( Trước t́nh h́nh có thể xẩy ra một " Thiên An Môn " thứ 2 tại Hồng Kông vào vài ngày sắp tới ,t́m hiểu về Thiên An Môn tại Bắc Kinh ngày 4-6-1989 .)

Thảm Sát Thiên An Môn – Bối Cảnh Sự Kiện tại Trung Quốc

Bởi: Hon. David Kilgour, J.D.14 Tháng Sáu , 2014Mục: Ư KiếnViết b́nh luận




Ngày 16 tháng 5 năm 1989, bức ảnh về những lính cứu thương vội vă cấp cứu một sinh viên Đại học Bắc Kinh ở Quảng trường Thiên An Môn, khi anh gục xuống sau 3 ngày tuyệt thực ở đây. Một phần tư thế kỷ đă trôi qua kể từ khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc tấn công những người biểu t́nh ở Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Nhưng nhà cầm quyền vẫn cấm đoán những thảo luận công khai về sự kiện này và không cho đề cập trong sách giáo khoa và trên các trang mạng Trung Quốc (Ảnh internet)

Mùa xuân năm 1989, sau cái chết của cựu Tổng Bí thư Đảng Hồ Diệu Bang, hàng trăm ngàn người dân Bắc Kinh bày tỏ sự bất măn trên đường phố về nạn tham nhũng tràn lan trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhiều vấn đề quản lư đất nước khác. Nhân dịp có rất nhiều nhà báo nước ngoài đến thủ đô Trung Quốc theo chuyến viếng thăm của Tổng thống Nga Mikhail Gorbachev, nhiều người dân Bắc Kinh yêu cầu đất nước có nền dân chủ, được lănh đạo bằng luật pháp và có tự do báo chí. Ḷng dũng cảm của họ khích lệ phong trào biểu t́nh ở 80 thành phố trên khắp đất nước, và ước tính có khoảng 100 triệu người từ các tầng lớp đă tham gia biểu t́nh phản đối ĐCSTQ.

Lănh đạo tối cao của ĐCSTQ lúc bấy giờ là ông Đặng Tiểu B́nh, người đă hai lần bị phe cứng rắn của Mao thanh trừng và v́ vậy ông ta đáng ra có thể trở thành cầu nối sang thời kỳ hậu Chủ nghĩa Cộng sản, tư tưởng đa nguyên và chính phủ đại diện, giống như vị khách mời của ông, Tổng thống Gorbachev đă làm được ở nước Nga. Nhưng thật bi kịch, ông ta lại chọn cách khác, coi sự việc này như “cuộc nổi loạn chống cách mạng”. Wuer Kaixi, một trong những nhà lănh đạo biểu t́nh, cho biết: “Chúng tôi đề cập nhiều lần với các vị cấp cao trong chính phủ rằng nếu họ muốn sinh viên rút lui th́ họ phải “cho họ một cái thang để họ bước xuống”… nếu không họ sẽ không đi đâu”.

Lật đổ Triệu Tử Dương
Nhà phê b́nh văn học Su Wei viết: “…Lư Bằng và các vị lăo thành trong Đảng đă có một kế hoạch vạch trước. Họ âm mưu lật đổ Tổng Bí thư Đảng Triệu Tử Dương, người có tư tưởng tự do, và xóa bỏ một thập kỷ cải cách. V́ vậy, chính phủ tiếp tục kích động sinh viên, và t́nh h́nh trở lên ngày càng khó yêu cầu thanh niên ứng xử theo lư trí”. Ông Triệu, người có thể trở thành một Gorbachev của Trung Quốc, đă mất chức khi lệnh thiết quân luật được ban hành và ông phải sống gần 16 năm giam lỏng tại nhà, trước khi mất vào tháng 1 năm 2005.

