Page 1 of 4 1234 LastLast
Results 1 to 10 of 33

Thread: Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan

    Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan
    11 tháng 12, 1930 - 14 tháng 7, 1998 (67 tuổi)







    Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930 – 1998) là Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng ḥa, phụ trách Đặc ủy Trung ương T́nh báo. Nguyễn Ngọc Loan là người đă cầm súng bắn thẳng vào đầu một người chưa rơ danh tính (được cho là Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém) hoặc Bảy Nà (Lê Công Nà)) trong Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 gây xôn xao dư luận.

    Con đường binh nghiệp

    Nguyễn Ngọc Loan, biệt danh là "Sáu Lèo", sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 tại Huế[1], tốt nghiêp Khóa 1 Trường Vơ Khoa Thủ Đức. Thân phụ là ông Nguyễn Ngọc Lợi, nguyên là kỹ sư công chánh, Trưởng khu Hỏa xa Huế.

    Gia nhập Quân đội Liên hiệp Pháp, ông theo học Khóa 1 Trường Vơ Khoa Thủ Đức. Sau khi tốt nghiệp năm 1952, ông phục vụ trong Lực lượng Xung kích Pháp-Việt. Năm 1953, ông thụ huấn khóa phi công tại Trường Không quân Salon-de-Provence tại Pháp. Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, ông trở về Việt Nam. Khi chính quyền Việt Nam Cộng ḥa ra đời, ông tham gia quân đội và trở thành người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng ḥa.

    Khoảng đầu thập niên 1960, ông là Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quân sát đóng tại Nha Trang. Đến năm 1964, ông được thăng Đại tá, giữ chức Tư lệnh phó Không quân Việt Nam Cộng ḥa, dưới quyền Tư lệnh Nguyễn Cao Kỳ.

    Trong chiến dịch "Mũi Tên Lửa" (Flaming Dart), ngày 11 tháng 2 năm 1965, Nguyễn Ngọc Loan đă dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 bắn phá miền Bắc Việt Nam.

    Sau chiến dịch này Nguyễn Ngọc Loan được thăng Chuẩn tướng và điều về làm Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Đặc ủy Trung ương T́nh báo.

    Năm 1966 Nguyễn Ngọc Loan được chính phủ của tướng Nguyễn Cao Kỳ cử ra miền Trung b́nh định vụ biến động Phật giáo trong cuộc bạo động ly khai, được xem là có sự hậu thuẫn của tướng Nguyễn Chánh Thi. Do việc thành công trong cuộc b́nh định, một thời gian sau, ông được thăng Thiếu tướng. Nguyễn Ngọc Loan được coi như cánh tay mặt của tướng Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng).

    Bức ảnh gây chấn động dư luận thế giới





    Trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tướng Nguyễn Ngọc Loan đă cầm súng bắn thẳng vào đầu Nguyễn Văn Lém (bí danh Bảy Lốp), một đặc công Việt Cộng với hai tay đang bị trói, tại Thị Nghè (có tài liệu nói là trên đường Lư Thái Tổ, Ngă Bảy) Sài G̣n). Vụ việc được kư giả Eddie Adams nhanh tay chụp được. Cùng lúc ấy, phóng viên đài ABC của Úc là Neil Davis cũng quay phim rất rơ ràng. Tướng Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu các tùy tùng tránh ra, đi đến bên Bảy Lốp, không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù binh này.

    Sau này, Neil Davis tường thuật lại trong cuốn In the Frontline rằng tướng Loan hôm đó nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đ́nh ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của tướng Loan, bị đặc công Việt Cộng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe Bảy Lốp bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ.

    Cũng trong cuốn In the Frontline Neil Davis nhận định rằng:"Người đặc công mặc áo dân sự, tức không phải "quân nhân đối phương" như đă quy định trong quy ước Genève về Luật Tù binh. V́ thế tướng Loan xếp vào loại "phiến loạn" để xử bắn trong thời gian thiết quân luật cũng không có ǵ quá đáng."

    Bức ảnh của Eddie Adams ngay lập tức đă lên trang nhất các báo quốc tế, làm xôn xao dư luận, gây sốc cho nhiều người trên thế giới, làm đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Mỹ. Nó trở thành một trong những h́nh ảnh được nhớ tới nhiều nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam và nó làm cho Adams giành được giải Pulitzer trong năm 1969 về chụp h́nh tin tức tại chỗ. Từ đó Nguyễn Ngọc Loan trở thành một biểu tượng của sự dă man tàn bạo. Về sau, Eddie Adams viết trong tạp chí Time về Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh của ông:

    "Viên tướng Loan giết người Việt Cộng, c̣n tôi giết viên tướng Loan bằng máy ảnh của tôi. H́nh ảnh là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào h́nh ảnh, nhưng h́nh ảnh cũng có thể nói dối, cho dù không cố ư lừa dối. H́nh ảnh chỉ là một nửa sự thật... Điều mà bức ảnh đă không nói lên là 'Liệu bạn sẽ làm ǵ nếu bạn là ông tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày chiến tranh nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ?'"
    "Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp c̣ để kết liễu Bảy Lốp?", ông Adams hỏi.

    Nguyên văn tiếng Anh:

    "The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths... What the photograph didn't say was, 'What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?'"
    "How do you know you wouldn't have pulled the trigger yourself?"[2].

    [sửa] Thất sủng và cuộc sống lưu vong

    Không lâu sau bức ảnh tai hại đó, trong một trận chiến vào tháng 5-1968, tướng Loan bị thương găy chân và phải sang Úc để điều trị. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhanh chóng nắm lấy cơ hội này để điều chuyển tướng Loan ra khỏi các chức vụ trong An ninh Quân đội và Cảnh sát để thay người của ḿnh vào, ḥng chặt đứt vây cánh của tướng Kỳ, khi đó đang là Phó tổng thống. Khi trở về Việt Nam, tướng Loan bị loại ngũ và sống bằng chế độ dành cho cấp tướng lĩnh.

    Sau 1975 Nguyễn Ngọc Loan di tản khỏi Việt Nam. Có thông tin rằng Nguyễn Ngọc Loan phải vất vả lắm mới vào được Mỹ v́ người ta không muốn tiếp nhận một mẫu người tàn bạo như Nguyễn Ngọc Loan.

    Vào năm 1976, hai dân biểu của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer nộp đơn giùm “Bảy Lốp” kiện Nguyễn Ngọc Loan và yêu cầu Hoa Kỳ trục xuất nhưng việc không thành[3].

    Sau khi định cư Nguyễn Ngọc Loan mở quán ăn nhỏ, Les Trois Continents, ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia.

    Ngày 14 tháng 7 năm 1998 Nguyễn Ngọc Loan qua đời do bệnh ung thư tại Burke, Virginia, ngoại ô của Washington, D.C. Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đă gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận v́ những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này:

    "Người này là một anh hùng. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đă để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút ǵ về ông ta cả."

    Nguyên lời dẫn tiếng Anh:

    "The guy was a hero. America should be crying. I just hate to see him go this way, without people knowing anything about him"
    Last edited by alamit; 26-12-2011 at 10:14 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    :::Phạm Phong Dinh :::
    THIẾU TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN
    MỘT ĐỜI TẬN TỤY VỚI NƯỚC NON

    Eddie Adams (1933-2004) đă chụp h́nh cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của ḿnh.

    Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng v́ nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất.

    Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành quyết một người bị t́nh nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường phố Sài g̣n vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc Loan nói “Chúng nó đă giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này đă giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân.
    Câu chuyện của tấm ảnh
    (trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972)
    Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc **ng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dăy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này.
    Trong cơn thịnh nộ, Loan đă xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hăng Associated Press, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hăng NBC đang ghi h́nh ông ta. Ông ta nh́n họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong ṿng vài giờ những bức h́nh của Adams đă được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương tŕnh tin tức truyền h́nh Huntley – Brinkley.

    Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đă tàn lụi, nhưng h́nh ảnh vẫn c̣n. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự dă man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nh́n thấy 2 tay v́ bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng.

    Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đă phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đă đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đă chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á.
    Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đă được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đă dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài G̣n, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đă xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhơm hơn, v́ anh ta đă thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù.
    Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ

    Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người
    Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích lư do bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đă giết 1 cảnh sát. Anh ta đă nhổ vào mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm ǵ? Nhốt anh ta trong tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”.
    Tướng Loan sau này
    Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim truyền h́nh về vụ bắn tù binh đó đă khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối của công chúng đă buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện Walter Reed Army ở Washington. Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1 cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đă củng cố xong quyền lực của ḿnh, Loan và gia đ́nh ông ta sống trong cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài G̣n, th́ chỉ để nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn pḥng trống không.

    Sau này, Thiếu Tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật v́ chiến cuộc Mậu Thân. Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Ở đó, ông và gia đ́nh bị người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đă xịt sơn lên tường nhà ông : “Ta đă biết ngươi là ai rồi !”.

    Sự day dứt của tác giả tấm h́nh
    Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm h́nh trên- Eđie Adams -đă khóc :
    “Genaral …tears are in my eyes …” .
    Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan .
    Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn
    “Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lănh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đă giết chết người lính Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những ǵ mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : ” Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một người mà trước đó đă bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?”.

    C̣n nhớ trong những ngày lửa binh Mậu Thân đợt 1 và đợt 2 ở vùng Sài G̣n - Gia Định -Chợ Lớn, có một vị tướng dáng vóc nhỏ bé trong chiếc áo giáp đen sạm khói súng, đă xông xáo giữa những làn đạn chằng chịt đỏ lửa, trong tiếng AK và tiếng B40 nổ rền trời. Ông ôm cây súng M16 đứng xổng lưng trên tuyến đầu, chiến đấu và bắn về phía quân địch như bất cứ một người chiến sĩ khinh binh dũng cảm nào của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Vị Tướng mà đă đi vào huyền thoại quân lực và chiến sử Việt Nam, chính là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Chỉ Huy Trưởng T́nh Báo và An Ninh Quân Đội, cựu Tư Lệnh Phó Không Quân QLVNCH.

    Cuộc đời của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan là cả một tấm gương sáng. Là một phi công ưu tú của quân chủng Không Quân, người đă có hàng ngàn giờ bay trên nhiều loại phi cơ oanh tạc chiến đấu, sự dũng cảm phi thường của ông đă đưa ông lên đến chức vụ cao tột Tư Lệnh Phó Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa trong những năm 1960 sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Chính là người đă dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Mũi Tên Lửa " (Flamming Dart) ngày 11.2.1965, dũng mănh lao xuyên qua những làn đạn pḥng không kinh khủng của giặc bắn phá hang ổ địch và những địa điểm tàng trữ các phương tiện chiến tranh mà từ đó Hà Nội trang bị cho binh đội của họ tràn qua vĩ tuyến 17 tàn sát đồng bào miền Nam. Trong những giây phút lơ lửng giữa sự sống và cái chết trên bầu trời miền Bắc, những chiếc A1 do Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy đă đánh những chùm bom chính xác rải lên đầu bọn cuồng khấu. Để cho chúng biết rằng, dù những chiếc A1 bay chậm và lỗi thời, không thể nào địch nổi những chiếc MIG 17, 19, 21 phản lực cơ tối tân mà Nga Sô và Trung Cộng đă viện trợ cho Không Quân Bắc Việt, những người trai anh dũng của Việt Nam Cộng Ḥa vẫn quyết tâm chiến đấu cho sự sống c̣n của dân tộc. Trong một phi vụ vượt vĩ tuyến, có một lần Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đă phải đau xót nh́n chiếc phi cơ của anh hùng Thiếu Tá Phạm Phú Quốc trúng đạn giặc và nổ bùng thành một chiếc hoa lửa đỏ giữa bầu trời xanh thẳm.

    Sau những chiến công lừng lẫy trên bầu trời miền Bắc và sau khi chiến dịch "Mũi Tên Lửa" chấm dứt, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được vinh thăng Chuẩn Tướng và được điều động về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia cùng lèo lái con thuyền quốc gia kể từ ngày 19.6.1965, sau khi đă gạt bỏ được Đại Tướng Nguyễn Khánh ra khỏi chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ, v́ những yếu kém và bất lực của ông này. Ngày 19.6 từ đó được chọn là "Ngày Quân Lực", biểu trưng của ngày mà Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tái lập trật tự và điều hành guồng máy quốc gia. Trong những năm đó, Chuẩn Tướng Loan được sự tín nhiệm của Thiếu Tướng Kỳ, đă là một vị tướng hết sức mẫn cán, ông thẳng tay bố ráp và truy lùng bọn cộng sản nằm vùng, bọn t́nh báo địch xâm nhập đô thành.

