Sau một ngày bị câu lưu, sáng ngày 10/8/2018, Huỳnh Thục Vy trở về nhà ở Thị xă Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak.


Sáng ngày 9 Tháng Tám, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị hàng chục công an khám nhà và bắt tạm giam để điều tra, với ‘cái cớ’ mà chính quyền tỉnh Đăk Lăk đưa ra là ‘xịt sơn lên cờ tổ quốc.’

Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do về việc ai là người xịt sơn lên các lá cờ đỏ sao vàng trong những bức ảnh hồi cuối năm 2017, Huỳnh Thục Vy không né tránh và cho hay chính cô là người xịt sơn:

“Đối với nhiều người th́ việc đụng chạm đến cờ đỏ là việc chi khá nhạy cảm và là việc hơi thiếu sáng suốt, dại dột, nhưng đối với tôi th́ cờ đỏ, ‘cờ máu’ là biểu tượng của sự đàn áp, độc tài, độc đoán, phi dân chủ, phản dân quyền của chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam.

Nó là biểu trưng cho việc đảng cộng sản VN ngồi trên đầu 90 triệu người dân.

Tôi xịt sơn lên lá cờ để biểu đạt quan điểm rằng, tôi chống lại lá cờ của các ông, chúng tôi chống lại mọi biểu tượng, mọi ư nghĩa của biểu tượng đó, và tôi chống lại việc các ông là những người cộng sản đă cai trị trên đầu trên cổ của người dân một cách độc đoán.”

Hai ngày trước khi bị bắt, Huỳnh Thục Vy viết trên Facebook: “Ta hận mấy tay Việt Cộng, hận bọn bành trướng Bắc Kinh, hận luôn thái độ hèn nhược của người dân Việt Nam.”

Huỳnh Thục Vy, 33 tuổi, là một nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh đ̣i nữ quyền và các quyền dân sự khác ở Việt Nam, và thường xuyên lên tiếng bày tỏ quan tâm về việc nhà cầm quyền đàn áp người thiểu số.

Huỳnh Thục Vy là tác giả của cuốn sách “Nhận định Sự thật Tự do và Nhân quyền” xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2015.

Huỳnh Thục Vy viết rất nhiều bài bày tỏ suy nghĩ của mình đối với con người và đất nước Việt Nam, điển hình là bài dưới đây, “Vài suy nghĩ về ông Giáp”, Huỳnh Thục Vy viết vào Tháng 10 năm 2013.


***

Vị tướng được những người cộng sản xem là “khai quốc công thần” cuối cùng đă trở thành người thiên cổ vào ngày 4 tháng 10 vừa qua. Vậy là, biểu tượng sống , về công lao “giành độc lập” và lư tưởng “cách mạng”, tượng đài hữu danh vô thực về một thời “hào hùng” của những người cộng sản đă trở về với cát bụi.

Ông ta đă thực sự rời bỏ cuộc chơi, đă từ giă cơi nhân sinh điên đảo này. Không ai biết ông sẽ đi về đâu nhưng ông đă để lại di sản đầy đau đớn và nhiễu nhương, để lại cho tất cả chúng ta một Việt Nam với tiếng ai oán khắp nơi. Thôi th́ cũng cầu chúc ông ra đi trong thanh thản, dù ông đă lặng thinh một cách vô cảm trước những người đă ra đi một cách bi thương khác.

Là người đă có công khai sinh ra một Việt Nam cộng sản, thiết nghĩ không cần bàn đến chuyện ông có lư tưởng hay không lư tưởng và sự cần thiết hay không của những cuộc chiến tranh vô nghĩa mà ông đă đóng vai tṛ lănh đạo quân sự tối cao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự im lặng của ḿnh trước những trang lịch sử bất công, gian trá và đau thương mà người Việt Nam đă trải qua.

Không ít người ca ngợi ông là một trí thức lớn, là nhà văn hóa. Tôi không muốn bàn những chuyện ấy nữa v́ đă có nhiều tài liệu lịch sử có sẵn cho việc t́m hiểu, nghiên cứu về ông Giáp. Chỉ xin hỏi: Ông đă làm ǵ khi luật sư Nguyễn Mạnh Tường kêu gọi dân chủ pháp trị để rồi sau đó bị thất sủng? Nếu là một trí thức lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đă tàn phá quốc gia như thế nào? Nếu không nhận ra khiếm khuyết của một chế độ độc tài cộng sản, ông có xứng đáng với danh xưng một đại trí thức? Và cứ cho là ông không biết ǵ về độc tài-dân chủ, nhưng khi luật sư Tường lên tiếng về xă hội dân chủ, ông không có động tĩnh ǵ, đó có phải là biểu hiện của một nhân cách lớn?


