Page 1 of 7 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 63

Thread: ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    BÀN VỀ 25 ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA (CHU TẤN)

    P1

    ”...có đặt “con người toàn thể” trong tương quan “Quốc gia Dân Tộc, mới xác định được hướng đi của Văn Hóa. Đây là tư tưởng và là chủ trương đứng đắn và sâu sắc của chúng tôi khi khẳng định Văn hóa có Tính Quốc Dân...”


    Trong thời đại bùng nổ cuộc “cách mạng truyền thông” (cuối thế kỷ 20) và thời đại “Toàn Cầu Hóa” hiện nay (Thế Kỷ 21) đề tài văn hóa, khái niệm văn hóa, nội dung và bản sắc văn hóa dân tộc, hay “thời đại văn hóa “toàn cầu hóa” v.v.. không những đă trở thành quá phổ thông, mà c̣n được các bộ môn khoa học nhân văn không ngừng nghiên cứu và đào sâu hơn bao giờ hết…. Tuy nhiên cũng không có một danh từ nào bao la và khó định nghĩa như danh từ văn hóa... Người ta c̣n nhớ năm 1952 hai nhà nhân loại học nổi danh người Mỹ là A. Kroeber và C. Kluckhohn trong tác phẩm “Culture - a critical review of concepts and definitions” (Văn Hóa - tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa) đă tổng kết và thử liệt kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa! Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách trên, số định nghĩa đă được cập nhật lên tới 200! (1) Cho đến nay số lượng định nghĩa về văn hóa không biết đă tăng lên bao nhiêu! Việc đi t́m một định nghĩa “chính xác” và “đây đủ” về văn hóa được nhiều người chấp nhận, là điều khó khăn vô cùng! Trong bài này, chúng tôi chỉ xin giới hạn nêu ra 25 định nghĩa về văn hóa tiêu biểu nhất từ xưa cho đến nay để chúng ta cùng nhận định và thảo luận.

    I- Nhận Định Về 25 Định Nghĩa Văn Hóa Tiêu Biểu

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Nhất: Có thể coi đây là định nghĩa GỐC về văn hóa, v́ danh từ Văn Hóa (Culture, tiếng Pháp, và tiếng Anh; Tiếng Đức là Kultur; Tiếng Nga là Kultura) đều bắt nguồn từ tiếng gốc Latinh là “Cultus” nghĩa là gieo trồng, trồng trọt được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo trồng ruộng đất” và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là sự giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn con người. Xem thế từ nguyên nghĩa Latinh Cultus hay văn hóa có tác dụng chính là “trồng cây” hay “Trồng người” nói theo Quản Trọng “Kế hoạch trăm năm không ǵ bằng “trồng Người” (Bách niên chi kế mạc như “thụ nhân”).

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Hai: Rút ra từ lời thoán trong quẻ Bí của Kinh Dịch mà học giả Nguyễn Đăng Thục có đề cập tới trong bài “Thế Quân B́nh Văn Hóa Việt Nam”

    “Quan thiên văn dĩ sát thời biến, quan nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ”.

    (Nh́n hiện tượng trên trời để xét sự biến đổi của thời tiết. Nh́n hiện tượng của nhân quần xă hội để hóa nên thiên hạ thay đổi thế giới”).

    “Theo nghĩa đen th́ chữ Văn ở trong câu thoán từ này là cái đă hiện ra cho mắt thấy tai nghe, có tương quan với vật khác. Và chữ Hóa là có ư nghĩa đổi khác theo mục đích nào. Ư nghĩa của Văn th́ tĩnh, ư nghĩa của Hóa th́ động”…(2)

    Vẫn theo học giả Nguyễn Đăng Thục th́ “Văn hóa là tất cả những cái ǵ của nhân loại để điều ḥa thích ứng với hoàn cảnh đặng sinh tồn, hoàn cảnh, địa lư khí hậu hay là thiên nhiên “Quan nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” là điều ḥa thích ứng hoàn cảnh xă hội lịch sử mà nhân loại chủ động hóa thành.”

    “Đây là định nghĩa văn hóa hết sức tổng quát, mà cũng hết sức xác thực của truyền thống cổ truyền Á Đông vốn đứng ở quan niệm biến dịch để nh́n nhận sự vật một cách hội thông, chứ không nh́n nhận vụn vặt “Thánh nhân hữu dĩ kiến thiên hạ chi chí đồng nhi quan kỳ hội thông (Hệ Từ Dịch). Bậc thánh nhân có thấy được cái động biến không ngừng của thiên hạ mà nh́n nhận ở phương diện tổng quát hội thông nghĩa là cả ở phương diện động lẫn phương diện tĩnh vậy. Quan niệm ấy xác thực v́ nó luôn luôn đi sát với hoàn cảnh thực tế, không rời xa xă hội, để quan niệm văn hóa ở trừu tượng. Và như vậy th́ văn hóa cũng như xă hội cũng không thể rời khỏi được hoàn cảnh địa lư khí hậu và lịch sử là khung cảnh trong đó nó trưởng thành và khai diễn. Cho nên chúng ta không thể quan niệm một nền văn hóa cho dân tộc này, theo như ư người ta muốn, không cần để ư đến hàng ngàn năm lịch sử “Văn hiến chi bang” với bao nhiêu thế hệ tích lũy, những kinh nghiệm chồng chất trên giải đất “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” này vậy. Văn hóa đă là toàn diện sinh hoạt của xă hội, một mặt nó có tính cách luôn luôn biến đổi không ngừng, trừ những văn hóa nào đă chết như văn hóa Ai cập, hay Can Đê chẳng hạn. Một mặt văn hóa có tính cách bền vững, v́ nó là cái cây mà gốc rễ mọc sâu trong quá khứ, truyền thống, ngọn th́ vươn tới cái tương lai vô cùng. Lấy toàn thể mà nói th́ văn hóa của một xă hội có tính cách bền vững c̣n lấy từng bộ phận mà nói th́ có sự thay đổi biến hóa. Bền vững hay sự thay đổi, là 2 phương diện hỗ tương của văn hóa. Cho nên ở giai đoạn lịch sử nhất định nào, một dân tộc hay một nhóm người đă trưng bày ra một thế quân b́nh của Văn hóa, biểu thị cái trạng thái, quân b́nh của xă hội trong đó cá nhân t́m thấy quân b́nh ở tâm hồn ḿnh, quân b́nh giữa cá nhân và đoàn thể, bên trong xă hội và quân b́nh giữa xă hội với hoàn cảnh tự nhiên của nó. Ấy là thời đại thịnh vượng của lịch sử dân tộc. Ở giai đoạn suy đồi của lịch sử, và xă hội mất quân b́nh nội bộ, khủng hoảng trong tinh thần. Bởi v́ giữa tinh thần cá nhân và hoàn cảnh xă hội có một sự quan hệ mật thiết với nhau.”…

    Qua đoạn văn b́nh luận hết sức sâu sắc của học giả Nguyễn Đăng Thục mà chúng tôi trích dẫn ở trên chúng ta thấy định nghĩa thứ hai về Văn Hóa theo Kinh Dịch có 5 ưu điểm sau:

    Văn hóa là sản phẩm của con người hay do con người sáng tạo ra.

    Văn hóa luôn gắn bó với hoàn cảnh khí hậu thiên nhiên cùng lịch sử, xă hội con người.

    Nội dung của văn hóa luôn luôn có 2 mặt “TỊNH” và “ĐỘNG” hay ‘BỀN VỮNG” và “BIỀN ĐỔI”

    Phải quán xét văn hóa một cách tổng quan trên cả hai mặt “Động” và “Tịnh” mới có thể “Hội Thông” được chân tướng hay “Bản chất” của văn hóa.

    Văn hóa có sứ mệnh thăng hoa con người và xă hội, thay đổi thế giới.

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Ba: Của học giả Lưu Hướng Trung Hoa. Tại Trung Hoa, có lẽ Lưu Hướng là người đầu tiên giải thích về khái niệm Văn Hóa. Trong bộ Thuyết Uyển của Lưu Hướng, quyển 15, Chỉ Vũ có đoạn: (3)

    “Phàm vũ chi hưng, vị bất phuc dă, Văn hóa bất cải, nhiên hậu gia tru” (Phàm là dùng đến vũ lực th́ đều là v́ có người không chịu quy phục. Khi mà văn trị giáo hóa không thay đổi được họ th́ mới tiến hành trừng phạt).

    Ảnh hưởng theo lối giải thích Văn hóa của Lưu hướng, nên sau này đa số các bộ tự điển của Việt Nam và của Tầu đều định nghĩa Văn Hóa là dùng Văn để Giáo Hóa con người. Định nghĩa văn hóa thứ ba này dĩ nhiên là thiếu sót rất nhiều, nhưng cũng có ưu điểm là ngắn gọn, dễ hiểu và cũng nói lên được vai tṛ hay chức năng của Văn hóa là để Giáo hóa con người, cải biến xă hội (Tương tự nghĩa gốc số một và một phần nào giá trị của định nghĩa thứ hai dù chỉ một phần thôi!)

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Tư: Trong cuốn Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, học giả Đào Duy Anh theo giới thuyết của Félix Sartiaux mà thích nghĩa Văn hóa là: "Chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt". Trong lời tựa tác giả Đào Duy Anh khiêm tốn tŕnh bày “Quyển sách bỉ nhân soạn đây chỉ cốt cống hiến một mớ tài liệu cho những người muốn ôn lại cái vốn của văn hóa nước nhà, chứ không có hy vọng ǵ hơn nữa”.

    “Theo giới thuyết của Félix Sartiaux th́ “văn hóa về phương diện động là cuộc phát triển tiến bộ mà không ngừng của những tác dụng xă hội, về kỹ thuật, kinh tế, tư tưởng, nghệ thuật, xă hội tổ chức, những tác dụng ấy tuy liên lạc mà vẫn riêng nhau. Về phương diện tĩnh th́ văn hóa là trạng thái tiến bộ của những tác dụng ấy ở một thời gian nhật định, và tất cả những tính chất mà những tác dụng ấy bày ra ở các xă hội loài người”.

    Học giả cũng giải thích thêm: “Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ những học thuật tư tưởng, của loài người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, chính trị, và xă hội, cùng hết thẩy các phong tục tập quán, cũng ở trong phạm vi văn hóa. Hai tiếng văn hóa chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người, cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt… Văn hóa tức là sinh hoạt th́ không kể là dân tộc văn minh hay dă man đều có văn hóa riêng của ḿnh, chỉ khác nhau về tŕnh độ cao hay thấp mà thôi.” (4)

    “Bỉ nhân biên sách này, cũng dựa theo giới thuyết của Félix Sartiaux mà chia đại khái ra ba bộ phận như sau này:

    1-Kinh tế sinh hoạt

    2- Xă hội sinh hoạt

    3-Trí thức sinh hoạt”.

    Định nghĩa văn hóa của Félix Sartiaux mà học giả Đào Duy Anh nêu lên vừa có ưu điểm vừa có khuyết điểm:

    Về Ưu điểm có 2:

    - Thừa nhận là nội dung văn hóa có 2 mặt “Động” và “Tịnh” như định nghĩa thứ hai của Kinh Dịch đă nói ở trên.

    - Văn hóa là tất cả các phương diện sinh hoạt chứ không riêng “trí thức sinh hoạt” mới là văn hóa (như một số người đă hiểu lầm)

    Về khuyết điểm:

    - Chỉ nêu lên tác dụng của văn hóa c̣n bản chất văn hóa là ǵ? Ngay Félix Sartiaux cũng chưa xác định được mà chỉ nói chung chung….

    - Văn Hóa bắt nguồn từ đâu? Cứu cánh của Văn hóa là ǵ Félix Sartiaux chưa đào sâu!

    - Có mấy loại h́nh văn hóa? Như thế nào Félix Sartiaux cũng chưa nắm rơ! Th́ làm sao phát triển được văn hóa?

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Năm: của một nhà văn, nhà chính trị Pháp: Edouard Herriot: “Văn hóa là cái c̣n lại khi người ta đă quên đi tất cả,là cái vẫn thiếu khi người ta đă học tất cả”.

    (La culture c’est ce qui reste quand on a tout oublié; C’est ce qui manque quand on a tout appris).

    Đây là một định nghĩa “tuyệt hay” và vô cùng sâu sắc, độc đáo, lại như “ẩn một nụ cười”….

    - Tuyệt hay, v́ tác giả không cần định nghĩa văn hóa sao cho “dầy đủ” mà chỉ lưu tâm bậc nhất đến “tinh nghĩa” thuộc về “bản chất” hay “cái Hồn” của Văn hóa mà thôi!

    - Vô cùng độc đáo và sâu sắc v́: tác giả nêu lên 2 điểm thuộc về Đặc tính của Văn Hóa “Cái C̣n lại” “sau khi Quên”- “Đă học” mà “vẫn thiếu”… Lạ nhỉ ! Văn hóa là “cái c̣n lại” sau khi người ta đă quên tất cả! Đă quên tất cả th́ đâu c̣n nhớ điều ǵ! Nhưng cái muốn quên mà không quên được v́ là điều “quá tinh vi”, “quá uẩn áo” đă đi vào tiềm thức hay đă đi vào“cốt tủy”của con người.Điểu ǵ đă đi vào được “tiềm thức sâu thẳm nhất hay đă đi vào “cốt tủy” của con người –Chính cái “cột tủy”cái “c̣n lại đó” mới là văn hóa! Điều kỳ diệu thứ hai: “Muốn t́m hiểu văn hóa người ta phải đọc học tất cả! Khi đă đọc học tất cả, người ta tưởng là đă hiểu được văn hóa là ǵ! Nhưng không đâu! Khi đă học tất cả rồi người ta vẫn cảm thấư “Thiếu”cần phải “học thêm nữa”Vậy là vẫn chưa hiểu văn hóa là ǵ hay sao?Lại cần phải học thêm nữa…Biển học mênh mông mà …

    - Sau khi định nghĩa văn hóa một cách độc đáo sâu sắc nhất như trên, tác giả Edouard Herriot lại như ẩn một nụ cười“Quí vị….cứ t́m hiểu thật kỹ về văn hóa đi nhé! Nghiên cứu cho thật thâm sâu…. Quí vị ráng t́m ra một định nghĩa “xác thực nhất”, “đầy đủ nhất” đi nha! Nhưng …quí vị cũng coi chừng đấy… Điều mà quí vị nghiên cứu hay cả “khám phá” ra biết đâu chỉ là “cái xác” cái “cặn bă” c̣n “cái Hồn” của văn hóa đă bay xa rồi! (Smile)

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Sáu: của học giả Hồ Hữu Tường: Trong cuốn sách mỏng nhưng đọc rất thích thú và hấp dẫn vô cùng:“Tương lai Văn Hóa Việt Nam” (5) Học giả Hồ Hữu Tường đă định nghĩa “Văn Hóa là cái ǵ làm cho con người trở thành NGƯỜI (Người Viết Hoa) .

    Đây cũng là một định nghĩa sâu sắc độc đáo và mới lạ

    - Trong “Tương Lai Văn Hóa Việt Nam” học giả Hổ Hữu Tường đă lên tiếng “chê” định nghiĩa “văn hóa gốc” của Tây phương chỉ là “trồng trọt” …

    - Vẫn theo Hổ Hữu Tường th́ văn hóa Việt Nam là vô cùng phong phú, vô cùng cao quí và vĩ đại…. Tác giả ví như người đă t́nh cờ (hay thị kiến-tiên tri thấu thị….) khám phá thấy Văn Hóa Việt Nam là cả một kho tàng không những lớn lao mà c̣n qúi giá hơn vàng ngọc châu báu nữa cơ.. ..Lớn tới nỗi một ḿnh tác giả- cho dù suốt đời- cũng không thể nào khám phá hay khai thác hết được nên tác giả phải lên tiếng GỌI ĐÀN….

    - Lối định nghĩa văn hóa của Hồ Hữu Tường không những sâu sắc, độc đáo mà c̣n mới lạ nữa. Mới lạ ở điểm: Hồ Hữu Tường là người đầu tiên tại Việt Nam đề cập tới sứ mạng của văn hóa. Văn hóa không chỉ có vai tṛ hay tác năng giáo hóa con người mà cao hơn thế, văn hóa có SỨ MẠNG làm cho con người trở thành NGƯỜI (Chữ Người Viết Hoa) Tới đây có người sẽ hỏi: Chữ người “viết thường” với chữ “Người viết Hoa” khác nhau như thế nào? Xin thưa chữ người viết thường là con người “b́nh thường” như tất cả chúng ta (Vừa có tốt vừa có xấu…) hay c̣n gọi là con “người phàm” (phàm phu) Mà đă là con người phàm phu là con người “bất toàn” (c̣n rất nhiều khuyết điểm-v́ nhân vô thập toàn mà…-C̣n chữ NGƯỜI (viết hoa) là con Người hoàn hảo đạt tới cứu cánh CHÂN THIỆN MỸ. Tất cả đều hoàn thiện ở nơi ḿnh hay c̣n gọi là con người TOÀN VẸN TRỌN LÀNH. Dĩ nhiên đây chỉ là “lư tưởng”, nhưng đích thực văn hóa quả có sứ mạng đó.Chỉ với một định nghĩa ngắn gọn này, Hồ Hữu Tường đă đưa Văn Hóa Việt Nam trở thành một cái “Đạo của Dân Tộc” (Trước Hồ Hữu Tường nhà văn hóa lớn Lư Đông A cũng chủ trương đưa Văn Hóa Việt trở thành một Đạo Sống của dân tộc) Đây là một đề tài rất hay, chúng ta sẽ bàn trong một dịp khác!

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Bảy: Năm 2002, Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Khoa Học Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đă thống nhất đưa ra một định nghĩa mới về Văn hóa như sau:

    “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,vật chất,,trí thức, và xúc cảm của một xă hội hay một nhóm người trong xă hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống gía trị, truyền thống và đức tin” (6)

    Định nghĩa văn hóa của UNESCO có ưu điểm:

    - Tương đối đầy đủ…

    - Dễ hiểu, phổ thông

    - Bao quát nhiều thành tố, nhiều lănh vực và mô h́nh văn hóa

    - Trung thực trung dung (bằng cách nêu lên những đặc trưng của văn hóa: từ “tâm hồn,vật chất, trí thức, và xúc cảm, văn học, nghệ thuật… lại thêm cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin…

    Mặc dầu vậy, định nghĩa trên cũng c̣n một vài ba khuyết điểm:

    - Chưa xác định rơ bản chất văn hóa là ǵ?

    - Không đề cập đến tính chất “Động –Tĩnh” của văn hóa

    - Không đề cập đến chức năng và sứ mệnh của văn hóa…

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    BÀN VỀ 25 ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA (CHU TẤN)

    P2




    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Tám: của học giả Đỗ Trọng Huề. Trong cuốn “Một cách nh́n khác về Văn Hóa Việt Nam” tác giả Mặc Giao (7) đă đề cập đến định nghĩa Văn Hóa của học giả Đỗ Trọng Huề (8) mà chúng tôi xin trích lại nguyên văn như sau:

    “Học giả phân tích Văn hóa theo bốn nghĩa: hai nghĩa hẹp và hai nghĩa rộng Nghĩa hẹp thứ nhất Văn Hóa chỉ kiến thức hay học vấn, Khi khen một người có văn hóa cao là khen người đó có kiến thức hay học vấn cao.Khi chê một người thiếu văn hóa có nghĩa là người đó ít học, hay kiến thức kém.