    Cảnh Sát Quốc Gia của ta trong thời kỳ đó đă hốt được nhiều mẻ lớn. Là một vị tướng năng nổ, ông đă được chính phủ cử ra Trung cùng một số tướng lănh tài năng khác b́nh định vụ biến động Phật giáo trong năm 1966. Ngoài Vùng I t́nh h́nh vô cùng rối ren với sự khuấy động của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, sự bất tuân phục của ông này v́ sự tranh giành quyền lực với chính phủ trung ương, và sự quá khích của những thành phần Phật giáo. Có đến một trung đoàn quân đội ngoài Vùng I tham gia phe ly khai. Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, với sự giúp sức của các cấp quân sự thuộc binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp, đă nhanh chóng b́nh định được t́nh thế, với một sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất ở mức tối thiểu ngoài sự mong đợi của chính phủ trung ương. Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi được cho đi Hoa Kỳ. Cơn sóng gió tưởng chừng có thể làm ngửa nghiêng đất nước và mối hiểm họa binh đội cộng sản lăm le tràn xuống nuốt lấy Việt Nam Cộng Ḥa đă được những viên tướng tài giỏi nhất của Việt Nam Cộng Ḥa san bằng. Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan được vinh thăng Thiếu Tướng.

    Với quyền lực to lớn, với ánh hào quang và những phương tiện vật chất dồi dào ấy, đáng lẽ ông phải vun vén cho riêng cá nhân ḿnh một cái ǵ đó. Nhưng kỳ diệu và đáng kính phục biết ngần nào, cuộc sống của người b́nh dị và đơn sơ quá, người không có tài sản ǵ đáng giá. Ở giữa một xă hội vật chất phù phiếm và đua tranh, chung quanh ông đầy dẫy những tấm gương tham nhũng của những yếu nhân tai to mặt bự, với những cảnh ăn chơi xa hoa trụy lạc thâu đêm suốt sáng, th́ tấm gương thanh liêm của người cùng với một số hiếm hoi các tướng lănh khác giống như những viên ngọc quí nằm trong mớ tro củi bẩn thỉu. Ông không lấy của công làm của tư, không có biệt thự riêng, chỉ ở nhà của chính phủ cấp cho, một chiếc xe Jeep, một chiếc áo giáp, một cây súng và một trái tim dành cho nước non.

    Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11.12.1930 tại Huế, khi vào lính ông được gửi đi học Khóa 1 Trường Vơ Khoa Thủ Đức. Tốt nghiệp Thủ Đức, tân sĩ quan Nguyễn Ngọc Loan về phục vụ trong Lực Lượng Xung Kích Việt-Pháp năm 1952. Nhưng đến năm sau ông lại được gửi đi thụ huấn khóa phi công tại Trường Không Quân Salon De Provence tại Pháp và trở thành người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không Lực Việt Nam Cộng Ḥa kể từ năm 1956. Khoảng đầu những năm 1960 ông nhận nhiệm vụ làm Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quân Sát đóng tại Nha Trang. Bốn năm sau, Đại Tá tân thăng Nguyễn Ngọc Loan được tín nhiệm chức vụ cao quí tột bậc quân chủng, Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH. Bắt đầu từ năm 1965, Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan được điều về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội, Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo. Một thời gian sau ông được vinh thăng Thiếu Tướng.

    Một trong những câu chuyện vẫn c̣n được những thuộc cấp kể cho nhau nghe về ḷng độ lượng và thương yêu thuộc cấp của Thiếu Tướng Loan. Một đám cận vệ của "Anh Sáu"(chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dă Chiến kính trọng và mến thương gọi Tướng Loan, dĩ nhiên là gọi sau lưng. Đứng nghiêm tŕnh diện trước mặt người dù không có tội ǵ cũng đă thấy muốn...văi đái trong quần, ở đó mà anh Sáu với lại anh Năm) đang ngồi binh xập xám ở pḥng ngoài của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, Tướng Loan đang nằm lim dim nghỉ trên một cái sofa ở pḥng trong. Bọn "nhỏ" mê mẩn sát phạt nhau hung quá không nhận ra "Anh Sáu" đă thức giấc lúc nào và đang nhẹ nhàng như một con báo lướt ra khỏi cửa pḥng. Người đứng nh́n đám đàn em thân thiết, tủm tỉm cười và nghĩ ra một tṛ chơi nhỏ mà sẽ làm cho mấy thằng em lên ruột lên gan chút chơi. Con người kinh khủng đó cũng có khiếu khôi hài lạnh quá đi. Ông lẳng lặng biến mất ra khỏi Tổng Nha CSQG, leo lên chiếc Jeep cùng tài xế nhấn ga dọt mất. Măi một lúc sau, có một anh lính t́nh cờ nh́n vào bên trong, chiếc sofa trống trơn, Tướng Loan đă biến mất. Đám cận vệ nhốn nháo, mặt mũi xanh mét như tàu lá chuối vứt bài tứ tung la hoảng :" Ổng đi mất tiêu rồi! ". Cả bọn hối hả quơ súng ống chạy túa ra như bị ma rượt. Thiếu Tướng Loan dũng cảm trên chiến trường, nhưng cũng rất dồi dào t́nh yêu thương thuộc cấp. Khi thuộc cấp lầm lỗi, ông không trừng trị họ bằng những phương cách thô bạo, mà ông chỉ làm cho họ cảm phục quyết định và tự thấy xấu hổ trước vị chỉ huy của ḿnh, từ đó họ sẽ sửa chữa và làm những công việc tốt đẹp để chuộc lỗi.

    -- Ke Si Bac Ha (ke_si_bac_ha@yahoo. com), September 21, 2004

    Answers

    Cống hiến lớn nhất của Thiếu Tướng Loan mà cũng là mối oan khiên mà ông phải gánh chịu nhục nhằn trong ṿng mấy chục năm là cuộc chiến đấu trong những ngày Mậu Thân binh lửa. Cộng quân tấn công vào thủ đô Sài G̣n vào lúc 2 giờ khuya ngày 31.1.1968, tức ngày mùng 1 Tết năm 1968. Đô thành Sài G̣n quá rộng lớn, mặc dù súng và pháo trộn lẫn vào nhau nỗ ḍn dă ở một số khu vực, đến sáng mùng 2 Tết người dân SàiG̣n vẫn lũ lượt đi thăm viếng chúc Tết nhau và vui chơi. Cho tới khi cường độ cuộc chiến lên cao và lửa đạn bung tỏa ra khắp nơi, người ta mới bàng hoàng biết là chiến tranh đă về thành phố, với tất cả cái khốc liệt và tàn bạo nhất . Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong những ngày đầu xuân đang ở Mỹ Tho, vùng chôn nhau cắt rún của bà Thiệu. Cho nên lúc 8 giờ sáng ngày mùng 2 Tết, dân Sài G̣n chỉ được nghe Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ ban bố lệnh giới nghiêm trên Đài Phát Thanh Sài G̣n, tố cáo quân Việt Cộng tấn công toàn quốc và vi phạm lệnh hưu chiến ba ngày do chính chúng đề nghị. Các đơn vị Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Cảnh Sát Dă Chiến đă nhanh chóng được điều động đến giải tỏa những vị trí bị địch tấn chiếm hồi đêm mùng 1. Các phi cơ cánh quạt A1 của Không Quân lên đánh bom và xạ kích công sự pḥng thủ của địch. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa ngày 5.2.1968 đă cấp tốc tổ chức chiến dịch phản công "Trần Hưng Đạo", Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng chiến dịch; Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn làm Tham Mưu Phó. Theo kế hoạch của chiến dịch, đô thành và vùng ven đô được chia làm sáu khu vực trách nhiệm và được phối trí như sau :

    - Khu A : Nhảy Dù, Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Dù chỉ huy.

    - Khu B : Thủy Quân Lục Chiến, Đại Tá Nguyễn Thành Yên, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC chịu trách nhiệm.

    - Khu C : Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia chỉ huy các lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến và Cảnh Sát Quốc Gia.

    - Khu D : Biệt Động Quân, Đại Tá Trần Văn Hai, Chỉ Huy Trưởng BĐQ điều động lính Mũ Nâu càn quét địch, nỗ lực chính là Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân.

    - Khu E : Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy.

    - Khu F : Lực lượng Hoa Kỳ phụ trách.

    Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng lực lượng CSQG và Cảnh Sát Dă Chiến chịu trách nhiệm đánh địch tại khu C, bao gồm lănh thổ các quận 1, 2, 3, 4, 5. Những quận này nằm ở khu trung tâm Sài G̣n nên tương đối yên tĩnh, các chiến sĩ cảnh sát liên tục mở những cuộc hành quân loại địch ra khỏi dân chúng. Tuy nhiên khi mặt trận Hàng Xanh nổ lớn, Thiếu Tướng Loan đă điều động lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến và đích thân ông lên chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ Mũ Nâu Tiểu Đoàn 30 BĐQ của Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân. Các thám thính xa V100 của Cảnh Sát cũng được gửi tới tăng viện mặt trận. Quân ta tiến vất vả và chậm trên khắp mặt trận, là bởi v́ bọn Việt Cộng man rợ, chúng lùa thường dân, đàn bà, người già và trẻ em làm bia đỡ đạn hoặc dùng súng bắn chặn không cho dân chúng di tản ra khỏi khu vực giao tranh. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dă Chiến được Thiếu Tướng Loan điều động đến càn quét khu vực Thị Nghè. Một gia đ́nh của một Đại Úy Cảnh Sát trong khu vực này không chạy kịp đă bị tên Bảy Lốp, Đại Úy Đặc Công Việt Cộng tàn sát man rợ.

    Thiếu Tướng Loan đau đớn thề với ḷng là ông sẽ bắt tên ác quỉ trả giá những tội ác mà nó đă gây ra cho những người vô tội. Người đích thân bố trí và chỉ huy Cảnh Sát Dă Chiến vây bắt toán đặc công khát máu này. Làm sao mà những con thú người đó có thể thoát khỏi trận địa trong ṿng vây ngày càng siết chặt của quân ta. Cuối cùng, lực lượng cảnh sát tóm cổ được tên sát nhân. Thiếu Tướng Loan ghê tởm nh́n bộ mặt hung ác gớm ghiếc của gă, ông muốn nôn mửa. Tại sao trên cơi đời này có những người nhân danh chiến tranh để giết trẻ em, đàn bà và người già. Vậy th́ ông sẽ nhân danh cho những oan hồn chưa đưọc siêu thoát ấy, ông sẽ nhân danh cho những đôi mắt thơ ngây của các em, cho tuổi thơ trong trắng của các em. Ông xử tử tên sát nhân ngay tại chỗ mà trước đó hắn đă xuống tay giết các em. Kư giả Eddie Adams đứng gần đó, anh này trong những ngày binh lửa đă theo chân Biệt Động Quân lên vùng Thị Nghè săn tin và tấp vào bản doanh chỉ huy của Thiếu Tướng Loan, đă nhanh tay chụp được cảnh tên VC đền tội.

    Eddie Adams với tấm ảnh Tướng Loan bắn chết tên VC trên đường phố đă leo lên tột đỉnh vinh quang nghề nghiệp khi anh ta nhận được giải thưởng Pulitzer năm 1969. Anh bước lên bục vinh quang trong khi vị Tướng anh hùng của chúng ta bị oan khuất. Những nhà khoa bảng Hoa Kỳ kiêu ngạo nhưng dốt nát kiến thức quân sự và lịch sử Việt Nam trong chính phủ Mỹ hồi đó, những thế lực phản chiến thiên tả, với những trí óc được coi là siêu đẳng không t́m được cái cớ hay ho nào để tháo chạy , mà phải cần tới một màn đạo diễn tàn nhẫn và vô lương tri đổ lên đầu một con người có váng dóc nhỏ thó ấy. Giới truyền thông Mỹ thổi phồng câu chuyện Thiếu Tướng Loan bắn tên sát nhân giữa mặt trận, giết chết cuộc đời binh nghiệp của ông, giết chết ḷng yêu nước, yêu tự do và yêu công lư của một vị tướng suốt đời chỉ biết tận tụy cho nước non. Tại sao Eddie không chụp những bức ảnh của những chiếc thây ma với những viên đạn AK47 gửi về Hoa Kỳ. Tại sao anh không chụp tấm h́nh của ông Tướng ngă gục xuống sau đó v́ những viên đạn bắn lén từ trong bóng tối trúng vào chân của ông. Đó há chẳng phải là những giọt máu đă đổ để bảo vệ những người vô tội hay sao ? Tấm ảnh của anh đă giết chết cuộc đời của một người chiến sĩ yêu đồng bào yêu tổ quốc, đă phủ màu đen đắng cay lên đời một người công chính mà sẽ kéo dài và đeo đuổi người đến gần ba mươi năm.

