Hồ Chí Minh, ông là ai ?
» Tác giả: Nguyễn Gia Định
Bốn năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam ráo riết tổ chức cho toàn đảng, toàn quân, toàn dân, nhất là lớp trẻ “học tập đạo đức Hồ Chí Minh”..Nhiều tác giả đă có bài dự tuyển xuất sắc được vinh dự đi báo cáo điển h́nh trên toàn quốc. Ngoài chế độ ăn ở “hưởng theo nhu cầu” họ c̣n được nhận thưởng lớn bằng vật chất và tinh thần. Là một người Việt Nam tôi tự thấy ḿnh cũng nên tham gia, để may ra c̣n có người đồng t́nh góp thêm tư liệu bổ sung làm sáng tỏ “phẩm chất đạo đức” Hồ Chí Minh cho mọi người Việt Nam cùng biết. Nhất là các đồng chí Công an Nhân dân. Bởi các đồng chí Công an biết là dân được nhờ.
Dân ta thường nói “Cái kim bỏ trong bọc lâu ngày cũng ḷi ra”. Đảng Cộng sản Việt Nam sợ cái kim Hồ Chí Minh ḷi ra nên tất tưởi bỏ công, bỏ của vận động học tập đạo đức của một người thất đức nhất trong lịch sử dân tộc. Học tập hấp tấp, tràn lan gợi nên t́nh thế của những người canh đê hốt hoảng chèn ổ mối, bịt hang chồn, gia cố ṛ rỉ trước nạn hồng thủy. Tôi nghĩ, chân đê ngậm nước lâu ngày rệu rả rồi. Khó bồi trúc chống đỡ lắm. Vở là cái chắc.
HỒ CHÍ MINH, ông là ai ?
PHẦN MỘT :
Trong thời gian qua , một số đọc giả đă biết về bài 1 ‘“Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Sinh Cung, ba không thể là một”. Bài này dă xuất phát từ sự gửi gắm của những người đương thời từng sống trong cuộc , biết rơ hành tung , lai lịch , phẩm chất Nguyễn Sinh Cung ( Nguyễn Tất Thành, Lư Thụy, Vương, Chín Thậu, Line, Tống Vân Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Trần Lực, T. Lan. Trần Dân Tiên…) nhưng do điều kiện và t́nh h́nh bất lợi trong chế độ nên họ không thể nói ra. Tôi là người may mắn tiếp cận trong nhiều năm các nguồn tư liệu dặc biệt và gặp gỡ một vài nhân vật đồng đại. Bài 1 : “Ba không thể là một” là kết quả thu gọn của một số sự kiện lịch sử.
Để làm sáng tỏ thêm, cung cấp một cái nh́n mạch lạc hơn, tôi xin tiếp tục với bài 2 ‘’ Hồ chí Minh , ông là ai ? ‘’ để tŕnh bài cụ thể hóa : năm tháng, tŕnh độ, sự kiện, hành vi của nhân vật tự nhận ḿnh là Nguyễn Sinh Cung. Bởi có nhận rơ hoàn cảnh, nhân cách, những bước đi và việc làm của Nguyễn Sinh Cung một cách minh bạch, cụ thể th́ mới nhận ra bộ mặt thật của Hồ Chí Minh – người của Tàu giành được vị trí độc tôn dắt mũi người Việt làm mọi việc để chuẩn bị cho Tàu thôn tính nước ta.
V́ lẽ đó mong mọi người quan sát thấu đáo những bước đi của Nguyễn Sinh Cung để nhận ra hành tung của ông ta. Từ đó nhận ra chân tướng Hồ Chí Minh một cách dễ dàng. Bởi, Hồ Chí Minh chắc chắn không phải là Tất Thành – Nguyễn Sinh Cung qua năm tháng cụ thể sau đây:
….