    Theo nghĩa hẹp thư hai Văn Hóa dùng để chỉ văn chương và nghệ thuật, trong đó có đủ cả các bộ môn ca, nhạc, vũ hội họa, điêu khắc, kiến trúc, kịch trường,điện ảnh, Nghĩa này được dùng khi nói tới một công tŕnh văn hóa, tác phẩm văn hóa,trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, đêm văn hóa, tŕnh diễn văn hóa, triển lăm văn hóa.

    Nghĩa thứ ba là nghĩa rộng,Văn Hóa chỉ phần sinh hoạt của loài người, trong lĩnh vực tinh thần. Đó là nhũng học thuyết, những triết thuyết, đưa dẫn suy tư của con người,lên một b́nh diện cao hơn đời sống vật chất thường ngày. Những Khổng Tử, Lăo Tử, Socrates, Platon…là những người đă nâng cao tŕnh độ văn hóa của nhân loại.Thêm vào đó là những t́m ṭi và tin tưởng có tính cách tâm linh hay nói nôm na là những niềm tin tôn giáo,những tin tưởng về những ǵ xảy ra trong cơi vô h́nh, có khả năng chi phối ngay trong và sau cuộc sống hiện tại.Văn hóa thăng hoa của tinh thần khác biệt với những tiến bộ về vật chất, được gọi là Văn Minh. Văn Minh là những tiến bộ về kỹ thuật nhằm cải biến đời sống vật chất của con người. Văn Hóa gồm đạo đức, luân lư, tôn giáo, nâng con người lên trong lĩnh vực tinh thần.

    Tuy nhiên nếu văn hóa được dùng để chỉ chung sinh hoạt của con người, sinh vật thượng đẳng trong vũ trụ, khác với tất cả các loài cầm thú th́ ở nghĩa thứ tư, nghĩa rộng nhất ,Văn Hóa bao gồm cả Văn Minh v́ Văn Hóa chính là sư tiến bộ của con người, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất hầu làm cho đời sống con người, được hạnh phúc hơn, phong phú hơn. Hay nói cách khác, là tiến gần tới Chân Thiện Mỹ, lợi và thú hơn. Nghĩa rộng thứ tư này có thể được dùng như một định nghĩa cho Văn hóa”.

    Ưu điểm của định nghĩa này:

    Tác giả khéo chia thành 4 tŕnh độ nhân thức về Văn Hóa: Hai nghĩa hẹp và hai nghĩa rộng để giúp cho độc giả dù không phải chuyên viên nghiên cứu về văn hóa hay thậm chí là người sơ cơ, hay lần đầu tiên muốn đọc học t́m hiểu về Văn Hóa cũng hiểu được nội dung Văn hóa rộng hẹp cao thấp như thế nào. Lối tŕnh bầy diễn giải về Văn Hóa của học gỉa Đỗ Trọng Huề theo phương pháp sư phạm đi từ dễ đên khó, từ thấp lên cao rất giản dị, rơ ràng khúc triết nên đạt tính chất phổ thông và theo hướng đại chúng hóa Văn Hóa Đây là một điểm son lớn của tác giả.

    Trong nghĩa rộng thứ nhất tác giả đă giải thích khá rơ sự khác nhau giữa Văn Hóa và Văn Minh. Văn Hóa (Culture) là sự tiến bộ về Tinh Thần. Văn Minh( Civilisation) là sự tiến bộ của con người về mặt Vật Chất, thiên về Kỹ thuật và Văn Minh đ̣i hỏi xă hội phải tiến tới một tŕnh độ kỹ thuật nào đó mới gọi là Văn Minh (Thí dụ văn minh nông nghiệp, văn minh cơ khí…) trong khi Văn Hóa không cần đ̣i hỏi một tŕnh độ kỹ thuật nào cả. Sự khác nhau giữa Văn hóa và Văn Minh c̣n ở điểm: Văn Minh thuộc về lănh vưc vật chật, kỹ thuật nên có tính chất quốc tế, trong khi Văn Hóa có tính cách quốc gia hay khu vực (Văn Hóa Việt, Văn Hóa Nhật, Văn Hóa Thái Lan, Văn Hóa Đông Phương, Văn Hóa Tây Phương v.v…)

    Trong nghĩa rộng thứ hai: Tác giả lại minh giải: Tuy giữa 2 danh từ Văn Hóa và Văn Minh có sự khác nhau như trên, nhưng Văn Hóa là sư tiến bộ của con người trên cả 2 phương diện Tinh Thần lẫn Vật Chất nên nội dung Văn Hóa bao gồm cả Văn Minh v́ cùng đem đến Hạnh phúc lợi lạc cho con người nên nghĩa rộng thứ hai này là là nghĩa rộng nhất và được coi như Định Nghĩa Văn Hóa của tác gỉa.

    Khác với các định nghĩa Văn Hóa khác chú trọng đến việc t́m hiểu Bản Chất Văn Hóa là ǵ (What?) Tác năng hay chức năng Vân Hóa ra sao? T́m hiểu các mặt “Động Tịnh” của Văn Hóa v..v.. Học giả Đỗ Trọng Huề không có ư định giải nghĩa Văn Hóa theo hướng đó Tác giả chỉ muốn giúp độc giả hiểu nội dung văn hóa hẹp rộng như thế nào (How?) mà thôi. Chúng ta cần tôn trọng ư hướng định nghĩa Văn Hóa của tác giả và không thể đ̣i hỏi ǵ hơn.

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Chín: của Pitirim Alexandrovich Sorokin người sáng lập khoa Xă Hội học của Đại Học Harvard:

    “Với nghĩa rộng nhất Văn Hóa chỉ tổng thể những ǵ được tạo ra ,hay được cải biến bởi hoạt động có ư thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động động đến lối ứng xử của nhau)(9).

    Đây là định nghĩa Văn Hóa theo góc độ t́m hiểu về nguồn gốc (T́m hiểu những thành tố tạo nên văn hóa đến từ đâu,…tương tác với nhau ra sao) Với loại định nghĩa có góc nh́n đặc biệt này, người viết chỉ xin nêu lên các đặc điểm, c̣n việc nhận định ưu khuyết điểm xin để giành quí độc giả xét đoán.

    Đặc điểm của định nghĩa này:

    V́ nội dung Văn hóa quá bao la –Nói theo kiểu các nhà b́nh luận trong nước –là “nội hàm” văn hóa rất lớn- nên tác giả gọi văn hóa là tổng thể” những ǵ được tạo ra là rất đúng, rất trung thực …Theo chúng tôi, chữ dùng “tổng thể” không những “trung thực” và c̣n “đắc địa” nữa.

    Văn hóa được tạo thành bởi những hoạt động có “ư thức” hay “vô thức” của con người. Khen cho con mắt tinh đời (Kiều), Tác giả đă có lối nh́n chính xác và trung thực, toàn vẹn về con người… ( Ngày nay những nhà tâm lư học, nhất là những nhà tâm lư học miền sâu đểu công nhận rằng “Ư thức” chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng “vô thức” hay “siêu thức” vô biên vô lượng … c̣n ẩn tàng trong con người). Có ai trong chúng ta có thể nào phủ nhận “vô thức” không là thành tố quan trọng của Văn Hóa hay không?

    Các hoạt động ư thức hay vô thức của con người, không chỉ “tương tác” với nhau, mà c̣n “tác động” đến lối “ứng xử” của nhau nữa..Do trên nội dung Văn Hóa không chỉ “đa dạng”, “rộng lớn: mà c̣n “sâu thẳm” nữa….

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười: Theo “Đại từ điển Tiêng Viêt”- của Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn hóa Việt Nam “Văn hóa là những gía trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong Lịch sử (10)

    Đặc điểm của định nghĩa thư mười này:

    Tuy không nêu ra được điều ǵ mới, nhưng tương đối ngắn gọn và mang tính phổ thông.

    Xác nhận Con người là chủ thể của Văn hóa.



    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười Một: của nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Taylor. “Văn Hóa hay Văn Minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đao đức, luật pháp phong tục và bất cứ khả năng tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xă hội” (11).

    Đây là cách định nghĩa theo miêu tả: Tác giả t́m hiểu nội dung Văn Hóa bao gồm những yếu tố nào th́ cố gắng liệt kê ra cho đầy đủ.

    Đặc điểm của định nghĩa thứ 11:

    Tác giả định nghĩa tổng quát Văn Hóa là một “tổng thể phức hợp” Cách gọi này đa số người đồng ư, nhưng cũng có một ít người không đống ư hay chê trách và lên tiếng phản bác….

    Tác giả quan niệm Văn Minh theo nghĩa rộng th́ đồng nghĩa với Văn Hóa

    Nội dung Văn Hóa gồm 7 yếu tố: Kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, tập quán…..

    Không những thế, văn hóa c̣n là bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được từ…xă hội.

    Định nghĩa này không đề cập đến những giá trị vất chất, cũng là một thjếu sót lớn.

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười Hai: của UNESCO Tháng 11 năm 1989. “Văn hóa bao gồm tất cả những ǵ làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động (12)

    Đặc điểm của định nghĩa thứ 12:

    Chính văn hóa làm thành bản sắc bản lĩnh của mỗi dân tộc khác nhau.

    Trong định nghĩa Văn Hóa thứ 11 của E B Taylor đă bỏ sót giá trị vất chất nên UNESCO 1989 đă bổ sung “Văn hóa bao gồm tất cả những ǵ làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất (tức gía trị vật chất) cho đến tín ngưỡng, phong tuc, tập quán, lối sống và lao động” (giá trị tinh thần).

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười Ba: Của Nhà Xă Hội học Mỹ Wiliam Isaas Thomas. “Văn hóa là các giá trị vật chất và xă hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử ” (13).

    Đây là cách định nghĩa văn hóa nhằm xác định những chuẩn mực, hay những bảng giá trị xă hội và thời đại.

    Đặc điểm và hệ luận của định nghĩa này:

    Trong Văn Hóa tác giả đưa ra 2 loại giá trị “Giá trị vật chất & Giá trị xă hội. Thực ra trong văn hóa Đông Phương và Việt Nam, c̣n nhiều giá trị khác, chứ không phải chỉ có 2 loại giá trị này mà thôi.

    Chúng ta cần nghiên cứu kỹ để bổ sung thật đầy đủ các giá trị h́nh thành văn hóa Việt Nam. Nhiên hậu, chúng ta mới có thể thiết dựng “Bảng gía trị mới” trong “Dân tộc Học” và “Văn hóa Học” Việt Nam.

    Cánh cửa mới đă được mở ra đang chờ những nhà nghiên cứu Văn Hóa Văn Minh Văn Hiến Việt Nam bước vào….

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười Bốn: của 2 nhà học giả Mỹ William Graham Sumner và Albert Galloway Keller thuộc Đại học Yale. “Văn Hóa là tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa hay văn minh…Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa”(14).

    Đặc điểm của định nghĩa thứ 14:

    Lối định nghĩa này áp dụng khoa Tâm Lư học điều ḥa, thích nghi, thích ứng với môi trường thiên nhiên cũng như xă hội, kể cả ứng phó với thiên tai (do thiên nhiên gây ra (băo lụt, hỏa hoạn, sóng thần …) đến nhân tai (Do con người tạo ra như áp chế, độc tài bạo lực và chiến tranh) nhất là ứng phó với những mâu thuẫn xă hội, quốc gia và quốc tế.

    Công việc thích nghi với môi trường, là cả một quá tŕnh học hỏi rèn luyện h́nh thành thói quen, h́nh thành nếp nghĩ nếp sống, và lối ứng xử của con người trở thành tập tục và truyền thống.

    Tác giả lưu ư chúng ta, những thích nghi của con người được bảo đảm bằng con đường “kết hợp” những thủ thuật như “biến đổi” “chọn lưa”và “truyền đạt” bằng “kế thừa”

    Các nhà nghiên cứu Âu Mỹ ít người nh́n vấn đề biến dịch theo quan niệm “Âm Dương” “Động- Tĩnh” như cách nh́n của Kinh Dịch. Nhưng bằng những phương pháp và đường lối khác họ cũng khám phá tiến tŕnh của Văn Hóa là tiến tŕnh thích ứng, điều ḥa của con người thành h́nh những “thói quen” nếp nghĩ” “nếp sống”, “truyền thống” và vừa “kế thừa” quá khứ vừa “truyền thừa” cho các thế hệ sau trong tương lai. Đó là mặt TỊNH của Văn hóa .C̣n Mặt ĐỘNG là kết hợp những “biến đổi” “Chọn lưa” (lấy cái này bỏ cái kia) “truyền đạt” “kế thừa” và “Truyền thừa” . Giữa 2 mặt TỊNH và ĐỘNG là cây cầu: SỐNG- C̉N- NỐI- TIẾN- HÓA”. Quán chiếu bản chất của Văn Hóa như trên, chúng ta có thể khẳng định 2 mặt TỊNH và ĐỘNG trong Văn Hóa là 2 nguyên lư không thể thiếu được khi chúng ta định nghĩa Văn hóa hay muốn bảo tồn và Phát huy Văn Hóa Việt Nam.

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười Lăm: của Ralph một nhà Nhân Loại học Hoa Kỳ.

    A- Văn Hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xă hội.

    B- Văn Hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xă hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa” (15)

    Lối định nghĩa này theo cấu trúc chú trọng về mặt tổ chức, cấu trúc của các nền văn hóa.

    Đặc điểm và hệ luận của định nghĩa này:

    Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xă hội.. Có nghĩa là các thành viên trong xă hội tạo nên các phản ứng có tổ chức –lập đi lập lại ít hay nhiều như thế nào th́ Văn hóa có sắc thái hay bản lĩnh đó.

    Văn Hóa là sự kết hợp giữa các lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xă hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa, có nghĩa là các lối ứng xử không phải của từng cá nhân mà lề lối ứng xử về bất cứ phương diện nào, hoàn cảnh nào, thành tố nào phải được các thành viên trong xă hội tán thành mới thành “thói quen”, “tập tục” hay “truyền thống” được kế thừa từ tổ tiên hay truyền thừa lại cho các thế hệ sau.

    Khoa Văn Hóa Tổ chức nay đă được nghiên cứu sâu rộng tại các Quốc Gia tân tiến Âu Mỹ, trong khi khoa này c̣n rất mới mẻ tại Việt Nam.

    Tuy nhiên chúng ta cần ư thức một cách sáng suốt rằng mỗi khoa hay mỗi phương pháp nghiên cứu văn hóa đều có giới hạn của nó, Hay nói đúng hơn đều có ưu điểm và khuyết điểm và chỉ là phương tiện phụng sự văn hóa và con người mà thôi. Xin đừng ai lầm lẫn giữa “phương tiện” và “cứu cánh” hay nói theo lời Đức Phật dậy “Đừng lầm ngón tay ta và mặt trăng”…

    Chưa có thời đại nào các vấn đề “Tôn giáo”, “Văn hóa”, Chính trị và “Xă hội lại quan trọng và liên quan gắn bó mật thiết với nhau, gần như không thể tách rời cho bằng thời đại chúng ta.

    Về mặt Tâm linh Minh triết hay mưu lược người Việt không thua kém ai, nhưng về mặt “Tổ Chức” hay “Văn Hóa Tổ Chức” chúng ta c̣n kém (hay thua kém nhiều lắm!) Chúng ta nên nh́n thẳng vào khuyết điểm này để kịp thời sửa chữa. Bước đầu chúng ta nên đề cao tinh thần “Tự Phê” “Tự Phán” một cách thành khẩn, không nên đổ lỗi cho người mà nên tự ḿnh phải “Phản Tỉnh thâm uyên” (Chữ dùng cùa nhà Văn Hoa Lư Đông A) đề tự phê, tự phán cá nhân ḿnh, cũng như tổ chức của ḿnh!) chắc chắn chúng ta sẽ t́m ra con đường Sáng, Con đường Sống, cho các tổ chức từ Đảng Phái cho đến Liên Minh, Mặt Trận, Lực Lượng, hay Phong trào chính trị của Phe Quốc Gia, bắt đầu từ hải ngoại cho đến trong nước.!

    Cần duyệt xét lại từ nền tảng Nền Văn Hóa Chính Trị Việt!

    Chúng ta cần có Tâm linh Việt, Minh Triết Việt, Văn Hóa Việt, Giáo dục Việt, Chính Trị Việt, Xă Hội Việt, Con mắt Việt,Tổ chức Việt và Hành Động Việt. Hăy khóc lên ôi Quê hương yêu dấu!

    Đă đến lúc chúng ta cần nghiên cứu thâm sâu Văn Hóa Tổ Chức của Âu Mỹ kết hợp với tinh hoa tổ chức của Văn Hóa Việt Nam.

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười Sáu: của PGS Phan Ngọc. Khác với những định nghĩa trước đây thường mang tính chất “Tinh Thần luận” PGS Phan Ngọc muốn định nghĩa văn hóa theo “Thao Tác luận” Thực vậy, trọng cuốn “Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam” tác giả quan niệm: 1/Không có cái vật ǵ gọi là văn hóa cả và ngược lại bất cứ vật ǵ cũng có cái mặt văn hóa.2/Văn hóa là một quan hệ..Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại.3/ Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng cho một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, cá nhân khác Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau tạo thành nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ 4/ Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo, đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lănh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác.”

    Từ những nhận định trên, tác giả đưa ra một định nghĩa Văn Hóa như sau: “Văn hóa là mối quan hệ, giữa thế giới biểu tượng, trong óc của một cá nhân, hay một tộc ngừơi với thế giới thực tại ít nhiều đă bị cá nhân này, hay tộc người này mô h́nh hóa,theo cái mô h́nh tồn tại trong biểu tượng.Điều biểu hiện rơ nhất,chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới h́nh thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác” (16).

    Đặc điểm của định nghĩa thứ 16:

    Phải nói ngay rằng các nhận định trên về văn hóa của tác giả Phan Ngọc khá độc đáo và hay.

    Điều biểu hiện rơ nhất của văn hóa chính là sự lựa chọn (Thí dụ về cách ăn: Có dân tộc thích ăn bốc, người Việt ăn bằng đũa, người Tây Phương ăn bằng th́a, dao nĩa v.v…- Thí dụ về cách đối xử với người chết: cũng có những chọn lựa khác nhau: địa táng (chôn dưới đất) thủy táng (thả xuống nước) hỏa táng (đốt thành tro) điểu táng (để xác cho chim ăn thịt) ướp xac, tượng táng (biến xác chết thành pho tượng, quét sơn lên để giữ ǵn v.v…) Không thể nói kiểu chọn lựa nào hay hơn kiểu chọn lựa nào v́ đều là phương cách biểu hiện văn hóa của mỗi cá nhân hay của một dân tộc…

    Tuy nhiên văn hóa, không chỉ là “quan hệ”- “giao tiếp”- và “chọn lựa” mà c̣n nhiều “tác năng” và “chức năng” khác nữa ….. Do đó chúng ta thấy rằng định nghĩa văn hóa theo“Thao tác luận” khá hay và độc đáo, nhưng chính “Thao tác luận” cũng bị “giới hạn” bởi chính :phương pháp” mà tác giả đă chọn lựa!!! chẳng phải thế sao?

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    BÀN VỀ 25 ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA (CHU TẤN)

    P3


    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười Bẩy: của triết gia Jean Paul Sartre. Trong cuốn “Luận Cương về Văn Hóa Việt Nam” của học giả Vũ Kư có đề cập đến định nghĩa Văn Hóa của triết gia Jean Paul Sartre chúng tôi xin trích lại như sau:

    Nói văn hóa là nói sáng tạo, hấp thụ, và lưu truyền cho nên Jean Paul Sartre định nghĩa rất thông thường: “Văn hóa là hiện thể của quá khứ, và dự phóng hiện thể của tương lai” (17)

    Tiếp theo trên, là lời nhận định tâm huyết của Học giả Vũ Kư mà chúng tôi rất lấy làm tâm đắc (18).