    Sau khi đă xử tử tên sát nhân, Thiếu Tướng Loan tiếp tục dẫn quân lên đánh địch, người đă trúng đạn và bị thương nặng ở chân. Viên đạn bắn vào đầu tên địch và viên đạn địch bắn vào chân ông, cả hai thứ đó đă chấm dứt cuộc đời binh nghiệp đầy huyền thoại của người.

    Sau ngày đất nước rơi vào tay cộng sản, Thiếu Tướng Loan cùng phu nhân di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống khiêm tốn quá sức, với chiếc chân tàn tật v́ chiến cuộc Mậu Thân. Ở đó, ông và gia đ́nh bị người Mỹ quá khích sĩ nhục và làm khó khăn đủ điều. Nhiều người Mỹ hung hăng đă xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đă biết ngươi là ai rồi!". Vị tướng thanh liêm, anh dũng và thất thế của chúng ta cắn răng nhận chịu những băi nước bọt của người đời. Ông biết rồi cũng sẽ có một ngày nỗi oan khiên sẽ được làm sáng tỏ và danh dự sẽ được phục hồi từ bóng đen quá khứ tối tăm ảm đạm của cuộc đời ông. Tuổi đời chồng chất, chiếc chân khập khiểng, nổi oan khiên từ nỗi dối trá của những người ngu xuẩn vẵn không ngăn nỗi trong ḷng người hào kiệt ḷng nung nấu trở về quê hương chiến đấu lật đổ cộng sản. Trong một dịp có vài chiến hữu cũ đến thăm người tại quán ăn LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, bên những ly rượu hội ngộ, Thiếu Tướng Loan đă rưng nước mắt thổ lộ hoài băo :

    "Nếu cơ may một ngày nào đó tụi ḿnh trở về, th́ lúc đó tụi ḿnh đều là nghĩa quân cả. Không Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Lực Lượng Đặc Biệt ǵ cả. Tụi ḿnh chỉ là nghĩa quân. Nghĩa quân đây là nghĩa quân của thời Lê Lợi khởi nghĩa, của thời Cần Vương chống giặc ngoại xâm. Chỉ có đám quân đội của tụi ḿnh mới có thể nói chuyện "phải quấy" với đám quân đội phía bên kia, v́ hồi c̣n đánh nhau, hai bên đều bị bịt mắt cả".

    Kư giả Eddie Adams trong thời gian khổ ải của nạn nhân của anh ta, đă nhiều lần đến thăm Thiếu Tướng Loan. Anh hối hận và xúc động nh́n cảnh sống thanh bần của một vị tướng. Người anh hùng của đất nước Việt Nam vẫn vui vẻ tiếp chuyện người kư giả. Trong thâm tâm, ông đă tha thứ cho sự ngu xuẩn ngây thơ của Adams từ lâu. Adams không chụp bức ảnh đó th́ cũng có hàng chục Adams khác lao tới bấm lấy. Adams chỉ là một trong hàng triệu người Mỹ vô tâm và ngu ngốc không biết ǵ về cuộc chiến Việt Nam. Thái độ cao thượng của người đă cảm hóa được Adams. Người Mỹ vốn là một dân tộc rất cao ngạo, nhưng một khi mà Adams đă thật sự hối hận th́ anh ta đă quị người xuống thật thấp. Để anh viết một bản ai điếu tạ tội với người anh hùng của dân tộc Việt Nam, khi anh được tin Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đă qua đời lúc 20 giờ ngày 14.7.1998. Cái bản điếu văn đó đă được anh viết bằng nước mắt ngập tràn và từ con tim vỡ nát v́ hối hận của anh.

    Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27.7.1998. Chúng tôi xin được lược dịch lại bản văn này và tin chắc rằng giờ đây, ở cơi vô cùng người đă nở nụ cười bao dung tha thứ cho những lầm lỗi của thế gian :

    "Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lănh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đă giết chết tên Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những ǵ mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đă bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".

    Tướng Loan là một mẫu người mà người ta có thể gọi là một người chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những ǵ ông Tướng đă làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt ḿnh vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đă tận tụy dành nhiều thời gian đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đă thực sự làm đảo lộn cuộc đời ông. Người chẳng hề phiền trách ǵ tôi. Người nói với tôi răng, nếu tôi không chụp tấm ảnh, th́ sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về người và gia đ́nh người trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đă xảy ra hồi sáu tháng trước, vào lúc ông đă bị bệnh rất nặng.

    Khi được tin ông Tướng đă chết, tôi gửi hoa đến phúng viếng và tôi đă viết : " Thưa ông Tướng, tôi hết sức ân hận. Lệ đă tràn đầy trong mắt tôi".

    PHẠM PHONG DINH
    Last edited by alamit; 26-12-2011 at 10:13 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan- Liên Thành



    Thế nhưng, có một người –mặc dầu thân sinh là người miền Bắc– nhưng được sinh ra tại Huế, lớn lên tại Huế, rời khỏi Huế từ độ quê hương ch́m đắm trong binh lửa. Nhưng mỗi khi Huế gặp nạn, dân Huế gặp nạn, người ấy lại trở về Huế với tấm chân t́nh và ḷng thiết tha cứu Huế và giúp đồng bào Huế.


    Sáng hôm nay ngồ́ viết những ḍng chữ này mà ḷng không nén nổi xúc động. Tưởng nhớ đến người anh cả trong lực lượng Cảnh sát Quốc gia (CSQG), tôi muôn đời thương tiếc và kính trọng ông.


    Hùm chết để da, người ta chết để tiếng. Bây giờ đă đi khuất, không c̣n trong cuộc đời phiền muộn này nữa, nhưng ông đă để lại tiếng tốt muôn đời, để lại sự kính trọng, và ḷng biết ơn của rất nhiều người dân Huế.

    Ông là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Lực Lượng CSQG (1966 – tháng 5/1968).


    Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 01/02/1930 tại Huế. Tốt nghiệp khóa 1 trường Vơ bị Thủ Đức.


    – 1953 học khóa hàng không (École de l’air (EA) – DCVOnline) tại trường Sĩ quan Không quân (Ecoles d’Officiers de l’Armée de l’Air, EOAA – DCVOnline) Salon de Provencce tại Pháp, tốt nghiệp Kỹ Sư Hàng không. Ông là một trong những phi công lái khu trục cơ đầu tiên của VNCH.


    – 1960 giữ chức vụ CHT Phi đoàn 2 Quan sát tại Nha Trang.


    – 1964 vinh thăng Đại Tá, Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH.


    Ngày 11/02/1965, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan đă dẫn đầu những phi đoàn A1 Skyraider vượt vỹ tuyến 17 oanh tạc miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch Mũi Tên Lửa II (Flamming Dart II)(1)


    Chưa bao giờ trong cuộc chiến đầy bi thảm của quê hương mà ḷng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống Cộng sản của dân quân Trị Thiên lại lên cao như vậy. Dân chúng, học sinh, sinh viên Huế đă tổ chức biểu t́nh lớn để hoan hô những nguởi hùng không quân VNCH, những Kinh Kha thời đại, đă vượt sông Gianh xông vào đất địch, và họ đă được đồng bào trân trọng vinh danh.


    Tôi bấy giờ chỉ là viên sĩ quan trẻ, cấp Thiếu úy, tôi được biết tên ông từ dạo đó.


    Sau cuộc hành quân Mũi Tên Lửa 11/02/65, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan được bổ nhiệm về làm Tổng Giám Đốc CSQG, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, Giám đốc Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo.


    Tháng 3, 1966 miền Trung Huế dậy sóng, biến động lớn xẩy ra v́ tham vọng, điên cuồng, bất chấp vận mệnh quốc gia, dân tộc, say mê quyền lực của Thượng toạ Thích Trí Quang, một tu sĩ khao khát làm “Quốc Trưởng”, “Quốc Phụ”, sau khi phá đổ được chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa, qua phong trào Phật Giáo Tranh Đấu biểu t́nh làm tê liệt chính quyền, dẫn đến cuộc đảo chánh 01/11/1963. Say men chiến thắng, ngỡ ḿnh là “anh hùng cái thế”, nhà sư Trí Quang liên tiếp khống chế, gây bất ổn chính trị cho đất nước.


    Với sự nhượng bộ của Mỹ, nhà sư Trí Quang liên tục thay đổi điều hành các “triều đại” theo ư ḿnh, qua quyền lực đen của các cuộc biểu t́nh, xuống đường của các Phật Tử tranh đấu. Từ thời đại Dương Văn Minh, đến Nguyễn Khánh, qua tam dầu chế Khánh-Minh-Khiêm, đến thời chính phủ Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, và cả thời gian đầu của chính quyền quân nhân Thiệu-Kỳ, tất cả đêu bị Thượng toạ Trí Quang thao túng, sắp đặt nhân sự.


    Đến khi hành động của Thượng toạ Trí Quang vượt quá sự chịu đựng của chính quyền Johnson, và đất nước trên bờ vực thẳm để cho CS thôn tính, các tướng lănh phẫn nộ, th́ Henry Cabot Logde không thể nào nghe lời và chiều chuộng Trí Quang được nữa.


    Bị phía Mỹ từ chối không ủng hộ, từ Sài G̣n, nhà sư Thích Trí Quang bay ra Huế cùng đám cán bộ cộng sản nằm vùng quá lâu trong Phật giáo – như các TT Đôn Hậu, Chánh Trực, Thiện Siêu, và nhóm Nguyễn Khắc Từ, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Phan duy Nhân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, v.v... với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam qua Trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan – mưu đồ biến miền Trung thành một vùng trái độn, và âm mưu biến Kinh đô Huế ngày xưa sẽ là thủ đô của MTGP Miền Nam.


    Cuộc biến động xẩy ra từ tháng 3, 1966 kéo dài trong 100 ngày. T́nh h́nh rối lọan từng giờ, từng ngày, công sở của chính quyền bị đám phản loạn chiếm giữ, cơ sở ngoại giao đoàn bị đốt phá, quân đội, công chức, cảnh sát, ngả theo đám tranh đấu. Thành phố không c̣n chính quyền, không c̣n luật pháp quốc gia, đám tranh đấu muốn vu khống, muốn đánh đập, muốn bắt bớ ai tùy thích. Dân chúng Huế kinh hoàng hỗn loạn, đời sống mỗi ngày mỗi cơ cực, họ sống trong niềm tuyệt vọng, buồn thảm nh́n tương lai vô định.

    Chính phủ Trung Ương đă liên tục cử ra miền Trung bốn vị tướng lănh với chức Tư lệnh Quân đoàn để ổn định t́nh h́nh miền Trung, nhưng t́nh h́nh vẫn mỗi ngày mỗi rối loạn thêm, họ bất lực bó tay. Từ Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi phải ngả theo ông Thích Trí Quang chống lại chính phủ Trung ương, đến Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân, rồi đến Trung Tướng Tôn Thất Đính, ông này hoảng sợ ông Trí Quang và phong trào tranh đấu phải chạy trốn vào Bộ tư lê/n (BTL) Sư đoàn Thủ quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ tại Đà Nẵng xin tỵ nạn, rồi đến Thiếu tướng Huỳnh văn Cao. Thiếu Tướng Cao đă bị Viên Trung úy Sư Đoàn I Bộ binh (BB) ly khai Nguyễn Đại Thức bắn, cũng may ông không bị trúng đạn và cuối cùng Thiếu Tướng Cao cũng vào xin tỵ nạn tại BTL/TQLC Hoa Kỳ tại Đà Nẵng.


    Với t́nh h́nh rối loạn và hầu như tuyệt vọng tại miền Trung như vậy, bốn Tướng đă bỏ chạy, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc CSQG được Chính phủ giao trọng trách ổn định và tái lập an ninh trật tự tại miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.


    Theo Đại tá Trần Minh Công, cựu Viện trưởng Học viện CSQG/ VNCH, (lúc đó Đại tá Công là một sĩ quan trẻ của lực lượng CSQG cùng đi với Đại tá Loan ra Đà Nẵng) th́ lực lượng của BCH hành quân dẹp loạn của Đại Tá Loan gồm có Chiến đoàn TQLC/VNCH, được tăng phái thêm một tiểu đoàn Nhảy Dù/VNCH, lực lượng hành quân được không vận ra Đà Nẵng đă phải ở trong phi trường mất hai ngày mà không thể tung quân ra được v́ Đại tá Loan muốn tránh một cuộc đổ máu xẩy ra. Lư do là Trung đoàn 51 BB/VNCH ly khai đang bố trí và sẵn sàng tấn công lực lượng của Đại tá Loan, đấy là chưa nói đến bên cạnh Trung Đoàn 51 BB ly khai c̣n có tiểu đoàn 11 Biệt động quân (BĐQ) của Đại úy Nguyễn Thừa Dzu cũng đă hợp tác với lực lượng tranh đấu tại Đà Nẵng.