Đàn áp người dân
Lời tựa của cuốn sách “Đàn áp người dân” (1992) [Quelling The People], cuốn sách của Timothy Brook- nhà lịch sử Canada, cho thấy bản chất của sự việc xảy ra: “Tối 3 tháng 6 năm 1989, hàng chục ngàn lính vũ trang súng trường tiến vào thành phố Bắc Kinh và dồn ép các sinh viên biểu t́nh tay không ở Quảng trường Thiên An Môn. Khi hàng trăm ngàn người dân và sinh viên bị vây chặt, binh lính bắt đầu nổ súng. Sáng ngày 4 tháng 6, có hàng ngàn xác chết và người hấp hối trên đường phố, ở bệnh viện và trong các căn nhà ở Bắc Kinh”.

Theo nhà báo tên tuổi Liu Binyan, những người ra quyết định “phần lớn bị kiểm soát bởi 8 vị công thần già nua, tất cả đều trên 80 tuổi, không c̣n giữ chức vụ chính thức trong Đảng hoặc chính phủ nhưng c̣n duy tŕ quyền lực của họ bằng lực lượng tàn bạo và những lời dối trá… Từ thời của Đặng cũng như Mao, người dân chỉ là những công cụ trong tay họ: trong thời chiến, người dân làm binh lính xả thân trận mạc, c̣n trong thời b́nh, người dân sản xuất ra của cải cho lănh đạo…” Ông Liu đă hai lần bị trục xuất khỏi ĐCSTQ, liên tục bị ngược đăi và chết khi lưu đày, v́ nói ra sự thật.

Các bóng ma
“Bóng ma ở Quảng trường Thiên An Môn” của Ian Johnson- phóng viên của Thời báo New York tại Bắc Kinh, đưa ra hai điểm đặc biệt quan trọng:
•“Hai cuốn sách mới” (‘Cộng ḥa Nhân dân Quên lăng: Thăm lại Thiên An Môn’ [The People’s Republic of Amnesia: Tiananmen Revisited] của Louisa Lim và ‘Những người lưu vong Thiên An Môn: Tiếng nói đấu tranh dân chủ ở Trung Quốc’ [Tiananmen Exiles: Voices of the Struggle for Democracy in China] của Rowena Xiaoqing He) thảo luận sự kiện Thiên An Môn từ cao điểm. Một từ Trung Quốc, về những kư ức quá khứ, cuốn kia từ nước ngoài về những người c̣n sống. Cả hai cuốn đều đồng thuận rằng sự kiện 4 tháng 6 là bước ngoặt trong lịch sử đương đại Trung Quốc, một bước ngoặt kết thúc chủ nghĩa lư tưởng và các thử nghiệm của những năm 80 và chuyển sang chủ nghĩa siêu tư bản và chủ nghĩa đa cảm ở Trung Quốc.
•Johnson viết: “Sau vụ thảm sát, [cô] quay lại trường trung học, bướng bỉnh đeo băng tang trên tay để tưởng nhớ những người đă chết. Các giáo viên đă yêu cầu cô bỏ băng tang đi và cô đă khóc cay đắng, nghĩ rằng giấc mơ đă kết thúc: ‘Khi tôi bị buộc phải bỏ băng tang năm 1989, tôi nghĩ rằng vậy là kết thúc. Xác mọi người đă bị nghiến nát, cuộc sống đă bị hủy hoại và mọi tiếng nói trở nên câm lặng. Họ có súng, nhà tù và bộ máy tuyên truyền. Chúng tôi không có ǵ cả. Nhưng bằng cách nào đó sự kiện 4 tháng 6 vẫn c̣n lưu lại, hạt giống cho dân chủ vẫn được trồng trong trái tim tôi và mong ước tự do và nhân quyền vẫn được nuôi dưỡng. V́ vậy sau cùng chưa phải là hết, mà đang bắt đầu một điều khác…”

Những ǵ xảy ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 6 năm 1989 hoàn toàn nhất quán với lịch sử 65 năm bạo tàn của nhà nước độc đảng Trung Quốc, trong quá tŕnh đấu tranh nội bộ và tiêu diệt dân tộc khác, ví dụ như người Tây Tạng và Tân Cương, những người bị Mao và những kẻ kế vị ông ta tuyên bố từ đầu là “kẻ thù của đảng”. Nạn nhân chính tiếp theo của ĐCSTQ từ giữa năm 1999 là cộng đồng Pháp Luân Công.