    “Do định nghĩa trên, ta có thể nói đến phương diện tịnh (=hiện thể của quá khứ) và động của văn hóa (=dự phóng hiện thể của tương lai).

    “Xét về mặt tịnh, th́ hiển nhiên, thực chất văn hóa của một đất nước, trong quá khứ trong hiện tại là đối tượng của sự nghiên cứu. Do đó việc truy nguyên, phân tích nhận định, không khó khăn.Ví dụ: bản sắc nền văn hóa ấy có những đặc tính nào? Các yếu tố h́nh thành gồm có những ǵ? Nền văn hóa ấy chịu ảnh hưởng ngoại lai nào? và ảnh hưởng ấy tác động ra sao? v. v.

    Nhưng khi xét đến mặt động của văn hóa một dân tộc, nghĩa là sự chuyển vận, lưu hành hiện diện, sự trở nên của nó trong thời gian gần, trong tương lai xa, th́ rất phức tạp, không dễ dàng. Cần vận dụng nhiều nghiên cứu sâu rộng và óc khảo sát, nhận định sáng suốt, căn cứ trên các dữ kiện văn hóa, các điều kiện tinh thần, tâm linh của dân tộc ấy cùng nhiều kinh nghiệm về văn hóa sử quốc gia và quốc tế để tiên liệu, đoán trước và định hướng cho nền văn hóa ấy tiến tới trong tương lai.

    Các nhà làm văn hóa, các bậc thức giả, nh́n xa thấy rộng có thể gọi nhà tiên tri văn hóa không nhỉ? phải đi tiên phong trong hướng dẫn, chủ trương thúc đẩy văn hóa về mặt động của nó ḥng đạt đến mục tiêu tối hậu là xây dựng cho kỳ được một nền văn hóa lương hảo cho cộng đồng dân tộc ḿnh trong mai hậu. Nền văn hóa ấy chẳng những bảo tồn phát huy tinh hoa bản sắc dân tộc mà c̣n gạn lọc để du nhập chất liệu tốt đẹp, tiến bô ngoại lai ḥng nền văn hóa dân tộc ḿnh khỏi sa vào đại họa hậu tiến, biến chất hoặc vong bản. Trách nhiệm định hướng để văn hóa tiến triển cùng sự thể hiện để h́nh thành nền văn hóa ấy là công tŕnh của cả một tập thể, của cả một cộng đồng, biểu lộ sức sống, ư chí tự tồn tại của cả giống ṇi.

    Nói đến mặt tịnh của văn hóa, chúng tôi thường dung đến từ ghép “văn hóa sử” biểu hiện tính chất tịnh, và đó là cơ sở, nền tảng của văn hóa sử. Và khi nói đến mặt động chúng tôi cũng dùng các từ “Gịng văn hóa sử” chỉ dẫn tiến tŕnh, chuyển động,vận hành của văn hóa. Có người cho rằng chúng tôi dùng tiếng “sử” trong hai danh từ ghép đó là thừa. Và sở dĩ chúng tôi dùng tiếng văn hóa sử chứ không dùng tiếng văn hóa đơn độc là muốn gồm cho được nhiều giai đoạn văn hóa trên tŕnh tự văn hóa làm nên lịch sử văn hóa của một đất nước. Nền văn hóa sử một đất nước có vững chắc, th́ gịng văn hóa sử, mới khỏi chao đảo, nghiêng lệch sai lạc theo thời gian mà tác hại lâu dài đến dân tộc….”

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười Tám: của Văn Hào Pháp André Malraux (1901-1976). “Văn Hóa là tất cả các h́nh thái của nghệ thuật, t́nh yêu và suy nghĩ, những thứ mà trong sự tồi tệ cũng như trải qua bao nhiêu thế kỷ đă khiến cho con người trở nên ít nô dịch hơn”(19)

    Đặc điểm và hệ luận của định nghĩa này:

    Nhiều nhà nghiên cứu Văn Hóa Đông phương ảnh hưởng Kinh Dịch thường phân loại các khái niệm văn hóa hay các sư vật quy chiếu vào 3 phạm trù lớn là “Tam Tài” Thiên Địa Nhân hay “Ngũ –Hành” (kim Mộc Thủy Hỏa Thổ) .Văn Hào André Mailraux khi định nghĩa văn hóa đă qui chiếu các yếu tố, tạo nên văn hóa vào 3 phạm trù: “Nghệ Thuật” “T́nh yêu” và “Suy nghĩ” thật là tuyệt vời.

    Ai cũng phải công nhận rằng “suy nghĩ” hay Tư Duy (Lư trí, Tư Tưởng..) là một phạm trù lớn trong văn hóa v́ có suy nghĩ, có tư duy mới phân biệt được phải trái, đúng sai, mới khái quát các hiện tượng rời rạc thành nguyên tắc, thành nguyên lư, thành hệ thống ….tạo thành triết lư, triết học, luật pháp, chế độ v.v….

    Nhưng “Nghệ thuật” là sự hài ḥa giữa “Lư” và “T́nh” là hồn của sáng tạo nên “Nghệ Thuật” cũng là một trong bô ba CHÂN THIỆN MĨ…Do đó nên Văn hào Andre Mailraux người đă có con mắt triết mới đưa nghệ thuật vào 3 phạm trù lớn tạo nên văn hóa là rất đúng.

    “T́nh Yêu” hay “Tâm hồn” không những là một phạm trù lớn trong văn hóa v́ “Nhất âm nhất dương chi vi đạo” (kinh Dịch) mà T́nh Yêu c̣n thăng hoa siêu hóa Lư T́nh (Âm Dương) nữa!. Nếu kéo dài trạng thái T́nh Yêu (viết Hoa) th́ con người sẽ “ḥa đồng” cùng vũ trụ. .Đây cũng là câu nói thời danh của triết gia Lục Tượng Sơn thời nhà Tống bên Tầu “Ngô tâm tiện thị vũ trụ, vũ trụ tiện thị ngô tâm”(= Tâm ta ở trong vũ trụ và vũ trụ ở trong tâm ta)

    Khi Chúa Jesus nói “Thượng Đế là T́nh Yêu” Ngài đă nói về t́nh yêu theo nghĩa vi diệu nhất này….

    Nhà đạo học Oso Ấn Dộ (nhiều người đă coi Olso như vị thày vĩ đại-như một vị Phật sống trong thế kỷ 20 ) có nói rằng: “Chúa Jesus đă nói một câu rất hay “Thượng Đế là T́nh Yêu” c̣n tôi (Olso) tôi nói “T́nh yêu là Thương Đế” …

    T́nh yêu đă quan trọng và vi diệu như vậy mà tại sao đa số những nhà văn hóa it ai đề cập đến t́nh yêu như một “phạm trù lớn” hay một “thành tố trong văn hóa Tai sao vậy?? …Một phút lắng ḷng…. Chúng ta đă hiểu v́ sao rồi…..Chính giới trí thức trước hết phải tự chữa bệnh cho ḿnh ….trước khi trở thành người hướng đạo về Văn hóa!

    Qua định nghĩa trên, Văn hào Andre Malraux c̣n kín đáo cho chúng ta biết Văn Hóa có sứ mạng giải phóng con người ra khỏi những cảnh tồi tệ, hay mọi h́nh thức “nô dịch” hóa con người”.Có điều trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay,vân đề “Tổng hợp’” hay “Tập Đại Thành Văn hóa Động Phương và Tây Phương” cần phải đặt ra như một nhu cầu cấp thiết nhất cho toàn thể nhân loại.Trong Ư hướng đó vấn đề Sứ Mạng Văn Hóa mà các học giả Nguyễn Đang Thục, Hồ Hữu Tường và nhà Văn Hào Andre Malraux đă tiên phong nêu lên, chúng ta cần làm sáng tỏ hơn bao giờ hết! (V́ trong thời đại toàn cầu hóa, với phương tiện thông tin tối tân và nhanh chóng nhất hiện nay không có lư do ǵ nhân loại phải chờ đợi… thêm nhiều thế kỷ nữa như đă từng chờ đợi trong nhiều thế kỷ đă qua?!)

    Sau cùng, muốn bảo tồn và phát huy Văn Hóa, muốn ḥa điệu nền Văn Hóa Đông Phương và Tây Phương, chúng ta cần t́m hiểu sâu hơn: Tính Thể Văn Hóa là Ǵ? Như thế nào?

    Ai đó làm thinh chớ nói nhiều….
    Để nghe dưới đáy nước hồ reo
    Để nghe tơ liễu run trong gió
    Và để xem trời giải nghĩa yêu…

    (Thơ Hàn Mặc Tử)

    Đa tạ thi sĩ siêu thoát Hàn Mặc Tử đă giúp chúng ta cảm nhận một cách sống động thế nào là “T́nh Yêu” là “Tinh Nghĩa” là “Bản Chất” hay “Hồn Tính” Văn Hóa Việt Nam…

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười Chín: của TS Elot. Thực ra đây chỉ là một định nghĩa văn hóa “gián tiếp” của Eliot – Ông là một văn gia người Anh đă đoạt giải Nobel văn chương 1948, nhưng ông nhận thấy định nghĩa văn hóa là điều quá khó khăn, nên ông rất cẩn trọng (hay tránh né). Mặc dầu ông viết cả một cuốn sách bàn về văn hóa, nhưng chỉ khiêm tốn là “Những ghi chú để tiến tới một định nghĩa về Văn Hóa”(Notes towards the Definition of Culture) Chúng tôi gọi là định nghĩa văn hóa gián tiếp của Eliot là như vây.

    T.S Eliot viết “Đối với xă hội, văn hóa bao gồm tất cả những hoạt động đặc biệt của một dân tộc, như đối với dân tộc Anh là ngày đua ngựa ở Derby, đua thuyền ở Henl, đua du thuyền ở Cowes, cuộc đua chó, tṛ chơi phóng tên, hoặc ăn phó mát Wensleydale, bắp cải luộc xắt thành miếng, củ cải đỏ ngâm dấm, đi nhà thờ làm theo kiểu Gothic thế kỷ XiX, nghe âm nhạc Elgar...” (20)

    Qua nhân định trên, chúng ta thấy Eliot cho rằng Văn Hóa là tất cả những ǵ làm cho cuộc sống thêm tươi, thêm vui, thêm đẹp, thêm hương vị, thêm mầu sắc, thêm thích thú hay nói khác đi văn hóa làm cho cuộc đời lên hương, giúp cho con người vui chơi, giải trí hân thưởng nghệ thuật vui hưởng cuộc sống.

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Hai Mươi: của nhà xă hội học Henri de Man. Khác với những nhà nghiên cứu văn hóa cổ điển khi định nghĩa văn hóa thường chú trọng vào giá trị tinh thần cao siêu thâm viễn của các cá nhân, những nhà xă hội học, nhân chủng học như Henri de Man hay Liton định nghĩa văn hóa là Lề Lối Sống Của Một Dân Tộc, Một Xă Hội Con Người.

    Hen de Man định nghĩa: “ Văn Hóa là một lề lối sống dựa trên một niềm tin công cộng, vào một hệ thống và một tôn ti, trật tự, thứ bực giá trị làm cho đời sống có một ư nghĩa nhất định” (21).

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Hai Mốt: của Liton. “Văn hóa của một xă hội là lề lối sống của các phần tử trong xă hội ấy. Đó là toàn bộ những ư tưởng và tập tục mà họ đă thâu lượm, chia sẻ và lưu chuyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Văn hóa đem lại cho mỗi người của mỗi thế hệ những cách giải quyết hữu hiệu và lập thành về tất cả các vấn đề mà họ sẽ gặp phải. Những vấn đề này được nêu lên v́ những nhu cầu sống trong một đoàn thể có tổ chức” (22).

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Hai Mươi Hai: của Campagnolo. Có một số người đặt nặng vấn đề “Sáng Tạo”trong Văn hóa đă có định nghĩa Văn Hóa là SÁNG TẠO.

    Campagnolo chủ trương : “Văn Hóa là sáng tạo những giá trị mới, không nhất thiết nô lệ quá khứ, không nhứt thiết chạy theo cái đă có , mà phải luôn luôn hướng về sự đổi mới:” (23)

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Hai Mươi Ba: của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ. Trong cuộc nói chuyện về đề tài “Văn Hóa Là Ǵ” của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ do Trung Tâm Nghiên Cứu và Thông Tin Tân Định tổ chức tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc chiều ngày Chủ Nhật 13.7. 1969 –Bài nói chuyện về Văn Hóa của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ rất súc tích. Đặc biệt tác giả đề cập đến 3 nên Văn Hóa và 3 b́nh diện sống của con người:

    Ba nền văn hóa là:

    - Văn Hóa Thần Linh (Culture Spirituelle)

    - Văn Hóa Nhân Bản (Culture Humaniste)

    - Văn Hóa Kỹ thuật, Vật chất (Culture Materialiste – Technique)

    Ba b́nh diện sống của con người:

    - Thần linh, hay Tâm Lnh, hay Thiên Đạo

    - Nhân Tâm, Nhân Bản hay Nhân Đạo

    - Vật Chất, Kinh tế hay Địa Đạo.

    Bàn về định nghĩa Văn Hóa, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ cho rằng: Trước tiên, muốn định nghĩa về văn hóa, tôi nghĩ nên có một định nghĩa hết sức rộng răi, hết sức linh động để có thể phổ cập mọi nơi, mọi đời.

    V́ lẽ đó mà tôi muốn định nghĩa “Văn Hóa là tất cả những nỗ lực của muôn thế hệ nhân quần để vươn lên cho tới tinh hoa hoàn thiện, cho tới một đời sống lư tưởng về một phương diện nào hay về mọi phương diện và tất cả những công tŕnh đă thực hiện được, những giai đoạn đă vượt qua được trên bước đường tiến hóa ấy”(24)

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Hai Mươi Ba có ưu và khuyết điểm sau:

    A. Ưu điểm:

    Đúng như nguyện vọng của B.S Nguyễn Văn Thọ. Định nghĩa văn hóa của tác giả rất rộng răi và hết sức linh động….

    Tác giả quan niệm “Thành quả của văn hóa là nỗ lực của nhiều người của nhiều thế hệ trong nước xây dựng lên.

    Văn Hóa có mục tiêu là giúp cho con người vươn tới tinh hoa hoàn thiện hướng tới một lư tưởng cao cả.

    Sau cùng, Văn hóa c̣n là công tŕnh mà con người đă thực hiện hay đă vượt qua trong tiến tŕnh tiến hóa văn hóa xă hội….

    B. Khuyết điểm:

    Tác giả không xác định rơ Bản Chất Văn Hóa là ǵ? Hai mặt “Động” và “Tĩnh” của Văn Hóa ra sao?

    Sứ mạng Văn Hóa trong hiện tại và tương lai như thế nào ?

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    BÀN VỀ 25 ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA (CHU TẤN)

    P4


    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Hai Mười Bốn: của Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm Trong cuốn “T́m về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”, trong lời nói đầu sách tác giả viết: “Về văn hóa Việt Nam cho đến nay,tuyệt đại bộ phận các công tŕnh được viết ra theo hướng “lịch sử văn hóa” mang tính chất miêu tả,công phu tỉ mỉ,như của Lê Quí Đôn,(1773) Phan Kế Bính (1915) Đào Duy Anh (1938) Nguyễn Văn Huyên (1944) Toan Ánh (1966-1969) Lê Văn Siêu (1972),Ban văn hóa văn nghệ Trung ương (1989)v.v. Bên cạnh giá trị tư liệu hết sức quí báu, các công tŕnh loại này có 3 nhược điểm chủ yếu: a) tản mạn, thiếu tính hệ thống,tính qui luật, b) do vậy mà c̣n chứa rất nhiều mâu thuẫn nội tại, và c)thường bị chi phối một cách vô thức bởi căn bệnh “lấy Trung Hoa làm trung tâm”.Chỉ c̣n một số ít tác giả đă ít nhiều thoát ra khỏi t́nh trạng trên, như Kim Định (1973) Trần Quốc Vượng (1989) Phan Ngọc (1994) nhưng các công tŕnh này hoặc c̣n mang nhiều cảm tính-cực đoan,(như Kim Định) hoặc chưa tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh”

    Từ nhận định khái quát trên, Tiến Sĩ Trần Ngọc Thêm đă “vận dụng cách tiếp cận hệ thống cấu trúc kết hợp với phương pháp so sánh –loại h́nh để tiến hành khảo sát văn hóa Việt Nam..”

    Riêng về định nghĩa Văn Hóa tác gỉa viết: “Nhược điểm lớn nhất của nhiều định nghĩa văn hóa lâu nay là ở chỗ coi văn hóa như một phép cộng đơn thuần của những trí thức bộ phận. E,B Taylor định nghĩa văn hóa như một “phức hợp (Chu Tấn in đậm) bao gồm trí thức tín ngưỡng, nghệ thuật đạo đức, luật pháp, phong tục, cũng như mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xă hội… tiếp thu được” Định nghĩa văn hóa trong các loại tự điển, các công tŕnh nghiên cứu …thường mở đầu bằng câu ‘Văn Hóa là một tập hợp (hoặc phức hợp) của các gía trị”… Quan niệm cảm tính này là sản phẩm của lịch sử, của thời kỳ chia tách các khoa học-khi mà văn hóa chưa được coi là đối tượng của một khoa học độc lập”

    Sau khi vận dụng cách tiếp cận hệ thống cấu trúc kết hợp với phương pháp so sánh - loại h́nh tác giả khám phá thấy văn hóa có 4 tính chất đặc trưng sau đây:

    - Tính Hệ Thống.

    - Tính Giá Trị.

    - Tính Nhân Sinh.

    - Tính Lịch Sử…

    Theo tác giả Trần Ngọc Thêm trong 4 tính đặc trưng nói trên tính Hệ Thống quan trọng nhất! và tác giả đă định nghĩa Văn Hóa như sau:

    “Văn Hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá tŕnh hoạt động thực tiễn,(tác giả TNT ghi đậm) trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xă hội của ḿnh” (25).

    Trước khi nhận định về Định Nghĩa Văn Hóa thứ 24 này, chúng tôi xin phép được tóm tắt quan niệm của tác giả và sau đó đưa ra những nhận xét của cá nhân chúng tôi:

    A. Quan niệm của Tác giả Trần Ngọc Thêm về định nghĩa Văn Hóa:

    Trước hết T.S Trần Ngọc Thêm “chê” các định nghĩa về văn hóa từ tlâu nay đều có nhược điểm (ChuTấn in đậm) là coi văn hóa như một phép cộng đơn thuần (?) của những trí thức bộ phận…điển h́nh như định nghĩa văn hóa của E.B Taylor …các định nghĩa lâu nay (?) đều có tính cách “cảm tính” (Chu Tấn in đậm)

    Các định nghĩa văn hóa lâu nay (?) sở dĩ có nhược điểm đó theo Trần Ngọc Thêm là v́ không nh́n ra t́nh chất “Hệ Thống” quan trọng trong văn hóa. Hơn nữa trước đây người ta nghiên cứu văn hóa theo các bộ môn nghiên cứu riêng rẽ, nên chưa có cái nh́n tổng quan nhất là khi môn “Văn hóa Học” chưa ra đời

    Tác giả Trần Ngọc Thêm áp dụng phương pháp “hệ thống Cấu Trúc” kết hợp với “phương pháp so sánh loại h́nh” mà tác giả cho là phương pháp mới để khám phá Văn Hóa Việt Nam

    Vẫn theo tác giả Trần Ngọc Thêm văn hóa có 4 tính chất tượng trưng mà trong đó tính chất Hệ Thống là quan trọng nhất.Do đó tác giả đă đi tới định nghĩa “Văn Hóa là một Hệ Thống Hữu cơ các gía trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá tŕnh hoạt động thực tiễn”.

