rộng, dài theo khuôn viên các pḥng học. Có trụ cờ cho những buổi sáng thứ hai, học sinh trong đồng phục aó dài xanh xếp hàng theo lớp làm lễ chào cờ. Cổng trước dài theo bề ngang sân, với những cánh cửa cao, rộng, thường mở vào lúc đầu giờ học hay lúc học sinh ra về, dành cho các nữ sinh đi xe gia đ́nh tự chở, xe đưa rước, xe buưt hoặc đi bộ. Cổng sau với hai cánh sắt song thưa, cao, và rộng tiếp nối sân xi măng nhỏ dẫn đến nhà để xe, dành cho các nữ sinh đi xe đạp, xe solex, honda hay gắn máy, v.v…
So với các trường công lập khác, Trưng Vương có thể xem là trường khiêm nhường về cơ sở vật chất, nhưng danh tiếng dạy và học th́ có thể là bậc nhất, nh́ thời đó.
1954-1957: Thời kỳ đầu, Trưng Vương từ Hà Nội, di cư vào Nam theo đoàn người tị nạn Cộng Sản, chưa có trường sở riêng, phải học nhờ trường nữ trung học Gia Long, một trường lớn có sẵn. Đội ngũ Thầy Cô và học sinh c̣n từng bước hoàn chỉnh.
1958-1965: Thời kỳ tương đối trường đă hoàn chỉnh mọi mặt và là những năm học của đệ chúng tôi. Muốn được nhận vào lớp đệ thất phải qua kỳ thi tuyển khá gay go! Những đơn nộp dự thi của học sinh vừa học xong bậc tiểu học quá nhiều so với số lượng học sinh được phép nhận vào chỉ có sáu lớp!
1966-1975: Trường tiếp tục nâng cao uy thế của trường nữ trung học danh tiếng ở Sài G̣n.
1975 - Hiện tại: Trường xưa đă đổi chủ và đổi lập trường v́ miền Nam đă bị rơi vào tay chính quyền Cộng Sản! Trưng Vương chỉ c̣n là một trường trung học công lập ở ngoại ô, tuyển chọn học sinh cũng tùy tiện theo địa bàn cư ngụ. Cơ sở vật chất có ít nhiều thay đổi. Từ đây niềm hănh diện Trưng Vương lùi vào năm tháng theo bước chân người tha phương trên khắp các nẻo đường thế giới.
Chúng tôi, những cô bé tuổi trên mười được nhận vào trường nữ trung học Trưng Vương năm 1958. Đó là thời hưng thịnh của trường. Năm từng năm, trường đào tạo ra biết bao cô tú, xông pha vào các đại học, các ngành nghề, nắm chức vị trong xă hội, làm vẻ vang cho trường, xứng danh con cháu Hai Bà.
Hàng năm, trường đă chọn ra 2 nữ sinh đẹp nhất đóng vai Hai Bà để diễn hành trong ngày giỗ 6 tháng 2 Âm Lịch.
Thầy Cô thời đó nổi bật với các vị:
- Hiệu Trưởng: Bà Tăng Xuân An, với dáng người đẫy đà, phúc hậu. Với phong cách uy nghi, cương trực, khiến các phụ huynh và học sinh đều kính nể. Những năm Bà làm hiệu trưởng, trường tiến đều về mọi mặt do sự điều hành vững vàng và tài đức của Bà. Giờ đây ngồi viết những ḍng này, tôi vẫn như thấy trước mắt dáng h́nh Bà với sự khoan dung, nhân ái, hiền ḥa, cùng sự kính yêu Bà mà tôi nhận biết đang từ vùng tâm thức sâu thẳm trong tôi sống dậy.
- Giám Học: Bà Nguyễn Thị Phú, dáng nhanh nhẹn, tóc ngắn, cặp kính trắng trên khuôn mặt gọn, làm tăng vẻ mặt Bà thêm nghiêm nghị. Bà ôn tồn trong cách cư xử với học sinh, không lớn tiếng khi học sinh lầm lỗi, nhưng học sinh th́ rất ư nể sợ.
- Tổng Giám Thị: Cô Nguyệt Minh, học sinh thường yêu mến gọi là Cô Tổng Nguyệt Minh. Cô có dáng người thanh thanh, măc dù đă có gia đ́nh mà dáng c̣n thon thả, nét mặt nhu ḿ, tóc uốn ngắn. Cô thường hay đứng bắt tay sau lưng nơi chân cầu thang gần cổng trước nh́n học sinh vào đầu giờ hay lúc ra về. Đến bây giờ tôi cũng không hiểu sao, dáng Cô hiền ḥa, nét mặt nhu ḿ mà tại sao học sinh rất sợ Cô. Nhóm nào to họng la hét, phá phách mà thấy Cô từ xa là đă im phắt! Kính yêu và tôn trọng Cô là tâm trạng của chúng tôi, những người từng có những tháng ngày học dưới mái trường thân yêu, êm ấm, một thời tuổi trẻ xa xưa.
Các bà/cô cựu nữ sinh có nh́n thấy ḿnh ở đây không?
H́nh ảnh về các Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn, các Thầy Cô trong Ban Giám Thị của trường th́ đầy trong kư ức chúng tôi. Mỗi Thầy, Cô, trong mỗi từng khung trời nhớ là hành trang cho chúng tôi mang vào đời, như những bông hồng nhung êm ái để chúng tôi vững bước trên từng ngơ ngách sống, dù là sau này với những chức vị, bằng cấp chiếm được trong xă hội xưa cũng như nay…
- Học sinh: Tất cả các nữ sinh Trưng Vương thời trước 1975 đều đă được tuyển chọn qua kỳ thi tuyển vào đệ thất. Sự tuyển chọn càng khó, những người lọt vào ṿng thi càng nhiều năng lực, sự học càng có sự ganh đua hứng khởi. Học đă giỏi th́ hạnh kiểm cũng thời tương xứng. Có phá nghịch th́ cũng chỉ là trong ṿng kỷ luật, không làm các Thầy Cô phải bận tâm nhiều nên Thầy Cô càng thêm tận tụy.
Ngày nay: Trên khắp toàn cầu từ Châu Âu sang Châu Mỹ, hay tận quê nhà, đâu đâu cũng có bước chân của các nữ sinh Trưng Vương xưa.
Qua các kỳ Đại Hội ở hải ngoại, tôi mới thấy rơ ràng hơn sức mạnh tiềm tàng dạy và học của trường xưa. Sự đào tạo các thế hệ đă qua cho ra những con người có năng lực, và những nữ nhi tài đức. Tiếc thay!... Nếu không bị mất nước, nếu không có sự đổi dời cuộc sống để các tài năng phải tha phương trên các nẻo đường thế giới, phân tán mọi nơi th́ đă dồn công sức đóng góp cho công cuộc dựng xây đất nước thêm hùng cường, thịnh vượng. Bây giờ, những cánh chim đang sải cánh tung bay trên bốn bể năm châu, vươn cao niềm hănh diện của trường nữ trung học Trưng Vương xưa đă từng một thời rạng danh ở mảnh đất quê nhà.
H́nh ảnh Nữ Sinh Trưng Vương
Kiếp này đă lỗi hẹn
Kiếp sau sẽ ra sao
Đời là một giấc chiêm bao
Đành mang kỷ niệm chôn vào đáy tim
Nhóm Thực Hiện Đặc San TV58-65
Bookmarks