Đàn áp Pháp Luân Công
Johnson cũng đề cập về Pháp Luân Công: “…Sau sự kiện Thiên An Môn gần một thập kỷ, lại có mười ngàn người biểu t́nh ôn ḥa quanh Trung Nam Hải, khu vực đầu năo của ĐCSTQ ở Bắc Kinh, yêu cầu hợp pháp hóa môn tu luyện tinh thần của họ, là Pháp Luân Công. Có phải họ đă quên thông điệp tàn bạo của chính quyền Cộng sản Trung Quốc, hoặc họ có tinh thần dũng cảm lớn trong tiềm thức, bằng một ư thức nổi bật hơn hẳn người thường – một ư thức rằng họ cũng có các quyền?… Sau đó những học viên Pháp Luân Công biểu t́nh đă bị đàn áp dă man, kể cả tra tấn…”

Pháp Luân Công (c̣n gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn tu luyện tinh thần, nhằm giúp nâng cao tâm tính, đạo đức và sức khỏe. Môn này chứa đựng các đặc điểm tu luyện cổ xưa, như Khí công, Phật gia và Đạo gia, kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng. Do môn này phát triển nhanh đáng kinh ngạc từ khi xuất hiện năm 1992, ĐCSTQ đă coi đó là mối đe dọa, gán cho cái nhăn “tà giáo” và bắt đầu đàn áp những người tu luyện từ giữa năm 1999 đến nay.

David Matas và tôi thu thập một cách độc lập nhiều chứng cứ, bên ngoài cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” của chúng tôi, cho thấy hàng ngàn học viên Pháp Luân Công bị giết từ năm 2001 để lấy đi lượng lớn nội tạng, bán cho các bệnh nhân Trung Quốc và nước ngoài. Trong thời kỳ 2000-2005, chúng tôi đă tính ra con số 41.500 ca cấy ghép như vậy bằng cách trừ bớt từ 60.000 ca cấy ghép do chính phủ tuyên bố, với con số ước tính tội phạm bị hành quyết (18.550).

Trong cuốn sách ‘Nội tạng quốc gia’ [State Organs] năm 2012, nhà nghiên cứu Ethan Gutmann ước tính 65.000 học viên Pháp Luân Công bị giết để lấy cắp nội tạng trong giai đoạn 2000-2008, trong tổng số 1.2 triệu học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các trại cải tạo lao động ở Trung Quốc. Năm 2007, báo cáo của chính quyền Mỹ ước tính ít nhất một nửa số người bị giam giữ trong 350 trại lao động ở Trung Quốc là học viên Pháp Luân Công. Sau năm 1980, ĐCSTQ thời kỳ hậu Mao bắt đầu rút bớt ngân sách cho hệ thống y tế trên toàn Trung Quốc, yêu cầu y tế bù đắp chi phí bằng cách tính phí dịch vụ với phần lớn bệnh nhân không có bảo hiểm. Bán nội tạng của các tù nhân bị hành quyết trở thành nguồn thu cho bệnh viện phẫu thuật, cho quân đội và những bên tham gia khác. Sau năm 1999, tù nhân Pháp Luân Công trở thành ngân hàng nội tạng sống cho các bệnh nhân Trung Quốc giàu có và “các khách du lịch ghép tạng” từ nước ngoài. Những bệnh nhân ghép tạng này thường thích “người hiến tặng” là học viên Pháp Luân Công, v́ họ khỏe mạnh, hơn là các tử tù khác.