Thời thơ ấu & tuổi trẻ của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành )
Trong bài 1 “Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Sinh Cung, ba không thể là một” tôi dă có dịp tŕnh bài chi tiết về gia thế , cuộc dời của Nguyễn Sinh Sắc , cha của Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Nhuận. Nên xin tóm lại, sau ngày Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng (khoa thi năm 1901), tại Huế thì Nguyễn Sinh Khiêm mang tên mới là Nguyễn Tất Đạt. Nguyễn Sinh Cung mang tên mới là Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Sinh Nhuận mang tên mới là Nguyễn Tất Danh.
Đoạn đầu đời này của Nguyễn Sinh Cung có thể tóm lại như sau :
- 1890 (thực ra là 1892) – 1895 c̣n bé chưa học hành ǵ.
- 1896-1901 từ 6 tuổi đến 11 tuổi (4 tuổi đến 9 tuổi), giữ em, giúp mẹ quay xa kéo sợi dệt vải thuê, học hành chưa bao nhiêu.
- 1901-1905 về quê ở với d́ không có điều kiện học.
- 1905-1908 vào Huế học trường Tiểu học Đông Ba. Trường Tiểu học Đông Ba nằm tại vị trí vườn hoa phố Phan Bội Châu ngoài cửa Đông Ba (sau năm 1975 phố Phan Bội Châu nhường cho Phan Đăng Lưu). Học tại Đông Ba mà phải ở nhờ tận dưới chợ Nọ th́ biết gia cảnh Nguyễn Sinh Huy sung túc đến cở nào rồi.
- 1908 vừa bước vào trường Quốc học th́ đúng dịp phong trào chống thuế Trung Kỳ được các vị sĩ phu hô hào xuống đường biểu t́nh. Nguyễn Sinh Cung bỏ học đi coi nên bị đuổi ra khỏi trường.
Mong mọi người ghi nhận cho sức học của Nguyễn Sinh Cung trong thời gian này về chữ Hán, chưa chắc đă xong “Tam thiên tự” có nghĩa là chưa thuộc “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, về chữ quốc ngữ tŕnh độ tiểu học Đông Ba, về chữ Pháp tháng đầu trường Quốc học Huế.
Có một thời người ta dựa vào sách “Những mấu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch” do Trần Dân Tiên sưu tầm và biên soạn công phu, đă thổi phồng nghĩa cử Nguyễn Tất Thành v́ vận động học sinh Quốc học tham gia phong trào chống thuế và chính anh ta trực tiếp viết đơn giúp những người biểu t́nh nên mới bị đuổi học. Đáng tiếc là Trần Dân Tiên (chính là Hồ Chí Minh ngụy tạo) không kịp suy ra một điều sơ đẳng rằng phong trào chống thuế Trung Kỳ do các sĩ phu, nhân sĩ trí thức đề xướng. Rằng chữ nghĩa của họ chắc chắn trên tầm của một học sinh tiểu học Đông Ba, cần chi phải đợi đến đầu cầu Tràng Tiền mới nhờ người viết đơn. Do đó đón đường người biểu t́nh để viết hộ đơn là một sáng tạo theo kiểu “ngọn đuốc sống”của Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam thời chuyên chính vô sản dưới tay Hồ mà thôi. Nhiều tài liệu sưu tầm trong dân gian người ta c̣n biết rằng thời ở làng Dương Nổ (Huế), Nguyễn Tất Thành là một thiếu niên ngổ ngáo, lếu láo hay trèo lên án thờ giữa đ́nh làng, gạt đồ tự khí sang một bên để nằm ngủ. Tính cách đó có tương xứng với nghĩa cử “viết đơn giùm” những người biểu t́nh chống thuế không?
