H́nh này do chính tôi làm trên MS Word, sau nhiều năm qua tay nó không c̣n rơ nét như "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy" nữa (cười)

Bài này do chính tôi biên soạn và đưa lên net có lẽ cách nay gần 15 năm, và được đăng đầu tiên trên diễn đàn UMC. Tôi đă rời diễn đàn UMC khá lâu nhưng bài này tôi vẫn gặp đâu dó trên nhiều trang webs và những diễn đàn khác. Hôm nay t́nh cờ gặp lại "em nó" trên trang Trúc Lâm Yên Tử. Mạn phép gia chủ của trang TLYT tôi mang bài này (cùng h́nh ảnh cũng do chính tôi biên soạn) về cùng phần bổ túc được làm đồng thời khi đăng lại nó lên diễn đàn Ư Dân cho các bạn của tôi ở đây cùng xem (BlackHole)


Ngày 19-4-1965 trung tá Phạm Phú quốc găy cánh trong một phi vụ Bắc phạt, cách thị xă Vinh về phía đông nam 10km. Lúc đó là 15 giờ 04 phút.

Trung tá Quốc trong phi vụ này với nhiệm vụ đánh trục giao thông cách 10 cây số phía nam thành phố Vinh. Sau khi hoàn tất phi vụ, trên đường trở về th́ phi đội của trung tá Quốc đă đụng phải một lực lượng pḥng không của Bắc Việt, súng cao xạ Bắc quân bắn lên dữ dội, một phi cơ trúng đạn phía đuôi thiệt hại nhẹ. Trung tá Quốc quyết định tiêu diệt ổ cao xạ pḥng không này, phi cơ trung tá Quốc lao vào lửa đạn, ổ pḥng không bị tiêu diệt nhưng phi cơ của Phạm Phú Quốc đă bị trúng đạn và bốc cháy

Lễ truy điệu cho ông được Bộ Tư lệnh Không quân và Bộ Tư lệnh Không đoàn 23 Chiến thuật đă tổ chức. Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng) kiêm Tư lệnh Quân chủng Không quân, thay mặt Chính phủ và Quân lực Việt Nam Cộng ḥa truy thăng cho ông cấp bậc Đại tá, đồng thời truy tặng Huân chương Bảo quốc đệ ngũ đẳng kèm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.
Di hài ông ban đầu được người dân cất táng tại địa phương. Măi đến năm 1997, di hài ông mới được người chị ruột là bà Phạm Thị Xuân Cơ (Đông Hải), cải táng từ Hà Tĩnh đem về chôn tại khuôn viên chùa Phước Lâm ở thành phố Hội An, Quảng Nam.

Sinh ngày 29-8-1935 tại Quảng Nam, Phạm Phú quốc gia nhập không quân ngày 15-6-1954
Được gửi đi thụ huấn tạI các trường đào tạo phi công của Pháp. Anlnat, Marrakech, trường phi công khu trục Bordeaux và tốt nghiệp trở về phục vụ tại phi đoàn Khu Trục Biên Ḥa vào năm 1956.
Xuất thân từ khóa phi công khu trục đầu tiên của Không Quân Việt Nam trung tá Phạm Phú Quốc đă lái những khu trục cơ F8-F cũng là những khu trục cơ đầu tiên của KQVN. Sau đó được gửi đi tu nghiệp xuyên huấn trên khu trục cơ A-1 Skyraider tại Hoa Kỳ và khóa Air Ground Operation School tại Okinawa, Nhật Bản.


Phạm Phú Quốc (thứ 3 từ phải)




Trung tá Phạm-Phú-Quốc đă liên tiếp đảm nhiệm những chức vụ :
- Trưởng Pḥng Hành Quân năm 1960
- Chỉ huy trưởng phi đoàn 516 năm 1964
- Tư Lệnh Không Đoàn 23

Suốt 10 năm cánh bằng ngang dọc trung tá Quốc đă nhận :
* 2 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Đồng
* 5 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc
* 1 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Vàng
* 1 Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương Liễu
* Phi Dũng Bội Tinh với Cánh Chim Vàng
* Đệ Nhị Không Lực Huy Chương
* Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương với Ngành Dương Liễu
* VớI 12 lần được tuyên dương công trạng và nhiều lần khen thưởng