Matas và tôi đă đi thăm hàng chục nước và phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công đă từng ở trong trại cải tạo lao động, những người này sau đó cố gắng thoát khỏi trại và rời khỏi đất nước. Họ kể về điều kiện làm việc kinh khủng ở trại lao động, nơi họ bị bắt làm việc đến 16 giờ mỗi ngày mà không được trả tiền và chỉ có ít thức ăn, chỗ ngủ th́ rất chật chội và bị tra tấn. Họ phải làm rất nhiều sản phẩm xuất khẩu, cho các hợp đồng bán lại cho các công ty đa quốc gia. Điều này vi phạm quy định của WTO và cho thấy sự vô trách nhiệm của các tập đoàn.

Dưới đây là hai trong rất nhiều chứng cứ dẫn đến kết luận của chúng tôi:
•Các điều tra viên của chúng tôi đă gọi điện đến các bệnh viện, trại tạm giam và các cơ sở khác ở Trung Quốc, nói là người nhà của bệnh nhân cần ghép tạng và hỏi bệnh viện có nội tạng của học viên Pháp Luân Công bán không. Chúng tôi đă ghi âm lại và dịch ra những lời thừa nhận của các cơ sở khác nhau đang sử dụng nội tạng của học viên Pháp Luân Công.
•Các học viên Pháp Luân Công đă từng bị giam giữ và sau đó thoát khỏi Trung Quốc đă kể rằng họ bị thử máu một cách có hệ thống và kiểm tra nội tạng trong khi bị giam giữ ở các trại lao động trên cả nước. Xét nghiệm máu và kiểm tra nội tạng này không phải v́ sức khỏe của họ, mà là bước cần thiết cho cấy ghép nội tạng và để xây dựng ngân hàng “người hiến tạng”.

Xem thêm : Đơn thỉnh nguyện gửi tới Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chấm dứt việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

Ràng buộc với Bắc Kinh
Mặc dù vấp phải sự cai trị của nhà nước độc Đảng, cộng đồng quốc tế nên mở rộng triển vọng đối thoại với chính quyền mới ở Bắc Kinh, đồng thời cần gây áp lực thường xuyên để chấm dứt việc cướp nội tạng và những sai phạm khác với người dân Trung Quốc. Nền dân chủ với bản sắc Trung Quốc có lẽ không xa như nhiều người nghĩ. Các giá trị phổ biến như: b́nh đẳng, cơ chế pháp trị và nền tư pháp độc lập, dân chủ đa đảng, trách nhiệm xă hội của các tập đoàn và cần tạo ra việc làm trong môi trường tự nhiên được bảo vệ. Nhân dân Trung Quốc nên biết rằng, các nhà hoạt động dân chủ mọi nơi trên thế giới đang sát cánh cùng với họ, không phải với chính quyền của họ, đúng như cách chúng tôi đă làm ở Trung/ Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh và với người Nam Phi trong giai đoạn đ̣i thả tự do cho Nelson Mandela khỏi nhà tù và cuộc bầu cử ông thành tổng thống của một đất nước dân chủ.

Cựu Thủ tướng Valclav Havel từng bị đe dọa rằng đất nước của ông sẽ bị thiệt hại v́ không được xuất khẩu sang Trung Quốc nếu ông mời Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) đến thủ đô Praha. Chuyến viếng thăm vẫn xảy ra và dường như không có thiệt hại nào cả. Khi Thủ tướng Canada Harper phản đối Bắc Kinh sau năm 2008, những đe dọa tương tự cũng được đưa ra. Nhưng công ty Bombardier Inc của Canada lại thông báo có được một trong những hợp đồng lớn nhất của họ ở Trung Quốc không lâu sau khi ông Harper cho thế giới thấy những giá trị mà người Canada theo đuổi. Tóm lại, bỏ qua những hăm dọa ầm ĩ, Bắc Kinh dường như biết tôn trọng những người đứng lên v́ các giá trị phổ biến và v́ nguyên tắc lănh đạo bằng pháp luật cho dù họ không làm theo.