    Thiếu Tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương đă bay ra Đà Nẵng họp cùng Đại Tá Loan. Ông Kỳ có ư định cho chiến đấu cơ của Không quân VNCH cất cánh nhắm vào BCH của Trung đoàn 51 BB ly khai, chỉ mục đích cảnh cáo, nhưng gặp ngay phản ứng về phía Chính Phủ Hoa Kỳ. Tư lệnh lực lượng TQLC/Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, Trung Tướng Walt (2), đă gởi một thông điệp cho Thiếu Tướng Kỳ, “Nếu chiến đấu cơ của Không quân VNCH cất cánh, ông ta sẽ cho chiến đấu cơ Hoa Kỳ cất cánh ngăn chận, bắn hạ ngay.”


    Được hỏi lư do tại sao? Theo ông Trần Minh Công th́ Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan cho rằng có lẽ Hoa Kỳ đă buộc Chính phủ VNCH phải chấp nhận một số điều kiện nào đó của họ th́ họ mới chịu để yên cho Chính phủ VNCH ra tay dẹp đám phản loạn Thích Trí Quang, và câu kết luận chua xót của ông Trần Minh Công, “Thật t́nh không hiểu nổi đây là loại đồng minh kiểu ǵ!”


    Cũng theo ông Trần Minh Công, lúc bấy giờ t́nh h́nh tại Đà Nẵng rất căng thẳng, nguy hiểm, và đầy bất trắc. Có thể đánh nhau lớn trong thành phố Đà Nẵng giữa lực lượng hành quân dẹp loạn của Đại Tá Loan gồm TQLC, Nhảy Dù VNCH, và quân đội ly khai.


    Lực lượng ly khai gồm có Trung Đoàn 51 BB, Tiểu Đoàn 11/BĐQ của Đại úy Nguyễn Thừa Dzu, cùng với đám tranh đấu ô hợp, nhưng sắt máu, cuồng tín, mà đại đa số là cơ sở Việt Cộng thuộc 2 Đại Đội SV Phật Tử Quyết Tử do chính SV Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy, từ Huế vào Đà Nẵng tăng cuờng cho lực lượng tranh đấu tại chùa Tỉnh hội Đà Nẵng; tất cả đă được trang bị vũ khí.


    Để tránh đổ máu giữa phe ḿnh đánh phe ta, Đại Tá Loan đă dùng những người bạn thân của Đại úy Nguyễn Thừa Dzu bí mật tiếp xúc và chiêu dụ đại úy Dzu trở về với chính phủ. BĐQ là một trong những binh chủng thiện chiến nhất của QLVNCH, Tiểu đoàn BĐ của Đại úy Dzu lại đang chiếm giữ thành phố Đà Nẵng, không chiêu dụ được tiểu đoàn này th́ đại họa sẽ xẩy ra. Người phụ trách công tác chiêu dụ Đại úy Nguyễn Thừa Du là Đại Úy Nguyễn Tự Cường.


    Đại úy Nguyễn Tự Cường xuất thân Khóa 7 Vơ bị Đà Lạt. Ông là chuyên viên t́nh báo phụ trách t́nh báo hải ngọai vùng Bắc Lào. Sau đảo chánh 1963, ông bị bắt giữ và giam tại Cục An Ninh Quân Đội.


    Ông kể lại với người viết, “Sau đảo chánh 1963, anh bị bắt v́ là người của Cậu Cẩn. Tù một năm được thả ra, đói quá, mấy thằng Mỹ trả tiền và xúi dại anh tham gia đảo chánh, chỉnh lư lung tung, lại bị An Ninh Quân đội bắt lại, lần này bị giam gần 2 năm.”


    Đang ở tù th́ bỗng cửa tù mở ra, được dẫn đi tŕnh diện ông “Sáu Lèo”, anh đâu biết Sáu Lèo là ai, hỏi viên Sĩ quan đi theo th́ mới biết là Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan Cục Trưởng Cục ANQĐ, và cuộc gặp mặt với anh Sáu Lèo xẩy ra như sau.


    – Đ... Cụ anh, làm cái ǵ mà tham gia đảo chánh lung tung để phải ngồi tù.

    – Thưa Đại tá, em làm ǵ đâu, sau đảo chánh 1963 em bị bắt v́ tội người của Ông Cậu. Một năm sau được thả ra, đói quá tham gia chỉnh lư kiếm tí tiền c̣m.

    – Mày quen Nguyễn Thừa Dzu không?

    – Bạn thân .
    – Nó theo đám tranh đấu, Tiểu đoàn 11/BĐQ của nó đang chiếm thị xă Đà Nẵng. Mày ra Đà Nẵng dụ nó trở về được không?
    – Em làm được.
    – Làm được, cho làm lớn, c̣n không th́ về lại Cục ở tù tiếp.
    – Tŕnh Đại tá, làm được nhưng phải có điều kiện.
    – Điều kiện ǵ?
    – Trước khi đi Đà Nẵng, Đại tá phải cho em truy lănh 3 năm lương. “Có thực mới vực được đạo”. Bạch hóa hồ sơ, không ghi vào quân bạ. Đại tá làm được hai chuyện đó th́ em đi Đà Nẵng dụ thằng Dzu, c̣n không em vào tù tiếp, không đi.
    – Được.

    Đại úy Cường đă gặp Đại úy Nguyễn Thừa Dzu, và kết quả là Đại úy Dzu rút Tiểu Đoàn 11/BĐQ ra khỏi thành phố Đà Nẵng, tránh được cuộc đổ máu không cần thiết.


    Đại úy Nguyễn Tự Cường ngay sau đó đă được Đại tá Loan bổ nhiệm làm Trưởng ty An Ninh Quân đội thị xă Đà Nẵng (1966-1975), Ông và Đại tá Loan tính t́nh có nhiều điểm hợp nhau.


    Trung Tá Nguyễn Tự Cường cũng đă theo Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đi vào miền vĩnh cửu vào tháng 12/2007 tại Nam Cali.


    Phần Đại úy Nguyễn Thừa Dzu, ông theo Đại Tá Loan dẹp xong vụ biến động miền Trung, về Sài G̣n và được Đại tá Loan bổ nhiệm đi làm Trưởng Ty CSQG một trong những quận tại Chợ Lớn.


    Tuy vậy, súng đă nổ và đă có người chết. Khi ông Trần Minh Công tiến quân vào Chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng, ông đă phát giác có mười mấy xác chết đă śnh thối trong nhà kho của chùa, và chính ông cùng nhân viên thuộc quyền đă vác những thi hài sinh thối này ra xe đem chôn.


    Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đă ổn định được t́nh h́nh tại Thị xă Đà Nẵng, ông rời Đà Nẵng ra Huế tiếp tục nhiệm vụ nặng nề đầy hiểm nguy là dẹp lọan tại Huế mà chính phủ đă giao trọng trách này cho ông. Người tiếp tục ổn định t́nh h́nh an ninh trật tự tại Đà Nẵng là Quận trưởng Cảnh sát Trần Minh Công, tân Trưởng Ty CSQG thị xă Đà Nẵng, người mà Đại Tá Loan tin cậy vào tài năng, và ḷng dũng cảm.


    Quận Trưởng Cảnh Sát Trần Minh Công đă hoàn tất nhiệm vụ mà Đại tá Loan giao phó. Đó là một nhiệm vụ nặng nề, tiếp tục ổn định t́nh h́nh rối loạn. Chỉ một năm sau, t́nh h́nh Đà Nẵng đă hoàn toàn ổn định. Đại Tá Loan lại thuyên chuyển ông vào Sài G̣n giữ chức vụ Trưởng Ty CSQG Quận II, Thủ đô Sài G̣n, để rồi Mậu Thân 1968, trong 2 đợt tổng công kích của VC vào Sài G̣n, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia và Quận trưởng Trần Minh Công lại sát cánh cùng nhau tung lực lượng CSQG phản công ngăn chận 2 đợt tấn công của VC vào Sài G̣n ngay những giờ phút đầu tiên.




    Tướng Loan dẹp loạn miền Trung

    Ngày 08/06/1966 Biệt Đoàn 222 Cảnh sát Dă chiến thuộc BTL/CSQG do Trung tá Phan Huy Sảnh chỉ huy đổ quân chiếm ty CSQG Thị xă Huế.


    Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan và bộ tham mưu hành quân dẹp lọan đến Huế vào ngày 9/6/1966. Lực lượng hành quân chiếm lại Ṭa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên và thị xă Huế. Đại Tá Loan đặt BCH hành quân tại đó. Tôi tŕnh diện Đại tá Loan nhận công tác. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông.

    Huế lúc bấy giờ hoàn toàn nằm trong tay Thích Trí Quang và Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam qua Trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan, Thành ủy viên Thành ủy Huế,; Nhóm này định biến Huế thành vùng trái độn. Chiến trường Huế đă mở, mặt trận Tri-Thiên-Huế vừa chính trị vừa quân sự sẽ cam go, nguy hiểm và đầy bất trắc đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan nhảy vào thử lửa.


    Dọc dăy Trường Sơn, cạnh sườn Thừa Thiên-Huế, lực lượng quân sự của Hà Nội, Sư Đoàn 324B thuộc Quân Khu Trị Thiên đang ém quân chờ đợi biến cố lớn xẩy ra tại thành phố Huế là xua đại quân bôn tập tấn công và chiếm Huế. Nếu Đại tá Nguyễn Ngọc Loan không kịp thời cứu Huế, có lẽ Huế đă mất vào tay Cộng sản mà không cần phải đợi đến Mậu Thân 1968.


    Tại thành phố Huế, Sư Đoàn I/BB là một trong những đơn vị tinh nhuệ nhất của QLVNCH và dưới sự chỉ huy của Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, có thể nói một số lớn các đơn vị của Sư Đoàn này cùng với Tư Lệnh, Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận đă ly khai với chính phủ trung ương, phục vụ cho mưu đồ đen tối và mộng tranh bá đồ vương của Thích Trí Quang đang chờ đợi Đại Tá Loan.


    Thích Trí Quang và lực lượng tranh đấu của tu sĩ Phật giáo này c̣n có 4 đại đội sinh viên Quyết tử do Nguyễn Đắc Xuân sinh viên Sư phạm Hán Việt chỉ huy. Bốn đại đội này đă được Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận đưa vào TTHL/Văn Thánh của Sư Đoàn I/BB huấn luyện quân sự, và trang bị vũ khí. Nhóm tu sĩ và phật tử này phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quân đội ly khai cũng đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan.


    Và các liên đoàn Công chức Phật Tử, giáo chức Phật Tử, Tiểu thương Phật Tử của các chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu cũng đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, lực lượng này khoảng vài chục ngàn nguời.


    Hai phong trào quần chúng đấu tranh do tên Trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan thành lập cũng đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đó là:


    – Phong trào Sinh Viên Tranh Thủ Ḥa B́nh do sinh viên Y Khoa Đại học Huế Tôn Thất Kỳ Chỉ huy.


    – Phong trào SV Tranh thủ Dân Chủ do sinh Luật Khoa Nguyễn Hữu Giao Chỉ huy.


    Đau ḷng và nghiệt ngă nhất là lực lượng CSQG Phật Tử thuộc Ty Cảnh Sát quốc Gia Thừa Thiên và Thị xă Huế dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan cũng đă nghe lời quyến rũ của Thích Trí Quang, Hoàng Kim Loan quay lại chống ông. Lực lượng CSQG Thừa Thiên và Thị xă Huế gồm khoảng trên 5 ngàn sĩ quan và cảnh sát viên.


    Thuộc cấp theo giặc, làm loạn, thật bất hạnh cho Đại Tá Loan và lực lượng CSQG/VNCH.


    Và cuối cùng hai viên Tư Lệnh của Phong trào tranh đấu đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan trong trận thư hùng một c̣n một mất này là Thích Trí Quang và Điệp viên của Hà Nội Trung Tá Hoàng Kim Loan.


    Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, một anh hùng hào kiệt của binh chủng Không quân VNCH, một hiệp sĩ Kinh Kha của thời đại, đă vượt sông Gianh Bắc phạt, trong chiến dịch “Mũi Tên Lửa”, giờ đây tháng 6/1966, Kinh Kha đang trực diện với chiến trường cay nghiệt. Ông sẽ nhảy vào chiến trường này, chỉ huy trận đánh này, trận đánh sẽ c̣n cam go hơn khi dẫn đầu Phi Đoàn Không Quân VNCH lao ḿnh vào đất giặc.


    Thích trí Quang và Hoàng Kim Loan đă dùng niềm tin tôn giáo của 80% dân chúng Huế để gài Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan vào chiếc bẫy sập này, và nỗi khó khăn của ông là một số lớn dân chúng Huế lúc bấy giờ đă v́ cuồng tín nghe theo lời Thích trí Quang, không phân biệt được lư lẽ đúng sai.