    B. Nhận xét của chúng tôi về định nghĩa văn hóa thứ 24 của TS Trần NgọcThêm:

    Trước hết chúng tôi thấy tác giả Trần Ngọc Thêm chê các nhà nghiên cứu văn hóa trước ông như Lê Quí Đôn, Phan Kế Bính, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Toan Ánh, Lê Văn Siêu, hay Ban Văn Hóa Văn Nghệ Trung Ương (1989) v.v…khi định nghĩa về văn hóa đều mắc bênh “tản mạn, không nh́n ra tính hệ thống, tính qui luật của văn hóa”? Lời phê b́nh này của tác giả Trần Ngọc Thêm không những là “phiến diện” mà c̣n mang tính “hàm hồ” v́ chính tác giả Trần Ngọc Thêm vô t́nh hay hữu ư đă đánh mất đi tinh nghĩa hay cái hồn của văn hóa! Điều chúng ta không phủ nhận là văn hóa –nhất là “Văn Hóa Lư tính” “Văn Hóa Nhận Thức” mang t́nh hệ thống , hay tính qui luật , nhưng c̣n “Văn Hóa Nghệ Thuật,” Văn HóaT́nh Yêu” hay “Văn Hóa Tâm Linh”… không hề mang tính “Hệ Thống” hay Tính “Qui luật: nào cả! Vậy mà tác giả Trần Ngọc Thêm lại đem tính “Hệ Thống” ra để định nghĩa Văn Hóa tổng quát nói chung th́ có phải là “khiên cưỡng”, “phiến diện” hay “quáng gà “hay không?

    “Đem bục công an đặt giữa trái tim người
    Bắt t́nh cảm ngược xuôi theo luật đi đường nhà nước” !

    (Thơ Lê Đạt trích trong Nhân Văn Giai Phẩm)

    Ai cũng hiểu để điều hành việc giao thông trong thành phố th́ phải theo một “qui ước” hay “qui luật nhất định” nhưng t́nh cảm yêu đương trong trái tim con người có theo một qui luật hay một hế thống nào đâu? Vậy nếu ai không định nghĩ Văn Hóa là môt “Hệ Thống như kiểu định nghĩa của Trần Ngọc Thêm th́ đều là tản mạn, cảm tính hết hay sao?? Những người theo chủ thuyết Cộng sản hay định nghĩa văn hóa là “Ư Thức Hệ” và quả quyết rằng Văn hóa chỉ là Ư Thức Hệ của đấu tranh giai cấp chứ không là ǵ khác, nay Trần Ngọc Thêm áp dụng phương pháp Hệ Thống Cấu trúc” khi định nghĩa Văn Hóa là “Hệ Thống” hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần ….chúng ta không lấy làm lạ.

    Tác giả Trần Ngọc Thêm sau khi “chê:” các nhà nghiên cứu Văn Hóa trong nước, chê luôn các nhà nghiên cứu văn hóa thế giời tiêu biểu như Edward Bernett Tylor khi ông định nghĩa văn hóa là “một Tổng Thể Phức Hợp v́ bao gồm nhiều thành tố như kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức,luật pháp, Phong tục tập quán…..” Phải chăng Trần Ngọc Thêm không những không đồng ư với định nghĩa Văn hóa là một “Tổng thể” lại c̣n là Tổng Thễ Phức Hợp” mà ông cho rằng là một “phép cộng đơn thuần của những trí thức bộ phận …” nên có nhược điểm “không biết tổng quát hóa thành Hệ Thống” v́ lư do “Cảm Tính” hay v́ giới hạn lịch sử, khi khoa “Văn Hóa Học” chưa ra đời như một bộ môn Văn Hóa chuyên ngành có tính cách độc lập nổi bật như hiện nay. Lối “chê” này của Trần Ngọc Thêm vừa mang tính chủ quan “phiến diện” vừa mắc bệnh “duy lư” đến mức “quá đà” khi cho rằng bất cứ loại h́nh văn hóa nào cũng có thể “tổng quát hóa” “qui luật hóa” thành “Hệ Thống” Điều mà TS Trần Ngọc Thêm không biết rằng yếu tính hay bản chất văn hóa vừa có tính chất “hệ thống” vừa “phi hệ Thống” vừa “siêu hệ thống” .Chính v́ yếu tính diệu kỳ này nên học giả Lowell đă thú nhận rằng: “Tôi đă được ủy nhiệm nói về văn hóa, nhưng ở trên đời này không có ǵ phiêu diêu, mông lung hơn là danh từ văn hóa. Người ta không thể phân tách văn hóa,v́ thành phần nó vô cùng tận…Người ta không thể mô tả văn hóa v́ nó muôn mặt .Muốn cô đọng ư nghĩa văn hóa thành lời lẽ th́ cũng như tay không bắt không khí :Ta sẽ thấy không khí ở khắp nơi và riêng trong tay chẳng nắm được ǵ…” (26))

    Về cách tiếp cận “cấu trúc” kết hợp với phương pháp so sánh loại h́nh mà tác giả Trần Ngọc Thêm đă áp dụng khi nghiên cứu văn hóa Việt Nam, chúng ta thấy ǵ? Theo ḍng tiến hóa của lịch sử, càng ngày nhân loại càng t́m ṭi sáng tạo ra những đường hướng mới, phương pháp khám phá mới về văn hóa .Đây là những bứớc tiến mới rất đáng mừng, rất đáng hoan nghênh, nhưng khi nhà nghiên cứu văn hóa chọn lựa và áp dụng bất kỳ một phương pháp mới nào th́ phải hiểu rằng “Đường lối hay phương pháp mà ḿnh áp dụng chỉ là “Phương tiện” để khám phá chân lư văn hóa mà thôi –có thể phương pháp tân tiến này hay hơn các phương pháp nghiên cứu văn hóa cũ – nhưng chỉ hay hơn về phương pháp – nói theo thuật ngữ Phật giáo là “Phương tiện thiên xảo” hơn các phương tiện khác mà thôi, chứ không thể tôn vinh một phương pháp tân tiến nào như là cùng đích của văn hóa có thể giúp ḿnh nắm chân lư Văn Hóa ở trong tay!Thái độ quá tin tưởng trở thành “cực đoan”, “hănh tiến” hay “kiêu ngạo” này rất nguy hiểm ! v́ mang tính chất bạo động với chân lư ! Những ai mắc phải thái độ hănh tiến vô lối này th́ thường đi từ một cực đoan này tiến sang một cực đoan khác, vừa không khám phá ra chân lư hoặc chỉ ôm lấy những “mặt trời mù” thay v́ t́m ra Chân Lư đích thực của Văn Hóa! Thực vậy, ngay cả những nhà nghiên cứu sáng tạo ra trường phái “Cấu trúc” hay phương pháp so sánh loại h́nh cũng chưa ai lên tiếng định nghĩa “Văn Hóa là một Hệ Thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần…..” như Trần Ngọc Thêm đă khẳng định ! Dĩ nhiên đây không là lỗi tại “đường hướng” hay “phương pháp” mà tác giả đă chọn lựa để nghiên cứu văn hóa nhưng chỉ là thái độ “Bảo hoàng hơn Vua” do óc phê phán chủ quan phiến diện của tác giả mà ra nông nỗi!!! Lối định nghĩa văn hóa khẳng định chắc nịch bao quát tất cả các loại h́nh văn hóa theo kiểu Trần Ngọc Thêm không những không thuyết phục được mọi người mà c̣n có tác dụng làm khô cứng làm thui chột, và đánh mất “Hồn tính” của văn hóa vậy. Khi định nghĩa văn hóa là “một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần của con người …..” là tác giả đă vô t́nh thu hẹp các bảng giá trị văn hóa nhân loại vào trong hệ thống “Nhị giá” “vật chất” và “tinh thần” trong khi giá trị Văn hóa nhân loại là “Đa giá” không phải chỉ có giá trị “vật chất” và “tinh thần” mà thôi đâu! Thí dụ như nền văn Hóa Đông phương hay nói “Văn Hóa Tuệ Giác”, “Văn Hóa Bát Nhă” hay “Văn Hóa Tính Không” th́ không thể cô đọng trong một hệ thống nào cả! v́ bản chất nó là phi vật chất, phi ư niệm …phi phi tưởng và hơn thế nữa bản chất nó đă là “Tánh Không”…..”Bản Lai Vô nhất Vật” như lời phát biểu của Lục Tổ Huệ Năng…. Chỉ cần đơn cử một hai thí dụ như trên chúng ta thất ngay sự phiến diện, thiếu sót quá đáng hay sự “thiển cận quáng gà” về nhân thức Văn Hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm!

    Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Hai Mươi Lăm: của Chu Tấn. Là kẻ hậu sinh, hậu học, Chu Tân tôi cũng xin mạo muội đưa ra một định nghĩa Văn hóa mới tương đối trung thực, chính xác và đầy đủ đáp ứng nhu cầu Thời đại Toàn Cầu Hóa” như sau:

    “Văn hóa là hiện tính của Sự Sống và là tinh hoa của Đạo Sống con người.Văn hóa thường biểu hiện trên hai mặt Động và Tĩnh... Xét về “phương diện TĨNH” Văn hóa là trạng thái thích nghi với hoàn cảnh, ứng xử với tha nhân, làm thành “thói quen”, “nếp nghĩ”, “nếp sống”, “phong tục tập quán”, “thuần phong mỹ tục”, h́nh thành các “giá trị truyền thống” của cả dân tộc “truyền thừa” cho các thế hệ sau…. Xét về “phương diện ĐỘNG” Văn hóa là động lực tiến hóa cá nhân và xă hội, hướng tới dự phóng tương lai theo tiến tŕnh “Dung Hóa” “Sáng Hóa” và “Sống Hóa” sự sống con người, dân tộc, thế giới và thời đại. Văn hóa không những có sứ mệnh giáo hóa con người mà c̣n có sứ mệnh giải thoát con người, xây dựng xă hội, ǵn giữ Ḥa B́nh và xây dựng nền “Thái Hóa Nhân Loại” (Xin xem “Sứ Mệnh Văn Hóa cũng trong Tuyển Tập này).

    II- Những Ghi Nhận Cần Lưu Tâm Và Đào Sâu Hơn Nhằm Phát Huy Tập Đại Thành Văn Hóa Việt Nam.

    Sau khi đă nhận định sơ lược về 25 định nghĩa văn hóa nói trên; Giờ đây muốn phát huy Văn Hóa Việt Nam, chúng ta cần khách quan ghi nhận những sự kiện hay những nhận thức mới, tư tưởng mới, chân lư mới liên quan đến nội dung Văn Hóa Việt Nam như sau:

    Ghi nhận 1: Điều không ai có thể phủ nhận được là “Nội Dung Văn Hóa” rất bao la bao gồm rất nhiều yếu tố… nên việc đi t́m một định nghĩa Văn Hóa đúng nhất hay nhất là điều khó khăn vô cùng... Nhưng cũng chính v́ vậy mà chúng ta phải cần lưu tâm t́m hiểu sâu xa hơn nhằm xây dựng nền tảng và phát huy Văn hóa Việt Nam…

    Ghi Nhận 2: Một khi chúng ta thừa nhận rằng: “Văn hóa rất khó định nghĩa” nhưng khi một người hay một cơ quan văn hóa ( như Cơ quan Văn Hóa Giáo dục UNESCO chẳng hạn) muốn thuyết minh một đề tài văn hóa, hay muốn công bố một chủ trương văn hóa nào đó hoặc muốn phát huy văn hóa, phổ biến văn hóa (thí dụ viết báo, viết sách… nói trên đài phát thanh, đài truyền h́nh v.v…) th́ cá nhân, hay nhóm người hay cơ quan văn hóa lại không thể không định nghĩa văn hóa là ǵ ….(V́ nếu không định nghĩa văn hóa là ǵ ? Th́ làm sao độc giả, khán thính giả hay quần chúng hiểu được?) Đây lại là khó khăn thứ hai! Mà khó khăn này lại yêu cầu cá nhân, nhóm người hay cơ quan văn hóa - bắt buộc phải giải quyết! chứ không thể né tránh hay làm ngơ được! (Smile)….

    Ghi Nhân 3: Trước 2 khó khăn 1 và 2 nói trên, nhà nghiên cứu văn hóa hay Cơ quan văn hóa chỉ có 2 cách giải quyết:

    - Một là tác gỉa (cá nhân) hay cơ quan văn hóa (tập thể) tự đưa ra một “định nghĩa văn hóa mới”.Điều này cắt nghĩa v́ sao với thời gian, số lượng định nghĩa văn hóa ngày một tăng thêm nhiều” (năm 1952 hai nhà nhân loại học Mỹ đă tổng kết có 164 định nghĩa văn hóa khác nhau và sẽ c̣n tăng lên nhiều nữa! )
    - Hai là: dựa vào một định nghĩa văn hóa cũ mà tác giả hay cơ quan nghiên cứu văn hóa xét thấy là hợp t́nh hợp lư hơn cả….

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    BÀN VỀ 25 ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA (CHU TẤN)

    P5



    Ghi Nhận 4: V́ nội dung văn hóa quá bao la nhất là văn hóa thuôc khoa học xă hội (Social science) và nằm trong “thế giới biểu tượng” (Symbolic world)” nên dù nhà nghiên cứu văn hóa hay cơ quan văn hóa có tŕnh độ kiến thức chuyên môn, uyên bác đến đâu chăng nữa, và áp dụng phương pháp định nghĩa văn hóa tân tiến nào chăng nữa… th́ cũng chỉ đi tới mục đích là t́m ra một định nghĩa văn hóa “tương đối hay”, “tương đối chính xác” và “thích hợp” với thời đại hơn cả mà thôi! Nếu những cá nhân nào, cơ quan văn hóa nào có cao vọng t́m ra một định nghĩa Văn hóa “tuyệt đối đúng” “hay nhất” “chính xác nhất” th́ đó chỉ là ảo tưởng…. “Những ai không hiểu lẽ đời - Sẽ đau khổ măi thiệt tḥi tuổi xanh” Dù có “hănh tiến” “cao ngạo” đến bực nào, họ chỉ chạy theo “cái ngă” của chính họ, và là nạn nhân của chính họ mà thôi.

    Ghi Nhận 5: V́ nhu câu t́m hiều, nghiên cứu, phát huy và phổ biến văn hóa nên có nhiều định nghĩa văn hóa khác nhau… Không những thế, theo ḍng thời gian, nhân loại c̣n khám phá ra nhiều phương pháp định nghĩa văn hóa khác nhau từ phương pháp“ Duy danh định nghĩa” “phương pháp miêu tả” …phương pháp định nghĩa văn hóa “theo chức năng” “theo “mục đích hay cứu cánh” của văn hóa đến phương pháp “Xă hội học” “Nhân chủng học” hay định nghĩa văn hóa theo “Tinh thần luận”” “Tính thể luận” “Thao tác luận” “Cấu trúc luận” v..v… Song ở đây người viết muốn đề cập tới phương pháp “Duy danh định nghĩa” v́ phương pháp này tạo ra một lối nh́n, một nếp nghĩ về văn hóa của các học giả văn hóa Đông phương, có phần khác biệt với cái nh́n hay nếp nghĩ của các học giả văn hóa Tây Phương. Nguyên do như sau: Cách đây hơn 2 thế kỷ, khi nền văn hóa Tây phương tràn sang Đông phương, mà điển h́nh là tại 3 nước: Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Cả 3 nước này đều không có danh từ nào là Văn hóa cả! Việt Nam có danh từ “Văn Hiến “nhưng không có danh từ Văn Hóa theo nghĩa “Culture”(như trong ngôn ngữ Pháp và Anh) hay “Kutlura (theo tiếng Đức) và Cultus (Tiếng La Tinh). Vậy muốn dịch chữ “Culture” (văn hóa) rất thông dụng trong ngôn ngữ Tây Phương sang tiếng quốc gia sở tại phải làm sao? V́ sự thiếu sót về danh từ quan trọng này nên người Trung Hoa mới lấy chữ VĂN và chữ Hóa (hai chữ này nguyên thủy đứng riêng) rồi ghép lại thành danh từ Văn Hóa (hai chữ ghép liền nhau) để dịch danh từ “Culture” của Tây phương. (Xin độc giả xem lại định nghĩa Văn Hóa thứ nhất, thứ nh́ và thứ ba đă nói ở trên). Cũng có thuyết khác cho rằng Người Nhật là người dịch chữ Culture sang tiếng Nhật đầu tiên rồi người Trung Hoa và Việt nam mới bắt chước theo - Dù là thuyết nào đúng chăng nữa, chúng ta thấy danh từ Văn Hóa xuất hiện, buổi đầu chỉ là do nhu cầu “Dịch thuật” (T́m một chữ có khái niệm tương đương với danh từ “Culture” trong văn hóa Tây Phương). Nhưng sau khi người Trung Hoa hay người Nhật đă t́m ra thuật ngữ mới “Văn Hóa” để dịch chữ “Culture” rồi, th́ danh từ này đă được các quốc gia khác tại Á châu như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Đô v..v… chấp nhận và nhanh chóng trở thành thông dụng hay phổ thông... Tiếp theo nhu cầu “dịch thuật” là “nhu cầu Định Nghĩa Văn Hóa là ǵ”? Tới đây nhiều học giả Trung Hoa và Việt Nam thường dùng phương pháp “Duy danh định nghĩa” (căn cứ vào tên để định nghĩa - cũng có người gọi là phương pháp chiết tự) theo kiểu “Chữ Văn là dáng dấp, vẻ đẹp, nét cao quí, hay Văn là Văn học c̣n chữ Hóa là “thay đổi, hay giáo hóa”. Vậy Văn Hóa là “dùng Văn để giáo hóa con người, (Cách định nghĩa thứ nhất ) hay “Văn hóa có chức năng thay đổi con người để ngày càng trở nên cao quí tốt đẹp hơn” (Cách định nghĩa thứ hai!). Phương pháp duy danh định nghĩa như trên tuy có ưu điểm là “giản dị”, “dễ hiểu, dễ nhớ”, nhưng tất nhiên là thiếu sót v́ văn hóa đâu phải chỉ có một chức năng duy nhất là Giáo hóa con người mà thôi đâu? Hơn nữa phương pháp “duy danh định nghĩa” này c̣n đưa tới “một lối nh́n”, “một nếp nghĩ” hay một “khẳng định” nếu không muốn nói là một “định kiến văn hóa” là chỉ có những ǵ “Đep” “Đúng” “Lành” (Chân thiện mỹ) mới là Văn Hóa c̣n những ǵ là “Sai, ác, xấu” không thuộc lănh vực văn hóa hay sao?? Phải chăng đây là lối nh́n hay quan niệm văn hóa theo các học giả văn hóa Đông Phương có phần khác biệt với các học giả văn hóa Tây Phương? Thật vậy ngay cả học giả Hồ Hũu Tường của Việt Nam cũng quan niệm chỉ những ǵ “đẹp” và “cao quí” mới là Văn Hóa c̣n những ǵ là “xấu ác” hay “ bất thiện” “nghịch lư” hay “nhố nhăng” Hồ Hữu Tường gọi đó lá “Quái Hóa” ?? (Danh từ “Quái Hóa” do học giả Hồ Hữu Tường đặt ra nhưng không được thông dụng!). Lối nh́n văn hóa theo hướng “chân thiện mỹ” tới nay vẫn c̣n là lối nh́n “quen thuộc” hay “cổ điển” của khá nhiều các nhà nghiiên cứu hay các học giả văn hóa Đông phương, nhất là Trung Hoa và Việt Nam ! Song các nhà nghiên cứu hay học giả văn hóa Tây Phương nhất là trường phái định nghĩa Văn Hóa theo “Nhân học” (Anthropology) “Xă Hội Học”( Sociology) họ quan niệm tất cả những ǵ là phương thức biểu hiện của sự sống con người trong xă hội th́ đều là Văn hóa cả. Hơn nữa họ quan niệm cứu cánh hay cùng đích của văn hóa nhằm đưa con người tới “Chân Thiện Mỹ” nhưng phương thức biểu hiện văn hóa không nhất thiết phải là “chân thiện mỹ”! Chính lối nh́n không bị “g̣ bó đóng khung” trong một qui phạm nhất định nên người Tây Phương và ngay cả người Việt chúng ta, những ai có cái nh́n mới về văn hóa đều có thể dùng chữ Văn hóa một cách “linh động” như “Văn hóa dân chủ (Democratic culture) “Văn hóa truyền thống (Heritage Culture) “Văn hóa… nhảy đầm” (Dancing culture) Đức giáo Hoàng Jean Paul II gọi “hiện tượng phá thai” tại các quốc gia như Hoa Kỳ là “Văn hóa của sự chết” (Culture of the death) đối nghịch với “Văn hóa của sự Sống” (Living culture). Người CS tự hào họ có “Văn hóa Mác- Xít”(Marxist culture) “Văn hóa đảng” (Party culture) mà thực chất là “Văn hóa ăn cướp” (Robbing culture)... Ba loại văn hóa sau cùng này tuy ba mà là một v́ “Văn hóa Mác- Xít” là cha đẻ của “Văn hóa đảng” và “Văn hóa đảng” cũng chính là “văn hóa ăn cướp” ( C.S cướp chính quyền, cướp nhà, cướp đất, cướp ruộng của người dân và cướp luôn Nhân Quyền, Dân Chủ và Tư do… của toàn dân! Vậy đă rơ, nếu có “Văn Hóa tiến bộ”( Progressive culture) th́ cũng có “Văn hóa suy đồi”(Cultural decadence) chúng ta không lấy làm lạ! và cũng không có ǵ là mâu thuẫn cả ! Chỉ với cái nh́n chân xác, khoáng đạt về văn hóa như trên, chúng ta mới có thể “Diệu dụng” (Super effectiveness) được Văn Hóa trong thời đại mới……