Khi phần lớn thế giới tiếp tục trải qua các vấn đề kinh tế nghiêm trọng, chúng ta nên nhớ rằng quan hệ kinh tế với Trung Quốc dù bất kỳ giá nào thường là mạo hiểm. Chúng ta phải nhớ đến sự hy sinh của các nạn nhân trong vụ thảm sát và các vụ lạm dụng con người khác. Thay v́ chế nhạo Tuyên bố Chung về Nhân Quyền, th́ nhà nước Trung Quốc nên tôn trọng các điều khoản trong đó.

Đầu tư vào Trung Quốc
Theo ư kiến của tôi, bán dịch vụ, hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên đến bất cứ quốc gia nào đều chấp nhận được (xét đến vấn đề an ninh), nhưng đầu tư mà không tôn trọng nguyên tắc b́nh đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài và không tôn trọng người dân nước họ và nguyên tắc pháp trị th́ không tránh khỏi các vấn đề nảy sinh. Trên thế giới, không có chính quyền có trách nhiệm nào lại giao phó hoạt động kinh doanh của đất nước chỉ cho riêng các doanh nghiệp nhà nước.

Có quá nhiều điều sai trái về đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc. Ví dụ, Mc Donald mở nhà hàng đầu tiên ở Bắc Kinh một vài năm trước và họ nghĩ rằng được thuê đất 20 năm. Hai năm sau, họ bị đuổi đi v́ có một công ty phát triển bất động sản lớn trong nước muốn xây dựng ṭa nhà ở chỗ đó. Có hy vọng nào về ứng xử công bằng đối với người nước ngoài ở Trung Quốc khi ngay cả một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ c̣n bị đối xử như vậy?

Tôi biết một gia đ́nh Canada đă đầu tư tất cả tiền tiết kiệm của họ và của bạn bè họ vào hăng dược ở một thành phố không xa Bắc Kinh, khoảng chục năm trước. Thị trưởng của thành phố đă điều hành hăng dược này trước khi tư nhân hóa, nhưng sau ông ta muốn lấy nó lại. Ông ta dùng đủ mọi thủ đoạn một cách lộ liễu khiến cho nhà máy nhanh chóng bị treo lại. Những người Canada đă mất hết, không c̣n đồng xu; c̣n đại sứ quán ở Ottawa và Bắc Kinh nói họ không thể giúp được ǵ.

Công ty Sino-Forest Inc. của Trung Quốc mới bị hủy niêm yết khỏi Sàn Giao dịch Chứng khoán Toronto năm ngoái; khoảng 50 công ty Trung Quốc cũng bị hủy niêm yết ở Mỹ. Các nhà đầu tư và người tiêu dùng ở trong và ngoài Trung Quốc đều tức giận với các đồ chơi độc hại, thực phẩm nhiễm độc, việc ăn cắp bản quyền trí tuệ và các gian lận kinh doanh khác của Trung Quốc.

“Chủ nghĩa Tư bản Robber Baron”
Nhà b́nh luận Canada Jonathan Manthorpe viết trên tờ Vancouver Sun vài năm trước rằng điều xảy ra ở Trung Quốc là biến thể của công thức Ponzi: “Một chính quyền địa phương, không có hệ thống chức năng để tăng nguồn thu thuế – và bị thâm thủng do tham nhũng… bán đất phát triển để có tiền chi… (đầu tiên bỏ rơi những nông dân sống trên mảnh đất của họ)… Và, đây là điều xảy ra ở Trung Quốc…chính quyền thành phố có quyền lực để yêu cầu các ngân hàng cho công ty phát triển bất động sản vay tiền để kinh doanh. V́ vậy chính quyền địa phương có tiền nhờ bán đất, công ty do chính quyền sở hữu th́ xây dựng khu dân cư hoặc khu công nghiệp, và tất cả dường như tốt đẹp”.