*
Nguyễn Tất Thành bị đuổi học t́m đường vào B́nh Khê nay là huyện Tây Sơn, tỉnh B́nh Định với cha, th́ cũng là năm Nguyễn Sinh Sắc, ngồi ghế tri huyện B́nh Khê, bê tha say rượu đánh chết người, bị thải hồi. Vậy là “ốc không mang nổi ḿnh ốc” làm sao “mang cọc cho rêu”. Nhớ lại một người bạn vừa đồng hương vừa đồng môn là Lê Trọng Trung, Nguyễn Sinh Sắc xin cho Nguyễn Tất Thành vào làm ở Công ty Nước Mắm Liên Thành và được tá túc tại trường Dục Thanh, Phan Thiết một thời gian ngắn. Trong sách của Trần Dân Tiên viết là tham gia dạy học tại trường Dục Thanh, không biết dạy môn ǵ khi kiến thức đang ở bậc tiểu học. Bởi tư cách và năng lực, Nguyễn Tất Thành không được Công ty Nước Mắm Liên Thành tuyển dụng nên lại chạy vào Sài G̣n t́m cha. Tại sao cha bị đuổi việc, con bị đuổi học không dắt díu nhau về quê mà lưu lạc vào nam? Lúc này ông Nguyễn Sinh Sắc thất nghiệp xin ngồi trước cửa một tiệm bán thuốc Bắc kê toa cho con bệnh để chủ tiệm tính huê hồng mà độ nhật. V́ vậy mức thu nhập ngày có ngày không, cuộc sống thực sự bấp bênh không nuôi nổi bản thân nên khó cưu mang Nguyễn Tất Thành. Trong bước đường cùng tứ cố vô thân đó, Nguyễn Sinh Sắc nghĩ đến một người bạn đồng khoa là Phó bảng Phan Chu Trinh hiện đang ở Pháp mới viết thư tay rồi xui Nguyễn Tất Thành t́m đường sang Pháp nhờ Phan Tây Hồ may ra có kế sinh nhai.
- 1908 – 1911 lêu lổng, lang thang.
Nguyễn Sinh Cung sang Pháp
Theo ư cha, năm 1911 Nguyễn Tất Thành đổi tên là Ba xin làm phụ bếp dưới tàu chở hàng La Tusơ Tơ rê vin của hăng vận tải Pháp. Xin được ghi nhận rằng tŕnh độ học vấn của anh Ba lúc này vẫn nguyên vẹn là tiểu học Đông Ba. Bảy năm lênh đênh trên biển và một thời gian ngắn rửa chén bát cho nhà hàng ăn trên nước Anh, tŕnh độ học vấn xem ra chưa có ǵ bổ sung ngoài một số tiếng bồi giao dịch trong lao động thấp hèn.
- 1911 – 1918 phụ bếp dưới tàu chở hàng Pháp lênh đênh trên biển, chắc chắn là dưới hầm tàu không có lớp học. Tàu cập cảng này, cảng nọ, thân phận phụ bếp không phải là chân giao dịch bạn hàng. Sự học thêm thực sự bị hạn chế là cái chắc.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc. Anh Ba trở về Pháp và được làm công ở tiệm ảnh của Phan Chu Trinh. Những ngày này Nguyễn Sinh Cung mới bắt đầu được chứng kiến các cuộc tiếp xúc giữa những người có học. Đó là Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh…Đây cũng là thời gian Nguyễn Sinh Cung thể hiện đầy đủ tính láu cá sở trường được hun đúc bởi bẩm sinh và bởi thực tế 7 năm lăn lóc sóng gió với những người đi biển.
Xin nhắc lại một lần nữa rằng sau 7 năm bếp núc Nguyễn Sinh Cung giàu thêm về ngôn ngữ giao tiếp lao động, nhưng về học vấn vẫn nguyên vẹn là tiểu học Đông Ba. Mong mọi người xác nhận cho điều đó. Cái hớ của Trần Dân Tiên là không viết thêm trong bảy năm bôn ba ấy Hồ Chủ tịch của ông ta đă gắn bó mật thiết với bao nhiêu thư viện của các nước Anh Pháp Mỹ. Bởi có xác nhận rơ điều này th́ mới minh định được tầm tri thức, vốn ngôn ngữ về thể loại văn chương bác học hàm súc của luật lệ như “Thỉnh nguyện thư” gửi đến Ḥa hội Véc xây năm 1919 và nhận chân Nguyễn Ái Quốc là ai.
