Cuốn sách NỖI HỐI HẬN LÚC HOÀNG HÔN do tác giả Tri Vũ - Hoàng Ngọc Khuê xuất bản tháng 10.2012 tại Pháp. Nội dung viết về ông Trần đức Thảo, sinh năm 1917, giáo sư thạc sĩ dạy môn triết trong ngành đại học tại Paris, một nhà nghiên cứu uyên thâm về tư tưởng Marx, từng tranh luận với đại triết gia Jean-Paul Sartre. Sách cũng ghi lại những kinh nghiệm và nhận xét của ông trong 40 năm sống dưới chế độ xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Năm 1952, Giáo sư Thảo, được sự hỗ trợ của đảng cộng sản Pháp, trở về nước với hoài bảo phục vụ cách mạng. Ông đi theo ngơ đường sắt xuyên Á, qua đất Trung Hoa, để đến chiến khu Việt Bắc. Sự việc đầu tiên làm ông suy nghĩ, khi cán bộ ở biên giới buộc ông làm tờ khai lư lịch, với yêu cầu lên án ông bà, cha mẹ có liên hệ với phong kiến và thực dân. Ông bác bỏ ư kiến này, để tôn trong sự thật. Vụ này được báo cáo về trung ương. Ông đă vài lần gặp ông Hồ, thấy chủ tịch tỏ thái độ xa cách. Dù nhiệt thành yêu nước, nhưng v́ ông chủ trương một cuộc cách mạng đi đến dân chủ và trọng đạo lư, giải phóng con người, nên bị liệt vào thành phần « có vấn đề ». Do đó, ông không đươc giao nhiệm vụ ǵ cả, có lúc đi dạy hoc, một thời đươc giao việc chăn ḅ ở Ba V́, rồi lâm cảnh khó khăn do thất nghiệp, vợ ly dị đi lấy chồng khác (bác sĩ Nguyễn khắc Viện).
Năm 1954, sau hiệp định Genève, ông trở về Hà nội, trải qua những ngày sống trong cảnh xă hội mới quá thê thảm. Hà thành ngày trước văn minh, thanh lịch nay không c̣n, kể cả tiếng nói, nhường chỗ cho dân từ các nơi khác đến, quê mùa, tục tằn, thô lỗ. Ông được tham gia một chuyến đi về huyện Chiêm Hóa, để vận động các bần cố nông đấu tố địa chủ, đă chứng kiến vụ những dân làng bị đánh đập dă man, rồi đem ra xử bắn, trước sư hiện diện của cố vấn Trung quốc (chiến dịch cải cách ruộng đất do các cán bộ Tàu ch́ huy). Ông Thảo bị xúc động mạnh, đ̣i các cố vấn này giải thích về căn bản pháp lư của tỷ số giết người ấn định 5%. Các cố vấn này bèn lập phiên ṭa, định đưa Gs.Thảo ra xét, rồi xử bắn về tội phản cách mạng. Sau cùng, chuyện được hoăn lại
Năm 1987, Gs.Thảo được phép vô Sài g̣n, nh́n thấy một thành phố khác xa Hà Nội, không đói rách như đă nghe, găp nhiều cựu kháng chiến Miền Nam, nghe tâm sự của những người nay bị gạt ra bên lề, và được họ quư trọng. Ông viết cuốn sách ngắn tựa đề « Con người và chủ nghĩa lư luận không có con người », được tái bản. Hà Nội ra lệnh tịch thu, nhưng sách đă bán sạch. Nhiều người khuyên ông nên đi Pháp, để bảo toàn mạng sống.
Năm 1991, ông trở qua Pháp, vui mừng gặp lại các bạn hữu, đồng thời bị ṭa đại sứ VN ở Paris theo dơi, gây khó khăn, hăm dọa, ngăn chặn không cho ông diễn thuyết ờ Nhà Việt Nam. Ông cho biết, ông Hồ không mấy quan tâm về lư thuyết của Marx, chỉ làm theo Lénine, Staline, và nhất là Mao. Gs. Thảo đánh giá lại học thuyết của Marx, với kết luận : Marx đă sai lầm.