    Ghi Nhận 6: Học giả Đào Duy Anh đă phỏng theo giới thuyết của Félix Sartiaux định nghĩa “Văn hóa tức là Sinh hoạt” (Xin xem lại Định Nghĩa văn hóa thứ tư đă nói ở trên) hay nói khác đi tất cả các h́nh thái hoạt động của con người đều là văn hóa… Định nghĩa này đúng chứ không sai. Nhưng động cơ nào? Thúc đẩy con người họat động? V́ ḿnh hay v́ đời hay v́ cả hai? Động cơ đó phát xuất do “nhu cầu sinh lư, thể lư”…như “ăn mặc ở”, “làm ái t́nh” của con người? Hay “nhu cầu tâm lư”... như giáo tiếp… ứng xử, thưởng ngoạn, hân thưởng cuộc sống? Hay do “nhu cầu tâm linh”… thờ phượng “Thần linh”, tin tưởng và cầu nguyện “Thượng Đế” hay do “ư thức t́m ṭi, tra vấn về ư nghĩa cuộc sống”, đưa tới nhu cầu “tự thức tỉnh”, nhu cầu t́m “con đường giải thoát” cho chính con người ḿnh và đồng loại? Vậy động cơ nào, lư do thâm sâu nào thúc đẩy chi phối mọi hoạt động mọi sinh hoạt của con người? Đặt vấn đề như trên chúng ta thấy rơ: câu định nghĩa “Văn hóa tức sinh hoạt” của học giả Đào Duy Anh hay Félix Sartiaux tuy đúng, nhưng mới nói lên tính chất “Biễu kiến” hay h́nh thái “Biểu hiện” của văn hóa mà thôi. C̣n bản chất văn hóa là ǵ là điều mà hoc giả họ Đào cũng như Félix Sartiaux chưa đào sâu, hay c̣n thiếu sót … mà thế hệ hậu tấn chúng ta có bổn phận phải t́m hiểu và khám phá v́ văn hóa là tiến tŕnh t́m hiểu, khám phá, sáng tạo không ngừng….

    Ghi Nhận 7: Muốn t́m hiểu Bản chất văn hóa là ǵ? Chúng ta cần t́m hiểu “Bản chất con người là ǵ”? Theo cái nh́n của chủ nghĩa “DuyTâm”? (idealism) theo cái nh́n của chủ nghĩa “Duy Vật”? (Materialism.), hay theo lối nh́n của “Chân Lư Sự Sống” (The truth of life). Sự Sống vốn bao hàm cả “Tâm” và “Vật” nên cả hai thuyết “Duy Tâm” hay “Duy Vật” chỉ là cái nh́n “phiến diện” của “Chân Lư Sư Sống”. Sự Sống vốn “không có duy”…. (Dù là “duy tâm”, “duy Vật”, “duy Lư”, “duy nghiệm” hay “duy linh” đều là phiến diện và sai lầm cả!). Tới đây một câu hỏi khác quan trọng được nêu lên: Văn Hóa bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời được t́m thấy là văn hóa bắt nguồn hay khởi đi từ “Sự Sống con người” Con vật hay mọi loại chúng sinh đều có sự sống. Nhưng con vật không có văn hóa! Chỉ riêng con người là “linh ư vạn vật” mới có Văn hóa… như con cọp, con sư tử có sức mạnh hơn người… con chim “biết bay” Con ong biết “làm tổ”… là do bản năng, con ong không có “lư trí” và “ư chí” nên muôn thủa con ong vẫn là con ong - Con chim biết bay, biết kêu, biết hót, nhưng con chim không biết nói - v́ con chim không có khả năng sáng tạo ra ngôn ngữ… Do đó, con vật - bất cứ loại nào, đều không có văn hóa! Văn hóa là sản phẩm của con người, Văn hóa là đặc tính nổi bật, có thể nói là tinh hoa, ưu viêt của SỰ SỐNG, ĐẠO SỐNG con người!

    Thực vậy, muốn t́m hiểu “Bản chất văn hóa là ǵ? Người ta không thể không đề cập tới “Sự Sống Con Người” v́ văn hóa bắt nguồn từ Sự Sống con người… Điều này mới nghe, ai cũng thấy là điều tự nhiên, quá tư nhiên (tự nhiên như hơi thở, tự nhiên như sự sống.) Nhưng suy tư trầm tư, uyên tư (suy nghĩ từ đáy vực thẳm của tư tưởng…) về Sư Sống con người, chúng ta mơi thấy sự Sống con người là điều quí giá nhất và chính sự sống lại là suối nguồn của mọi chân lư (Đây là điều sâu thẳm và kỳ diệu nhất …) Nhưng Sự Sống ở đây không là “sự sống nói chung” của muôn loài (đất đá, cây cỏ thú vật đều có sự sống). Nhưng chỉ riêng “Sư Sống nơi con người” mới đạt đến phẩm chất “ưu việt” làm cho cho con người VƯỢT THOÁT, THĂNG HOA được chính ḿnh! (Như đă chứng minh ở trên, “con ong”, “con chim”… hay loài vật nói chung đều không có văn hóa, chỉ có con người mới có văn hóa… v́ sự sống nơi con người đă đạt tới phẩm chất “tinh anh, ưu việt” tạo nên “trí tuệ,“ư thức”, “siêu thức”, “tiềm thức”, “lương tri” ”lương năng” “lương Tâm”, “trực giác’ và “Trí huệ bát nhă” (Siêu trực giác) “T́nh yêu” và sự Sáng tạo”. Chính do sự trầm tư, quán chiếu sâu sắc về “Sự Sống Con Người” chúng tôi đă t́m ra ánh sáng về câu hỏi “khó khăn nhất”, “hóc búa nhất” “bản chất văn hóa là ǵ”? Chúng tôi xn thưa: Xét về bản chất “Văn Hóa là Hiện tính của Sư Sống, là tinh hoa của Đạo Sống Con Người, Dân Tộc, Quốc Gia Và Thời Đại”.

    Ghi Nhận 8: Mội trường Sống của con người hay con người và tương quan 3 thế giới. Môi trường Sống mà chúng ta đang đề cập tới, không chỉ là môi trường sinh thái… (giữa con người và khung cảnh thiên nhiên) mà c̣n là mối tương guan giữa con người với 3 thế giới: “Thế giới thực tại”: (Realistic world) “Thế giới Biểu Tượng” (Symbolic world) và “Thế giới Tâm Linh” (spiritual world) Văn hóa khởi nguyên từ sự sống con người nằm trong thế giới thực tại, phản ảnh trong trí óc con người h́nh thành “thế giới biểu tượng” và cũng chính sự sống con người là “CẦU NỐI” giữa “thế giới thực tại” (trần gian) và “Thế giới tâm linh” (siêu xuất thế gian). Hiện nay đa số nhân loại chưa trực cảm được thế giới tâm linh ngoại trừ Chúa, Phật, Thần Thánh và các Thiền Sư hay Đại Thiền sư… Sau khi nhận rơ mối tương quan giữa con người và 3 thế giới vừa nói, chúng ta mới thấy hết giá tri và tầm quan trọng của văn hóa và đạt đến TINH HOA của Sư Sống Con Người. Sự Sống Con Người là kho tàng vàng ngọc, kim cương… vô giá vô biên vô lượng… c̣n tiềm ẩn trong con người mà con người chưa biết phát huy… chưa biết khám phá thế giới Tâm linh! Chúng ta đă thấy Ánh sáng của Sư Sống, chúng ta đă tri kiến được Sư Sống, song chúng ta chưa Ngộ Nhập Vào Chân Lư Sự Sống... là suối nguồn của chân Lư, suối nguồn của Văn Hóa…

    Ghi Nhận 9: Có người sẽ hỏi chúng tôi: Tác giả định nghĩa văn hóa theo phương pháp nào? Chúng tôi xin thưa: Chúng tôi không định nghĩa văn hóa theo phương pháp: “Tinh thần luận” mà định nghĩa văn hóa theo phương pháp “Tính thế luận”

    Về phương pháp “Tính Thể luận:”

    Muốn định nghĩa văn hóa là ǵ? Chúng tôi đặt câu hỏi: Bản chất văn hóa là ǵ ? Văn hóa bắt nguồn từ đâu? Nếu không phải là bắt nguồn từ Sư Sống con người?. Đây là ánh sáng đầu tiên mà chúng tôi đă khám phá ra… Cùng có sự sống mà tại sao các loài vật dù là con vật thông minh nhất, vẫn không có văn hóa? Mà chỉ có con người mới có văn hóa? Phải chăng văn hóa là sản phẩm đặc thù, độc sáng của con người? “Trầm tư,” “uyên tư” về câu hỏi này, chúng tôi mới ngộ ra: Chỉ có sự sống nơi con người mới đạt đến “yếu tính” hay “tính năng ưu việt” khiến con người Tự Phản Tỉnh, Tự Sáng Tạo, Thăng Hoa được chính ḿnh. Chính con người có Khả Năng Tự Vượt Ḿnh, Tự Thắng Ḿnh… Con người không có đôi cánh để bay trong không gian như con chim bay trong bầu trời… Nhưng con người lại có “Trí năng” “Tâm năng”, hay “Sống năng” Vượt Thoát Chính Ḿnh, Ḥa Đồng Với Vũ Trụ, Ḥa Đồng với Thế Giới Tâm Linh... Do sự trầm tư và quán chiếu sâu sắc này chúng tôi đi tới nhận định: Xét về mặt bản chất hay theo phương pháp “Tính Thể luận “Văn hóa là “Hiện tính” của Sự Sống và là tinh hoa của Đạo Sống Con Người”(xin xem lại định nghĩa văn hóa thứ 25 của tác giả đă nói ở trên).

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    BÀN VỀ 25 ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA (CHU TẤN)

    P6


    Ghi Nhận 10: Tính chất căn bản đặc trưng của Văn hóa. Văn hóa có các tính căn bản, đặc trưng như sau:

    Tính Không gian: Văn hóa biểu hiện sinh hoạt của con người trong từng địa phương khác nhau nên mang sắc thái đặc thù của từng địa phương, từng vùng, hay từng quốc gia… nên chúng ta có Văn hóa Việt Nam, Văn hóa Trung Hoa, Văn hóa Ấn Độ, Văn hóa Đông Phương, Văn hóa Tây Phương, v….v..

    Tính Thời Gian: Văn hóa không chỉ mang tính không gian mà c̣n gắn liền với thời gian của từng thời kỳ hay thời đại của mỗi dân tộc nên người ta thường chia ra: “Văn hóa thời Nguyên Thủy”, “Văn hóa Thời Phục Hưng”, “Văn hóa Hiện Đại” hay Văn Hóa Hậu Hiện Đại”: v.v…Văn hóa có tính thời gian, cũng gọi là tính lịch sử… kết hợp với tính không gian làm thành “các Trào Lưu Văn Hóa” v.v…

    Tính Nhân bản: Văn hóa khởi đi từ Sự Sống con người nên mang bản tính người (Nhân Tính) mọi sinh hoạt văn hóa phải qui về con người lấy con người làm gốc (Nhân Bản). Tính nhân bản và triết lư Nhân bản là ánh sáng là bó đưốc soi đường cho Văn hóa phụng sự nhân loại.

    Tính Nhân Chủ: Văn hóa tuy khởi đi từ Sự Sống con người, nhưng không hoàn toàn mang tính thụ động, mà c̣n giúp con người vượt lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ xă hội, và làm chủ chính ḿnh nên đặc tính cao nhất của văn hóa là tính Nhân Chủ.

    Tính Hệ Thống: Con người là sinh vật có lư trí, có nhận thức, có tư tưởng nên con người có khả năng “hệ thống hóa” các khái niệm, nhận thức, thành “nguyên lư”, thành “hệ thống” thành “qui luật”… áp dụng vào trong xă hội… Do đó văn hóa nhận thức mang tính chất “Hệ Thống’ là điều dễ hiểu, chúng ta không lấy làm lạ.

    Tính Phi Hệ Thống Siêu Hệ Thống và Vô Hệ Thống: Con người không chỉ có Lư trí, ( khối óc) mà c̣n có t́nh cảm (Con Tim) và c̣n có “siêu thức,“vô thức” và nhất là có “tâm linh”, nên văn hóa vừa có “Tính hệ thống” vừa có “Tính phi hệ thống”. “Siêu hệ thống” và nhất là “Vô hệ thống …” nữa.

    Tính giá trị: Văn hóa do con người sáng tạo ra nên mục tiệu trước hết là phục vụ con người, phục vu xă hội nhân loại, phục vụ “liên hành tinh”… nên Văn hóa mang “Tính giá trị” và h́nh thành các “Bảng giá trị” của xă hội thời đại.

    Tính tranh đấu, ứng phó và thích nghị: Con người sống là “tranh đấu” tranh đấu với thiên nhiên, tranh đấu với xă hội, tranh đấu chống kẻ thù xâm lăng bảo vệ độc lập dân chủ và bảo toàn lănh thổ… Mặt khác con người phải biết điều ḥa, ứng phó và thích ứng với hoàn cảnh lịch sử xă hội trong mọi t́nh huống. Do đó tính tranh đấu, ứng phó và thích nghi cũng là đặc tính của văn hóa.

    Tính Hóa giải và Điều hợp: Trong cộng đồng và xă hội bao gồm nhiều con người nên luôn luôn phát sinh “mâu thuẫn” về tư tưởng cũng như quyền lợi (Song cũng chính nhờ có mâu thuẫn giữa những con người, giữa những phe nhóm,tập thể… mà xă hội mới tiến bộ! Nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng đi tới hận thù,, chém giết và tiêu diệt lẫn nhau như lư thuyết giai cấp đấu tranh của Mác – Lê đă chủ trương, mà văn hóa c̣n giúp cho con người ḥa giải, hóa giải mọi mâu thuẫn bằng con đường “Điều hợp”, “cùng thăng tiến cộng tồn”.

    Tính Sáng Tạo: Nhà văn hào André Malraux đă cô đọng văn hóa trong 3 phạm trù: NGHỆ THUẬT, T̀NH YÊU VÀ SUY NGHĨ - hay Tư duy- Nhận thức - Tư tưởng (Xin độc giả xem lại Định nghĩa văn hóa thứ 18 đă nói ở trên). Phạm trù “Suy nghĩ” sẽ h́nh thành “Văn hóa Nhân Thức” mà con người có thể “khái quát hóa” và “hệ Thống hóa: mà đặc điểm nổi bật là Tính Hệ Thống. Song c̣n 2 phạm trù lớn kia là “Nghệ Thuật” và “T́nh Yêu” th́ không ai có thể “khái quát hóa” hay “hệ thống hóa” được cả! Tất cả mọi “hệ thống” đều thất bại thảm thương! Và hoàn toàn xa lạ với 2 phạm trù này! Nó không chỉ là Lỗ Hổng Lớn mà là Chân Trời Viễn Mộng, hay Vũ Trụ Mộng Mơ, là Mạch Sống Vô H́nh hay Hồn Tính Của Văn Hóa… làm nên Gía Trị Tuyệt Vời Vô Giá của Văn Hóa. Với hai phạm trù “Nghệ Thuật” và “T́nh Yêu” người ta không thể định nghĩa được, nhưng con người có thể Cảm Nhận được, có thể “ḥa đồng” và “cảm thông” trọn vẹn. Biên giới giữa “chủ thế” và “khách thê” không c̣n nữa mà cả hai đă trở thành một. Nói về t́nh yêu nam nữ là cả hai đă “phải ḷng nhau” “mê đắm nhau”… Tính cảm thông, ḥa đồng sâu sắc trọn vẹn trong nghệ thuật đó là “Tính Sáng Tạo” và là “Tính Nhập Thể” trong T́nh yêu đôi lứa cũng như t́nh yêu huyền nhiệm tôn giáo . “Anh với Em là Một” “Ta với Vũ Trụ không hai”.

    Tính Chuyển Hóa: Bản chất Văn Hóa là “Sống” và “Động”- là thay đổi sáng tạo không ngừng - nên Văn hóa có tính Chuyển Hóa - là điều tự nhiên. Đặc tính này rất quan trọng. Muốn “phát huy” văn hóa, “diệu dụng” văn hóa, chúng ta phải quan tâm đến đặc tính quan yếu này.

    Tính Dung Hóa: Vào thập niên 1960 Nhà Văn Hóa Nguyễn Đức Quỳnh (1909-1974) thành lập “Đàm trường Viễn Kiến” đă sáng tạo ra danh từ “Dung Hóa” mà nhiều người rất thích từ mới này. Tác giả giải thích: “ Dung Hóa” không phải là “Dung ḥa”- v́ dung ḥa là “ḥa cả làng” -.C̣n “Dung Hóa” là -Tôi “dung” Anh để tôi “hóa” Anh-Ngược lại Anh “dung” tôi để anh “hóa” tôi. Chúng ta cùng “dung nhau” để cùng “hóa nhau”- Muốn thay đổi ai phải ḥa đồng bao dung bạn trước rồi sau mới “hóa” - góp ư kiến để thay đổi bạn cho tốt hơn”. Đây là cách ứng xử hay nhất tốt đẹp nhất của người có Văn Hóa.(27)
    Sáng Hóa: “Sáng Hóa” là ǵ? là “Sáng tạo” trong lĩnh vực Văn hóa v́ Văn hóa trước hết là một “gia sản tinh thần” được các thế hệ tổ tiên truyền lại cho thế hệ đương thời. Các thế hệ đương thời một mặt “kế thừa di sản” văn hóa của tiền nhân và mặt khác, “tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới” và dựa trên 2 yếu tố ấy (1- kế thừa Văn hóa truyền thống và 2-Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới) để ứng xử hóa hóa và sáng tạo những tư tưởng mới phong thái mới và tạo ra nếp nghĩ, nếp sống mời… nên văn hóa c̣n có tính năng ưu việt khác là tính Sáng Hóa.