    Bàn thờ Phật đă xuống đường.


    Thắng trận đánh này chưa hẳn là một vinh quang, nhưng bại trận đánh này là một báo hiệu đầu hàng sớm hơn ngày 30/04/75 của dân chúng miền Nam Việt Nam, của chính phủ VNCH trước sự xâm lăng của Cộng Sản Hà Nội, và chính ngay bản thân ông, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, đời binh nghiệp của ông, sẽ giống như số phận của 5 tướng Thi, Nhuận, Chuân, Đính, Cao.


    Thế nhưng, thật không hổ danh anh “Sáu Lèo”, Đại tá Loan đến Huế trực diện với một lực lượng phản loạn to lón và hùng hậu như vậy, ông can đảm, b́nh tĩnh nhảy vào chiến trường khắc nghiệt và cam go này.


    Và ông đă chế ngự được và dẹp tan đám phản lọan với thành quả:
    – Không có đổ máu xảy ra.

    – Thu hồi Sư Đoàn I/BB lại cho quân lực. Giao Sư Đoàn I/BB cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng Tham Mưu trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH chỉ huy và chỉnh đốn lại.

    – Thâu hồi lại Huế cho chính Phủ Trung Ương từ tay Thích Trí Quang, và Trung tá Điệp viên Hà Nội Hoàng Kim Loan.

    – Bắt giữ Thích Trí Quang
    – Bắt giữ Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận

    – Bắt giữ Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi

    – Và khoảng trên một ngàn các thành phần tranh đấu chủ chốt, vừa dân sự và quân sự bị bắt đem vào Cục ANQĐ và BTL/CSQG xét sử.

    – Thanh lư môn hộ và tái tổ chức gia đ́nh CSQG tại BCH/CSQG Thừa Thiên Huế. Điều quan trọng nhất là đem lại b́nh yên và ổn định cho đời sống đồng bào Thừa Thiên-Huế.


    Bốn tướng lănh đă chào thua với t́nh h́nh rối lọan, bỏ mặc dân chúng Huế sống trong cảnh kinh hoàng, lo sợ trong sự áp bức, khủng bố của đám vệ binh đỏ Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, những phần tử thân cận của Thích Trí Quang, những cơ sở nội thành ṇng cốt của Thành ủy viên Việt Cộng Hoàng Kim Loan. Huế vô chính phủ, không c̣n luật pháp quốc gia, mà chỉ có luật rừng của đám giặc cỏ này. Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh CSQG, đă giải thoát đồng bào Huế khỏi cơn tai ương của đám giặc cỏ, tái lập lại luật pháp quốc gia, trật tự an ninh công công.


    Ngày tôi đưa ông và BTM/Hành quân của ông xuống phi trường Phú Bài về lại Sài G̣n, tôi c̣n nhớ ông dặn tôi:

    – Mày cẩn thận lo giữ ḿnh, bọn nó không tha mày đâu.


    Tôi trả lời ông:


    – Dạ.


    Ông nói tiếp:


    – Bọn họ nói Đại tá và em là hai tên “Phản đạo” lật đổ bàn thờ Phật. Mày có buồn v́ câu nói đó không?


    – Không Đại Tá.


    – Ḿnh làm đúng, v́ đó là bổn phận và trách nhiệm của minh. Ai muốn nói ǵ th́ nói, để ư làm ǵ.


    Sau này, trong chín năm chịu trách nhiệm an ninh, t́nh báo, bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào, mỗi khi có biến động lớn xẩy ra tại Huế, buộc phải có những quyết định và hành động cứng rắn với những thành phần, những phong trào phá rối, tạo nguy cơ cho Huế và cho đồng bào Huế, tôi vẫn thường nhớ đến câu nói của Đại Tá Loan, như một lời nhắn nhủ của ông đối với tôi, “Ḿnh phải hành động v́ đó là bổn phận và trách nhiệm của ḿnh, ai muốn nói ǵ th́ nói, để ư làm ǵ.”

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Trang 574, Tập Ảnh NAM, in bức h́nh thứ hai của Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Trong h́nh, trước mặt ông Tướng là bà Nguyễn Ngọc Loan. Đây là lời tiếng Mỹ đăng dưới h́nh:

    The former South Vietnamese National Police Chief Nguyen Ngoc Loan with his wife in the burger, pizza, and Vietnamese restaurant he managed in Burke, Washington after escaping Vietnam. Honest Vietnamese officials and soldiers settling in the U.S. were often forced to take quite menials jobs as unlike others, they were innocent of corruption and therefore had no money waiting in overseas accounts.

    Phỏng dịch: Ông Nguyễn Ngọc Loan, Cựu Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam, với bà vợ ông trong một tiệm burger, pizza và hàng ăn Việt Nam ông bà mở ở thị trấn Burke, gần Washington D.C. Những viên chức và quân nhân Việt Nam lương thiện định cư ở Hoa Kỳ thường phải làm những công việc tay chân không như một số người Việt khác. Những người Việt lương thiện ấy không tham nhũng, không thối nát nên họ không có tiền để sẵn trong những trương mục ngân hàng ở nước ngoài.

    CON ONG. Bán Nguyệt San ấn hành ở Houston, Texas. Số 179. Tháng 2, 2006. Bài “Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa.” Người viết Cao Hồng Lê.

    Sáng Mồng 2 Tết Mậu Thân, Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu họp, Tướng Nguyễn Ngọc Loan thuyết tŕnh về t́nh h́nh chiến sự, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, bay trực thăng, tới họp..

    Sau Tướng NN Loan là phần thuyết tŕnh của Đaị Tá Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Đại Tá nói tới một tin mà ở Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu nhiều người đă nghe nói. Đó là tin Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh của ta ở G̣ Vấp bị địch tấn công, quân ta phản công mạnh nên bọn VC đă phải tháo lui. Kho Đạn G̣ Vấp bị một tiểu đoàn đặc công VC đánh vào. Đúng lúc bọn VC kéo vào Kho Đạn th́ vị sĩ quan Trực Kho Đạn cho phát động hệ thống phá hoại. Kho đạn nổ tung, cả một tiểu đoàn đặc công VC chết tan xác. Ông Trung Úy Quân Cụ Trực Kho Đạn, người cho Kho Đạn phát nổ, bị sức ép của hàng ngàn tấn đạn làm cho miệng, mũi, tai trào máu, khó ḷng sống sót, dù ông được tải thương về ngay Tổng Y Viện Cộng Ḥa cứu cấp. Nghe nói đến đây, tự nhiên Tướng Loan tỏ vẻ khác lạ, ông đứng lên, nói:

    - Ê! Kỳ! Cho “moa” mượn trực thăng “moa” bay xuống G̣ Vấp. Muời phút “moa” về liền!

    Không đợi Tướng Kỳ trả lời, Tướng Loan đi ngay ra khỏi pḥng. Đaị Tá Trưởng Pḥng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, chạy theo, nói với:

    - Thiếu Tuớng! Cho tôi gửi một người theo ông.

    Ông Đại Tá đưa cho tôi cái máy Truyền Tin HT1, máy to, nặng nhưng cách xử dụng cũng giống như cái hand phone bây giờ. Ông nói với tôi:

    - “Toa” chịu khó đi theo ông Sáu Lèo, coi t́nh h́nh ở đó ra sao, có ǵ gọi về cho “moa” biết ngay.

    Chuyện được sai đi cấp kỳ như vậy đối với tôi đă quá quen. Ông Đại tá là niên trưởng Vơ Bị của tôi, tôi đă làm việc dưới quyền ông lâu ngày rồi, tôi cầm ngay cái máy truyền tin, chạy theo Tướng Loan ra phi cơ trực thăng. Chỉ 2 phút sau trực thăng đáp xuống sân Kho Đạn G̣ Vấp. Ở đó một Đaị Đội Dù đă tái chiếm từ hôm qua. Đạn trong kho đă nổ hết. Xác bọn VC tan tành thành những mảnh thịt xương vụn, súng AK gẫy c̣ng queo, rải rác khắp nơi.

    Sau khi xem Kho Đạn, Tướng Loan đi sang Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp cạnh đó. Trụ sở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp không bị tổn hại ǵ nhiều, ngoài một lổ hổng lớn do đạn SKZ phá, nhưng VC không vào được trong Trụ sở v́ Binh sĩ Thiết Giáp tập trung hoả lực bắn vào bít lỗ trống gọi là “Đột Phá Khẩu của VC”. Các đơn vị xe tăng đều đi đánh giặc xa cả, bao nhiêu lực lượng binh sĩ ở căn cứ đều tập trung bảo vệ Bộ Chỉ Huy, thành ra việc pḥng thủ Traị Gia Binh Thiết Giáp ở ngay bên cạnh Bộ Chỉ Huy không được vững mạnh, bọn VC đă xông vào Trại Gia Binh, bắn giết một số vợ con binh sĩ ta.

    Một Trung Úy Thiết Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, c̣n quàn tại chỗ, Tướng Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, Binh Chủng Thiết Giáp, đă giải ngũ nhưng không có nhà riêng ở ngoài thành phố, nên cả gia đ́nh vẫn ở trong Trại Gia Binh này. Ông bảo ông Trung Úy Thiết Giáp đưa ông tới nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là cái xác của chiếc xe M113 đă phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích của bọn VC.

    Khi mở cửa hầm ra th́… tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nh́n thấy: Cả gia đ́nh Đại Tá Tuấn vẫn c̣n nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu ĺa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông Ngoại cũng bị VC chặt đầu.

    Tướng NN Loan đứng nh́n thảm cảnh. Ông lặng người, không nói được lời nào! Rồi ông đứng nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt gia đ́nh Đại Tá Tuấn.

    Trên trực thăng bay trở về Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan, mặt tái xám, hai mắt ông đỏ ngầu. Ông chỉ nói một câu mà, đến nay gần 40 năm, tôi c̣n nhớ:

    - Đ.. Cụ thằng nào từ nay bắt được Việt Cộng c̣n cho nó làm tù binh.

    Về đến Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan không vào Trung Tâm Hành Quân, ông lên xe jeep đi ngay đến chỗ có VC. Phần tôi, tôi vào pḥng báo cáo với các vị đang họp những ǵ tôi thấy ở Kho Đạn G̣ Vấp và ở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp. C̣n xúc động v́ những h́nh ảnh ghê rợn, thảm khốc nên tôi nói lập cà lập cập, không rơ ràng chút nào. Đaị Tá C, Trưởng Ban 2 của Trung Tâm Hành Quân hỏi tôi có chụp được tấm h́nh nào không? Khi biết tôi không đem theo máy ảnh, ông cho nhân viên của ông đi G̣ Vấp chụp h́nh ngay.

    Không biết những tấm h́nh đó bây giờ ở đâu? Nếu có những tấm h́nh đó bây giờ th́ đó là những chứng tích chứng tỏ sự bạo tàn ghê rợn của bọn cán binh CS khi chúng vào được một trại gia binh của Quân Đội ta ở Sài G̣n trong trận Tết Mậu Thân.

    Hai ngày sau, khi Lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến đánh phá một hang ổ của VC ở trong chùa Ấn Quang, bắt sống được ở đây tên Thượng tá VC chỉ huy cánh quân đánh vào Kho Đạn G̣ Vấp. Sau khi hỏi cung sơ qua, binh sĩ ta trói tay nó, dẫn giải về traị tù binh. Đọc đường tên VC đó gặp Tướng Loan. Và cái ǵ đă xảy ra th́ cả thế giới đều biết do người phóng viên nhiếp ảnh Mỹ chụp được tấm h́nh giật gân Tướng NN Loan dí súng vào đầu tên VC mặt hung ác, ngu đần, bận áo sơ-mi ca-rô. Nhờ tấm h́nh này mà người phóng viên Mỹ nổi danh. Cũng v́ cái h́nh này mà Tướng Loan đă bị một số người Mỹ chụp cho cái mũ “Killer”. (.. .. .. )

    Khi là Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, là cái chỗ “Ho ra Bạc, Khạc ra Tiền”, Tướng NN Loan không bị báo chí thời đó, và ngay cả bây giờ, cho tên vào Băng Tham Nhũng Đệ Nhị Cộng Ḥa. Việc ông xử tử tại trận tên VC, như ông nói: “Tôi làm nhiệm vụ của tôi..” th́ đúng quá c̣n ǵ nữa. Nghe nói quí vị thân nhân của Tướng NN Loan đă phải chịu nhiều khổ tâm v́ người ta xét đoán lầm ông Tướng qua bức h́nh ông xử tử tên VC trong trận Tết Mậu Thân. Xin quí vị thân nhân của Tướng Nguyễn Ngọc Loan coi bài tưởng niệm này là “Một Ṿng Hoa Muộn, Một Nén Hương Thêm” cầu chúc anh hồn Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan yên nghỉ nơi miền an lạc; xin Bà Quả Phụ Nguyễn Ngọc Loan nhận cho sự kính trọng Cố Thiếu Tướng của tôi, một tên lính bại trận mà không chết, và sự phân ưu muộn màng của tôi với quí gia đ́nh.