Trong Hồ Chí Minh toàn tập sau này cũng như “Những mẫu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch” do Trần Dân Tiên cho phát hành trước đây, th́ cho là tác giả của “Thỉnh nguyện thư” và là người trực tiếp đưa “Thỉnh nguyện thư” đến Ḥa hội Vécxây là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh…???!!!
Lấy một cái đúng về hành vi “chạy thư” để che giấu hai cái sai về nhân cách, về bản chất là thuộc tính láu cả của Hồ Chí Minh. Những hành vi cướp công về sau sẽ bổ sung cho kết luận này.
Chuyện chỉ có thế nhưng Trần Dân Tiên (Hồ Chí Minh ngụy tạo) cố t́nh bơm lên thành hành động cao cả “đi t́m đường cứu nước”. Thiết nghĩ, nếu là đi t́m đường cứu nước th́ đến với Phan Chu Trinh là một cơ hội. Nhưng xin dược làm phụ bếp an phận lại có thù lao gửi về cho cha, nên anh Ba gắn bó với hầm tàu suốt 7 năm. Con “đường cứu nước” đó thật là thênh thang. Cái “tài của Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh là phịa ra người khác nói về ḿnh.
Ngay lời nói đầu nhà báo Trần Dân Tiên đă vẽ nên chân dung một vĩ nhân hết sức khiêm tốn. Ông ta đă kiên nhẫn chờ đợi ngày này qua ngày khác mà không thể gặp được chủ tịch đành đi khắp nơi t́m hỏi hết người này đến người khác mới phác họa chân dung chủ tịch nhưng không hoàn hảo mà chỉ như con rồng trong mây lúc ẩn lúc hiện. Phịa ra người khác đóng vai khách quan để nói về chính ḿnh, th́ trên đời này không ai gian trá hơn, không ai tài giỏi hơn. Nói như người quê tôi, không ai xạo hơn.Có lẽ những người cộng sản Việt Nam nhờ học được đức tính bẩm sinh này nên ai cũng như ai đều có tài dối trá.
Thỉnh nguyện thư Véc Xây
Chuyện sự thật như thế này: Chiến tranh thế giới thứ nhất có dấu hiệu kết thúc. Các nước thắng trận sắp nhóm họp tại cung điện Véc xây (Pháp). Phan Văn Trường (Luật sư), Phan Chu Trinh (Phó Bảng), Nguyễn Thế Truyền (Luật sư), Nguyễn An Ninh (Kỷ sư) cùng một vài người giàu nhiệt huyết tụ tập tại nhà Phan Chu Trinh ở số 6 Gô-bơ-lanh bàn về hiện t́nh đất nước. Phan Chu Trinh là người nặng ḷng với lư tưởng đấu tranh bất bạo động theo phương châm “Khai dân khí, chấn dân trí, hậu dân sinh” đă đề xuất gửi Thỉnh Nguyện thư lên Ḥa hội Véc xây. Tất cả “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” và Luật sư Phan Văn Trường là người vừa có vốn ngôn ngữ vừa có tri thức về luật pháp được mời khởi thảo văn bản. Sau một vài lần thêm bớt, cuối cùng mới chọn một tên chung đại diện cho nhân dân Việt Nam. Quốc hiệu Việt Nam do Nguyễn Phúc Ánh khai sinh. Triều đ́nh Nguyễn đang tồn tại trên Kinh đô Huế. Họ Nguyễn chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư Việt. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Anh Ninh là những người đă làm nên danh vọng. Vậy th́ chọn một tên chung là Patriote Nguyen ( người ái quốc họ Nguyễn ), đại diện cho nhân dân Việt Nam vừa hợp lư vừa hợp t́nh mà không tạo cớ cho nhà cầm quyền Pháp gây gỗ với bất cứ ai là người Việt đang mưu sinh trên đất Pháp, trước hết là nhóm Phan Chu Trinh.