Vào lúc xế chiều của cuộc đời, Gs.Thảo tỏ ư hối hận, trong bao năm qua đă giữ thái độ im lặng, tức đồng lơa với những kẻ gây tội ác. Ông dự tính ra cuốn sách, chưa thực hiện th́ đột ngột từ trần năm 1993, sau một cơn đau bụng dữ dội, điều khó hiểu. Hũ tro của ông đươc gởi về Hà Nội, nhưng không được ai nhận. Cuối cùng, bà vợ cũ đứng ra lo việc mai táng. Chính quyền Hà Nội đă truy tặng ông huân chương Độc Lập và Giải Thưởng Hồ chí Minh !
Trích đoạn phần G.s Thảo tŕnh bày về một số vấn đề:
Định kiến với triết học sách vở.
Những trí thức yêu nước từ xa, cứ vô tư ca ngợi vinh quang, cứ khơi khơi rao giảng hận thù nên khép lại, cái ǵ của quá khứ th́ trả lại cho quá khứ, để cùng nhau xây dựng tương lai, với tinh thần ḥa giải, ḥa hợp dân tộc. Họ mỉa mai chê bai, chẳng lẽ cứ chống cộng đến chiều ? Những lời lẽ hô hào lăng mạn đẹp đẽ và vô tư ấy đă được phát ngôn quá dễ dàng, chỉ v́ người nói câu ấy đă không thấy, không hiểu thấu được những cái tuy thuộc về quá khứ, nhưng nó đang vẫn c̣n tác yêu tác quái trong hiện tại. Làm sao có thể ḥa giải, ḥa hợp giữa bầy cừu và bầy sói. Giữa kẻ bị trị với kẻ thống trị ? Giữa những kẻ vẫn hờm nhau như kẻ thù ? Do đó, công cuộc tranh đấu t́m đ̣i tự do dân chủ cho quê hương không thể ngừng lai. Bởi công cuộc tranh đấu chống lại bạo luật của rừng rú không phải là nghĩa vụ của riêng quá khứ.
Không được trải nghiệm tới từng hơi thở từng thớ thịt của thân xác, những nỗi đau đớn của dân tộc, th́ khó mà thấy, mà hiểu dù mỗi hoàn cảnh con người đau khổ. Cuộc tranh đấu của Mahatma Gandhi và cách tranh đấu của chủ tịch Hồ chí Minh dĩ nhiên là khác nhau, rất khác nhau. Khác nhau ở cách cảm thấy nỗi đau hay cách suy tư về nỗi đau, mà khác cả về hệ quả tốn ít hay nhiều xương máu, về mức độ tha hóa, băng hoại lương tri con người qua những tranh đấu ấy… »
Tiếp cận thực tại tàn nhẫn.
Sự bế tắc của cách mạng là do ư thức giải phóng con người bằng đấu tranh giai cấp để xóa bỏ giai cấp. Đây là một mô h́nh cách mạng không tưởng, không nền tảng duy vật sử quan. Không tưởng v́ cả tin vào sự đam mê cuồng tín, cả tin vào khả năng giải phóng bằng bạo lực của hận thù. Sự bế tắc ấy là do ư thức, do thái độ cảnh giác, do chính sách thù hận mù quáng của quyền lực chuyên chính. Sự chuyên chính ấy đă đóng kín mọi chân trời, đă không ngừng đẩy những con người chân thật, không chấp nhận dối trá, sang phía thù địch. Giá trị một ư thức hệ không thể so sánh với mạng sống của con người, nhất là với con người bị oan ức, con người trù dập, bị bóc lột, hoàn toàn bất lực, vô phương tự vệ. Một ư thức hệ, dù thế nào th́ nó chỉ có giá trị của một dụng cụ. Một dụng cụ làm sao có thể so sánh với giá trị của một mạng sống ? v́ vậy, không thể hy sinh con người cho bất cứ một ư thức hệ nào. Trước nỗi đau của con người tuyệt vọng v́ ư thức hệ, th́ chính cái ư thức hệ ấy cũng cần phải được rà xét lại, để cải đổi hoặc đào thải. Chính những sai lầm cơ bản về tư duy đă đưa tới những hành động gây đau khổ cho con người.
