"Anh quốc phớt tỉnh ăng lê trước sự chà đạp nhân quyền mà nhà nước độc tài CHXHCNVN đang mỗi ngày mỗi lấn sâu vào.Bao nhiêu dân cử Anh hoạt động với tôn chỉ dân chủ,tôn trọng nhân quyền,mà không thấy dù chỉ một lời lên tiếng mạnh mẽ kết an hành vi đàn áp nhân quyền gần đây cuả tập đoàn lănh đạo CSVN.
Độc tài CHXHCNVN càng đàn áp th́ người dân việt càng thấy sự xuất hiện cuả hoàng tử Andrew tươi cười bên cạnh giới lănh đạo CSVN độc tài toàn trị.Người dân việt nam nhận được tín hiệu từ hoàng thân Anh sự chấp nhận lối cai trị độc tài phi dân chủ,phi nhân quyền cuả nhà-nước CHXHCNVN."
buitrungtruc87@yahoo .fr
Đại sứ Mark Kent trên BBC World News 7/2010
Tuần tới phó thủ tướng VN Phạm Gia Khiêm sẽ có chuyến thăm chính thức Anh quốc. Tháng Mười này, Hoàng gia Anh cũng sẽ cử đại diện tham dự kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Nhân dịp này Đài BBC đã có cuộc nói chuyện với Đại sứ Anh tại Việt Nam, Mark Kent.
ĐS Mark Kent: Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm sẽ có chuyến thăm Anh vào tuần tới và tôi cho đây là biểu hiện của sự tăng cường đối thoại và quan hệ Việt Nam-Anh quốc.
Ông Khiêm là phó thủ tướng thứ ba sang thăm Anh trong những năm gần đây. Bản thân ông thủ tướng đã thăm Anh hồi tháng Ba 2008.
Có thể nói là quan hệ hai bên đã được phát triển rất nhiều.
Đối thoại song phương đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, thương mại-đầu tư, hoạch định chính sách, nhập cư và phát triển.
BBC: Chúng tôi được tin là một nhân vật trong Hoàng gia Anh sẽ có chuyến thăm sang Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Ông có thể xác nhận thông tin này không ạ?
ĐS Mark Kent: Vâng, đó là chuyến thăm của Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York. Ông cũng là đại diện đặc biệt của Anh quốc về đầu tư và thương mại quốc tế. Ông đã từng tới thăm Việt Nam nhiều lần và chúng tôi rất mừng ông sẽ tới Hà Nội để không những tham gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long mà còn giúp thúc đẩy đầu tư và thương mại giữa hai bên, đồng thời gặp gỡ một số công ty Việt Nam và Anh quốc.
Cũng cần phải nói thêm rằng chúng tôi đang chuẩn bị cho việc chính thức nâng tầm quan hệ Anh-Việt lên mức quan hệ đối tác chiến lược.
Thời gian này là lúc có nhiều thay đổi ở cả hai bên, với chính phủ mới ở Anh và Đại hội Đảng XI chuẩn bị diễn ra tại Hà Nội.
BBC: Ông có thể nói rõ hơn, quan hệ đối tác chiến lược có nghĩa là như thế nào, thưa ông?
ĐS Mark Kent: Đó là sự mở rộng đa dạng hóa và làm sâu sắc thêm quan hệ giữa hai nước trong mọi lĩnh vực. Thương mại và đầu tư là một lĩnh vực quan trọng, nơi cả hai nước có cùng quan tâm là tự do thương mại và chống bảo hộ mậu dịch. Chúng tôi muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược trong làm ăn kinh tế.
Tiếp đó là các vấn đề toàn cầu như thay đổi khí hậu, vấn đề khu vực như Asean, Liên minh châu Âu.
Giáo dục, khoa học-kỹ thuật là một lĩnh vực hợp tác quan trọng và hai bên đang xúc tiến dự án Trường Đại học Anh quốc-Việt Nam tại Đà Nẵng đã thỏa thuận từ tháng Ba năm nay. Anh quốc hỗ trợ Việt Nam trong cả giáo dục đại học và dạy nghề.
An ninh quốc phòng cũng là lĩnh vực hai bên đã có những bước hợp tác. Tôi còn muốn nhấn mạnh hợp tác trong việc chống nạn nhập cư lậu…
Có thể nói hai bên nay đã thiết lập được mối quan hệ đối tác một cách toàn diện, trên mọi lĩnh vực.
So sánh với thời kỳ tôi mới tới Việt Nam thì đã có những sự thay đổi rõ rệt trong quan hệ hai bên.
BBC: Các chính thể bảo thủ, cánh hữu trên thế giới thường được cho là cổ súy mạnh cho dân chủ. Việc chính phủ bảo thủ mới lên cầm quyền ở Anh có ảnh hưởng gì tới quan hệ và chính sách với Việt Nam trong vấn đề này, thưa ông?
ĐS Mark Kent: Việt Nam có sự lựa chọn của riêng mình về hệ thống chính quyền. Chúng tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam, thí dụ về cách thức hoạt động của Quốc hội chúng tôi. Anh quốc cũng muốn thảo luận với các thành viên Đảng Cộng sản Việt Nam về các chủ đề, như minh bạch hệ thống chẳng hạn.
Nhưng Việt Nam là quốc gia có chủ quyền và chắc chắn có quyết định hướng đi riêng của mình. Chúng tôi chỉ hy vọng rằng các kinh nghiệm của Anh quốc có thể có ích cho Việt Nam trong quá trình phát triển.
Việt Nam nay đã đạt mức độ phát triển của quốc gia có thu nhập trung bình và cần thiết lập nền tảng cho một nền kinh tế dựa trên tri thức.
Để làm như vậy, cần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường năng lực, khơi thông dòng chảy tự do thông tin và ý tưởng mới.
Facebook chẳng hạn, là diễn đàn nơi các bạn trẻ có thể trao đổi các ý tưởng kinh doanh, học tiếng Anh…
Tôi nghĩ không nên e sợ các công nghệ mới, mà cần nắm lấy và tận dụng chúng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100831_mkent_inv.sht ml
Bookmarks