Trung tá Phạm-Phú-Quốc là : Hoa tiêu khu trục trẻ tuổi, gan dạ thường t́nh nguyện thi hành mọi phi vụ tác chiến. Được nổi danh ngày 6-6-1959 trong cuộc không kích vào vùng Tân Phú tỉnh Kiến Phong, đă khéo léo điều khiển phi tuần càn quét toán loạn quân và gây thiệt hại nặng nề cho đối phương. Ngày 28-3-1961, trong cuộc hành quân tại rừng Cao Lănh đă oanh kích các mục tiêu của địch một cách hiệu quả giúp cho quân bạn tiêu diệt hoàn toàn các cứ điểm của địch quân.

Dưới chế độ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, v́ bất đồng chính kiến, nên vào ngày 27 tháng 2 năm 1962, ông cùng với bạn đồng đội là Trung úy Nguyễn Văn Cử, nhân một chuyến hành quân nhưng không thi hành nhiệm vụ mà quay về Sài G̣n để oanh tạc dinh Độc Lập, đánh sập một góc dinh. Tuy nhiên, Tổng thống Diệm cùng gia đ́nh đă may mắn thoát chết. Máy bay ông bị hỏa lực pḥng không của Hải quân ở bến Bạch Đằng bắn trúng, ông phải đáp xuống sông Sài G̣n, gần một đồn bảo an vùng kho xăng Nhà Bè, ông bị bắt và bị giam cầm tại Đề lao Chí Ḥa. Phi công Nguyễn Văn Cử thoát được sang Vương quốc Campuchia và tỵ nạn tại đây.






Ngày 1 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính quân sự nổ ra khiến Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ. Ông được quân đảo chính giải thoát khỏi nhà lao và được phục hồi quân ngũ với cấp bậc cũ. Đầu tháng 12 cuối năm, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Sau đó, ông tiếp tục được đi du học về chuyên môn khóa Air Ground Operation School tại Okinawa, Nhật Bản cũng trong thời gian 6 tháng.

Đầu tháng 2 năm 1964, sau cuộc Chỉnh lư ngày 30/1/1964 của tướng Nguyễn Khánh, ông được thăng cấp Thiếu tá, giữ chức vụ Chỉ huy phó Phi đoàn 514 trực thuộc Không đoàn 23. Cuối năm ông được lên giữ chức vụ Phi đoàn trưởng Phi đoàn 514. Đầu năm 1965, ông được đặc cách thăng cấp Trung tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Không đoàn 23 Chiến thuật kiêm Chỉ huy trưởng Căn cứ Không quân Biên Ḥa.


Phạm Phú Quốc được trả tự do và được phục hồi quân ngũ. Trong ảnh PPQ đang nói chuyện với Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu (khoảng năm 1964) thuộc Ủy Ban Lănh Đạo QG lâm thời sau cuộc chính biến 1963


Truy t́m hài cốt cố đại tá Phạm Phú quốc
Hay câu chuyện về một đại tá quân đội chính quy Bắc Việt giúp đỡ việc t́m hài cốt của một đại tá KQVNCH

Sau khi cuộc chiến kết thúc việc t́m hài cốt của đại tá Phạm Phú Quốc đă được sự giúp đỡ của đại tá Phạm Quế Dương, một sĩ quan pḥng không của quân đội Bắc Việt đồng thời là một sử gia, theo chính quyền huyện Thanh Hà tỉnh Hà Tĩnh được biết xác phi công Phạm Phú Quốc đă được chôn cất bới dân chúng với quan tài chu đáo với bia ghi “ mộ ông Phạm Phú Quốc” bởi tiếng tăm của ông đă ra tới miền Bắc khi họ biết ông là một trong hai phi công (ngườI thứ hai là phi công Nguyễn Văn Cử ) ném bom Dinh Độc Lập trong cuộc đảo chánh nền đệ Nhầt Cộng Ḥa bất thành vào năm 1962 và đă bị giam tù cho đến khi cuộc đảo chánh thành công một năm sau đó 1963. Tuy được chôn cất cẩn thận nhưng v́ một thời gian dài không người trông nom nên đă mất dấu tích. ĐạI tá Phạm Quế Dương đă giới thiệu cho gia đ́nh PPQ một người chuyên t́m hài cốt thất lạc : Ông Đỗ Bá Hiệp nổi tiếng có khả năng ngoại cảm ( Telepathy ) đă cùng gia đ́nh vể vùng Cồn Cỏ, Hà Tĩnh để t́m di hài phi công Phạm Phú Quốc.