Tư duy theo quy luật phủ định của phủ định là phương pháp gạn lọc những kinh nghiệm, những hành động trong sự vận động của cách mạng trong thời gian. Việc vừa làm xong, vừa thực hiện được th́ không nên coi nó như đă vĩnh viễn hoàn hảo. Phải coi việc đó, cách làm đó là c̣n có thể cải thiện. bằng cách chỉ giữ lại những ǵ tốt, và loại bỏ ngay những ǵ coi là xấu. Nhờ sự cải thiện thường xuyên ấy, tức là từng bước phủ định phần xấu mà ta vừa làm, để ta có một cái ǵ mới tốt hơn cái đă đạt. Như vậy là ta luôn luôn phải phủ định một phần những ǵ đă làm để đạt tới cái mới ngày càng tốt hơn, ngày càng sáng sủa, ít xấu hơn. Quy luật phủ định của phủ định đ̣i hỏi sự vận hành cách mạng không được ngưng lại ở một chính sách, hoặc ở một tổ chức, một cơ chế vĩnh viễn nào cả. Không có cái ǵ cứ đứng yên một chỗ, bất biến, cố định trong thời gian. Điều này thật quan trọng đối với từng cá nhân, nhưng nó càng quan trọng đối với một chính sách của đảng, của nhà nước.
Những hành động do thù hận không thể nào đưa tới thành công. Tại v́ thù hận là tố chất tâm lư bệnh hoạn rất truyền nhiễm, rất độc hại. Nó đưa tới tŕnh trạng mù quáng trong nhận định, nó dẹp bỏ lương tri, nó mở đường hành động cho mọi thủ đoạn gian xảo và tội ác, nó tạo ra nguyên tắc cứu cánh biện minh cho phương tiện. Nguồn gốc của thù hận trong xă hội ta ngày nay là do t́nh trạng đất nước ta đă một thời bị ch́m đắm trong bầu không khí cuồng tín, v́ lănh thổ bị chia cắt thành hai chế độ với hai lá cờ, với lời thề quyết tiêu diệt nhau để thống nhất lănh thổ.
Cảnh giác với hiện tại sống động.
Do khái niệm về mặt tâm lư và xă hội, danh dự là một thuộc tính được ban tặng cho con người từ bên ngoài, nghĩa là một giá trị do người đời khen tặng, chứ bản thân không thể trực tiếp đi t́m mà lấy được. Danh dự chỉ đến với những con người sống đức hạnh, có lương tri, biết hoàn thành trọn vẹn công việc của ḿnh, dù đấy là một công việc khiêm tốn. Như thế th́ mọi người đều có thể có danh dự, chứ danh dự không phải là riêng của những kẻ có chức , có quyền trong xă hội. Nhưng do ngộ nhận mà danh dự đă bị coi là một khả năng kích thích con người có hành động đẹp đẽ , vĩ đại, theo xu hướng khoa trương, phù phiếm bề ngoài, để tao ra danh dự cho ḿnh. Bởi khi đó danh dự đă bị đồng hóa với danh vọng. Thông thường, danh vọng có khả năng kích thích tâm lư, có thể làm cho con người u mê đến mức sa đọa, y như là một thứ thuốc phiện. Người ta đam mê chạy theo danh vọng, để rồi tự biến thành kẻ khoe khoang, kiêu ngạo, hoang tưởng. Tranh đua nhau trên con đường dang vọng thường làm cho ḿnh thành ích kỷ, thấp hèn. Danh vọng đă đẻ ra một cấp trên kiêu ngạo, một cấp dưới nịnh nọt. Nó có thể cải trang một người b́nh thường thành kẻ tự đắc, một nhà chính trị thành một lănh tụ độc tài, đam mê quyền lực, điên cuồng khao khát danh vọng, quan liêu cửa quyền đến mức hành động, nói năng như cha mẹ dân, rồi muốn được tôn vinh làm cha dân tộc.
Về mặt tâm lư xă hội, danh dự cũng như hạnh phúc, không thể t́m kiếm, không thể mua chuộc nó một cách trực tiếp, bằng quyền lực hay tiền bạc, như người ta vẫn đi t́m kiếm danh vọng. Danh dự chỉ tới một cách gián tiếp từ bên ngoài, với những ai biết sống một cách xứng đáng, có lương tri, sống ngay thẳng, trong sạch. Danh dự do đó quả thật là một nền tảng của đạo đức. Không thiếu ǵ xă hội, trong đó con người ngông cuồng khao khát danh vọng, một xă hội chỉ trọng vọng bề ngoài, chỉ trưng khoe thành thích gỉa tạo một cách bệnh hoạn. Một thí dụ điển h́nh về mặt tiêu cực của danh vọng là thói háo danh với bằng cấp. Bằng cấp chỉ là một h́nh thức chứng thực khả năng. Danh dự của một người có học có trí thức là biết sống không ồn ào, không khoa trương, biết chứng tỏ tŕnh độ bằng kết quả của việc làm. Khi danh dự bị nhầm lẫn với danh vọng, th́ nó đă đưa tới sự gian lận trong thi cử, mua bán bằng cấp chạy chọt chức tước.
