Lâu lâu nên đọc giải trí một bài như dưới đây.
Tuổi Trẻ -. Thường cứ khoảng 6g, thấy má chồng đẩy cửa bước ra ngoài, tôi ṭ ṃ hỏi, má bảo đi chợ. Lạ, má đi chợ đâu mà sớm thế? Hóa ra chợ má nói là chỗ bày hàng bên vỉa hè xéo xéo nhà tôi, cách độ mấy bước chân.
Người bán là một chị gần 40 tuổi, nói giọng Bắc, người đậm, mặt tṛn phúc hậu. Không biết từ bao giờ chị đă bày bán ở khu vực chung cư cũ nơi tôi ở. Mới đầu c̣n bày hàng ké né ở phần vỉa hè lổn nhổn gạch, sau bà chủ một nhà hàng gần đấy có cảm t́nh cho chị bán ngay vỉa hè bên hông nhà hàng đối diện khu chung cư của chúng tôi.
Mỗi sáng sớm, chị chạy chiếc xe máy cũ, trên xe là những khung sắt cũ trông như các kệ hàng tự chế xếp gọn gàng cơ man là rau, củ, quả, cá, tôm, gà, thịt... Chị nhanh chóng trải tấm nilông và bày hàng ra vỉa hè. Trông gọn gàng thế nhưng khi bày ra cũng khá nhiều, như một cái chợ tươi sống thu nhỏ. Kể cũng lạ, từ chỗ tôi ở đi bộ ra chợ chỉ mất khoảng 10 phút nhưng từ ngày có chị Gái (mọi người gọi tên chị thế) đến bày hàng th́ sáng nào cũng nghe mấy bà bác hàng xóm ới nhau ra chỗ nhỏ Gái coi có ǵ mua không. Hàng chị bán khá nhanh, độ 10g đă vơi đi khá nhiều, thế là chị bắt đầu thu dọn chỗ c̣n lại lên xe và đi loanh quanh thêm vài chỗ nữa để bán cho hết.
Có lần tôi thắc mắc sao không ra chợ lớn nhiều hàng, dễ mua hơn, má chồng tôi bảo đồ của chị Gái thường được lựa chọn khá kỹ, ngon, giá cả chị bán cũng mềm hơn nên bà con ai cũng ưng. Tính chị xởi lởi, hiền lành, khách hàng xin thêm quả ớt, nhúm rau nêm canh chị đều vui vẻ cho dù bữa đó họ có mua hay không mua hàng của chị.
Thi thoảng chị mất hút vài bữa, mấy bà bác trách: Sao mấy bữa nay mày làm biếng không đi bán hả Gái? Chị cười hề hề: buổi tối con đi rửa chén ở một nhà hàng để kiếm thêm, có bữa rửa khuya quá nên sáng ngủ quên mất! Cũng có khi chị nghỉ bán thiệt lâu, “khách hàng thân thiết” nóng ruột gọi điện thoại, hóa ra chị phải chăm má chồng bị ốm. Vậy chứ nhà nào làm tiệc mà cần vài con gà ngon ngon, nhắn một tiếng là chị vội vă đem đến rồi lại tất tả vào bệnh viện.
Con đường trước khu nhà tôi coi tĩnh lặng vậy chứ chốc lại có những xe hàng “chợ nhỏ” rề rề chạy qua. Xe ba gác đạp bán trứng của một anh người miền Trung gầy g̣, da đen nhẻm khá đa dạng, nào trứng gà, trứng vịt, trứng cút, thỉnh thoảng có thêm trứng ngỗng... Xe hàng nhựa của một chú giọng rặt dân miền Tây chất đầy đồ nhựa như ghế, bàn, thau, rổ rá... đầy màu sắc, kích cỡ. Chú mới chạy tới đầu đường đă thấy những sắc màu xanh đỏ rực rỡ, trông rất bắt mắt. Rồi gánh chổi của bà bác độ 60 tuổi với cơ man chổi cỏ lớn nhỏ, chổi lông gà, chổi quét mạng nhện, quạt... Gánh hàng oằn vai nhưng bước chân bà bác vẫn thoăn thoắt và tiếng rao th́ lanh lảnh. Chưa kể c̣n có những xe bán đủ loại bánh ḿ ngọt và mặn, xe bán các loại khô nướng, xe bán các loại trái cây... Chỉ cần một người trong xóm ới gọi th́ chốc sau sẽ có vài ba người tụm lại, ngó nghiêng mua bán...
Mỗi ngày, đều đặn có khoảng chục xe “chợ nhỏ” như thế lặng lẽ qua lại ở khu nhà tôi. Mà chỉ có những “chợ nhỏ” buôn bán đàng hoàng mới có cửa... sống. V́ cḥm xóm trao đổi thông tin rất nhanh: thằng cha đó hay con nhỏ đó bán hàng quá đát, hay cân gian bán thiếu... Vậy là không ai bảo ai, người mua tự động “nghỉ chơi” ngay với người bán.
Mấy bữa nay chị Gái lại vắng bóng, chợ gần thế mà bà con cứ trông ngóng. Hỏi ra mới hay chị đang cấn bầu đứa con thứ hai, giai đoạn ốm nghén mệt mỏi nên chị tạm nghỉ vài bữa. Mấy bà bác thở dài lại phải vác giỏ ra chợ.
Sài G̣n có cả trăm cái chợ, siêu thị và đại siêu thị, nhưng ở những góc nào đó vẫn c̣n có những “chợ nhỏ” lặng lẽ đi bên đời...
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/6...o-sai-gon.html
Bookmarks