Sau khi thống nhất về nội dung và danh tính bản “Thỉnh Nguyện thư” của nhóm Phan Chu Trinh hoàn tất. Lúc này Nguyễn Sinh Cung là người giúp việc và được Phan Chu Trinh dạy nghề tráng phim, in ảnh nên ngoan ngoản vâng lời với hy vọng mai sau sẽ được tiếp nhận tiệm ảnh, đă hăng hái nhận đưa thư đến Ḥa hội Véc xây. Đây là công việc của một bưu tá. Xong chuyện đưa thư cho nhân viên giao tiếp trước cửa cung điện đó, Nguyễn Sinh Cung lại trở về tiệm ảnh với công việc thường ngày của ḿnh. Anh ta chưa một lần nh́n thấy nội dung chữ nghĩa của bản “Thỉnh nguyện thư” bên trong bao thư mà anh ta đưa đến cửa cung điện Véc xây bữa đó.
Nhận ḿnh là Patriote Nguyen, là tác giả “Thỉnh nguyện thư” dễ như viết đơn giúp người biểu t́nh trong vụ chống thuế Trung Kỳ, 1908. Kết luận xin nhường quư vị độc giả là những người Việt Nam luôn luôn đi t́m lẽ sống “đói cho sạch, rách cho thơm”.
Tôi muốn nhắc lại rằng tŕnh độ tiểu học Đông Ba chưa một lần nâng cấp mà đă thảo được “Thỉnh nguyện thư” bằng tiếng Pháp với tầm tri thức luật bác học vậy mà nghe được sao! Kẻ láu cá th́ láu cá quá thể mà người nước ta th́ ngây thơ và cả tin quá thể. Ngót một thế kỷ bị lừa cứ vểnh tai nghe.
So sánh : một người hay hai người khác nhau ?
Nguyễn Sinh Cung sang Trung Quốc
Như mọi người đều biết, bảy năm lủi thủi dưới hầm tàu, chỉ có một thời gian ngắn lên bộ làm nghề rửa chén bát soong nồi cho một tiệm ăn ở Anh (th́ chỉ loanh quanh trong xó bếp, thời gian đâu mà bôn ba gặp gỡ chính khách hay sách vở thư viện). Nói như vậy để mọi người nhớ cho rằng, ngoài một vài tiếng bồi giao tiếp mang tính nghề nghiệp bếp núc, tŕnh độ tiểu học Đông ba của Nguyễn Sinh Cung chưa có ǵ thêm. Để tranh thủ cảm t́nh của chín mươi phần trăm dân chúng Việt Nam là người lao động nghèo khổ, coi Hồ Chủ tịch là người của giai cấp ḿnh, Trần Dân Tiên c̣n khai thêm nghề quét tuyết tại một trường Tiểu học ở Luân Đôn. Xin thưa rằng quét tuyết chưa bao giờ là một nghề, chẳng qua (nếu có) th́ tranh thủ làm thêm vài ba giờ sau khi rửa xong chén bát nồi soong hoặc vài buổi của ngày nghỉ quét dọn sân trường kiếm ít tiền gửi về cứu cha đang đói ở Cao Lănh.