Những thành tích mưu cầu vinh quang, đầy danh vọng của kẻ có quyền lực, mà có người đă được hậu thế ca ngợi, có khi c̣n được tôn thờ như thánh. Những thành tích mưu cầu vinh quang danh vọng một cách đam mê, cố mưu t́m chiến thắng kiểu Pyrhus, cố tạo ra những công tŕnh vĩ đại như Kim Tự Tháp, như Vạn Lư Trường Thành…và nhầm lẫn đấy là những thành tích của danh dự. Thực ra, những công tŕnh vĩ đại ấy không thể là biểu hiệu cho danh dự và đạo đức, đạo lư. V́ chiến thắng như thế là phung phí xương máu quân lính, vĩ đại như thế phung phí mồ hôi, nước mắt của dân chúng. Chúng không mang tính đạo đức và nhân bản. V́ vậy, nhiều nhà lănh đạo quyền lực lớn trong lịch sử chẳng thể trở thành nhà đạo đức, càng không thể là thánh nhân.
Vẫn chưa được giải phóng.
V́ cách mạng không chú ư tới vấn đề nhân bản, nên rất nguy hại cho sự xây dựng con người. Guồng máy tuyên truyền nêu ra những tấm gương để giáo dục tuổi trẻ. Đây thật sự là đă có nhầm lẫn giữa mưu trí và trí tuệ. Những tấm gương mưu mẹo, lừa gạt, trí trá để phá đich, diệt địch là quỉ kế, là thủ đoạn, chứ không phải là trí tuệ. Một hành động của trí tuệ là một việc làm có tính chính nghĩa, chính đạo, trong sáng. Mưu trí tin tưởng vào con đường thủ đoạn, tiêu diệt, của chiến tranh. Thế nên nó đề cao những thành tích ám sát, đặt ḿn, gài bom…, đó là mưu mẹo, là thủ đoạn quỉ quyệt, gian ác, chứ nó không phải là trí tuệ.
Trí tuệ là biết cách thay ác bằng thiện, biến thù thành bạn, không làm những điều dối trá, độc ác, phù phiếm, mà cố gắng làm những điều trong sạch, hài ḥa, bền vững. Trí tuệ tin tưởng vào con đường tiến lên của nhân cách, của đạo lư nên nó tin vào các giải pháp ḥa b́nh. Nhầm lẫn về mặt này , nên giáo dục cách mạng đă vô ư thức thiên về xu hướng tạo dựng một mẫu người thủ đoạn, láu cá, lưu manh chỉ đắc dụng trong chiến tranh. Chứ không phải một mẫu người ngay thẳng, chân thật của trí tuệ để xây dựng những giá trị bền vững. Trong xă hội đầy những con người mưu trí, thủ đoạn th́ xă hội ấy không c̣n lương tri, không c̣n biết luân thường, đạo đức và lư tưởng ǵ nữa.
Phản biện là hướng nghiên cứu mới.
Phải nh́n nhận, những ǵ xuất hiện trong hiện tại đều có gốc rễ từ quá khứ, y như những lớp đất đá lần lượt, qua thời gian, kết tụ thành từng địa tầng, lớp nọ đè lên lớp kia. Cây cỏ mọc trên mặt đất ấy, nhưng chính gốc rễ của nó đă hấp thụ những yếu tố, từ các tầng lớp bên dưới, để tạo ra tất cả những ǵ hiển hiện trên mặt đất này, ở trong hiện tại này. Tất cả đều do chất liệu của một quá tŕnh kết tụ, tích lũy từ dĩ văng : hiện tại là một di sản sống động, là gánh nặng đang tác động do quá khứ để lại. Cái ǵ hiện hữu hôm qua th́ hôm nay nó vẫn c̣n tác động. Cái ǵ hiện hữu hôm nay, th́ rồi nó vẫn tác động ở tương lai, gần hay xa. Không có cái ǵ đă tác động tốt hay tác hại hôm qua mà sẽ mất hẳn đi trong hôm nay, không có cái ǵ đang tác động tốt hay xấu hôm nay mà sẽ hoàn toàn mất đi trong tương lai. Cứ như trong hóa học, không có ǵ đă có mà rồi sẽ mất đi hoàn toàn. Nó sẽ xuất hiện dưới một dạng khác, thể khác, chứ không biến đi mà không để lại dấu vết.