    Cao Hồng Lê

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan

    Con sói già cô đơn




    Cổ nhân có câu “Cái quan định luận”, có nghĩa rằng hăy đậy nắp áo quan cho một người nào đó, rồi sau mới có thể nhận định rốt ráo về con người ấy được. Nhưng có trường hợp đậy nắp áo quan rồi mà dư luận vẫn phân chia, kẻ khen người chê, không biết nghiêng về bên nào cho phải. Đó là trường hợp nằm xuống của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, người vừa tạ thế trung tuần tháng bảy qua ở Mỹ.



    Khi ông c̣n sinh tiền, nói về ông có vẻ như tiếng chê nhiều hơn là lời khen. Ở trong nước giữa thập niên 60, đang là Tư lệnh phó Không Quân, ông nhảy sang làm Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Giám đốc Nha An Ninh Quân Đội, kiêm Giám đốc Trung Ương T́nh Báo. Ông được coi như cánh tay mặt của ông Nguyễn Cao Kỳ lúc đó làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Thủ tướng), c̣n ông Loan làm “xếp chúa” của ngành an ninh trật tự. Đây là thời kỳ rất nhiều biến động. Đệ Nhất Cộng Ḥa vừa được xóa đi, thể chế mới chưa h́nh thành, tranh chấp hiện ra ở mọi nơi, mọi lúc. Đây là thời gian kỷ lục về đảo chánh, về xuống đường, về bất ổn.



    Tướng này loại tướng kia, tôn giáo đụng chạm, sinh viên học sinh biểu t́nh đập phá, Phật giáo đưa bàn thờ xuống đường.v.v... Chưa có lúc nào mà miền Nam lại “loạn” như thế. Người mạnh tay dẹp những bất ổn ấy là ông Nguyễn Ngọc Loan. Sự mạnh tay của ông gồm có: “cảnh sát dă chiến dàn chào, có hơi cay, có dùi cui, có việc “nhúp” những phần tử “trâu đánh”, có đổ máu, có nhà tù”. Ông Loan được gọi là độc tài, quân phiệt, phản cách mạng, là tay sai đế quốc... Nhưng ít có ai nghĩ là ông Nguyễn Ngọc Loan đă đóng một vai tṛ tích cực trong việc ổn định t́nh thế, làm nền xây dựng cho một thể chế mới hợp hiến, hợp pháp Đệ Nhị Cộng Ḥa.





    Thời kỳ ấy ông được thăng Chuẩn Tướng. Nhưng người ta ít khi gọi ông theo cấp bậc, mà người ta quen gọi ông là “Sáu Lèo”. “Sáu” ở đây là quan sáu theo danh xưng b́nh dân thời Pháp gọi các vơ quan, mỗi một vạch trên vai là một cấp bậc (thiếu úy một vạch là ông một, trung úy hai vạch là ông hai...). Chỉ có năm vạch là cùng (đại tá), tướng là đeo sao rồi. Nhưng dân gọi quan sáu là gọi theo h́nh tượng cũng như dân ngoài Bắc ngày xưa gọi dinh quan Toàn quyền là dinh Ông Bảy (c̣n trên ông Sáu một bực). Nhưng sau chữ Sáu của ông Loan c̣n thêm tĩnh từ “Lèo”. Không biết từ này xuất xứ từ đâu, nhưng khi nó đi vào ngôn ngữ dân gian th́ nó mang một ư niệm bỉ thử, dèm pha, tiêu cực. Tiền “lèo” là tiền vô giá trị, hay là tiền chỉ có trong tưởng tượng. Hứa “lèo” là hứa xuông, hứa hăo, hứa mà không thực hiện bao giờ. Vậy “Sáu Lèo” có nghĩa là một ông quan sáu vô giá trị hay là một ông tướng hữu danh vô thực hay sao?



    Sở dĩ cái danh xưng này đứng vững một phần là v́ cái bề ngoài luộm thuộm của ông Loan. Ông rất ít khi mặc quân phục, mũ măng cân đai, nghênh ngang giàn giá. Ông thường mặc quần áo “trây di” xộc xệch, không đeo lon lá ǵ, chân đi dép cao su lẹp xẹp. Ra ngoài th́ ông ngồi xe Jeep b́nh thường, không có mang cờ quạt mà cũng không có xe mở đường, mô tô bảo vệ. Ông nhiều khi c̣n đi xe “mobilet” lạch xạch đi làm. Có khi ông c̣n một tay cầm chai lade, một tay cầm súng M16 vừa đi vừa ực lade, vừa chửi thề loạn xạ. Bề ngoài của ông tướng Loan đúng là xập xệ, là “lèo”, nhưng việc làm của ông th́ lại không “lèo” một chút nào.



    Một anh em kỳ cựu ở Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia có kể lại rằng: “Thời ông Loan, không có câu nệ lễ nghi quân cách, không nề hà hệ thống quân giai, mà ông cũng không xía vào việc của các pḥng, sở, nhưng giao việc ǵ là phải làm cho đúng, cho xong”. Cảnh sát thời ông Loan không đơn thuần làm công tác trị an, mà c̣n là một lực lượng xung kích hữu hiệu. Vấn đề nội an, phản gián cũng được nâng lên một mức v́ ông nắm trong tay cùng một lúc Nha An Ninh Quân Đội và Cơ Quan Trung Ương T́nh Báo, nên công tác nó quy về một mối, nhịp nhàng hiệu quả hơn. Có bữa một trực thăng đột ngột đậu xuống sân cờ Tổng Nha. Một số cán bộ phản gián đi xuống cùng một người bị bịt mắt. Nghe anh em nói lại đó là một cán bộ Việt Cộng cấp cao, bị bắt trên đường đi gặp một nhân viên “Xịa” gộc. Có lẽ ông Loan không muốn đồng minh lớn qua mặt ḿnh trong địa hạt này, nên ông mới hốt tay trên, bắt cán bộ VC kia về Tổng Nha tra cứu. Ông “Sáu Lèo” không được các đoàn thể “Trâu Đánh”, các nhà chính khách “dấn thân” ủng hộ, mà đồng minh lớn Huê Kỳ cũng không có thiện cảm với ông.



    Khi giải kết ở Việt Nam bắt đầu từ cuộc tấn công Mậu Thân, người Mỹ qua các phương tiện truyền thông của họ đưa ra những lời lẽ, những h́nh ảnh làm “nản ḷng chiến sĩ” cũng như làm cho nhân dân Mỹ nghi ngờ, chán ghét chiến tranh Việt Nam. Một tờ báo Mỹ, tờ Newsweek gọi quân đội miền Nam là thỏ đế, quân đội Việt cộng là sư tử. Trong cuộc tấn công Mậu Thân khi phóng viên Eddie Adams chụp được tấm h́nh ông tướng Loan tự tay cầm súng lục bắn vào đầu một tù binh Việt Cộng bị trói, th́ ông tướng Loan từ đó đă trở nên một biểu tượng của sự dă man tàn bạo. Cuộc chiến của nhân dân miền Nam, qua h́nh ảnh của ông Loan cũng trở nên phi nghĩa. Truyền thông Mỹ đă tóm được một cliché đắc ư. Nhà báo ảnh Eddie Adams cũng nhờ đó kiếm được một cái giải Pulitzer. H́nh ảnh ấy cũng như cuốn phim ghi lại cuộc xử bắn tại chỗ này là sự thực, nhưng tiếc thay chỉ là sự thực một nửa. Người ta không ghi lại hay là không cho biết v́ sao ông tướng Loan lại làm như thế.



    Là một người chịu trách nhiệm về trị an thủ đô Sàig̣n, ông Loan biết rằng chiến thuật Việt Cộng là tấn công và nổi dậy. “Quân đội giải phóng” đi tới đâu là cán bộ nằm vùng nơi đó nổi lên, diệt “ác ôn” hướng dẫn quân đội chiếm đóng các vị trí hiểm yếu, tiếp tế lương thực và tiến hành tổ chức ủy ban. Đầu mối của cuộc tấn công này là cán bộ nằm vùng, v́ không có lực lượng này, quân tấn công sẽ như rắn mất đầu.



    Cho nên việc chính của lực lượng cảnh sát Sàig̣n là diệt nằm vùng. Trong một cuộc hành quân tảo thanh, lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến bắt được một cán bộ Việt Cộng. Tên này vừa diệt “ác ôn”, hạ sát cả một gia đ́nh sỹ quan cảnh sát th́ bị bắt. Y đang thay chiếc áo đẫm máu bằng chiếc áo sọc rằn. Cảnh sát dă chiến đưa đến cho tướng Loan “hung thủ” cùng chiếc áo đẫm máu. Ông Loan liền cho mời báo chí tới thực hiện vụ hành quyết cảnh cáo “nằm vùng mà nổi lên là bị bắn không tha”. Ông nghĩ rằng “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” và cũng để trả thù cho thuộc cấp của ông và gia đ́nh vừa bị giết thảm thương.



    Chiến tranh là như vậy, máu lại gọi máu. Truyền thông Mỹ chỉ chụp lại cảnh ông tướng Loan giơ tay bắn một tù binh bị trói, mà không cho biết trước đó tù binh Việt Cộng kia đă làm ǵ, và sau đó quân đội gọi là “giải phóng” kia đă hành xử như thế nào? Một số quân nhân “giải phóng” đă tàn sát cả nhà trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn, gồm tất cả 8 người trong đó có bà mẹ già đă 80 tuổi để hy vọng lấy được mật mă thiết giáp. Ỡ Huế, quân đội Việt Cộng không phải chỉ giết một người, một gia đ́nh mà tàn sát hàng mấy ngh́n người, lấp vội vàng trong những hố chôn tập thể, mà truyền thông Hoa Kỳ sau đó có nói ǵ đâu. Truyền thông báo chí Mỹ đă không trung thực trong việc tường tŕnh cuộc chiến Việt Nam. Họ chỉ nói ra sự thực một nửa, sự thực nào có lợi cho họ. Nủa cái bánh ḿ th́ vẫn là cái bánh ḿ, nhưng một nủa sự thực th́ không c̣n là sự thực, hay là sự thực đă biến dạng đi.



    Ông tướng Nguyễn Ngọc Loan là “một người không giống ai”. Ông hành động theo những điều mà riêng ông cho là phải. Ông là người bất quy tắc (non conformist) cho nên ông được gọi là Sáu Lèo. Cho nên ông mới cho mời báo chí đến để trừng trị một tên Việt Cộng nằm vùng gây tội ác. Ông tưỏng như vậy là có lợi cho đại cuộc, nhưng không ngờ nó phản tác dụng khiến cho miền Nam bị tổn thương mà ông cũng thân bại danh liệt. Ông là tướng Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, việc của ông là ngồi mà ra lệnh, tại sao ông phải đích thân cầm quân đi dẹp loạn để đến nỗi ông bị mang tiếng xấu, bị bắn què chân phải đi nạng suốt đời.



    Nghe nói sau tháng tư đen, phải vất vả lắm ông mới vào được Mỹ. Người ta không muốn tiếp nhận một mẫu người “tàn bạo” như ông. Làm tướng mà không có trương mục, tiền bạc nào đáng kể. Phải mở một quán ăn kiếm sống. Như vậy mà vẫn không yên, có người c̣n đem chuyện cũ của ông ra bới móc. Vào khoảng đầu thập niên 80, nhà văn Huy Quang , tức Trung Tá không quân Vũ Đức Vinh cùng với Mai Thảo, Thanh Nam và một số anh em ra tờ Đất Mới ở Seatle. Sau khi tờ báo đứng vững, Đất Mới có ra thêm phụ trương bằng tiếng Anh để hy vọng thẩm thấu vào dư luận Mỹ. Nhân ngày kỷ niệm Mậu Thân, Huy Quang có phone đến tướng Nguyễn Ngọc Loan, để xem ông có cần phải điều trần điều chi với người đọc Hoa Kỳ. Tướng Loan trả lời, “Cảm ơn, tôi không có điều ǵ phải giải thích cả”. Ông sống trong im lặng. Ông tự tin trong niềm im lặng của ông.



    Từ lâu ông tướng Loan mắc bệnh trầm kha, và ông từ giă cơi đời vào trung tuần tháng 7 năm 1998 vừa qua. Biến cố Mậu Thân và tên tuổi ông tướng Nguyễn Ngọc Loan bỗng nhiên sống lại trong kư ức mọi người. “Cái quan định luận” nên nghĩ thế nào về ông Loan? Phóng viên ảnh Eddie Adams người chụp bức h́nh xử bắn được giảii Pulitzer đă đến gia đ́nh ông xin lỗi. Khi được tin ông mất Eddie đă đích thân đến dự đám tang và nói: “Ông là một vị anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, tôi không muốn nh́n thấy ông ra đi như thế này, người ta không hiểu ǵ về ông ấy”. (The guy was a hero, America should be crying. I hate to see him go this way - Without people knowing anything about him).