Bảy năm dưới tàu, Nguyễn Sinh Cung dường như bị cô lập với thế giới năng động sôi nổi bên ngoài. Nghĩa là cho đến đầu năm 1918, sức học của Nguyễn Sinh Cung vẫn nguyên xi tŕnh độ tiểu học Đông Ba, chưa có điều kiện bổ túc.Trở về Pháp được Phan Chu Trinh, cho làm công ở tiệm ảnh mới có cơ hội tiếp xúc với nhóm trí thức bậc thầy và nghe lóm được một số từ ngữ chính trị về hội đoàn, về cứu nước, về đấu tranh giải phóng, về Hội người Việt Nam trên đất Pháp, về Phan Bội Châu với nhóm thanh niên xứ Nghệ đang có mặt ở Hoa Nam. Và cũng nhờ đứng ở vị trí giao dịch của một tiệm ảnh đang là túi của mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, Nguyễn Sinh Cung làm quen một số người Pháp, người Việt, người châu Phi … Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền ngày càng nhận ra chân tướng láu cá của anh con trai vị Phó bảng thất sủng bê tha nên đă từ từ lăng tránh. Rút cục, Phan Chu Trinh không giao tiệm ảnh cho Nguyễn Sinh Cung như anh ta nuôi mộng mà sang cho người khác để chuẩn bị hồi hương. Nguyễn Sinh Cung biết các bậc cha chú không c̣n tin ḿnh nên đă dựa vào số bạn mới người Pháp thường la cà tiệm ảnh. Một vài người trong số đó sau trở thành đảng viên cộng sản Pháp đi dự Hội nghị Nông dân Quốc tế ở Mạc Tư Khoa, Nguyễn Sinh Cung bám theo để t́m đường về Trung Quốc liên lạc với nhóm đồng hương của Phan Bội Châu.
Đây là thời gian sau cách mạng Tân Hợi với chủ trương Tam Dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Dật Tiên vừa giành được thắng lợi. Quốc tế Cộng sản muốn nhân cơ hội này gây ảnh hưởng rộng về phương đông mới cử đoàn cố vấn do Bô rô đin làm trưởng đoàn bên cạnh chính phủ Tôn Trung Sơn. Đoàn cần một người châu Á để giúp việc vặt. Nguyễn Sinh Cung có mặt vào dịp đó như là một cơ duyên. Xin nói rơ là cho đến lúc này Nguyễn Sinh Cung chưa hề có vai vế ǵ ở tổ chức Quốc Tế Cộng sản mà thời đó thường gọi là Đệ Tam Quốc tế. Cái gọi là Ủy viên Đông Phương bộ là của Lê Hồng Phong sau Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (xin nói rơ ở phần sau)
Hai năm giúp việc cho Bô-rô-đin (1925-1926), Nguyễn Sinh Cung tranh thủ ngày nghỉ t́m tung tích của nhóm người Nghệ từng tham gia phong trào Đông Du bị trục xuất khỏi nước Nhật, hiện đang hoạt động tại Quảng Châu, Hương Cảng. Nhưng kể từ ngày 19-6-1924 sau khi Phạm Hồng Thái thực hiện mưu kế ám sát Méclanh, Toàn quyền Đông Dương tại khách sạn Victoria ở Sa Điện thuộc tô giới của Pháp trên đất Quảng Châu không thành, th́ mọi người Việt Nam ở Quảng Châu đều bị giám sát săn đuổi nghiệt ngả. Các thành viên của Tâm Tâm xă phải phân tán lẩn tránh nên ít có điều kiện tiếp xúc. Nguyễn Sinh Cung với tên Tàu là Lư Thụy đầu năm 1925 mới lảng vảng ở đây trong t́nh thế trắng tay về tài chính cũng như bạn bè. Nghĩa là chưa có cơ sở ǵ về một tổ chức cách mạng.