Không có cái ǵ không hề có hôm nay mà sẽ có trong tương lai : cổ xúy đấu tranh bằng hận thù, bạo lực hôm nay, rồi th́ nó sẽ đẻ ra hận thù và bạo lực trong tương lai. Và chính quy luật này cho biết, muốn xây dựng những điều công bằng, chân thật tốt đẹp của thế giới đại đồng trong tương lai, th́ phải bắt đầu thực hiện những bước công bằng, chân thật tốt đẹp ấy, ngay từ hiện tại bây giờ. Phải xử lư, thanh toán cho hết những di sản thù hận của quá khứ đang hiện diện trong thực tại, để nó không c̣n tác động trong tương lai. Khung cảnh lư luận như thế là căn cứ trên một hiện tại sống động, nghĩa là nó phải thanh toán, nó phải gột rửa mọi xấu xa, để rồi nó c̣n tiếp tục sống động trong tương lai, như là cái gốc tốt đẹp, tử tế của tương lai.
Không có thứ lư luận biện chứng nào có thể chứng minh rằng một xă hội đầy đen tối, đầy dối trá, độc ác, quỉ quyệt, đầy hận thù, tranh chấp, đầy chia rẻ và tham nhũng của hôm nay sẽ đẻ ra một thế giới đại đồng chân thật, đoàn kết, thương yêu, tốt đẹp trong tương lai !
Mà có thật là những con người vô sản đang phấn đấu để vẫn c̣n là người vô sản trong tương lai ? Hay nó đang phấn đấu để trở lại con người hữu sản ? Phấn đấu để có một cái ǵ cho ḿnh, hay để rồi không có ǵ cả cho riêng ḿnh ? Có những nhận định khắc khe cho rằng một số không ít đảng viên, chỉ v́ muốn lo toan, củng cố các điều kiện sinh hoạt cho gia đ́nh mà bị quy chụp cho tội cách mạng biến chất, chỉ biết lo riêng tư. Đấy là một lối nh́n sai lệch. V́ đấy là một thứ lư luận theo lô-gich h́nh thức của phái siêu h́nh, không nhận ra sự thật trong cái thực tế rất tự nhiên trong vận hành cách mạng của con người. Lối nh́n ấy thật sự không phải là biện chứng. Thực ra là họ vẫn lẩn quẩn trong một số lư luận siêu h́nh mà không biết.
Thân phận những con rối.
Cái phần sự nghiệp xây dựng mô h́nh thế giới đại đồng của Marx đă làm ḥng học thuyết. Nếu trong phần phê phán chủ nghĩa tư bản, Marx đă sử dụng những sự kiện đă xảy ra trong lịch sử đương đại, trong xă hội đương thời, để đả xă hội tư bản. Cách phê phán này có tính biện chứng duy vật sử quan không thể bắt bẻ. Nhưng bước qua phần lư luận để xây dựng xă hội mới bằng cách nêu mô h́nh thế giới đại đồng mà mọi người mơ ước, th́ Marx bắt đầu lúng túng trong biện chứng. V́ cái mô h́nh thế giới đại đồng ấy là không có giai cấp, không có bóc lột. nó được coi là nền tảng của khái niệm, của ư thức đấu tranh giai cấp. Cái mô h́nh ấy, thật ra là chưa hề thấy, chưa hề có ở đâu đó trong lịch sử. Nó chỉ là một ảo tưởng, một mong ước sẽ có trong tương lai. Làm như vậy trong lư luận là Marx đă mang cái tương lai ảo ấy, đặt nó lên trước hiện tại để dùng nó như một kinh nghiệm đă có, đă thấy. Đấy là lối lư luận với một nền tảng siêu h́nh. Biện chứng đó không có chút ǵ là duy vật sử quan .