Dưới đây là bài tường thuật của ông Phạm Quế Dương :


“ Nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp đă giúp t́m được hài cốt phi công Phạm Phú Quốc "


Năm 1965 phi cơ Phạm Phú Quốc bị rơi và chết tại Hà Tĩnh làm sôi động một thời gian. Dư luận không chỉ miền Nam mà cả miền Bắc quan tâm tới Phạm Phú quốc v́ anh ấy đă tham gia oanh tạc dinh tổng thống Ngô Đ́nh Diệm năm 1962. Sự việc cùng thời gian trôi qua cho tới ngày Bắc Nam thống nhất.

Năm 1990 gia tộc anh Quốc từ miền Nam ra Hà Tĩnh t́m xin hài cốt anh ấy đưa về quê quán ở Đà Nẵng. Nhưng các cơ quan tỉnh, huyện, xă ở đây chỉ có thể xác nhận trong văn bản:” hài cốt của ông Phạm Phú Quốc đă được tỉnh đội Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà cất bốc, trong khi cất bốc đều có quan tài chôn cất chu đáo. Cơ qua quân sự huyện Thanh Hà đă nhất trí với gia đ́nh Phạm Phú Quốc khi truy t́m được nơi chôn cất cụ thể sẽ thông báo sau.

7 năm sau – 1997 - được biết có ban liên lạc gịng họ Phạm trong UNESCO có thông tin nhờ ban liên lạc giúp đỡ. Tôi là thành viên trong ban liên lạc gịng họ Phạm được giao làm việc này.
Tháng 5-1997, ban liên lạc đă gửi văn bản tới các cơ quan chính quyền tỉnh Hà Tĩnh giúp đỡ việc xác minh địa điểm chôn cất anh Phạm Phú quốc. Sự việc vẫn yên lặng. Tháng 9 - tháng 12-1997 ban liên lạc gửI liên tiếp hai văn bản tới các cơ quan tỉnh Hà Tĩnh và cả Đoàn Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 2,3,4-1998 ban liên lạc được các cơ quan xă, huyện tỉnh Hà Tĩnh trả lời hoàn toàn tán thành và ủng hộ việc t́m hài cốt phi công Phạm Phú quốc. Song thật sự chỉ biết mộ anh Phạm Phú Quốc đă được dời về nghĩa trang Cồn Cổ. Do thời gian quá lâu mộ thất lạc không xác định được nơi chôn cất cụ thể.

Ngày 01-5-1998 tôi và một anh bạn nhà báo vào Hà Tĩnh, được sự giúp đỡ tích cực của báo giới Hà Tĩnh, chúng tôi gặp các cấp. Họ đều tiếp chu đáo, thành thật tŕnh bày sự việc như trên. Chúng tôi ra nghĩa trang Cồn Cổ mênh mông,bao nhiêu là mộ và không ai biết được mộ anh Quốc ở đâu. Chúng tôi xin phép địa phương mờI ông Đỗ Bá Hiệp, một nhà ngoại cảm nổi tiếng đă giúp t́m mộ bao người thất lạc, giúp cho việc này. Họ nhất trí.
Ngày 07-5-1998 ban liên lạc đă thảo văn bản mời ông Đỗ Bá Hiệp, đồng thời báo cáo địa phương. Ông Đỗ Bá Hiệp nhận lời. Được tin ngay ngày hôm sau, 08-5-1998, bà chị anh Phạm Phú Quốc đă 83 tuổi cùng cháu gái bay ra Hà Nội gặp ô. Đỗ Bá Hiệp.
Sáng 11-5-1998, tôi làm liên lạc đưa ông Đỗ Bá Hiệp và ông Doăn Phú, nhà địa lư thân quen ô. Hiệp cùng bà chị, cháu gái anh Phạm Phú quốc vào Hà Tĩnh.

Sáng hôm sau, 12-5-1998, ra nghĩa trang Cồn Cổ. Chúng tôi nghĩ ông Đỗ Bá Hiệp sẽ vào bên trong nghĩa trang, nhưng ông chỉ đi trên đường bên ngoài nghĩa trang. Khi ông nh́n lên trời cao, lúc ông nh́n xuống như nh́n cái ǵ đó sâu trong ḷng đất. Chúng tôi vẫn đi theo phía sau ông. Bỗng ông rẽ vào phía đường bên kia nghĩa trang, một vùng đất rộng lồi lơm sát vớI ruộng nước và dừng lại chỉ xuống một chỗ đất bằng phẳng. Ông bảo : ” Mộ anh ấy ở đây. Bên mô cát bên phải này hai bước. bên hố nước bên trái này một bước. Chú ư đánh dấu để khỏi lẫn. Đến ngày 10-10 ta mới được bốc. “. Một lát sau ông lại bảo : ” số lính của anh ấy là số 0 ǵ đó rồi 4, hai số cuối cùng là 65 hay 56. “ Theo thói quen tôi ghi số hiệu trên vào tờ cart visit v́ không mang theo sổ tay.

Ra về, khoảng nửa tháng sau tôi nhận được điện thoại gia tộc anh Quốc nhờ t́m hộ số quân của anh Quốc. Tuy nhận lời nhưng không biết t́m ở đâu. Mấy hôm sau tôi sang thư viện báo Quân Đội Nhân Dân nhờ lục t́m trong báo cũ. Trong số báo QĐND ngày 22-4-1965 tả việc máy bay anh Quốc bị bắn rơi, viết cụ thể : “ Phạm Phú Quốc chứng minh thư số 007. 455 cấp 01-12-64 tư lệnh đoàn máy bay khu trục số 23, tư lệnh sân bay Biên Ḥa, quân hàm trung tá “ . Thật kỳ lạ ! thông tin của ô. Đỗ Bá Hiệp về số lính với số chứng minh thư của anh Quốc ghi trong báo gần giống nhau đến thế !

Ngày 09-10 Âm Lịch tức 27-11-1998, ông Đỗ Bá Hiệp bận không vào Hà Tĩnh được, nhưng ông đă hướng dẫn tỉ mỉ việc đào t́m mộ. Tôi nhờ nhà tôi cùng đi với cháu gái anh Quốc vào lo việc này. Nhà tôi vốn rất thành tâm nên sẵn ḷng giúp đỡ như việc nhà. Ngay chiều tối hôm đó, vào xă Thạch Trung. Chúng tôi xin phép địa phương và họ đă giao cho đội phục vụ nghĩa trang lo việc bốc mộ sáng sớm hôm sau.
Sáng hôm sau trời vẫn mưa, phải làm lều che nơi bốc mộ. Đào sâu gần nửa thước không thấy ǵ đă lo. Nhưng may sao chỉ thêm vài nhát xẻng nữa là một vũng nước đen rồi thấy cốt ḥa lẫn trong đất bùn. Đúng như địa phương nói từ năm 1976 hài cốt anh Quốc dời chuyển từ trong làng ra đây, cốt để trong tiểu gỗ và đă hơn 20 năm tiểu gỗ không c̣n chỉ c̣n xương cốt. Xương cốt anh Quốc được bới t́m chu đào, rửa sạch bằng nước thơm rồi đặt vào tiểu quách. Bà con đến xem khá đông cùng thắp hương viếng Anh. Ngay chiều hôm đó 28-11-1998 hài cốt phi công Phạm Phú Quốc được đưa về quê quán, chùa Phước Lâm thị trấn Hội An tỉnh Quảng Nam . . . mộ anh Phạm Phú Quốc đă được xây cất nghiêm trang với bia đá khắc h́nh và tên tuổi Anh cùng những hàng chữ đầy nghĩa t́nh với Người đă khuất .”

Phạm-Quế-Dương
Đại tá QĐND


Từ Quân Sử Không Quân VNCH (biên soạn bởi Tổng Hội KQVNCH Úc Châu) cùng nhiều nguồn