    Tại sao Eddie Adams bây giờ mới nói? Ông Loan đă chết rồi. Nói trước khi ông mất có khi tên tuổi ông đỡ bị người đời đàm tiếu mà gia đ́nh thân nhân ông cũng được ngẩng đầu. Nhưng giả thử ông tướng Loan c̣n sống không chắc ông đă cho Eddie Adams nói như thế đâu. Ông không cần giải thích với ai. Ông muốn nhấm nháp vết thương của ông trong im lặng. Ông là con sói già cô đơn và kiêu hănh của A. de Vigny:

    “Gào khóc, kêu than đều hèn yếu - Hăy dũng cảm làm cho xong công việc lâu dài và nặng nhọc của ngươi, trên con đường mà số phận đă đặt định, rồi như ta, đau đớn, chết đi mà không nói một lời”.

    Crier, pleurer, gémir c’est également lâche,

    Fais énergiquement ta longue et lourde tâche

    Dans la voie où le sort a voulu t’appeler

    Puis comme moi, souffre et meurt sans parler.

    Alfred de Vigny

    Một dịp nào nếu tôi có dịp may đến viếng ông tướng Nguyễn Ngọc Loan tôi sẽ thắp hương, cúi đầu và khấn: “Hăy an nghỉ, con sói già cô đơn và kiêu hănh. Những người lính thuần thành xin được nghiêng ḿnh trước hương linh thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan”.


    Phan Lạc Phúc (Kư giả Lô Răng)

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trước hết, xin được nói rơ, tác giả bài viết này, Nguyễn Ngọc Chính, và Nguyễn Ngọc Loan chỉ là sự trùng hợp họ và đệm chứ hoàn toàn không có mối liên hệ nào. Tôi chỉ là anh trung úy giảng viên Anh ngữ quèn dưới thời VNCH trong khi Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930 – 1998) là Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Đặc ủy Trung ương T́nh báo.



    Tướng Nguyễn Ngọc Loan là người đă cầm súng bắn thẳng vào đầu một đặc công Việt Cộng, có người xác nhận đó là đại úy Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém), có người lại nói đó là Bảy Nà (Lê Công Nà).

    Theo thông tin từ một cuốn phim tài liệu của Việt Nam mang tên Từ một tấm ảnh (1), khi bài báo của phóng viên hăng Novosty đặt câu hỏi về t́nh h́nh gia đ́nh Bảy Lốp, đại tá Nguyễn Phương Nam, nguyên cán bộ Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, người có nhiều quan hệ với đặc công, cho biết: “Ngày mồng nột Tết Mậu Thân có một mũi tấn công của quân Giải phóng miền Nam vào Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa và người chỉ huy là Bảy Lốp, chỉ huy phó là Hai Ly, theo đó Bảy Lốp bị bắt và bị đưa đến Bộ Tư lệnh cảnh sát dă chiến Việt Nam Cộng Hoà, nhưng không rơ Bảy Lốp bị đưa đi đâu".



    Kết hợp với tin của phóng viên người Nhật lúc đó th́ có một đặc công bị cảnh sát dă chiến VNCH đưa đến đường 20 cũ (tức đường Lư Thái Tổ hiện nay) và bị bắn. Ông Nguyễn Phương Nam phóng to bức ảnh và cho rằng cách chỗ bị bắn có một hiệu giày cách khoảng 100m. Từ đó, ông đi t́m tung tích gia đ́nh Bảy Lốp. Vào năm 1985, đoàn của đảng Cộng sản Nhật Bản đă sang thăm và t́m hiểu vấn đề. Nhờ bức ảnh của đoàn Nhật, vợ Nguyễn Văn Lém khẳng định đó là chồng ḿnh và bà cho rằng “chồng (bà) đă bị Nguyễn Ngọc Loan bắn năm 1968”.



    Bà Nguyễn Thị Lốp



    Nguyễn Văn Lém (Bảy Lốp) là một đại úy đặc công tham gia tấn công Sài G̣n vào Tết Mậu Thân 1968 hay c̣n gọi là Tổng tiến công Mậu Thân. Theo nhiều người và nhiều nguồn tin, Bảy Lốp chính là người bị bắt và bị bắn chết bởi Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan gần khu vực Chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, góc đường Sư Vạn Hạnh và Ngô Gia Tự trong bức ảnh nổi tiếng Saigon Execution của Eddie Adams.



    Theo phim tài liệu Từ một tấm ảnh, việc khẳng định người bị bắn là Nguyễn Văn Lém được hỗ trợ bởi các xác nhận từ đồng đội: Đại tá Nam Hà, Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nam Hà xác nhận người trong ảnh ‘giống’ Nguyễn Văn Lém. Xác nhận từ vợ là bà Nguyễn Thị Lốp: người trong ảnh bị bắn có áo carô bị đứt nút mới khâu, hai lỗ tai và trán ‘giống’ Nguyễn Văn Lém, nhưng mặt bị bầm giập nh́n không ra và không chắc là giống Nguyễn Văn Lém.



    Phim Từ một tấm ảnh cũng đưa ra một điểm lư thú phía sau bức ảnh Saigon Execution: Bảy Lốp có 3 người con (hai gái một trai), người con gái thứ hai có tên Nguyễn Ngọc Loan, trùng với tên người đă xử bắn bố! Cô Nguyễn Ngọc Loan đă có gia đ́nh, vào thời điểm năm 1998 sống ở quận Tân B́nh, làm nghề bán tạp hóa và đă được phỏng vấn trong phim tài liệu này. Cũng xin nói thêm, sau năm 1975, có tới 8 người đàn bà đứng ra nhận ḿnh là vợ của Nguyễn Văn Lém. Tuy nhiên, cho đến nay, hài cốt của viên đặc công này vẫn chưa được t́m thấy dù anh đă được phong tặng danh hiệu Liệt Sĩ.



    Nhiều người và nhiều nguồn tin lại cho rằng chính Lê Công Nà, chính trị viên quận đội kiêm phó chỉ huy quận 5, thành phố Sài G̣n - Gia Định, tức Bảy Nà, mới là người trong bức h́nh Saigon Execution. Giả thuyết về Lê Công Nà được đưa ra từ năm 1998, theo bộ phim nói trên th́ chưa thể khẳng định chính xác người bị bắn tên ǵ: “Chuyện xảy ra vào năm Mậu Thân - 1968, một chiến sĩ Cách mạng bị đem ra xử tử ngay trên đường phố Sài G̣n. Lúc đầu, người ta cho rằng người chiến sĩ bị ấy là đồng chí Bảy Lốp nhưng sau này, có nguồn tin cho rằng người chiến sĩ ấy không phải là Bảy Lốp mà là Bảy Nà”.



    Qua xác nhận từ người thân, ông Lê Công Tứ, anh ruột của Lê Công Nà, đă khẳng định người trong ảnh chính là em của ḿnh Lê Công Nà (Nè). Qua h́nh ảnh phỏng vấn trong phim, người xem có thể nhận ra hai anh em rất giống nhau. Bà Phạm Thị Sứ, tức Năm Bắc, nguyên bí thư quận ủy quận 5, xác nhận rằng sáng mồng 2 Tết, tại Vườn Lài, nơi tiểu đoàn 6 đóng quân hôm mồng Hai Tết, bà đă thấy Lê Công Nà c̣n mặc áo carô, hai bên có cười chào hỏi nhưng không kịp nói chuyện. Bà Trương Thị Tư, 85 tuổi, nguyên là cơ sở nuôi dưỡng Bảy Nà (Nè) hoạt động nội thành, nhận ra người trong bức ảnh chính là Bảy Nà. Bà c̣n khẳng định trường hợp Trần Quốc Thảo cách 50 năm bà c̣n nhận ra, trường hợp Bảy Nà chỉ mới hai mươi mấy năm nên theo bà không khó để nhận dạng.



    Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều giả thuyết về thời gian và địa điểm xảy ra sự kiện. Về thời gian, có hai nguồn thông tin khác nhau: Theo BBC và một số tờ báo khác, bức ảnh được chụp ngày 1/2/1968, tức mồng Một Tết Mậu Thân. Nhưng theo Lê Ngọc Cung, cựu phóng viên AP đi cùng tướng Loan, đó là ngày 5/2/1968, tức mồng 5 Tết Mậu Thân. Ông Cung giải thích trong phim đă dẫn: “…khi đó chiến sự đă bớt phần nguy hiểm nên phóng viên mới được đi theo”.



    Về địa điểm, có ba thông tin khác nhau: (1) BBC và nhiều nguồn tin khác cho là bức ảnh được chụp tại vùng Chợ Lớn; (2) Theo phóng viên Lê Ngọc Cung, địa điểm là tại ngă tư Ngô Gia Tự và Sư Vạn Hạnh; (3) một số thông tin khác lại xác định địa điểm hành quyết là đường Lư Thái Tổ, gần Ngă Bảy.



    Bức ảnh ‘Hành quyết tại Sài G̣n’ (Saigon Execution) do kư giả Eddie Adams chụp đă xuất hiện trên trang nhất báo chí quốc tế ngay sau khi được chụp. Cùng lúc ấy, phóng viên đài ABC của Úc, Neil Davis, cũng quay được một đoạn phim. Theo lời kể của Neil Davis trong cuốn hồi kư In the Frontline th́: “…Tướng Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu các tùy tùng tránh ra, đi đến bên Bảy Lốp, không nói một lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của một xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù binh này”.



    Bức ảnh của Eddie Adams đă tạo ra một làn sóng phẫn nộ khắp thế giới, vượt xa sự tưởng tượng của người chụp. Dư luận xôn xao, nhiều người đă bị sốc khi nh́n vào bức ảnh. Điều quan trọng hơn cả, bức ảnh đă thực sự đẩy mạnh phong trào phản chiến đang âm ỉ tại Mỹ. Viện Gallup vào giữa tháng 3/1968 cho biết trước Tết Mậu Thân có 1/5 số người được hỏi đă nhận ḿnh là ‘diều hâu’ (ủng hộ chiến tranh), nhưng sau khi thấy bức h́nh tướng Loan bắn Bảy Lốp th́ họ tự đổi thành ‘bồ câu’ (chống chiến tranh).



    Saigon Execution đă trở thành một trong những bức h́nh được nhớ tới nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam và cũng giúp cho Adams giành được giải thưởng World Press Photo of the Year và giải báo chí Pulitzer năm 1969 về thể loại h́nh ảnh. Năm 2007, bức ảnh c̣n được tạp chí Mental Floss bầu chọn là một trong 13 tấm ảnh đă làm thay đổi bộ mặt thế giới.



    Trong bài The Saigon Execution viết về một cuộc phỏng vấn với Hal Buell, khi đó là sếp của Eddie tại New York, Buell kể lại: “Adams theo dơi hai người lính Việt Nam Cộng hoà kéo một người tù ra khỏi một cái cổng ở cuối phố. Những người lính vừa kéo vừa đẩy một người có vẻ là Việt Cộng mặc áo sơ mi kẻ, tay bị trói sau lưng. Họ dẫn người đàn ông về phía Adams và Vơ Sửu”.



    Vơ Sửu là phóng viên quay phim làm việc cho đài truyền h́nh NBC. Tuy Vơ Sửu cũng quay được cảnh tướng Loan bắn Bảy Lốp, nhưng thật là bất công, cả thế giới chỉ biết đến bức h́nh của Eddie Adams. Vơ Sửu kể lại: “Sau khi bắn, Tướng Loan nói với các kư giả: ‘Những tên này đă giết vô số dân chúng của tôi và tôi nghĩ Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi’.



    Về phần ḿnh, Eddie Adams nói, “Tôi dơi máy theo ba người đó, chụp một kiểu ảnh. Khi họ đến gần - cách khoảng 5 foot (1,5m) - những người lính dừng lại và lui về phía sau. Tôi thấy một người đàn ông từ bên trái bước vào trong vùng ngắm máy ảnh của tôi. Ông ta rút một khẩu súng lục ra khỏi bao và nâng lên. Tôi không hề nghĩ là ông ta sẽ bắn. Người ta thường chĩa súng vào đầu người tù khi hỏi cung. Do đó tôi chuẩn bị chụp ảnh về sự đe dọa, cuộc thẩm vấn. Nhưng nó đă không xảy ra. Người đàn ông chỉ rút một khẩu súng lục ra, chĩa vào đầu người Việt Cộng và bắn vào thái dương anh ta. Đúng lúc đó tôi chụp bức ảnh…”.