Theo Financial Times, không lâu sau khi Manthorpe viết như trên, đă xuất hiện câu chuyện về cách mà khu căn hộ sang trọng ở thành phố ven biển được xây dựng với chi phí 70.000 nhân dân tệ (11.000$)/m2, gấp 2 lần thu nhập hàng năm của người dân trung b́nh. Để mua được căn hộ 150m2 trong ṭa nhà này th́ một người dân b́nh thường phải tích cóp thu nhập trong 350 năm. Đây có phải sự lạ thường của bong bóng nhà đất, và nó đang chuẩn bị nổ tung với nỗi đau của nhiều người dân?

Nếu bất cứ ai đó nghĩ rằng, hiệp định bảo vệ nhà đầu tư song phương sẽ ngăn chặn các vấn đề này th́ hăy nghe ông Clive Ansley, người Canada nói. Ông đă hành nghề luật ở Thượng Hải trong 13 năm và nhấn mạnh: “Có câu nói trong giới luật sư và quan ṭa Trung Quốc, những người tin vào nguyên tắc cai trị bằng luật… ‘Những người biết về sự việc th́ không xét xử; những người xét xử th́ không biết về sự việc’!” Một vấn đề khác khiến Ansley rời khỏi Trung Quốc là có một sắc lệnh đưa ra cho tất cả các thẩm phán trên toàn quốc, nói với họ rằng người nước ngoài không được thắng kiện ở ṭa án Trung Quốc.

Viện sỹ Grey Autry ở California nói với tôi rằng, Mỹ đă mất khoảng 57.000 nhà máy và 20 triệu công việc sản xuất trong 2 thập kỷ qua chủ yếu do Trung Quốc. Có bao nhiêu công việc như vậy bị mất ở các nước khác trong giai đoạn đó, v́ lư do tương tự? Theo tôi, chỉ có Mỹ là quá thiển cận khi không thu thuế lợi nhuận công ty từ các khoản đầu tư ra nước ngoài.

Austry hỏi Giáo sư Ann Lee của NYU trong tạp chí Thương mại Toàn cầu (số tháng 4-5/ 2012): “Ông sẽ nói ǵ với một người Mỹ mất việc làm ở nhà máy và phải làm 2 công việc bán hàng hóa của Trung Quốc cho người dân Mỹ mà không có phúc lợi, về tại sao quan hệ Mỹ – Trung có lợi ích song phương?”

Các chính phủ, các nhà đầu tư và các nhà lănh đạo doanh nghiệp cũng có thể xem xét tại sao họ ủng hộ cho việc vi phạm quá nhiều giá trị dân chủ và giá trị phổ biến của loài người ở Trung Quốc chỉ để tăng thương mại/ đầu tư với Trung Quốc. Điều này chỉ làm tăng việc làm cho Trung Quốc và tiếp tục tăng thâm hụt thương mại/ đầu tư song phương.

Có phải phần lớn chúng ta quá tập trung vào hàng hóa tiêu dùng giá rẻ mà chúng ta quên mất môi trường con người, xă hội và tự nhiên đang phải trả giá do hàng triệu người Trung Quốc làm ra chúng?

Năm ngoái, thậm chí Wal-Mart cam kết thuê hơn 100.000 cựu chiến binh Mỹ và thúc đẩy mua hàng từ các nhà cung cấp nội địa. Nhà bán lẻ này thông báo một kế hoạch 3 phần để giúp thúc đẩy kinh tế Mỹ, bao gồm chi 50 tỷ USD để mua các hàng hóa sản xuất ở Mỹ trong ṿng 10 năm tới và giúp các lao động bán thời gian trở thành lao động chính thức. C̣n các công ty Đài Loan có trách nhiệm có nhận ra người dân nước ḿnh có công việc sản xuất tốt chính là những người tiêu dùng tốt nhất?