Lại nữa, ông đă ở đâu, đă làm ǵ khi những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan bị đấu tố, bị đoạ đày? Ông có chút tủi nhục, cảm thương hay phẫn nộ nào không khi hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi trong tức tưởi khi Việt Nam Cộng Ḥa bị cưỡng chiếm để rồi hàng ngh́n người trong số họ đă vùi thân ngoài biển cả? Ông nghĩ ǵ khi tướng Trần Độ đă dũng cảm lên tiếng rồi bị đàn áp? Ông đă làm ǵ khi cụ Hoàng Minh Chính đă tỏ thái độ đối kháng để rồi bị bỏ tù? Ông đă đứng bên lề bao biến cố đau thương của đất nước. Đó có phải là vị trí xứng đáng của một trí thức hay không?

Dù là ai, một người vừa mới qua đời nên được cầu nguyện cho sự ra đi b́nh an. Tôi đă rất phân vân khi viết những ḍng này. Có nên viết những lời cay đắng cho một người đă chết không? Có nên kể tội họ khi họ đă măi măi không c̣n khả năng biện bạch? Nhưng quả t́nh, tôi không viết những ḍng này nhắm vào tướng Giáp, tôi viết cho những người c̣n sống, cho những người c̣n bị ám thị bởi cái ảo ảnh hào quang mà những người cộng sản đă tạo ra. Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay sống trong sự lừa gạt đó mà không biết, và cũng không có ư chí vượt thoát ra.

Ông Giáp, vị “đại tướng quân” trong mắt nhiều thanh niên VN, là người góp công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo này. Ông đă sống quá xa cái tuổi “cổ lai hy” và ra đi trong t́nh thương yêu của gia tộc, trong sự ngưỡng vọng của nhiều người. Nhưng ông có biết đâu, một người có công gây dựng nên một tập đoàn tội ác như ông lại ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi chính những nạn nhân vô tội của chế độ th́ lại hứng chịu thảm trạng bi đát của gia đ́nh để rồi phải ra đi trong uất ức, tủi nhục.

Đó chính là một Đặng Ngọc Viết hiền lành, siêng năng bị chính quyền cướp đất, phẫn uất cùng cực đến mức phải ra tay giết chết một quan chức tỉnh Thái B́nh rồi tự sát bằng một viên đạn vào tim. Đó là một Thomas Nguyễn Tự Thành – một thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam từ Thái Lan, bị sách nhiễu và phong toả kinh tế liên tục bởi chính quyền cộng sản đến nỗi uất ức quá phải tự vẫn bằng cách thắt cổ vào ngày 3 tháng 10, trước ngày ông Giáp chết một ngày. Tại sao ông lại được vinh danh khi chính ông là một phần nguyên nhân của những cái chết đau đớn ấy?

Tất nhiên, ông Giáp không c̣n là lănh đạo đất nước từ lâu, các chính sách, hành động của chính quyền này ông không tham gia. Nhưng chính cái quá khứ “oai hùng” và cái hiện tại vô trách nhiệm của ông tạo nên tính chính đáng cho chế độ tàn ác này. Chế độ này vẫn lấy ông ra làm cái bệ đỡ để biện minh cho những hành động bán nước hại dân của họ. Ông là cái phao cứu sinh khi những người lănh đạo cộng sản đối diện với sự căm phẫn của người dân v́ sự tham quyền cố vị của họ. Không hiểu v́ tuổi già làm tiêu hao ư chí, v́ sự sợ hăi làm xói ṃn lương tâm, hay v́ danh lợi của con cháu làm tiêu tan tinh thần trách nhiệm, mà cho đến những năm cuối đời ông Giáp vẫn lặng thinh trước hiện t́nh đất nước vật vă dưới chế độ độc tài, vẫn để cho nhà cầm quyền tiếp tục lợi dụng ông cho chế độ bất nhẫn của họ. (Chỉ có một lần ông lên tiếng yếu ớt cho vấn đề Bauxite Tây Nguyên.)

Giá như ông lên tiếng cổ vũ cho Nhân quyền Tự do th́ tiếng nói của ông đă tác động mạnh mẽ đến lương tâm tuổi trẻ và có thể xoay chuyển ư thức của biết bao người dân đang bị ám thị. Một ông Giáp đại tướng quân chắc chắc có khả năng thức tỉnh quần chúng, làm rúng động đảng cộng sản hơn hẳn một Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên hay Phương Uyên chứ? Thế nhưng, ông đă chọn cách sống trong sự co rút và chết trong cờ xí, kèn trống của chế độ cộng sản, hơn là cách sống trong sự phản tỉnh và chết như một chiến sĩ tự do. Đáng lẽ tuổi già phải là giới hạn cuối cùng của sự sợ hăi, nhưng ông đă để nó đi cùng ông sang tận thế giới bên kia.

Có người nói: chúng ta không ở vị trí của ông , nên không thể hiểu hết những ǵ ông phải đối mặt. Đúng! Chúng ta không hiểu hoàn cảnh và vị trí của ông. Nhưng chúng ta có thể hiểu được hoàn cảnh của những bạn sinh viên v́ biểu t́nh yêu nước mà bị nhà trường đuổi học và mất cả tương lai không?