    Tính Sống hóa: Sống hóa là ǵ? Là thấm nhuần Văn hóa đến đợt thâm sâu nhất ḥa nhập vào “cốt tủy” của Sự Sống. Như người ta thường nói “Tin Đạo” không bằng “Hiểu đạo” hiểu đạo không bằng “Sống Đạo.” Một triết gia đă nói: “Sống là “sống cùng…”“sống với” Sống c̣n là “hội nhập”,“ḥa đồng”,“thể nghiệm” và chứng nghiệm” nữa… Sống Hóa là thể nghiệm chứng nghiệm văn hóa bằng chính sự sống tự thân nơi mỗi người chúng ta. Không thấm nhuần văn hóa đến đợt sâu thẳm và tinh hoa nhất, th́ không thể “Sáng Hóa văn Hóa” được. Ngược lại “Sáng Hóa” lại đưa Sống Hóa đến đỉnh điểm cao nhất “tỏa sáng hào quang tính thể văn hóa” Tính “Sống Hóa” c̣n có tên gọi khác là “Tính Bất Nhị”: có nghĩa siêu vượt “âm dương” và “siêu hóa âm dương” …

    Tính Quốc Dân: Cứu cánh văn hóa là phục vụ con người, nên một số nhà nghiên cứu văn hóa gọi là “Tính Nhân Sinh”. Gọi là “tính Nhân sinh” cũng đúng chứ không phải sai, nhưng là cách gọi tổng quát không sát nghĩa, không thực tế, và không thực tiễn, V́ con người là sinh vật xă hội, luôn luôn tiếp cận, tương quan với người khác. Do đó có “con người cá thể”, có “con người tập thể” (như “Đoàn”, “Lũ”, “Toán”, “Tổ chức”, “Hội”, “Phong trào”, “Lực lượng”, “Liên minh” hay “Đảng” v...v và v.v.) Và “Con người toàn thể” thường được gọi dưới 3 danh từ: “Quần chúng”, “Nhân Dân” hay “Quốc Dân”. Nhiều người hay gọi tập hợp số đông người là “Quần chúng”... Người cộng sản hay dùng danh từ “Nhân dân”. Danh từ “nhân dân” tực ra cũng hay v́ “nhân” vừa là “Ngừời” vừa là “Người Dân” trong một nước. Tuy nhiên danh từ này đă bị CS “lạm dụng” và mất đi ư nghĩa và giá trị nguyên thủy, nên chúng tôi, dùng danh từ Quốc Dân theo cách gọi và cách định nghĩa rất hay, rất tuyệt của nhà Chí Sĩ Phan Bội Châu.: “Gọi là Quốc Dân” v́ “Dân” là “dân “Nước”- “Nước là Nước Dân” (Hai “thực thể” này không thể tách rời). Cứu cánh của văn Hóa là phục vụ “Quốc Dân” trước khi phụng sự “Nhân Loại”. Có quan niệm rơ “con người toàn thể” đứng trên “con người tập thể” mới giải cứu con người thoát khỏi ách họa “độc tài đảng trị cộng sản” và có đặt “con người toàn thể” trong tương quan “Quốc gia Dân Tộc, mới xác định được hướng đi của Văn Hóa. Đây là tư tưởng và là chủ trương đứng đắn và sâu sắc của chúng tôi khi khẳng định Văn hóa có Tính Quốc Dân.

    Ghi nhận 12: Chức năng và vai tṛ quan trọng của văn hóa. Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh định nghĩa “Văn hóa là văn vật và giáo hóa- Dùng văn tự mà giáo hóa cho người” ( Hán Việt Từ Điển trang 527) hay Việt Nam Tự Điển của Lê văn Đức và Lê Ngọc Trụ định nghĩa: “Văn Hóa là văn học và giáo hóa tức sự học hỏi dạy dỗ bằng chữ nghĩa văn chương” (Việt Nam Tự Điển trang 1749) Tiến Sĩ Trương Bổn Tài người khảo cứu và phát huy Việt Học (Việt ontology) cũng định nghĩa Văn Hóa: “Dùng văn để giáo hóa”. Lối định nghĩa có tính cách phổ thông, dễ hiểu dễ nhớ này, tuy không sai nhưng thiếu sót v́ nội dung Văn hóa không chỉ thu hẹp trong phạm vi “văn học” và chức năng của văn hóa cũng không chỉ là “giáo hóa” con người. Càng ngày người ta càng thấy văn hóa có chức năng và vai tṛ rất quan trọng:

    Văn Hóa ngoài chức năng giáo hóa con người…

    Văn hóa c̣n là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của xă hội nhân loại….

    Văn hóa quả có là mầm mống tạo ra chiến tranh, tạo ra sự mất quân b́nh trong “xă hội thường thái” chỉ v́ đông cơ tiến hóa tự thân của nhân loại.(Muốn hiểu nguyên nhân sâu xa khởi phát bất cứ một loại chiến tranh nào, dưới bất cứ h́nh thái nào (Chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh bành trướng, chiến ttranh thực dân (cũ và mới) chiến tranh “nồi da xáo thịt”, “huynh đệ tương tàn”, “chiến tranh qui ước” “chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh ư thức hệ, chiến tranh giữa các nền văn minh, chiến tranh nguyên tử vv…và v..v..) đều có thể t́m ra nguyên nhận tối sơ bộc phát chiến tranh trong văn hóa.

    Cũng chính văn hóa có khả tính tạo lập lại thế “Quân B́nh Mới” (Quân b́nh trong thế Đông, chấm dứt chiến trtanh, văn hồi Ḥa B́nh trong xă hội nhân loại. Do đó nguyên nhân tạo ra Chiến tranh, cũng bắt nguồn từ Văn hóa. Và nỗ lực kết thúc chiến tranh kiến tạo ḥa b́nh, gin giữ ḥa b́nh nhân loại cũng sẽ t́m thấy đáp số ngay trong Văn hóa .

    Nếu Adam Smith quan niệm có một Bàn Tay Vô H́nh trong Kinh tế học, th́ người viết lại phát hiện ra có một “Bàn Tay Vô H́nh trong Văn Hóa Học” (Điều này rất lư thú, tác giả sẽ có dịp tŕnh bày trong một bài khác)

    Văn hóa là nền tảng tinh thần xây dựng và phát triển quốc gia, xây dựng nền ḥa b́nh, hay thái ḥa trong nhân loại.

    Văn hóa c̣n có vai tṛ định hướng và điều tiết các hoạt động chính trị xă hội, định hướng và điều tiết các nền văn minh trong xă hội loài người.

    Nền văn hóa nào th́ sẽ sản sinh ra chế độ đó! Chỉ cần t́m hiểu nghiên cứu nền văn hóa của một quốc gia có bản chất ǵ? Có đặc tính và bản sắc như thế nào là chúng ta biết giá trị tốt xấu của chế độ đó ra sao?!… Chắc chắn không sai !

    Tóm lại “Muốn Cứu Quốc, Kiến Quốc, Hưng Quốc, kiến tạo Ḥa b́nh Nhân loại đều phải lấy Văn Hóa Làm Chủ Đạo”

    III. Kêt Luận

    Khởi đi từ nhu cầu t́m học và t́m hiểu về một số định nghĩa văn hóa, tiêu biểu của Việt Nam và trên thế giới, trước hết là cho cá nhân người viết, hiểu được ư nghĩa căn bản của danh từ văn hóa. Mục đích ban đầu chỉ giản dị như vậy thôi! Nhưng càng t́m hiểu càng thấy biển học mênh mông, đầy sóng gió và thử thách… Văn hóa mở ra một khung trời viễn mông, hơn thế nữa, cả một thế giới lung linh sâu thẳm và huyền ảo… “Huyền chi hựu huyền” (Lăo Tử Đạo Đức Kinh)….… Người viết cảm thấy ṭ ṃ thích thú và đam mê, say sưa đi t́m và say sưa khám phá, “Suy tư” “Trầm tư” và “Uyên Tư” để… t́m hiểu, và “quán chiếu” sâu hơn về “Nội Dung Văn hóa”, “Bản chất Văn hóa”, “Các Đặc Tính căn bản, tượng trưng của Văn hóa”….. “Sứ Mệnh Văn hóa” và sau cùng “Chủ Đạo Văn hóa”… Điều vui mừng hơn của người viết là căn bản đă “ngộ ra” v́ sao nền Văn hóa Việt Nam nói riêng và Văn hóa Đông Phương nói chung tuy cao siêu và sâu thẳm, nhưng cũng huyền bí quá, phức tạp và rối rắm quá, nhất là “rêu mốc phủ đầy…” Chân lư Sự Sống bị khỏa lấp…. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho Văn hóa Việt Nam hay Văn hóa Đông phương nói chung bi tŕ trệ, không tiến lên được, không khai quang được! Người viết cũng đă “ngộ ra” v́ sao nền Văn hóa Tây phương bị khủng hoảng tận gốc rễ… Nhất là muốn “Ḥa điệu” hay “Tập Đại Thành Vắn hóa Việt Nam”, “Văn hóa Đông phương” và “Tây phương” trên căn bản nào, nền tảng nào…

    Giấc mơ Văn Hóa của Cha Rồng mẹ Tiên; Giấc mơ Văn hóa của Vạn Hạnh thiền sư; Giấc mơ Văn hóa của Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm; Giấc mơ Văn Hóa của Nguyễn Trăi; Giấc mơ Văn hóa của Lư Đông A; Giấc mơ Văn hóa của Hồ Hữu Tường… luôn luôn được “ấp ủ”, “bảo lưu” qua nhiều thế hệ… Đây là “Niềm tin” và là “Hoài băo” lớn lao của Tổ Tiên ṇi giống Việt luôn được “ấp ủ”, “trao chuyền” , “gửi gắm” tới các thế hệ con cháu mai sau…

    Thế hệ hậu tấn chúng ta hôm nay được vinh hạnh nhận lănh trách nhiệm, sẵn sàng chấp nhận thử thách với sứ mạng kế thừa và phát huy “Sống Đạo Văn Hóa Việt Nam”

    Người xưa ví Văn hóa như cánh chim Phượng Hoàng… “Phương Minh”… “Phượng Minh”… “Phượng Minh”… tiếng kêu của Chim Phượng Hoàng báo hiệu điềm lành… Văn Hóa Việt Nam Con Phượng Hoàng Cất Cánh…

    San José. Mùa Lễ Tạ Ơn 2015

    Chu Tấn

    Tài Liệu Tham Khảo:

    1. Cultures: A critical review of concepts and definitions của Kroeber và Kuckhohn Publishers, London 1952.

    2. Thế Quân B́nh của Văn Hóa Việt Nam- Nguyễn Đăng Thục –Nguồn Newvietart.com

    3. Lưu Hướng Thời Tây Hán (Năm 77-6 trước công nguyên)

    4. Đào Duy Anh- Việt Nam Văn Hóa Sử Cương-- Nxb Văn Hóa Thông Tin năm 2000.

    5. Hồ Hữu Tường- - Tương lai Văn Hóa Việt Nam 1945- Nxb Minh Đức Hà Nội – in lai lần thứ ba 1965 – Huệ Minh- Sài G̣n.

    6. UNESCO năm 2002-Tuyên bố chung về tính đa dạng của Văn Hóa .

    7. Dẫn theo Mặc Giao- “Một cách nh́n khác về Văn Hóa Việt Nam” Nxb Tin Vui. Hoa Kỳ 2004

    8. Xem Đỗ Trọng Huề “Văn hóa và Văn Chương Đặc san Gió Việt 1998 Calgary Canada

    9. Dẫn theo Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn- Đại Cương về Văn Hóa Việt Nam (2004)Nxb Văn Hóa Thông -Tin trang 12

    10. Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam –Bộ Giáo Dục và đào tạo-do Nguyễn Như Ư chủ biên Nxb Văn Hóa.

    11. Dẫn theo M.J Herskovits trong “Les bases de l’anthropologie culturelle”Paris 1967 p5

    12. Người Đưa Tin UNESCO Tháng 11-1989, trang 7

    13. Dẫn theo Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn-Sdd 2004 Nxb Văn Hóa - Thông Tin trang 11

    14. Dẫn theo Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn sdd 2004 Nxb Văn Hóa –Thông Tin trang 11-12.

    15. Dẫn Theo Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn Sdd 2004 Nxb Văn Hóa –Thông Tin trang 12.

    16. Phan Ngọc –Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam trang 14-17, Nxb Văn Hóa Thông Tin Hà Nội -1998.

    17. Dẫn theo Vũ Kư –Luận Cương về Văn Hóa Việt Nam trang 19 do Trung Tâm Văn Hóa Xă Hội Việt Nam xuất bản tháng 1 năm 1996 Bruxelles –Belgique .In lần thứ hai tại Hoa kỳ 1997.

    18. Vũ Kư sdd trang 19-21 in lần thứ hai tại Hoa Kỳ 1997.

    19. André Mailaux (Sinh 3 Tháng 11 Năm 1901 mất Ngày 23 Tháng 11 Năm 1976 tại Cre’teil, Val-de- Marne) là một Văn Hào ( từng đoạt giải Goncourt) nhà phiêu lưu Pháp và là một chính trị gia (Từng làm Bộ Trưởng Văn Hóa Pháp 1058- 1969).

    20. It includes all the characteristic activities and interests of a people: Derby day, Henley Regetta, Cowes, the twelfth of August, a cup final, a dog races, the pin table, the dart board, Wensleydale cheese, boiled cabbage cut into sections, beetroot in Vinegar, nineteenth-century Gothic churches and the music of Elgar … – TS. Eliot, Notes towards the Definition of Culture, p.21.

    21. La culture est donc une configuration de la vie reposant sur la croyance commune à une hiérarchie de valeurs déterminées. Cette hiérarchie de valeurs donne à la vie une signification précise, elle s’incarne en un style de vie particulier, à travers des besoins et des normes communes de jugements. Henri de Man,L’Idée socialiste, p. 35.

    22. La culture d’une société est le mode de vie de ses membres, c’est l’ensemble des idées et des habitudes qu’ils acquièrent, partagent et transmettent de génération en génération. …La culture fournit aux membres de chaque génération des solutions efficaces et toutes prêtes pour la plupart des problèmes qui se poseront vraisemblablement aux. Ces problèmes sont eux-mêmes soulevés par les besoins d’individus vivant au sein d’un groupe organisé. – L’Originalité des Cultures (Unesco), p.12, note I.

    23. Je ne sais pas si l’on peut définir toute culture comme la fonction de créer des valeurs qui ne sont ni la reproduction, ni la dérivation des valeurs existantes. – Comprendre No 16, Rencontre Est-Ouest, 5ème séance, p. 267.

    24. Cuộc nói chuyện của Trung Tâm Nghiên Cứu và Thông Tin Tân Định với đề tài “Văn Hóa là Ǵ” của B.S. Nguyễn Văn Thọ tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc hồi 17 giờ Ngày Chủ Nhật 13.7.1969

    25. Trần Ngọc Thêm –T́m Về Bản Sắc Văn Hóa Viêt Nam trang 21-27 Nxb TP Hồ Chí Minh 1997.

    26. Thus in their introduction to the Volume Culture: A critical Review of Concepts and Definitions, the anthropologists L. Kroeber and Clyde Kluckhohn quoted Lowell’s confession: «I have been entrusted with the difficult task of speaking about culture. But there is nothing in the world more elusive. One cannot analyse it, for its component are infinite. One cannot describe it, for it is a Protean in shape. An attempt to encompass its meaning in words is like trying to seize the air in the hand, when one finds that it is everywhere, except in one’s grasp.» – Cf. Gerald Holton, Science and Culture, Houghton Mifflin Co, Boston, The Riverside Press, Cambridge 1955, p. VII.

    27. Nhận Diện Vóc Dáng Nguyễn Đức Quỳnh của Thế Phong –Nguồn: Newvietart.com

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Những điều đẹp nhất không được nh́n thấy bằng mắt, mà bằng trái tim
    B́nh luậnĐan Thanh • 06:30, 24/03/20• 504 lượt xem


    Ngay trong chính hoàn cảnh khó khăn mà ḿnh đang phải đối mặt, giữa sự sống và cái chết, liệu chúng ta c̣n có thể nghĩ đến t́nh cảnh của người khác? (Ảnh: Shutterstock)
    Ngay trong chính hoàn cảnh khó khăn mà ḿnh đang phải đối mặt, giữa sự sống và cái chết, liệu chúng ta c̣n có thể nghĩ đến t́nh cảnh của người khác? Nếu bạn c̣n đang băn khoăn, hăy đọc hai câu chuyện dưới đây, bạn sẽ t́m thấy câu trả lời cho chính ḿnh.

    Johnson và Murray cùng điều trị tại bệnh viện. Họ ở cùng pḥng và coi nhau như những người bạn. Johnson bị mù, mang một chiếc gạc che mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Murray th́ đang điều trị một căn bệnh khác. V́ nằm cạnh cửa sổ, hàng ngày Murray thường kể các câu chuyện ở bên ngoài cho Johnson nghe.

    Một lần, Murray kể về một cặp đôi đang hẹn ḥ trong công viên ở phía dưới bệnh viện. Chàng trai tặng hoa cho cô gái nhưng cô hất bỏ và vùng vằng bỏ đi. Johnson kêu lên, cô gái muốn một chiếc nhẫn cầu hôn chứ không phải hoa. Cả hai đều cười vang v́ sự ngây thơ của chàng trai trẻ.

    Một lúc sau, Murray cho hay chàng trai lại đi tới chỗ cô gái với bó hoa. Lần này cô chấp nhận và c̣n hôn anh. Dừng lại vài giây cho thêm phần hồi hộp, Murray nói, chàng trai đang quỳ một chân và lấy ra một thứ ǵ đó. “Nhẫn phải không?”, Johnson hỏi. – “Đúng rồi, một chiếc nhẫn”.

    Johnson mỉm cười rạng rỡ trước hạnh phúc của đôi trẻ.


    V́ nằm cạnh cửa sổ, hàng ngày Murray thường kể các câu chuyện ở bên ngoài cho Johnson nghe. (Ảnh: Shutterstock)
    Ngay lúc đó, y tá bước vào pḥng chiếc xe lăn. Đă đến giờ Murray đi gặp bác sĩ. Trước khi đi, Johnson cầm tay Murray và chúc ông may mắn.

    Một lúc sau, một y tá khác vào pḥng sắp xếp lại chiếc giường Murray đă nằm. Johnson nhận ra bạn ḿnh đă không c̣n ở đó.

    Im lặng trong giây lát, Johnson nhờ y tá kể tiếp câu chuyện đang diễn ra trong công viên. Nữ y tá mở rèm với một thoáng bối rối. Cô nói không có công viên nào ở dưới cả, chỉ có bức tường đối diện với căn pḥng thôi. Johnson chợt hiểu…

    ---

    Câu chuyện thứ 2 xảy ra tại một bệnh viện lớn…

    Người chồng được chở đến bệnh viện cấp cứu trong t́nh trạng nguy hiểm, bác sĩ chẩn đoán ông bị xuất huyết năo, bắt buộc cần phải chuyển viện v́ để kịp thời điều trị.