Tôi hiểu rằng, ngành ngân hàng Trung Quốc bị các ngân hàng sở hữu của nhà nước chi phối chủ đạo, nên họ chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả vay tiền và hiện nay chỉ giữ 0.3% tiền đặt cọc. Không có bảo hiểm đặt cọc. Những yếu tố này khuyến khích người vay tiền lạm dụng đầu tư vào bất động sản và chứng khoán mạo hiểm. Có lượng lớn tiền trong khu vực ngân hàng ngầm, nhưng có rất ít quy định trong khu vực này. Khu vực ngân hàng ngầm cũng nắm giữ phần nhiều trong tổng nợ ở Trung Quốc, kể từ năm 2008 nợ đă tăng khoảng 210% của GDP. Tóm lại, khi Thủ tướng Lư Khắc Cường nói rằng ông trông đợi một số công ty vỡ nợ trong năm nay, th́ khu vực ngân hàng chính là ứng cử viên tốt để phá sản. Các khu vực bán lẻ, sản xuất, nhà cửa và đầu tư ở Trung Quốc tất cả đều suy yếu đi nhiều trong quư đầu năm 2014. Điều ǵ sẽ xảy ra khi bong bóng tín dụng trị giá 23 ngàn tỷ USD của Trung Quốc bị vỡ?

Giáo sư Autry/Navarro
Greg Autry và Peter Navarro của Đại học California lập luận một cách thuyết phục rằng các thị trường tiêu dùng trên toàn thế giới đă bị Trung Quốc “xâm chiếm” phần lớn bằng cách lừa dối. Họ đưa ra các đề nghị để đảm bảo thương mại b́nh đẳng. Đặc biệt, Trung Quốc nói tất cả các nước nên:
•Xác định can thiệp tiền tệ là biện pháp trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp và đưa nó vào các h́nh thức trợ cấp khác khi tính chống bán phá giá và trừng phạt trả đũa.
•Tôn trọng sở hữu trí tuệ, áp dụng và tôn trọng các quy định sức khỏe, an toàn và môi trường phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; cấm sử dụng lao động cưỡng bức – không chỉ trên giấy giờ như hiện nay – và cung cấp các điều kiện làm việc và lương tốt cho tất cả.
•Áp dụng các điều khoản bảo vệ môi trường tự nhiên trong tất cả các hiệp định thương mại song phương và đa phương để đảo ngược t́nh trạng “suy kiệt môi trường” ở Trung Quốc và các nơi khác.

Nhà kinh tế học đạt giải Nobel Paul Krugman đă dự đoán rằng việc Bắc Kinh từ chối thả nổi đồng tiền sẽ gây ra sự trả đũa của các nước trên thế giới. Ông nói thêm, bằng cách chiếm nguồn thu và công việc của các nước khác qua hàng hóa giá rẻ, Trung Quốc là thủ phạm chính kéo lùi sự phục hồi nhanh của kinh tế toàn cầu.

Kết luận
Người dân Trung Quốc muốn những điều tương tự như chúng ta, mong muốn tất cả những điều tốt đẹp, từ giáo dục, an toàn và an ninh, công việc tốt, quản lư bằng luật pháp, chính phủ dân chủ và có trách nhiệm và môi trường thiên nhiên bền vững. Nếu nhà nước độc đảng chấm dứt sự vi phạm mang tính hệ thống với nhân quyền trong nước và nước ngoài và bắt đầu ứng xử với các đối tác thương mại một cách minh bạch và công bằng, th́ thế kỷ mới có thể mang lại sự ḥa hợp và sự gắn kết giữa Trung Quốc với thế giới. Bước đầu tiên trong định hướng tốt đẹp này là chấm dứt việc cướp nội tạng ngay bây giờ.

David Kilgour là đồng chủ tịch của Hội Những người bạn Canada v́ đất nước Iran dân chủ và giám đốc Hội đồng Cộng đồng Dân chủ (CCD) đặt ở Washington. Ông là cựu nghị sỹ của cả hai Đảng Tự do và Bảo thủ ở vùng Đông Nam của Edmonton và cũng từng là Quốc vụ khanh về Châu Mỹ Latin và Châu Phi, Quốc vụ khanh về Châu Á Thái B́nh Dương và Phó Chủ tịch Nghị viện.