Từ khái niệm thế giới đại đồng tốt đẹp theo dự báo, do mong ước ấy, Marx đă biến nó thành ư thức cách mạng đấu tranh giai cấp, để hành động, để đạt tới thắng lợi, để xóa bỏ giai cấp bóc lột, để hoàn thành một xă hội không có giai cấp. Viễn ảnh quá đẹp ấy là một kinh nghiệm ảo, là một thứ thiên đường ảo chưa hề có trên trái đất. Ở trong mô h́nh ảo ấy, giới công nông đă được giải phóng, đă làm chủ được chính ḿnh. Từ kinh nghiệm ảo mơ ước ấy, Lénine khai triển một chủ nghĩa xă hội mới, bằng cách khơi dậy hận thù giai cấp để làm động lực đấu tranh của giai cấp vô sản, làm đ̣n bẩy để hoàn thành cách mạng, tạo ra sự đổi đời với một hệ thống giá trị mới của giai cấp công nông, với một đảng cầm quyền là đại diện cho giai cấp công nông. Vậy là cách mạng đạt tới một chế độ mới, một nhà nước mới theo một chủ nghĩa xă hội mới. Trong chế độ mới ấy, sẽ không c̣n cảnh người bóc lột người, công nông nào mà không mê !
Biến khái niệm, biến học thuyết đấu tranh giai cấp chống bóc lột thành ư thức cách mạng. Lấy hận thù làm nền tảng phát động một cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa trên toàn cầu. Đấy là một phát minh ư thức hệ vô cùng sắc bén và tinh vi. Bởi nó có một sức bùng phát phi thường, nhờ đánh thức dậy trong con người bản năng bạo lực của thời c̣n là muông thú, khi khơi dậy tâm lư hận thù. Lư thuyết cách mạng lấy hận thù giai cấp làm động lực, lấy ư chí tiêu diệt giai cai cấp bóc lột làm vũ khí, chỉ nghe sơ qua lư thuyết ấy, bất cứ dân cùng khổ nào cũng tin như thế là đúng, như thế sẽ là thắng, sẽ là đại thắng.
Thế nhưng, cho tới nay, những ai đă từng sống cả cuộc đời trong sự vận hành cách mạng do Lénine phát động, do Staline triệt để khai thác, do Mao ḥ hét vận động, đều đă thấy rơ kết quả tồi tệ của một tổ chức mang danh đảng của giai cấp công nông, là một nhà nước chuyên chính vô sản cầm quyền. Đau đớn hơn hết là trong thực tại, con người lao động vẫn c̣n bị bóc lột. Trong xă hội mới ấy, thành phần công nông vẫn chỉ là thành phần thiệt tḥi nhất. Kết qủa là trong thế giới đại đồng ấy, đă không hiển hiện một chế độ xă hội chủ nghĩa nào cả. Sau này, cuộc cách mạng long trời lở đất ấy đă lộ ra cái bản chất vừa ngu tín, vừa cuồng tín.
Đặc biệt là ngay trong chế độ vô sản mới này, con người vô sản ở khắp nơi đều tỏ ra vẫn giữ nguyên bản năng hữu sản. Họ gậm nhấm, xâm chiếm của công, cướp đoạt tài sản của tập thể, của kẻ yếu, cướp đoạt đất đai của nông dân làm của riêng. Tư hữu kiểu cũ do làm ăn cần cù, do tích lũy lầu dài mà có được, nay đă bị xóa bỏ. Thay thế nó nay là tư hữu kiểu mới do chiếm đoạt bằng chữ kư của quyền lực, hoặc do móc ngoặc với quyền lực. Trong thực tế, trước mắt, con người vô sản có quyền hành, luôn luôn phấn đấu để chiếm hữu một cách rất tự nhiên của cải của xă hội, để trở thành nhà tư sản mới.
Phải thẳng thắn ghi nhận rằng cho tới nay, chỉ có một cuộc cách mạng duy nhất đă thực hiện đúng một h́nh thức xă hội không giai cấp mà Marx mơ ước. Đó là chế độ vô sản, một xă hội không có tư hữu, không có tiền tệ để dùng làm dụng cụ bóc lột. Đó chính là cuộc cách mạng mà Pol Pot đă xây dựng tại Cambốt. Trong suốt những năm tồn tại của chế độ Pol Pot, các chế độ xă hội chủ nghĩa khác đă im lặng đồng t́nh, đồng ư, v́ tin rằng trong chế độ Pol Pot ấy thật sự chỉ có giai cấp vô sản.
Kẻ gợi ư, kẻ chuyển lửa của niềm tin đấu tranh giai cấp cho các nhà lănh đạo, trong đó có Pol Pot, để đi vào con đường cuồng tín đến đẫm máu chính là Marx. Lời tiên tri sẽ xóa bỏ giai cấp của Marx đă mê hoặc nhiều thế hệ. Và họ lao ḿnh vào tội ác.
Bookmarks