    Bác sĩ trực nói với vợ ông rằng cần phải gọi xe cấp cứu và có bác sĩ đi theo hỗ trợ. Người vợ khi vừa nghe vậy đă rất lo lắng hỏi lại: ‘Gia đ́nh sẽ phải tự chi trả cho việc này phải không ạ.’ Cô hộ lư trả lời: “Vâng, chị chuẩn bị tiền nhé’.

    Lúc này người vợ với nét mặt đau khổ lo lắng hỏi: “Vậy có thể không chuyển bệnh viện được không?”

    – Chị à, cái này liên quan đến vấn đề tính mạng của một người, chúng tôi đều đă liên hệ xong rồi, nếu không cấp cứu kịp thời th́ e rằng sẽ nguy hiểm đến sinh mệnh của anh nhà chị…

    Cô bác sĩ nói rồi quay đi, tránh nh́n vào vẻ mặt bất lực tuyệt vọng của người vợ. Bà dường như cảm thấy hy vọng cứu chồng đă dập tắt, hẳn là số tiền đó quá khả năng chi trả của gia đ́nh bà.

    Đúng lúc lo lắng tuyệt vọng, người bệnh nằm giường bên cạnh đang chuẩn bị xuất viện dường như đă nghe được câu chuyện giữa bà và cô y tá, ông khó nhọc bước sang gặp bà và, lấy trong ví ra toàn bộ số tiền ông có đưa cho bà và nói:

    – Tôi không có nhiều hơn, tôi hy vọng nó đủ để bà đưa chồng đi cấp cứu. Bà đưa ông ấy đi nhanh kẻo nguy hiểm cho ông.


    Tôi không có nhiều hơn, tôi hy vọng nó đủ để bà đưa chồng đi cấp cứu. Bà đưa ông ấy đi nhanh kẻo nguy hiểm cho ông. (Ảnh: Shutterstock)
    Người vợ từ tuyệt vọng chuyển sang sửng sốt, bà không biết nói sao, bà mở to mắt nh́n người bệnh nhân xa lạ và không biết trả lời ra sao.

    Cô bác sĩ thậm chí c̣n kinh ngạc hơn cả bà:

    – Ông ấy bị bệnh hiểm nghèo và cần 1 số tiền lớn để thực hiện phẫu thuật. Nhưng v́ chưa đủ, nên ông ấy phải tạm ra viện về nhà lo đủ số tiền rồi mới được tiến hành phẫu thuật.

    Chính v́ thế cô không hiểu nổi tại sao ông lại cho vợ người bệnh nhân kia tiền. Bà vợ nghe vậy càng rối trí không biết phải làm sao, càng không dám nhận từ tay người đàn ông tiều tuỵ số tiền lớn.

    Dường như hiểu tâm trạng của bà, ông vội nói:

    – Ca phẫu thuật của tôi cần rất nhiều tiền, nhiều hơn số tiền này nhiều lắm, tôi cũng không chắc có kiếm đủ không, Nhưng tôi nghe cô y tá nói ông nhà bà chỉ cần vài triệu để đi cấp cứu bây giờ. Đó cũng là tất cả số tiền tôi c̣n lại ở đây, nó không đủ cứu tôi nhưng nó có thể giúp ông nhà qua giai đoạn nguy kịch, xin bà hăy nhận lấy và đưa ông nhà đi cấp cứu sớm kẻo muộn.

    Tiếng xe cấp cứu hú c̣i khiến bà bàng hoàng bừng tỉnh. Bà lắp bắp cảm ơn người bệnh nhân nam xa lạ, nước mắt lă chă rồi lập cập vội đưa chồng đi.


    Người đàn ông tiều tụy nói: "Đây là tất cả số tiền tôi có, nó không đủ cứu tôi nhưng nó có thể giúp ông nhà vượt qua nguy kịch, xin bà hăy nhận lấy và đưa ông nhà đi cấp cứu sớm kẻo muộn." (Ảnh: Shutterstock)
    Ông chồng bà nhờ được cấp cứu kịp thời, đă may mắn qua khỏi. C̣n bà, bà không biết t́m người đàn ông ân nhân của gia đ́nh ở đâu, bà không biết ông có lo đủ tiền để thực hiện ca phẫu thuật của ḿnh không. Bà chỉ biết cầu trời khấn Phật mong điều lành sẽ đến với ông, bà tin rằng, một người tốt như ông th́ tấm ḷng ấy sẽ thấu động đến trời xanh và Trời Phật sẽ che chở cho người Thiện.

    -----

    Ngạn ngữ có câu rằng: “Một người đau chân th́ không thể nghĩ đến cái chân đau của kẻ khác.”

    Người mà bản thân đang gặp nguy hiểm th́ tất nhiên chỉ có thể nghĩ sao cứu ḿnh. Vậy mà người bệnh nhân ấy, khi đối mặt với cái chết lại nghĩ đến sự sống của kẻ khác, một người dưng xa lạ. Tấm ḷng thơm thảo, cao quư ấy, lẽ nào không thấu động đến Trời xanh.

    Phật gia giảng: “Nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến ḿnh.” Nếu ở hoàn cảnh của người bệnh nhân kia, mỗi chúng ta có thể v́ người mà quên ḿnh hay không. Câu trả lời thật không dễ dàng.

    Như Murray đă chẳng ngại đôi mắt cũng mù của ḿnh, vẫn sẵn ḷng mang đến niềm vui cho Johnson, về một thế giới sống động và đầy t́nh yêu, như tấm ḷng của ông vậy.

    Ai cũng có nỗi bất hạnh riêng, chỉ là không phải lúc nào ta cũng nh́n thấy những bất hạnh của người khác.

    Nhưng người hạnh phúc nhất thực ra không phải là người không có bất hạnh nào cả. Người hạnh phúc là người có thể, bằng sự chân thành và vị tha, đem lại hạnh phúc cho người khác.

    Bởi những điều đẹp nhất không được nh́n thấy bằng mắt, mà bằng trái tim.

    Đan Thanh

    Xem thêm:

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Văn hóa truyền thống chính là văn hóa làm người
    B́nh luận09:09, 30/10/19• 1606 lượt xem


    Muốn thành công trước hết phải thành nhân. (Ảnh: Pxhere)
    Muốn thành công trước hết phải thành nhân. Học tu dưỡng trưởng thành làm một người tốt, có phẩm hạnh, ḷng thiện lương, th́ mọi điều tốt đẹp tự nhiên sẽ đến. Đó cũng là giá trị cốt lơi của văn hoá truyền thống.

    1. Làm một người hiếu thuận

    Hiếu thuận là căn bản để làm người. Người xưa nói "Trăm nết hiếu đứng đầu", tất cả các thiện hạnh đều khởi đầu từ chữ Hiếu. Một người nếu không biết hiếu kính cha mẹ th́ rất khó tưởng tượng được quan hệ của người đó với người khác sẽ như thế nào.

    2. Làm một người thiện lương

    Kết giao với người thiện th́ đạo đức sẽ thành, tâm có thiện th́ nhà mới ấm êm, người làm việc thiện th́ cháu con hưng thịnh. Thiện lương là phương pháp tu thân tốt nhất của chúng ta.

    Đạo Đức Kinh nói: "Đạo Trời không thân với người nào mà thường gia ân cho người thiện" (nguyên văn: "Thiên Đạo vô thân, thường dữ thiện nhân")

    Đại Đạo, phép tắc của trời đất đều như thế này: không thân quen xa lại với ai, nhưng thường đem quả thiện cho người thiện.

    Tâm lư con người vô cùng kỳ lạ, chúng ta làm bất kỳ việc ǵ không tốt th́ tâm lư sẽ bất an. Giả sử bạn chân chính vô điều kiện làm việc thiện, giúp đỡ người khác, làm một việc tốt, trong tâm sẽ tự nhiên vô cùng hạnh phúc. Niềm hạnh phúc đó không thể thuyết giảng đạo lư là có được.

    3. Làm một người chuyên cần

    Đạo Trời gia ân cho người chuyên cần. Cần lao là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là căn bản để chúng ta làm việc, lập nghiệp. Từ xưa đến nay, người trong thiên hạ đều do lười nhác mà dẫn đến thất bại.

    Thành tựu vĩ đại đều tỷ lệ thuận với chuyên cần. Tích tiểu thành đại, hết ngày này đến tháng khác, lâu dần th́ kỳ tích sẽ được sáng tạo ra.

    Làm một người thiện lương


    "Đạo Trời không thân với người nào mà thường gia ân cho người thiện". (Ảnh: Pxhere).
    4. Làm một người khoan dung

    Người xưa nói: "Có bao dung th́ trở nên vĩ đại". Một người nếu có một cái tâm khoan dung, có thể dung nạp những chuyện khó dung nạp trong thiên hạ, th́ ắt phải là người vĩ đại.

    Thời Chiến Quốc, Sở Trang Vương sau khi thắng trận mở tiệc ăn mừng thắng lợi. Quân thần uống rượu vui đùa thỏa thích. Sở Trang Vương cho gọi ái cơ là Hứa Cơ ra chúc rượu quần thần.

    Đột nhiên một cơn gió lớn thổi đến làm tắt tất cả những ngọn nến trong đại sảnh, khung cảnh bỗng chốc tối đen như mực. Lúc đó có viên vơ tướng đến gần nắm tay áo Hứa Cơ. Hứa Cơ thất kinh thuận tay giật dây mũ của người đó.

    Hứa Cơ kể lại sự t́nh với Sở Trang Vương và nói: "Đại vương mau lệnh cho người châm nến lên và trừng phạt nặng người đó".

    Nào ngờ, Sở Trang Vương không lệnh người châm nến, sau đó ông nói với quần thần rằng: "Mọi người vui vẻ thoải mái nhé, bỏ hết mũ măo xuống, như thế uống rượu mới thỏa thích".

    Sau khi nến được thắp lên, tiệc rượu lại bắt đầu. Sở Trang Vương cũng không truy xét xem người mạo phạm ái cơ là ai.

    Sau này khi Sở Trang Vương dẫn quân đi chinh phạt nước Trịnh, phó tướng Đường Giảo của chủ soái tiền quân đă dũng cảm dẫn hơn trăm tráng sỹ làm tiên phong mở đường, lập được rất nhiều chiến công.

    Khi luận công ban thưởng, Đường Giảo tạ từ và nói rằng: "Tiệc rượu hôm đó, người nắm tay áo Hứa Cơ chính là hạ thần. Đội ơn đại vương không giết, do đó hôm nay quyết xả thân báo đáp".

    Sở Trang Vương vô cùng cảm động.

    5. Làm một người thành thực

    Thành thực là cái gốc lập thân, thành thực là một mỹ đức. Người không thành thực th́ không thể kết giao. Muốn đảm đương việc lớn th́ ắt phải chân thành và trung thực.

    Một người không thành thực, không chân thành th́ sẽ lừa gạt người khác, thực ra cũng chính là lừa dối chính ḿnh. Họ không thể quy chính cái tâm ḿnh, thành thực với suy nghĩ của ḿnh th́ chẳng thể nào tu thân được, chẳng thể nào được người khác tin tưởng, chẳng thể nào có chỗ đứng trong xă hội được.

    6. Làm một người khiêm nhường

    Khiêm nhường là một bộ phận cấu thành nên nhân cách. Chu Dịch viết rằng, người quân tử ẩn giấu tài năng, đợi thời cơ mà hành động. Một người chín chắn sẽ ẩn giấu tài năng sắc sảo của ḿnh, làm một người khiêm nhường. Họ biết vào thời cơ nhất định th́ mới triển hiện tài hoa.

    Một người khiêm nhường điềm đạm, ung dung, ôn ḥa, đôn hậu, yên tĩnh, giống như đất luôn luôn đặt ḿnh nơi thấp kém nhưng không ai dám phủ nhận sự rộng lớn của nó. Người có thể giữ vững ḿnh ở dưới thấp, cẩn trọng, kín đáo, giống như biển cả, luôn đặt ḿnh nơi thấp kém nhưng không có ai dám phủ nhận sự thâm sâu của nó.

    Làm một người khiêm nhường


    Người quân tử ẩn giấu tài năng, đợi thời cơ mà hành động. (Ảnh: Wikipedia).
    7. Làm một người chính trực

    Thân chính không sợ bóng nghiêng, chân chính không sợ giày lệch. Nhất chính áp bách tà. Người có thân chính tâm an th́ ma tà cũng phải tránh xa. Phẩm hạnh đoan chính th́ làm mới mới có tự tin, làm việc mới có bền ḷng. Trong ḷng vô tư th́ trời đất rộng mở, trước sau như một th́ tấm ḷng rộng lớn.

    Làm người cần chính Đạo chính hành, làm việc cần quang minh lỗi lạc. Mạnh Tử có nói: "Ngẩng đầu không thẹn với trời, cúi đầu không thẹn với người". Làm người, làm việc, nhất định phải chính đại quang minh, xử thế lỗi lạc, không được ngấm ngầm làm tổn hại lợi ích của người khác.

    Làm người chính trực th́ nhất định phải "thận độc" - cẩn thận, thận trọng ngay cả khi ở một ḿnh. Một ḿnh ngồi tĩnh tọa, thường suy nghĩ về những sai lầm thiếu sót của bản thân, khi nhàn đàm th́ chớ bàn luận chuyện thị phi của người khác.

    8. Làm một người thủ tín

    Luận Ngữ viết: "Con người mà không có chữ Tín th́ không biết làm sao có thể có chỗ đứng trong xă hội được. Giống như xe lớn không đ̣n, xe nhỏ không ách, làm sao mà đi được?" (nguyên văn: "Nhân nhi bất tín, bất tri kỳ khả dă. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô ngột, kỳ hà dĩ hành chi tai?")

    Thủ tín là sức cuốn hút nhân cách mà không thể dùng tiền bạc mua được. Làm người một cách đường đường chính chính, làm việc một cách minh bạch rơ ràng th́ sẽ không bao giờ bị mất chữ Tín. Khi người khác tin tưởng bạn th́ đó chính là bạn có giá trị trong ḷng họ.

    Thất tín là sự phá sản lớn nhất của đời người. Thủ tín mới đắc nhân tâm.

    9. Làm một người lạc quan

    Đời người việc không như ư th́ có 8, 9 phần, không thể nào việc ǵ cũng đều thuận lợi. Ngày tháng cứ tiến ào ào về phía trước, đẹp tốt cũng chỉ một ngày, phiền năo cũng một chỉ ngày, thế nên hăy nh́n mặt tốt đẹp trong cuộc sống, để ḿnh sống vui vẻ an lành.

    Tô Đông Pha là nhà thơ từ lớn và là một trong Bát đại gia Đường Tống. Cuộc đời ông long đong lận đận, vận mệnh gian truân. Nhưng ông là người khoáng đạt, trong bất kỳ nghịch cảnh nào cũng không than thở, buồn rầu, không oán Trời trách người. Cho dù vào bất kỳ lúc nào, nơi nào, ông đều giữ được hứng thú nồng nàn, leo núi ngắm cảnh, ngắm hồ nước ngâm thơ, luôn luôn nỗ lực t́m niềm vui trong cuộc sống, vui với thiên nhiên, mỉm cười với vận mệnh.

    10. Làm một người nhân hậu

    Nhân hậu là nguyên tắc đối nhân xử thế của người xưa. Quẻ Khôn trong Chu Dịch có viết rằng: "Địa thế Khôn, người quân tử dùng đức dày để nâng đỡ mọi vật" (nguyên văn: "Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật")

    Hậu đức tải vật chính là dùng đức dày để bao dung vạn vật. Đất có đức lớn dày, nâng đỡ bao dung vạn vật.

    Người quân tử nên thuận theo đức của đất, hậu đức tải vật. Hậu đức là một tấm ḷng tỏa sáng, có thể bao dung những người bất đồng, ư kiến bất đồng, bao dung cả những sai trái, lỗi lầm của người khác.

    Nhân hậu là nhân phẩm tốt nhất, là sáng suốt cao nhất. Một người nhân hậu th́ ai ai cũng muốn chung sống, muốn kết giao, và cảm thấy hoàn toàn tin tưởng.

    Trung Dung biên dịch - Theo aboluowang.com

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Mạn đàm chữ nghĩa trong truyện Kiều (P-1): Cuộc bể dâu
    B́nh luậnThủy Nguyên • 16:30, 15/12/19• 353 lượt xem


    Truyện Kiều có sử dụng rất nhiều từ ngữ, điển tích xưa, chứa đựng nội hàm cực kỳ phong phú và sâu sắc. Hơn 200 năm qua Truyện Kiều đă đi sâu vào đời sống tâm hồn người Việt, là đề tài bất tận cho các môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa,... (Ảnh: Shutterstock).

    Truyện Kiều là một kiệt tác văn học không những của Việt Nam mà c̣n của cả thế giới. Học giả Đào Duy Anh đánh giá: “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trăi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc th́ Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại nước ta”.

    Hơn 200 năm qua Truyện Kiều đă đi sâu vào đời sống tâm hồn người Việt, là đề tài bất tận cho các môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điện ảnh, ca kịch, thư pháp... Ngoài ra Truyện Kiều c̣n tạo ra các thú chơi, thuật như lảy Kiều, tṛ Kiều, tranh Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều... Đúng như học giả Phạm Quỳnh nói: "Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n; tiếng ta c̣n, nước ta c̣n!"

    Truyện Kiều có sử dụng rất nhiều từ ngữ, điển tích xưa, chứa đựng nội hàm cực kỳ phong phú và sâu sắc khiến độc giả có thể nhận thức ở nhiều cấp độ khác nhau. V́ vậy, với mục "Ngôn ngữ văn học", chúng tôi cũng chỉ dám đưa ra một vài luận giải dựa trên quan điểm cá nhân về chữ nghĩa trong Truyện Kiều, có thể chưa phải là nhận thức cuối cùng, mong nhận được những góp ư của độc giả gần xa cho rộng đường bàn luận.


    Học giả Phạm Quỳnh nói: "Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n; tiếng ta c̣n, nước ta c̣n!" (Ảnh: Wikipedia).
    Câu 1-4:

    Trăm năm trong cơi người ta.
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
    Trải qua một cuộc bể dâu,
    Những điều trông thấy đă đau đớn ḷng.

    Trăm năm: Trăm năm nghĩa đen là 100 năm, 100 tuổi, ở đây chỉ cuộc đời con người. Nhà giáo dục, lư học đời Tống là Trần Hạo viết trong sách Lễ Kư Tập Thuyết: "Nhân thọ dĩ bách niên vi kỳ" (Tuổi thọ con người lấy trăm năm làm kỳ hạn). (1)

    Từ 'trăm năm' được dùng khá nhiều trong các thành ngữ Việt, Hán Việt. Khi dự lễ thành hôn, chúng ta thường chúc cô dâu chú rể "Trăm năm hạnh phúc", "Bách niên hảo hợp" (2). Ngoài ra c̣n dùng câu chúc "Bách niên giai lăo" (3), nghĩa là chúc đôi vợ chồng cùng sống với nhau đến khi trăm tuổi, tức là đến hết cuộc đời (hết kỳ hạn).