Chúng ta có từng đặt ḿnh vào vị trí Phương Uyên, cô bé sinh viên phải chịu biết bao nhiêu sợ hăi, tổn thương tinh thần khi bị bắt và giam giữ, chỉ v́ cô bé biểu thị ḷng yêu nước? Rồi nhiều người đối kháng khác nữa, chỉ v́ lên tiếng cho Dân chủ tự do mà phải chịu những bản án nặng nề, mất cả hạnh phúc trăm năm, con cái bơ vơ-thất học. Hoàn cảnh của ông Giáp có ngặt nghèo hơn hoàn cảnh của những người kể trên hay không? Hay để dễ h́nh dung hơn, t́nh huống của ông có khó khăn hơn t́nh huống của tướng Trần Độ, của cụ Hoàng Minh Chính hay không? Tôi cho rằng, vấn đề là ở lương tâm và bản lĩnh!

Ông đă ra đi để lại tất cả, một chế độ độc tài dai dẳng, những mảnh đời oan khuất, những cuộc đàn áp tiếp diễn, những cái chết oan khiên… Nhưng những ḍng này không phải để kể tội ông. Quả thật, thế giới này tồn tại trong trạng thái tương đối của mọi giá trị. Nhưng vẫn có cách để phân biệt những trí tuệ và nhân cách lớn CHÂN THẬT với sự tô vẽ KHÔNG THẬT. Cầu cho ông ra đi được b́nh an và xin gởi tới ông sự cảm thương cho một kiếp người đa đoan trong thế giới vô minh này; nhưng sự tôn kính th́ tôi xin giữ lại cho những con người sống với lương tâm, trách nhiệm và ư chí và chết với nỗ lực lên tiếng cho sự thật.

Việt Nam c̣n rất nhiều người để chúng ta thành tâm ca ngợi và kính ngưỡng, nhưng đó không phải là ông.

.................... ....


Cùng quan điểm với bài viết trên . Gần đây cũng trong cái gọi là Quân Đội Nhăn Răng , người mới ra đi , sau 91 năm sống trên dương thế .... quá nửa đời người mới tìm thấy lại Lương Tâm con người .
Danh to , chức trọng ... nhưng vẫn thua xa anh lính Biệt Động Quân của quân Lực VNCH này :


The Refused Handshake, a Vietnamese ranger and North Vietnamese colonel, Saigon, 1973. by manhhai, on Flickr



The awkward scene, a Vietnamese ranger and North Vietnamese colonel, Saigon, 1973. by manhhai, on Flickr


Cái bắt tay bị từ chối, một người lính BĐQ Nam VN và đại tá Bắc Việt, Sài G̣n, 1973.

Các "cuộc đàm phán ḥa b́nh" trong những năm 1972-1973 là đầy khó chịu đối với nhiều người ở Việt Nam Cộng Ḥa, v́ họ đă quá chán ngán với ư đồ thực sự của kẻ thù Cộng Sản của họ. Một trong nhiều khía cạnh của cuộc đàm phán này là việc thành lập Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát (ICCS). Ủy ban này được thành lập vào ngày 27-01-1973, và mục đích của nó là để giám sát việc thực hiện các thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, nhiệm vụ của nó cuối cùng đă cho thấy là không đạt được. Từ tháng Giêng đến tháng Bảy năm 1973, ước tính đă có khoảng 18.000 vụ vi phạm riêng lẻ các thỏa thuận đàm phán ḥa b́nh.

Vào ngày 05-02-1973, khoảng một tuần sau khi thành lập Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát (ICCS), một cuộc họp đă được tổ chức giữa ICCS và Ủy ban Quân sự Liên hợp 4 bên tại Sài G̣n. Cuộc họp bao gồm đại diện quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (Bắc Việt Nam).
Tại lối vào nơi cuộc họp sắp diễn ra có mặt đầy đủ các phóng viên từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù đă kư kết các thỏa thuận ḥa b́nh, các lực lượng Cộng sản ở Việt Nam đă công khai vi phạm chúng, thế nhưng họ lại rất quan tâm cố gắng thuyết phục báo chí thế giới bằng một bộ mặt khác. Một đại tá Bắc Việt, khi đi qua lối vào, đă nh́n thấy cơ hội có thể có được bằng h́nh ảnh để làm giảm nhẹ sự xâm lăng đang diễn ra bởi chính quyền của ông ta, bằng cách bắt tay một người lính BĐQ Việt Nam Cộng Ḥa đang làm nhiệm vụ canh gác.

Tuy nhiên, người lính BĐQ đă không có phản ứng nào khác hơn là một cái lườm căng thẳng. Nhận ra thất bại trong cử chỉ của ḿnh, viên sĩ quan Bắc Việt đă thay đổi chiến thuật bằng cách lúng túng vỗ vai người lính và đưa ra một vài lời nhận xét nhanh chóng, nhưng chỉ gợi ra được một nụ cười lạnh nhạt từ người lính này.



The Refused Handshake 1973 - BUI TIN by manhhai, on Flickr