Nên nhớ rằng quảng thời gian sau tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái (19-6-1924) đến ngày Phan Bội Châu bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải (1925), những người Việt Nam trên đất Trung Quốc hoạt động hết sức khó khăn. Nhất là sau tháng 3 năm 1825 khi Tôn Dật Tiên qua đời Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc chuyển sang tay phái hữu mà đại diện là Tưởng Giới Thạch, th́ những nhà cách mạng có thiên hướng thân cọng đều bị thanh trừng. Lư Thụy – Nguyễn Sinh Cung không dễ dầu ǵ mà múa may như đă viết trong Trần Dân Tien. Bởi vậy, Nguyễn Sinh Cung với tên mới là Lư Thụy dựa vào Bô rô đin, ngày nghỉ việc giỏi lắm là t́m gặp được vài ba o con gái xứ Nghệ đang lưu lạc trên đất khách gom lại thành một nhóm như là những kẻ tha hương đến với nhau. Với nhóm Tâm Tâm xă th́ một là đang bị Pháp săn đuổi hai là vẫn gắn bó với Phan Bội Châu (v́ họ ra đi trước hết là hưởng ứng lời kêu gọi Đông Du của Phan). Vả lại hoạt động chống Pháp, khi Pháp đă thiết lập bộ máy thống trị trên toàn lănh thổ nước ta, không đơn giản như là một phườn buôn ḅ. Ai đến cũng được. Ai đi cũng xong. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, những người rời đất nước ra đi t́m Phan Bội Châu rồi tụ lại Quảng Châu với Tâm Tâm xă được chọn lọc và dắt dẫn bởi đường dây riêng cũng có thể coi là tuyến riêng. Lư Thụy từng là người làm thuê cho Pháp không thể biết đường dây này.
Bởi chọn người từ gốc. Lê Duy Điếm, Vương Thúc Oánh, Trần Sĩ Dực, Lê Văn Huân, Đinh Chương Dương, Phan Trọng B́nh, Đặng Châu Tuệ, Nguyễn Ngọc Ba là đầu mối chọn người và bảo lănh là “người ḿnh” cho phong trào Đông Du của Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Thái B́nh. Người ngoài luồng đương nhiên không được lọt vào. Nếu khâu nào đó sơ hở để người “lạ” lọt vào là biết ngay. Một điều xin được lưu ư với quư bạn đọc là vào hai năm 1903, 1904, Phan Bội Châu có mặt nhiều lần ở Kinh đô Huế để vận động thành lập Hội Duy Tân và mời Hoàng thân Cường Để làm Hội chủ, Phan đều tránh gặp người đồng hương gần gủi là Nguyễn Sinh Sắc. Tránh né có nghĩa là đề pḥng. Người Nghệ như Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, Trần Đ́nh Phác. Quan lại như Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Thắng, Đào Tiến. Bằng hữu như Nguyễn Hàm, Đỗ Đăng Tuyền đều nhất cử nhất động không để hở cho Nguyễn Sinh Sắc biết. Năm 1904 người Pháp chưa dán mắt vào mọi hang cùng ngơ hẽm c̣n thế th́ năm 1925 sau tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái, những người đang v́ đại nghĩa dễ ǵ không đề pḥng “tai vách mạch rừng”.
Lư Thụy biết không dễ ǵ lôi kéo được số thanh niên yêu nước ra đi từ phong trào Đông Du chừng nào Phan Bội Châu c̣n đó. Kẻ hiếu danh bất tài nhưng hiếu thắng. Bọn láu cá thường thích hớt tay trên. Phan Bội Châu bị bắt cóc ở nhà ga Thượng Hải, không thuộc nhượng địa của Pháp. Đó là điều đáng cho hậu thế suy ngẫm. Lâm Đức Thụ bị quy là người đă bán Phan Bội Châu và đă bị xử chết. Một câu hỏi được đặt ra là, nếu Lâm Đức Thụ (tên thật Nguyễn Công Viễn) thực sự phản bội bị xử là chính đáng, sao lại có sự ưu đăi Nguyễn Công Thu (em ruột Nguyễn Công Viễn) phụ trách văn pḥng nội chính Trung ương đảng cộng sản, một cơ quan không có bảng tên ở đường Nguyễn Đ́nh Chiểu (Hà Nội) nhưng rất có vai vế. Nguyễn Công Thu tự hào về anh ḿnh và vị trí đó của ḿnh?
Ai đă cứu Lư Thụy
Lư Thụy mưu lôi kéo lớp thanh niên làm nên Tâm Tâm xă nhưng không mấy kết quả. Vả lại, phận sự chính của Lư Thụy là giúp việc cho Bô rô đin. Nếu v́ vậy mà coi Nguyễn Sinh Cung là người của Đệ tam Quốc tế th́ một câu hỏi nên được đặt ra là tại sao khi bị Tưởng Giới Thạch tẩy chay, Bô rô đin rút về Mạc Tư Khoa, Lư Thụy không về theo mà lẩn quất ở Quảng Châu cho đến trước một đêm vào tháng 5 năm 1927, người của Tưởng Giới Thạch biết được chổ ở của Lư Thụy, th́ Trương Văn Lĩnh vội vàng báo cho đồng hương mới quen biết của ḿnh kịp tẩu thoát. Không có Trương Văn Lĩnh Lư Thụy khó thoát khỏi tay Tưởng Giới Thạch. Bởi dưới con mắt Tưởng Giới Thạch, tay chân của Bô rô đin là cộng sản. Cộng sản là diệt. Sai lầm đầu tiên của Trương Văn Lĩnh là chỗ đó. Đây là lần thứ nhất Trương Văn Lĩnh cứu Lư Thụy – Nguyễn Sinh Cung.
*
Từ Quảng Châu, Lư Thụy chạy sang Ph́ Chịt, thuộc Đông Bắc Thái Lan với tư cách là người lánh nạn. Trại cày Ph́ Chịt do Đặng Thúc Hứa lập nên nhằm để giúp đỡ Thanh niên xứ Nghệ tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu có nơi tá túc trong chặng đầu dừng chân. Vương Thúc Oánh con rể Phan Bội Châu giám sát tuyến đường này. Lư Thụy sang Ph́ Chịt đổi tên thành Chín Thầu hay Thầu Chin chưa làm nên tṛ trống ǵ ở đây lại tự nhận ḿnh là người sáng lập hội Thân Ái và báo Thân Ái. Vị Tiến sĩ cuối cùng của Vương triều Nguyễn là Lê Mạnh Trinh thường gọi là cụ Tiến già và Nguyễn Tư Hồng tức Đông Tùng đă xác minh điều này. Không nói th́ ai cũng biết, hai năm lánh nạn thấy không mùi ǵ lại ra đi lấy chi để xây dựng cơ sở Việt kiều yêu nước.
Lược qua vài điều như trên để xem lại hai năm 1925 và 1926 Nguyễn Sinh Cung ( Lư Thụy – Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh ) múa may được những ǵ. Một điều cần khẳng định dứt khoát rơ ràng, minh bạch rằng phong trào Đông du là theo tiếng gọi của Phan Bội Châu. Những thanh niên có mặt tại Quảng Châu (Trung Quốc) trước năm 1925 đều ra đi theo tiếng gọi đó. Họ là những người sáng lập Tâm Tâm xă và sau vụ Sa Điện của Phạm Hồng Thái (19-6-1924), một phần bị Pháp săn lùng, một phần do không khí đấu tranh chống Pháp sôi nổi từ trong nước sau ngày Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long… tŕnh làng (1923), nhóm Phục Việt của Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai,… xuất hiện (1925), nhóm Thanh niên của Trần Huy Liệu, Bùi Công Trừng, Lê Văn Chất … công khai hoạt động tại Sài G̣n (1926). Tân Việt Cách mạng đảng Đào Duy Anh, Trần Phú…ra đời. Tâm Tâm xă phải tự thân chuyển h́nh thái hoạt động. Hoàn toàn không nhận bất cứ tác động nào của Lư Thụy. Có chăng anh ta chỉ chập chờn lai văng gặp gỡ một vài thành viên ngoài lề mà thôi.
Bookmarks