    Khi nói về những sự việc trọng đại liên quan đến cả cuộc đời người th́ tiếng Việt cũng hay sử dụng 'trăm năm' 'bách niên', như "Bách niên đại sự" (4), nghĩa là việc lớn cả cuộc đời, hoặc "Bách niên hảo sự"(5), nghĩa là việc vui vẻ hạnh phúc của cả cuộc đời, đều chỉ việc kết hôn. Tóm lại, ‘trăm năm’ là ư nói về cả cuộc đời con người.

    Cơi người: Cơi người nghĩa là nhân gian, không gian mà nhân loại sinh sống. Theo văn hóa dân gian th́ con người khi sống trên đời gọi là nhân gian, cơi người hay dương gian, khi chết th́ không phải là hoàn toàn biến mất, mà chuyển sang một h́nh thức sinh mệnh khác sống ở cơi âm, c̣n gọi là âm gian.

    C̣n cơi người, nhân gian theo quan niệm Phật giáo là một trong 6 cơi luân hồi (cũng gọi là lục đạo, lục thú) gồm: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A tu la, Nhân gian, Thiên thượng. Con người sau khi chết cũng không phải là tất cả kết thúc mà là chuyển sang các h́nh thức sinh mệnh khác, tùy theo đức và nghiệp mà họ mang theo, tùy theo việc thiện việc ác họ làm khi c̣n sống mà chuyển sinh sang lục đạo luân hồi này. Do vậy, cơi người cũng là một trong nhiều không gian sống, một trong nhiều cơi khác nhau của các loại sinh mệnh.


    Tác phẩm "Bánh xe luân hồi" tại tu viện Sera, Tây Tạng. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0).
    Chữ tài chữ mệnh: Chữ tài chữ mệnh có nghĩa là tài hoa và vận mệnh. "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", câu này khá trùng hợp với Tư Mă Thiên viết trong Sử Kư "Tự cổ tài mệnh lưỡng tương phương" (6), nghĩa là từ xưa đến nay tài hoa và vận mệnh thường cản trở phương hại lẫn nhau. Thế nên cụ Nguyễn Du dùng chữ 'ghét' ở đây là thật chính xác và 'đắt giá'.

    Cuộc bể dâu: Cuộc bể dâu là cuộc đổi thay, biển xanh (bể) biến thành ruộng dâu (dâu), có nguồn gốc từ câu thành ngữ "Thương hải tang điền" (7). Đây là tích truyện được chép trong Thần Tiên truyện.

    Hai Tiên nhân là Vương Viễn và Ma Cô, 500 trước cùng tu Đạo, đắc Đạo thành Tiên, mỗi người ở một phương, cai quản công việc của riêng ḿnh. Nhân cơ hội dự tiệc rượu ở nhà Thái Kinh, Vương Viễn sai sứ giả đi mời Ma Cô tới dự.

    Sứ giả về bẩm báo: "Ma Cô lệnh cho tôi đến cảm ơn và báo trước với ngài, nói rằng đă hơn 500 năm không gặp tiên sinh rồi. Lúc này cô ấy đang phụng mệnh đi tuần đảo Bồng Lai, xin đợi một lát, sẽ đến gặp tiên sinh".

    Sau khi Ma Cô đến dự tiệc, hai người hàn huyên vui vẻ, Ma Cô nói: "Từ khi đắc Đạo tiếp nhận thiên mệnh đến nay, tôi đă tận mắt nh́n thấy biển Đông ba lần biến thành ruộng dâu. Vừa rồi đến Bồng Lai, lại thấy nước biển đă cạn một nửa so với trước đây. Chẳng lẽ nó lại biến thành đất liền nữa sao?"

    Vương Viễn đáp: "Đúng rồi, các Thánh nhân đều nói, nước biển đang xuống thấp. Không lâu nữa, nơi đó cát bụi sẽ lại cuốn lên thôi".

    Cuộc bể dâu nói về sự biến đổi, đổi thay của cuộc đời, thế sự. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều đang biến đổi, đều trải qua quá tŕnh Thành - Trụ - Hoại - Diệt, con người đều trải qua Sinh - Lăo - Bệnh - Tử. Đời người trăm năm, trải qua biết bao cuộc bể dâu, cũng trôi qua như trong chớp mắt. Đối với sinh mệnh cao cấp như Thần Tiên Phật Đạo th́ con người thật đáng thương, trăm năm nháy mắt qua đi, rồi lại vào ṿng luân hồi chuyển thế, cứ quanh quẩn quẩn quanh như vậy mà tự cảm thấy vui mừng, đau khổ, tranh giành, đấu đá, được mất, hơn thua.


    Cuộc bể dâu nói về sự biến đổi, đổi thay của cuộc đời, thế sự. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều đang biến đổi, đều trải qua quá tŕnh Thành - Trụ - Hoại - Diệt... (Ảnh: Pexels).
    Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng: Câu này từ câu thành ngữ gốc Hán "Xúc mục thương tâm" (8), nghĩa những ǵ trông thấy khiến trong ḷng đau thương. Câu thành ngữ có nguồn gốc từ sách Tùy Đường Diễn Nghĩa: "Nếu người đó lại biến mất như mây khói, không để lại thứ ǵ,... những tông tích c̣n lại này khiến người ta trông thấy mà đau đớn ḷng".

    Thành bại được mất, vui buồn hợp tan, hoa đẹp chóng tàn, tiệc vui sớm tan, đời người nhiều việc nhiều chuyện, nhưng 8, 9 phần là không được như ư, nơi nào, lúc nào mà chẳng có 'những điều trông thấy mà đau đớn ḷng'.

    Thế nên, để cuộc sống thảnh thơi, cuộc đời nhẹ nhơm th́ hăy học cây trúc mọc thẳng:

    Gió qua lay trúc,
    Gió đi rồi trúc chẳng lưu luyến âm thanh.

    Hăy học hồ nước trong vắt yên tĩnh:

    Nhạn lướt mặt hồ,
    Nhạn bay rồi hồ không giữ lưu h́nh ảnh.

    Chỉ 4 câu thơ đầu tiên của Truyện Kiều đă đề cập đến rất nhiều vấn đề nhân sinh xă hội, lịch sử, văn học, điển tích cổ. Có lẽ đó cũng là giá trị và sự cuốn hút của Truyện Kiều, không chỉ ngôn từ chau chuốt, xúc tích, giàu h́nh tượng, vần điệu như khúc ca mà c̣n chứa đựng nhiều nội hàm văn hóa sâu sắc.

    Thủy Nguyên

    Phụ chú:
    Cụm từ Hán Việt và nguyên văn chữ Hán:

    Nhân thọ dĩ bách niên vi kỳ: 人壽以百年為其
    Bách niên hảo hợp: 百年好合
    Bách niên giai lăo: 百年偕老
    Bách niên đại sự: 百年大事
    Bách niên hảo sự: 百年好事
    Tự cổ tài mệnh lưỡng tương phương: 自古才命兩相妨
    Thương hải tang điền: 滄海桑田
    Xúc mục thương tâm: 觸目傷心

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Mạn đàm chữ nghĩa trong truyện Kiều (P-2): Hồng nhan bạc mệnh hay Trời đánh ghen?
    B́nh luậnThủy Nguyên • 11:30, 16/12/19• 383 lượt xem



    Tại sao hồng nhan lại bạc mệnh? Tại sao "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"? Người phụ nữ đẹp được người người ái mộ, chúa dấu vua yêu, anh hùng tài tử t́m đến, như vậy phải là người phụ nữ sung sướng hạnh phúc nhất mới phải. (Ảnh minh họa).


    Truyện Kiều là một kiệt tác văn học không những của Việt Nam mà c̣n của cả thế giới. Học giả Đào Duy Anh đánh giá: “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trăi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc th́ Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại nước ta”.

    Hơn 200 năm qua Truyện Kiều đă đi sâu vào đời sống tâm hồn người Việt, là đề tài bất tận cho các môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điện ảnh, ca kịch, thư pháp... Ngoài ra Truyện Kiều c̣n tạo ra các thú chơi, thuật như lảy Kiều, tṛ Kiều, tranh Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều... Đúng như học giả Phạm Quỳnh nói: "Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n ; tiếng ta c̣n, nước ta c̣n!"

    Truyện Kiều có sử dụng rất nhiều từ ngữ, điển tích xưa, chứa đựng nội hàm cực kỳ phong phú và sâu sắc khiến độc giả có thể nhận thức ở nhiều cấp độ khác nhau. V́ vậy, với mục "Ngôn ngữ văn học", chúng tôi cũng chỉ dám đưa ra một vài luận giải dựa trên quan điểm cá nhân về chữ nghĩa trong Truyện Kiều, có thể chưa phải là nhận thức cuối cùng, mong nhận được những góp ư của độc giả gần xa cho rộng đường bàn luận.

    Câu 5-8:

    5 Lạ ǵ bỉ sắc tư phong,
    Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
    Cảo thơm lần giở trước đèn,
    Phong t́nh có lục c̣n truyền sử xanh.

    Bỉ sắc tư phong (1): Cụm từ này có nghĩa là cái kia (bỉ) ít (sắc) th́ cái này (tư) nhiều (phong). Thành ngữ gồm 4 chữ Hán này nhưng lại là thành ngữ của người Việt, do cụ Nguyễn Du sáng tạo ra. Sau này người Trung Quốc dịch Kiều sang tiếng Trung th́ họ dịch câu "Lạ ǵ bỉ sắc tư phong" là "Bỉ sắc tư phong, nguyên vô túc dị", nghĩa là bỉ sắc tư phong vốn không lạ ǵ.

    Trong tiếng Việt hiện nay vẫn c̣n dùng chữ "Bỉ" (彼) trong từ "Bỉ ngạn" như "truyền thuyết hoa bỉ ngạn". Bỉ ngạn là bờ bên kia. Ví dụ nói Phật Thích Ca Mâu Ni độ nhân đến "bờ bên kia của niết bàn" th́ cũng có thể nói, đến "niết bàn bỉ ngạn".

    C̣n chữ phong (豐) vẫn được dùng trong tiếng Việt ngày nay với nghĩa nhiều, đầy đủ như "phong phú" (dồi dào), hoặc nghĩa to lớn như "phong công vĩ nghiệp" (công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại).


    Người ta chẳng ai được hết và cũng chẳng ai mất hết, “nhân vô thập toàn”. (Ảnh: Pexels).
    Như vậy th́ “bỉ sắc tư phong” có hàm nghĩa “được mặt này th́ mất mặt nọ”, đó là đạo lư của vạn vật hiện tượng, đúng cho cả con người nữa. Người ta chẳng ai được hết và cũng chẳng ai mất hết, “nhân vô thập toàn”. Ư tứ này tiếp tục được khai triển trong câu thơ tiếp theo. Đó là:

    Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen: Câu này cũng có thể coi là sáng tạo độc đáo của cụ Nguyễn Du. Trong các văn thơ cổ th́ thường nói "Hồng nhan bạc mệnh" (2), và cũng trở thành câu thành ngữ Hán Việt.

    Trong bài thơ Phận hồng nhan có mong manh của Cao Bá Quát viết:

    Tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh,
    Buồn cho ai mà lại tiếc cho ai.

    C̣n bài Bạc mệnh giai nhân của Tô Thức (Tô Đông Pha) có câu:

    Tự cổ giai nhân đa mệnh bạc,
    Bế môn xuân tận dương hoa lạc.

    Tạm dịch:

    Xưa nay giai nhân thường mệnh bạc,
    Cửa kín xuân tàn hoa rụng rơi.

    Trong Hồng Lâu Mộng cũng có câu thơ rằng:

    Tuyệt diễm kinh nhân xuất Hán cung,
    Hồng nhan mệnh bạc cổ kim đồng.

    Dịch thơ (chưa rơ tác giả):

    Người tiên ra khỏi Hán cung,
    Mỏng manh là kiếp má hồng xưa nay.

    Tại sao hồng nhan lại bạc mệnh? Tại sao "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"? Người phụ nữ đẹp được người người ái mộ, chúa dấu vua yêu, anh hùng tài tử t́m đến, như vậy phải là người phụ nữ sung sướng hạnh phúc nhất mới phải.


    Người phụ nữ đẹp được sắc đẹp, được yêu quư, ái mộ, được yêu dấu, chăm sóc, thế th́ họ phải mất, cuộc đời họ sẽ gặp nhiều gian nan, truân chuyên... (Ảnh: Shutterstock).
    Đó là lư của con người, c̣n cái lư cao hơn khống chế tất cả, đó là quy luật tự nhiên, quy luật vũ trụ, hay nói theo cách người xưa là Đạo Trời. Chương Thiên Đạo sách Đạo Đức Kinh có viết: "Đạo Trời như dương cung. Cao th́ ép xuống, thấp th́ nâng lên. Thừa th́ bớt đi, không đủ th́ bù vào. Đạo Trời bớt dư bù thiếu".

    Thế nên "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" là Nguyễn Du đă dùng t́nh cảm con người, nhân cách hóa để nói về Đạo Trời: "được th́ phải mất". Người phụ nữ đẹp được rất nhiều, sắc đẹp, được mọi người yêu quư, ái mộ, được anh hùng tài tử, phú quư quư tộc, vua chúa yêu dấu, chăm sóc, thế th́ họ phải mất, cuộc đời họ sẽ gặp nhiều gian nan, truân chuyên, giống như Chinh Phụ Ngâm đă viết:

    Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
    Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
    Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
    V́ ai gây dựng cho nên nỗi này?

    Cảo thơm: Cảo nghĩa là bản thảo, bản chép tay. Cảo thơm là bản thảo hay. Từ này đă giải thích rơ Nguyễn Du đọc bản chép tay tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đời Minh, từ đó cảm hứng sáng tác lên Truyện Kiều. Qua nhiều lần in ấn Truyện Kiều đă xuất hiện với những tên như Đoạn Trường Tân Thanh, Kim Vân Kiều Tân Truyện, Kim Vân Kiều Tân Tập. Hiện nay thường giải nghĩa "cảo thơm" là pho sách thơm. Nếu là pho sách th́ có lẽ cụ Nguyễn Du đă dùng ngay từ sách hoặc, thư, tịch, truyện chứ không dùng từ "cảo", mà tiếng Việt đọc chệch sang thành thảo, bản thảo.

    Phong t́nh có lục: Bản chữ Nôm 1870 và các bản chữ Quốc ngữ dùng chữ Cổ (古) trong cụm từ "phong t́nh cổ lục" c̣n các bản chữ Nôm 1866, 1871, 1872 và 1902 đề dùng chữ Có (固). Tất nhiên 2 chữ khác nhau th́ cả cụm từ cũng có nghĩa khác nhau.

    Từ "Phong t́nh" (3) có nhiều nghĩa, ở câu thơ này có nghĩa là t́nh yêu nam nữ. Lư Dục, vị hoàng đế cuối cùng triều Nam Đường có viết bài thơ "Liễu chi" trong đó có câu:

    Phong t́nh tiệm lăo kiến xuân tu,
    Đáo xứ phương hồn cảm cựu du.

    Tạm dịch:

    Già thấy phong t́nh xuân xấu hổ
    Hồn thơm khắp chốn vẫn nhởn nhơ.

    Chữ "Lục" (錄) nếu là động từ nghĩa là ghi chép, nếu là danh từ th́ có nghĩa là bản ghi chép, quyển sách. Thế nên nếu là "Phong t́nh cổ lục" th́ có nghĩa là quyển sách cổ về chuyện t́nh yêu nam nữ. C̣n nếu là "Phong t́nh có lục" th́ có nghĩa là chuyện t́nh yêu nam nữ có ghi chép.


    Thanh Tâm Tài Nhân lư giải hồng nhan trắc trở là: "những người đẹp quốc sắc thiên hương khiến cho người ta đố kỵ, ghen ghét, có một phần nhan sắc th́ thêm một phần trắc trở, có một phần tài hoa th́ thêm một phần nghiệp chướng". (Ảnh: Shutterstock).
    Sử xanh: Đây là từ Việt hóa từ từ gốc Hán "Thanh sử" (青史). Chữ Thanh có nghĩa là màu xanh như "Thanh sơn lục thủy" (non xanh nước biếc), "Thanh thiên" (Trời xanh). Nhưng trong từ "Thanh sử" th́ Thanh nghĩa là thẻ tre (trúc giản - 竹簡). Người xưa dùng tre chế thành các thẻ tre tươi vỏ màu xanh, sau đó hơ lửa cho khô, nước thấm qua vỏ tre xanh như những giọt mồ hôi nên những thẻ tre này gọi là "Hăn thanh" (汗青). Sau đó dùng các thẻ tre này để viết, và phần lớn là để viết sử, do đó "thanh sử" là từ thay thế cho "sử sách" được Việt hóa thành "sử xanh".

    Trong tiếng Việt hiện nay c̣n dùng các thành ngữ như "thanh sử lưu danh" (4) (lưu danh sử sách), "thanh sử lưu phương" (5) (tiếng thơm lưu sử sách), "danh thùy thanh sử" (6) (sử sách lưu danh măi măi), "thanh sử truyền danh" (7) (Sử sách lưu truyền danh tiếng)...

    Con người không chỉ sống cho ḿnh, những anh hùng, vỹ nhân đều là những người có cống hiến cho dân tộc, quốc gia và nhân loại, không chỉ một đời mà nhiều đời sau. Người thường cũng nói "cha mẹ hiền lành để đức cho con". Thế nên con người luôn chú ư giữ ǵn hành vi, đạo đức, muốn trở thành người hữu ích cho xă hội, được mọi người công nhận, được lịch sử phán xét, được sử sách lưu danh, để lại tiếng thơm muôn đời, chứ không ai muốn bị lưu lại tiếng xấu, ô danh vạn thế. Thế nên anh hùng chống quân Nguyên của triều Tống là Văn Thiên Trường đă viết bài thơ "Qua biển lênh đênh", 2 câu cuối cùng là:

    Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
    Lưu thủ đan tâm chiếu hăn thanh.

    Dịch thơ (Đông A):

    Người đời tự cổ ai không chết,
    Lưu giữ ḷng son sáng sử xanh.

    8 câu thơ đầu Nguyễn Du giới thiệu về tác phẩm, về tư tưởng nhân sinh quan Thiên mệnh của ông, hoàn toàn khác với tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài nhân, liệt kê các mỹ nhân cổ đại, cuộc đời đều có kết cục sầu bi. Thanh Tâm Tài Nhân lư giải hồng nhan trắc trở là "Cổ lai quốc sắc chiêu nhân đố" (những người đẹp quốc sắc thiên hương khiến cho người ta đố kỵ, ghen ghét), và "có một phần nhan sắc th́ thêm một phần trắc trở, có một phần tài hoa th́ thêm một phần nghiệp chướng". Thế nên chỉ 8 câu thơ của Nguyễn Du đă cho thấy được nội hàm văn hóa, nhân sinh quan sâu rộng, uyên thâm, so ra th́ bản của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ được coi là bản thảo mà thôi, nên nói "cảo thơm" là rất chính xác.

    Thủy Nguyên

    Phụ chú:

    Bỉ sắc tư phong: 彼嗇斯豐
    Hồng nhan bạc mệnh: 紅顏薄命
    Phong t́nh: 風情
    Thanh sử lưu danh: 青史留名
    Thanh sử lưu phương: 青史流芳
    Danh thùy thanh sử: 名垂青史
    Thanh sử truyền danh: 青史传名
    Xem thêm:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 28-01-2018, 03:00 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 01-05-2015, 07:36 PM
  3. Replies: 17
    Last Post: 14-03-2014, 05:50 AM
  4. Replies: 10
    Last Post: 25-03-2012, 06:19 AM
  5. THƯ MỜI THAM DỰ LỄ TƯỞNG NIỆM NHỊ VỊ TRƯNG NỮ VƯƠNG.
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 06-03-2011, 10:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •