Tác giả/Nhân vật: Huỳnh Văn Phú - Nếu người chiến binh TQLC Hoa Kỳ hănh diện v́ những chiến thắng mà họ đă đạt được trong quá khứ tại Belleau Wood, Iwo Jima, Inchon,… th́ hiện tại, bất cứ người lính TQLC Việt Nam nghèo khổ nào của chúng ta cũng đều có quyền hănh diện khi tạo được một chiến thắng vàng son nhất, lẫy lừng nhất ở Quảng Trị ngày 16 tháng 9, năm 1972.
Chiến thắng của TQLC tại thành phố này vĩ đại quá, vượt hoàn toàn tầm mức của những chiến thắng từ trước đến nay tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Chắc chắn không có một ng̣i bút nào dù tinh tường và tài ba đến đâu có thể lột tả hết những vẻ vang của chiến trận này. TQLC đă chiến đấu dũng cảm, phi thường với sức chịu đựng gian khổ vô bờ bến trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt để hoàn thành mục tiêu to lớn của quân đội, của quốc gia và có lẽ của cả thế giới tự do nữa: chiếm hoàn toàn thị xă Quảng Trị vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 9, 1972.
Với chiến thắng đó, người lính TQLC của miền Nam đă khiến cho tướng Vơ Nguyên Giáp phải bật khóc và những huyền thoại bao quanh ông ta đă tan thành mây thành khói. Bây giờ, ông là một bại tướng c̣n thê thảm hơn bại tướng De Castries của Pháp quốc ngày nào ở chiến trường Điện Biên Phủ. Nhưng nhắc đến điều ấy làm ǵ ở đây cho tốn giấy mực, chỉ biết rằng canh bạc cuối cùng của Hà Nội vung ra trên chiếu đă cháy, cháy tan ra tro bụi như những xóm làng, nhà cửa của dân chúng Quảng Trị: 5 Sư đoàn chính quy CSBV đă bị TQLC đánh tan.
Đây là một trận chiến làm thay đổi hẳn bản chất chiến tranh Việt Nam đă kéo dài quá lâu trên phần đất khốn khổ này. Chiến trường rộng quá, oai hùng quá và có nhiều chi tiết quá, cần phải có nhiều cây bút mới có thể ghi lại hết được. Người viết chỉ với cố gắng cá nhân ghi lại một cách tóm lược những nét hào hùng của các đơn vị TQLC đă tham dự trận đánh để kịp lên khuôn số báo 1 tháng 10, 1972.
1. Chiếc bánh trung thu xẻ đôi
Cổ thành Đinh Công Tráng Quảng Trị được xây dựng từ thế kỷ 19. Có lẽ khi xây thành này, các kiến trúc sư của nhà Nguyễn đă nghĩ đến h́nh ảnh một cái bánh Trung Thu vuông vức. Tuy nhiên, những người lính TQLC khi tiến đánh chiếm chiếc bánh Trung Thu này chưa hề nếm qua mùi vị của mùa bánh Trung Thu năm ấy.
Kể từ ngày tiếp nhận khu vực hoạt động chung quanh thị xă Quảng Trị do Sư Đoàn Nhảy Dù bàn giao lại, Lữ Đoàn 258/TQLC của đại bàng Đồ Sơn (Đại Tá Ngô Văn Định, lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 258/TQLC) đă tiến đánh gay go, chiếm từng tấc đất trên một chiến trường kinh khiếp nhất. Ba mặt tấn kích, từ ngă ba Long Hưng tiến lên theo hướng Đông Bắc, từ bệnh viện Quảng Trị đến “Ṿng Đai Xanh,” và từ phía Bắc, từ nhà thờ Tri Bưu sang đường Lê Văn Duyệt đến sát Cổ Thành. Chiến trường kéo dài giữa những cơn mưa pháo ngất trời suốt ngày đêm của địch cho đến ngày 9 tháng 9, 1972, giai đoạn “dứt điểm” bắt đầu cho một chiến thắng vinh quang trong quân sử TQLC được hoàn tất 7 ngày sau đó.
Đại bàng Lạng Sơn (Tướng Bùi Thế Lân, tư lệnh TQLC) ra lệnh cho Đồ Sơn và Bắc Ninh (Đại Tá Nguyễn Năng Bảo, lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 147/TQLC) phải “tapi” trong trận đánh này. Thế là chiếc bánh Trung Thu (Cổ Thành Quảng Trị) được xẻ làm đôi. Nửa phía Nam của chiếc bánh thuộc Lữ Đoàn 258/TQLC với các Tiểu Đoàn 1, Tiểu Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 6/TQLC chịu trách nhiệm. C̣n nửa phía Bắc thuộc Lữ Đoàn 147/TQLC với các Tiểu Đoàn 3, Tiểu Đoàn 7 và Tiểu Đoàn 8/TQLC. Nỗ lực chính để tiến đánh “biểu tượng lịch sử và chính trị” này là Tiểu Đoàn 6/TQLC ở phía Nam và Tiểu Đoàn 3/TQLC ở phía Bắc.
2. Một cuộc thăm ḍ
Lữ Đoàn 258/TQLC quyết định tung Tiểu Đoàn 6/TQLC của Thái Dương (Trung Tá Đỗ Hữu Tùng, tiểu đoàn trưởng TĐ6/TQLC) làm nỗ lực chính để thanh toán nửa Cổ Thành phía Nam. Chỉ có nửa cái bánh thôi, nhưng bánh dai quá, dai như người đàn bà góa bụa lâu ngày. Bánh có đủ loại vũ khí AK, CKC, B40, B41, đại pháo 130 ly, 82 ly không giật, hỏa tiễn và cả tăng yểm trợ.
Thái Dương ngồi trong hầm chỉ huy sát trụ sở xă Hải Trí, sau nhiều đêm thức trắng, tính toán kế hoạch quyết ăn cái bánh cho kịp mùa Trung Thu này. Nhất định phải thăm ḍ xem trong ruột bánh c̣n có những ǵ nữa. Nghĩ là làm ngay. Đêm 23 tháng 8, một toán 6 người do chàng ca sĩ tân cổ giao duyên Tôn Tẩn (Trung Sĩ Trịnh Thành Tẩn) chỉ huy được Thái Dương giao nhiệm vụ thám sát góc Đông Nam Cổ Thành. Thái Dương đi một đường dặn ḍ Tôn Tẩn:
-Thám sát thôi, không được nổ súng nghe. Nhớ chưa? Tôi nhắc lại đây chỉ là một cuộc thám sát thăm ḍ t́nh h́nh địch chứ không phải là cuộc đột kích tiêu diệt địch.
-Dạ, tôi nhớ kỹ rồi.
Tôn Tẩn dạ một tiếng và ra đi. Tôn Tẩn không cưỡi trâu, không biết phép tàng h́nh nhưng Toán Thám Sát của Tôn Tẩn nhanh hơn những con sóc, ẩn hiện như những bóng ma, len lỏi qua những ổ chốt của địch, vượt rào, chui kẽm gai đến 21 giờ đêm th́ Tôn Tẩn dẫn Toán Thám Sát trở về an toàn và báo cáo:
-Tại góc Đông Nam Cổ Thành có hai cách vào. Một cách th́ chui lỗ chó, lỗ chó này do bom đục từ trước. Cách khác th́ leo lên Cổ Thành đă bị sụp một mảng lớn cách lỗ chó khoảng 20 thước. Tụi nó ngồi trong hầm, thắp đèn nói chuyện suốt đêm. Chúng gác kép, đổi vào giờ lẻ và đi dưới giao thông hào.
Thái Dương ngồi nghe im lặng, lông mày nhíu lại. Đầu dây mối nhợ là đây. Được rồi, cứ để đó. Tất cả trông cậy vào ḿnh ta. 10 năm có mặt trên khắp chiến trường, bây giờ là giây phút quyết định. Trước hết, ta phải thanh toán cho xong cái “vành đai xanh” cái đă.
Tài, đại đội trưởng Đại Đội 4, xung phong nhận lănh nhiệm vụ này. Tài “ủi băi” từ trường Nguyễn Hoàng xuống phía Nam rồi ngược lên phía Bắc hoàn tất công tác lẹ làng. Tài được coi như “công và thủ” vững vàng nhất. Xong rồi, bám chặt ở đó, “clear” ṿng ngoài cho sạch cái đă. Sau đó, lại c̣n phải đặt chốt ở MACV nữa mới chắc ăn.
Bookmarks