    Sau khi bức ảnh được cả thế giới biết đến, Eddie Adams sống trong tâm trạng bất ổn. Ông thuật lại: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lănh giải thưởng và tiền thưởng về bức h́nh đó tại Đại hội Nhiếp ảnh ở Ḥa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc v́ sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ư thức được việc ḿnh đă làm. Khi chụp tấm h́nh đó, tôi đă hủy hoại đời ông Tướng, v́ ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”



    Năm 1983, Adams trở lại Việt Nam và được thấy tấm h́nh ‘oan nghiệt’ của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng trong Bảo tàng Chiến tranh tại Saigon. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu v́ lư do ǵ, bức h́nh Saigon Execution đă không c̣n được trưng bày, chỉ được bày bán trong gian hàng lưu niệm tại đây mà thôi.



    Vào thập niên 1990s, Adams không muốn trưng bày bức h́nh oan nghiệt này nữa. Ông giải thích: “Nếu sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm h́nh như vậy, v́ đó là nghề nghiệp! Nhưng tôi không c̣n muốn nói ǵ về bức h́nh ấy nữa. Tôi không trưng bày nó nữa. Tôi không xử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.”



    Ông c̣n nói: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức h́nh tôi chụp đă lừa dối công luận. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta [người Mỹ], không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhă lại đổ trên đầu con người này”.



    Eddie Adams



    Về sau, Eddie Adams đă có một bài viết trên tạp chí Time về Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh Saigon Execution: “Viên tướng giết một Việt Cộng, c̣n tôi giết viên tướng bằng máy ảnh của ḿnh. H́nh ảnh vẫn là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào h́nh ảnh, nhưng h́nh ảnh cũng có thể nói dối, cho dù không cố ư ngụy tạo. H́nh ảnh chỉ là một nửa sự thật... Điều mà bức ảnh đă không nói lên là 'Liệu bạn sẽ làm ǵ nếu bạn là ông tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ? Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp c̣?" (2).



    Sau khi Sài G̣n thất thủ năm 1975, như để chuộc lại lỗi lầm từ bức h́nh Saigon Execution, Eddie Adams đă chụp được những tấm h́nh nổi tiếng về cuộc vượt thoát đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Nổi bật trong số đó có tấm ‘Con thuyền không nụ cười’ với cảnh bà mẹ ôm đứa con trai đă chết cứng và một đứa khác đang mệt lả sau lưng bà. Gương mặt của người phụ nữ diễn tả sự đau đớn tột cùng, và ánh mắt của bà nói lên tâm trạng của thuyền nhân: mệt mỏi, đau thương, kinh hoàng và tuyệt vọng.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Con thuyền không nụ cười’



    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đă gửi sang Quốc Hội những tấm h́nh này, nhờ đó gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams giải thích: “Tôi thà được biết đến qua những bức h́nh tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot [15m], rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm h́nh này, tôi đă làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả”.



    Phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams với lương tâm và trách nhiệm, ông đă can đảm nhận lỗi và chuộc lỗi. Đă nhiều lần ông nói lên ḷng mong mỏi là được mọi người biết đến tên tuổi của ông qua bộ sưu tập ‘Con thuyền không nụ cười’ gồm những bức h́nh giúp người, chứ không phải bằng ‘Hành quyết tại Sài G̣n’, một bức h́nh đă hại người. Adams qua đời năm 2004, bà quả phụ Alyssa Adams đă tặng toàn bộ di sản của ông cho Đại học Texas (UT) tại Austin để thành lập một thư khố dùng làm tài liệu giảng dạy cho ngành nhiếp ảnh vào tháng 9/2009.



    Tướng Loan bị thương trên cầu Phan Thanh Giản

    http://www.flickr.com/photos/nguyen_...nh/3193624145/



    Chỉ bốn tháng sau sự kiện Saigon Execution, ngày 5/5/1968 bộ đội Bắc Việt lại mở cuộc tổng công kích lần thứ hai. Lần này, Tướng Loan cùng với lực lượng Cảnh Sát ngày đêm tiếp tục chiến đấu ngoài đường phố Sài G̣n. Ông bị trọng thương ở cả hai chân trên cầu Phan Thanh Giản, tức đường Điện Biên Phủ ngày nay. Một kư giả người Úc nh́n thấy và đă khẩn cấp d́u ông vào chỗ an toàn. Định mệnh thật kỳ lạ: Một kư giả Mỹ đă hủy diệt danh dự Tướng Loan th́ bốn tháng sau, một kư giả Úc đă cứu sống ông.



    Tướng Loan bị thương trên cầu Phan Thanh Giản

    Sau đó, Tướng Loan được chở sang Úc chữa trị, nhưng v́ bị công luận Úc phản đối, nên ông lại được chuyển sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington, DC., Hoa Kỳ. Nhưng thật đau đớn cho Tướng Loan, các dân biểu phản chiến tại Quốc hội Hoa Kỳ vào lúc đó cũng phản đối. Trở về Sàig̣n với đôi chân tật nguyền khập khiễng, Tướng Loan được giải ngũ và dành th́ giờ vào các công tác thiện nguyện giúp trẻ mồ côi.



    Người ta c̣n nhớ, ngày 3/6/1968, 6 sĩ quan ưu tú của quân lực VNCH (mà phân nửa là CSQG) đă bị trực thăng Mỹ ‘bắn lầm’ tại một cao ốc ở Chợ Lớn. Có người đặt giả thuyết, nếu Tướng Loan không bị thương th́ có lẽ ông cũng đă bị chết với bộ tham mưu hành quân này.



    Sau năm 1975, Tướng Loan và gia đ́nh đến lập nghiệp ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Ông mở một tiệm bán bánh pizza mang tên Pháp là ‘Les Trois Continents’ (Ba Đại Lục). Đă có lần, Eddie Adams đến tiệm pizza này thăm Tướng Loan. Khi nhắc đến tấm h́nh oan nghiệt năm xưa, Tướng Loan không hề nói một lời oán trách tác giả tấm h́nh. Ông c̣n an ủi Adams: “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi!” Chính v́ câu nói này, Adams càng thêm mến phục Tướng Loan và họ đă trở thành đôi bạn tri kỷ.



    Năm 1991, tướng Loan phải đóng cửa tiệm pizza, v́ dân chúng địa phương đă nhận diện được ông. Có kẻ đă vào nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường một câu khiếm nhă: “We know who you are” (Chúng tao biết mày là ai).

    Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đă qua đời lúc 20 giờ ngày 14/07/1998 v́ bệnh ung thư tại Burke, Virginia, thuộc vùng ngoại ô của Washington, D.C, thọ 68 tuổi. Ông để lại vợ, bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại. Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đă gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận v́ những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của ông sau này: “Người này là một anh hùng. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đă để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút ǵ về ông ta cả” (3).



    Tướng Loan c̣n có biệt danh là ‘Sáu Lèo’. Tại Hà Nội, Báo An ninh Thế giới giải thích, “Chữ ‘Sáu’ là nói theo kiểu vẫn quen gọi các viên sĩ quan Pháp. Quan một có một vạch trên vai, tương đương cấp Thiếu úy; quan hai có hai vạch, tương đương cấp Trung úy... Quan năm có 5 vạch tương đương cấp Đại tá. C̣n Nguyễn Ngọc Loan tuy mới chỉ là Đại tá nhưng được gọi ở mức trên cả quan năm cho hợp với tính ‘ông kễnh’ của y (!).



    “C̣n chữ ‘Lèo’ (vốn là từ thêm vào có nghĩa không hay ho ǵ trong tiếng Việt) th́ theo một số nguồn tư liệu, xuất phát từ cách hành xử lắm khi vớ vẩn, thô bạo và vơ biền của Nguyễn Ngọc Loan: y là một viên sĩ quan ăn mặc luộm thuộm, ứng đối bạt mạng và ăn ở rất lôi thôi... Một thuộc cấp gần gụi với Nguyễn Ngọc Loan trong quân đội Sài G̣n về sau đă nhớ lại rằng, Nguyễn Ngọc Loan dù đeo quân hàm cao ngất ngưởng như thế nhưng không bao giờ mang quân phục, luôn vận một cái quần trây-di xộc xệch và chân đi dép cao su lẹp xà lẹp xẹp, trông chẳng có dáng vẻ sĩ quan ǵ cả.” (4)



    Tướng ‘Sáu Lèo’ Nguyễn Ngọc Loan

    http://www.flickr.com/photos/nguyen_...nh/3193624131/



    Tướng Loan nhập ngũ Khóa 1 Trường Vơ khoa Thủ Đức, sau khi tốt nghiệp năm 1952, ông phục vụ trong Lực lượng Xung kích Pháp-Việt. Năm 1953, ông thụ huấn khóa phi công tại Trường Không quân Salon-de-Provence tại Pháp. Khi chính quyền Việt Nam Cộng ḥa ra đời, ông trở thành một trong những người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng ḥa.



    Đầu thập niên 1960, ông là Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quân sát đóng tại Nha Trang. Đến năm 1964, ông được thăng Đại tá, giữ chức Tư lệnh phó Không quân Việt Nam Cộng ḥa, dưới quyền Tư lệnh Nguyễn Cao Kỳ. Trong chiến dịch ‘Mũi Tên Lửa’ (Flaming Dart), ngày 11/2/1965, Nguyễn Ngọc Loan đă dẫn đầu phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider vượt vĩ tuyến 17 tấn công miền Bắc. Sau chiến dịch này ông được thăng Chuẩn tướng và điều về làm chỉ huy lực lượng cảnh sát. Khi nắm chức vụ Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia, chỗ người ta thường nói ‘ho ra bạc, khạc ra tiền’, tướng Loan không bị báo chí thời đó xếp vào ‘Băng tham nhũng Đệ Nhị Cộng ḥa’.



    Tiến sĩ Trần An Bài phân tích: “Trong suốt cuộc đời, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đă chịu bao nhiêu oan khiên, nghiệt ngă: Phật Giáo ghét ông v́ vụ Bàn Thờ Phật xuống đường. Công Giáo ghét ông v́ ông bắt tên cán bộ Cộng Sản nằm vùng Phạm Ngọc Thảo, tự nhận là “con nuôi ông Diệm” ẩn núp tại một giáo xứ ở Hố Nai. Sinh viên tranh đấu ghét ông v́ ông dẹp biểu t́nh của họ. Tổ chức phản chiến trên thế giới ghét ông v́ ông bắt kẻ sát nhân phải đền tội ngay tức khắc tại phạm trường”.



    Tôi có một trang web trên Flickr.com, lưu trữ trên 3.600 bức h́nh đă thu hút trên 82.000 người xem. Trong số những bức h́nh đă post, chỉ có 4 bức về tướng Loan nhưng lại chiếm số lượng người xem cao nhất, có tấm trên 10.000 người. Điều này chứng tỏ dân cư mạng trên khắp thế giới rất quan tâm đến trường hợp của tướng Loan, bất kể sự đánh giá vị tướng này có công hay có tội.


  8. #8
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654

    Hoan hô và cảm phục Tướng Loan

    Chỉ việc ông Tướng này nghèo mạt, sau khi qua Mỹ, là tôi thấy ông hơn hẳn bất cứ tên VC nào. Hăy so sánh với VC:

    "Sự tha hoá đáng sợ":
    http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/...so/7604554.epi

    Người Mỹ không hiểu VC, đến nay vẫn không thể hiểu. Thị Mẹt Clinton, TT Obama, là đồ con nít so với VC trong các mánh mung xảo thuật chính trị. Chính v́ vậy mà cho đến nay Mỹ vẫn nhún nhường, nhân nhượng, với VC.

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Location
    New England
    Posts
    710
    Mậu Thân 1968 và vụ các Sư xuống đường năm 1965 nhờ tướng Nguyễn Ngoc Loan dẹp loạn . VC chơi tṛ gian xảo núp bóng đàn bà trẻ con và các sư thầy . Trước khi tên VC này bị Tướng Loan bắn chết th́ hắn và đồng bọn đă giết chết rất nhiều người ở mo^.t khu cư xá phía bắc Saigon . VC cũng không than ngày Tết .

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Đại Úy Đặc công VC Bảy lốp Nguyễn văn Lém thuộc Biệt Động Sài gòn tết Mậu Thân giết cả nhà Trung Trá Nguyễn Tuân thuộc BCH Thiết Giáp VNCH gồm cả bà mẹ già và con nhỏ

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Ai bắn què chân con hùm xám Nguyễn Ngọc Loan?
    By dqtran in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 1
    Last Post: 03-06-2012, 10:57 AM
  2. Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan năm 1968 tại Chợ Lớn
    By nguoibatcao in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 15
    Last Post: 25-12-2011, 11:35 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-04-2011, 04:20 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 09-12-2010, 02:29 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •