Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 17

Thread: Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?
    Libya : Ḷ lửa chiến tranh Nga-Thổ


    Người biểu t́nh ở Benghazi (Libya) ngày 03/01/2020 phản đối quyết định của Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ gởi quân sang Libya. REUTERS/Esam Omran Al-Fetori


    Sau Syria, Libya có nguy cơ trở thành vùng chiến địa thứ hai tại Trung Đông. Trong bối cảnh khủng hoảng Mỹ-Iran lên cao độ, lực lượng ở miền đông Libya của tướng Khalifa Haftar, được Nga ủng hộ, thông báo chiếm được Syrte, một thành phố biển, trên đường tiến về Tripoli. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng loan báo đưa quân vào Libya để yểm trợ cho chính phủ trung ương. Bị chia rẽ, Libya sẽ là mồi ngon cho các thế lực khu vực và quốc tế, đứng đầu là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.


    Syria đi trước

    Từ khi chế độ độc tài Kadhafi bị lật đổ vào năm 2011, Libya rơi vào ṿng tranh đoạt quyền lực giữa hai phe : Chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc, được quốc tế công nhận, kiểm soát thủ đô Tripoli và phe thứ hai là « chính phủ và Nghị viện » đóng đô ở Benghazi, theo tướng Haftar nổi dậy.

    Chia rẽ dân tộc là nguồn cội của các cuộc xung đột tại Trung Đông, mà Syria là trường hợp điển h́nh. Năm 2011, thảm họa bắt đầu với xung khắc giữa chế độ độc tài Bachar Al Assad và một phong trào đối lập. Thế rồi, chiến sự lan rộng khi nhiều tác nhân ngoại nhập tham gia : Liên quân quốc tế đánh với Daech, đối lập vơ trang chống quân đội chính phủ, Ả Rập Xê Út (Sunni) chống Iran (Shia), Israel đụng độ gián tiếp với Iran, qua trung gian Hezbollah-Liban, cánh tay vơ trang của Teheran tại Syria.

    Đến 2015, Matxcơva, không quên mối thù Liên Xô tan ră, nhập trận trả thù nước Mỹ. Tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ khai thác thời cơ Mỹ lui quân, để tấn công người Kurdistan ở Syria.

    Lybia tiếp bước theo sau

    Trong một thế giới đầy xáo trộn về địa chính trị, Lybia là nạn nhân mới. Theo nhà báo Pháp Isabelle Lassierre (Le Figaro 19/12/2019), cũng từ năm 2011, Libya cũng rơi vào ṿng bạo lực và cũng như Syria, qua cuộc xung đột giữa một chế độ độc tài và phong trào đối lập. Tiếp theo đó là cuộc can thiệp quân sự do liên quân Anh, Pháp, có Mỹ sau lưng, tiến hành.

    Tám năm sau, đất nước chia đôi với một chính quyền trung ương ở Tripoli và một lực lượng vơ trang ở miền đông, do tướng Haftar, một thủ lĩnh đối lập chống Kadhafi lănh đạo và muốn thống nhất Libya.

    Haftar được nhóm các nước Ả Rập Sunni như Ai Cập, Jordani, Ả Rập Xê Út ủng hộ kinh tế và quân sự. Bên cạnh các nước dầu hỏa vùng Vịnh, c̣n có nước Nga của Putin qua lực lượng đánh thuê tư nhân Wagner, ít nhất là 2000 tay súng. Haftar c̣n được Sudan và Tchad ở châu Phi đưa các nhóm vơ trang sang giúp « quân đội giải phóng Libya ».

    Trong khi đó, thủ tướng Fayez El Sarraj và chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc ở Tripoli, được quốc tế trong đó có Ư, mẫu quốc cũ, ủng hộ ngoại giao. Từ một tháng nay, sau khi ghi điểm ở Syria, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, nhanh chóng tranh thủ thời cơ, đơn phương đưa quân vào Libya để giúp chính quyền hợp pháp. Kỳ thực là để bảo vệ đặc quyền khai thác tài nguyên trong vùng duyên hải của Libya sau khi kư được một thỏa thuận với Tripoli, gây bất b́nh cho đảo Chypre và Hy Lạp.

    Theo quan điểm của giới chuyên gia, sở dĩ Ankara có thể lấp vào khoảng trống chính trị này là do trách nhiệm của Anh và Pháp, không tích cực giúp đỡ người dân Libya sau khi lật đổ được Kadhafi.

    Chiến trường Nga-Thổ

    Chuyện cũ đă xong rồi, nhưng ván cờ mới sẽ ra sao ?

    Theo một bài phân tích từ nhật báo El Pais của Tây Ban Nha và Le Figaro của Pháp, Lybia sẽ là đấu trường đối đầu Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm .

    Một cách thận trọng, Matxcơva sử dụng lính đánh thuê Wagner và lá bài Haftar tại Libya để mở rộng tăng cường ảnh hưởng trong vùng. C̣n Ankara, theo giải thích của tổng thống Erdogan, lực lượng viễn chinh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ do một « trung tướng chỉ huy » c̣n chiến binh là người Syria trong tổ chức « Quân đội giải phóng Syria » do Ankara trả lương.

    Khó có thể dự đoán là trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm này, Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, trang bị tên lửa pḥng không S400 của Nga, sẽ hành động ra sao nếu bị phe thân Nga đè bẹp ?

    RFI

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?
    Lănh đạo hai phe lâm chiến tại Libya đến Nga kư thỏa thuận ngừng bắn



    Tướng Khalifa Haftar, lănh đạo lực lượng Quân Đội Quốc Gia Lybia (G) cùng bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu (T), trước cuộc họp tại Matxcơva với thủ tướng Fayez al-Sarraj, ngày 13/01/2020. Reuters


    Tướng Khalifa Haftar và thủ tướng Fayez al-Sarraj, lănh đạo hai lực lượng tham chiến chính yếu trong cuộc nội chiến Libya hiện nay, đă đến nước Nga để chuẩn bị kư kết vào hôm nay, 13/01/2020, một thỏa thuận ngừng bắn chính thức nhằm tránh cho nước này lún sâu vào một cuộc nội chiến.



    Sự kiện cả hai phe lâm chiến tại Libya đến Mátxcơva để kư ḥa ước chứng tỏ vai tṛ ngày càng mạnh của Nga trong khu vực.

    Theo hăng tin Pháp AFP, ngành ngoại giao Nga cho biết là các cuộc tiếp xúc giữa hai phe tham chiến Libya được dự trù ở Mátxcơva dưới sự bảo trợ của các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Pḥng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Có điều là Mátxcơva không cho biết là liệu tướng Haftar và thủ tướng Sarraj có gặp mặt nhau trực tiếp hay không.

    Tướng Khalifa Haftar là lănh đạo lực lượng Quân Đội Quốc Gia Lybia, kiểm soát miền đông nước này, trong lúc đối thủ của ông là thủ tướng Fayez al-Sarraj, lănh đạo chính phủ trung ương ở Tripoli, được Liên Hiệp Quốc công nhận, nhưng chỉ kiểm soát được thủ đô và miền Tây Libya. Từ 9 tháng nay, chiến sự bùng lên tại Libya khi lực lượng của tướng Haftar mở chiến dịch tấn công thủ đô Tripoli.

    Nga được cho là ủng hộ lực lượng của tướng Haftar, cung cấp cho phe này súng ống, tiền bạc, thậm chí cả lính đánh thuê. C̣n Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đă đẩy mạnh việc hỗ trợ cho chế độ Tripoli của thủ tướng Saraij bằng cách quyết định gởi quân qua Libya.

    Trước t́nh h́nh xấu đi tại Libya, Mátxcơva và Ankara đă t́m cách can thiệp, và cho dù cạnh tranh với nhau trên hiện trường Libya, hôm 08/01 vừa qua, tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đă loan báo một cuộc ngừng bắn, một quyết định đă có hiệu lực kể từ hôm qua, 12/01.

    Theo AFP, thỏa thuận hưu chiến giữa hai phe Libya sẽ có thể tạo tiền đề tốt cho một hội nghị quốc tế về Libya, mở ra ở Berlin dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc trong tháng 01/2020. Hội nghị quốc tế sẽ cho phép các bên tranh chấp đối thoại với nhau nhằm giải quyết cuộc nội chiến Libya.




    Nga - Thổ Nhĩ Kỳ hạ nhiệt chảo lửa Libya


    Nh́n đến những điểm nóng khác trên thế giới, Le Monde và báo La Croix xoáy vào sự kiện : Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang nổi lên như hai đối tác quan trọng trong cuộc nội chiến tại Libya. Bằng chứng rơ rệt nhất là thủ tướng đứng đầu chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc và lănh đạo lực lượng Quân Đội Quốc Gia Libya cùng đến Matxcơva đàm phán về một thỏa thuận văn hồi ḥa b́nh.

    Trước đó, Quân Đội Quốc Gia trong tay thống chế Khalifa Haftar thông báo chấp nhận lệnh ngừng bắn. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia bảo trợ cho lệnh ngừng bắn đó, trong lúc Ankara đứng về phía chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc, c̣n nước Nga th́ đă ngầm đưa hàng trăm lính đánh thuê sang Libya yểm trợ cho tướng Haftar.

    Libya được tạm im tiếng súng là nhờ có sự dàn xếp giữa hai tổng thống Putin và Erdogan. C̣n Ư đang mất hẳn vai tṛ và ảnh hưởng đối với một quốc gia từng là thuộc địa của ḿnh, như báo kinh tế Les Echos phân tích.

    Le Monde không ṿng vo : "Putin và Erdogan, hai người cha đỡ đầu mới của Libya" khiến châu Âu "ngỡ ngàng" và lo ngại việc đưa Libya ra khỏi khủng hoảng càng thêm "phức tạp". Tờ báo có uy tín của Paris nhận định : Liên Hiệp Châu Âu phải đối mặt với ba đám cháy cùng một lúc. Đó là căng thẳng leo thang giữa Iran với Mỹ có nguy cơ làm tan vỡ liên minh chống khủng bố Hồi Giáo, thỏa thuận hạt nhân Iran chỉ c̣n là cái vỏ rỗng, và thứ ba là t́nh h́nh Libya. Trên cả ba hồ sơ này, Liên Hiệp Châu Âu bất lực và phải thu ḿnh làm những diễn viên phụ. Riêng trong trường hợp cuộc xung đột tại Libya, Bruxelles buộc phải nhường cho Thổ Nhĩ Kỳ và Nga các vai diễn chính.

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Quân đội Syria tấn công Idleb, Nga – Thổ khẩu chiến

    .
    Đoàn xe chở dân Syria di tản khỏi vùng chiến sự Idlib, ngày 11/02/2020. Reuters

    Ngày 12/02/2020, Ankara và Matxcơva đă đấu khẩu gay gắt sau các đợt tấn công của quân đội Syria, dưới sự yểm trợ của không quân Nga, vào tỉnh Idleb, ổ kháng cự cuối cùng của lực lượng chống chế độ Damas.


    Trong nhiều ngày qua, quân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đụng độ nhau dữ dội tại tỉnh Idleb, đông bắc Syria, giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là căn cứ cuối cùng của phe nổi dậy và quân thánh chiến chống chế độ Damas nhưng được Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.

    Hơn 700.000 người dân vùng Idleb phải chạy lánh nạn và 14 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đă thiệt mạng trong các đợt pháo kích của quân đội Syria trong ṿng một tuần qua.

    Bất chấp mối quan hệ ngoại giao tương đối « hữu hảo » trong những năm gần đây giữa Matxcơva và Ankara, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/02/2020 không giữ được b́nh tĩnh, đe dọa « tấn công chế độ Damas khắp nơi » tại Syria « cả trên không lẫn trên bộ, nếu thấy cần thiết » trong trường hợp các vụ tấn công vào lực lượng Thổ ở Idleb tiếp diễn.

    Tổng thống Erdogan c̣n cáo buộc Nga bắt tay với chế độ Damas « thảm sát » thường dân ở Idleb, cũng như tố cáo Nga « không tôn trọng các cam kết ». bộ Ngoại Giao Nga thông qua lời phát ngôn viên Maria Zakharova, ngay sau đó đă bác bỏ những cáo buộc đó, đồng thời cho rằng cả Matxcơva và Ankara đă có những « diễn giải khác biệt » về t́nh h́nh Idleb.

    Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov th́ tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ không làm ǵ để « vô hiệu hóa quân khủng bố ở Idleb », dẫn đến t́nh trạng mà ông cho là « không thể chấp nhận được ». Bộ Quốc Pḥng Nga quy trách nhiệm cho Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc « khủng hoảng ở Idleb », tố cáo Ankara đă « không thực hiện cam kết tách rời lực lượng ôn ḥa chống chế độ với các nhóm khủng bố ».

    Damas và Matxcơva khẳng định chiến đấu chống « khủng bố » ở Idleb, ngược lại nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga và Syria « chủ yếu nhắm vào thường dân » nhằm mục đích đẩy người dân đi đến vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara sợ các cuộc tấn công của Damas sẽ gây ra một làn sóng tỵ nạn mới, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đă tiếp nhận hơn 3,7 triệu người Syria.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TThổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Syria: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa tấn công vào Idleb


    Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ có mặt ở thị trấn Hazano gần Idleb (Syria). Ảnh chụp ngày 11/02/2020. REUTERS/Khalil Ashawi

    Hôm nay, 19/02/2020, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dọa sẽ nhanh chóng mở một cuộc tấn công vào vùng Idleb, miền tây bắc Syria, nơi đang xảy ra các trận giao tranh giữa quân Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng chế độ Damas.



    Sau khi một lần nữa yêu cầu quân đội Syria rút khỏi một số vị trí ở Idleb từ đây đến cuối tháng 2, ông Erdogan tuyên bố : « Đây là cảnh cáo cuối cùng của chúng tôi. Nói một cách rơ hơn, một chiến dịch quân sự ở Idleb sắp diễn ra ».

    Lời đe dọa của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi các cuộc thảo luận giữa Ankara và Matxcơva vẫn thất bại trong việc làm giảm căng thẳng ở vùng Idleb, cứ địa cuối cùng của quân nổi dậy và quân thánh chiến chống chế độ Damas.

    Trong những tuần qua, lực lượng Syria, với sự yểm trợ của không quân Nga, đă mở chiến dịch tấn công dồn dập để chiếm lại cứ địa này, khiến hơn 900 ngàn thường dân phải chạy lánh nạn. Căng thẳng đă gia tăng vào đầu tháng 2 khi các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ, được triển khai ở Idleb trong khuôn khổ thỏa thuận giữa Ankara với Matxcơva, thiệt mạng trong các vụ oanh kích của quân đội Syria.

    Ngoài việc liên tục cảnh cáo chế độ Damas, yêu cầu triệt thoái khỏi vùng Idleb, từ nhiều ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ đă gởi nhiều đơn vị tăng viện đến vùng này.

    Về phản ứng của Nga, hôm nay, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov cảnh cáo Ankara là không được tấn công vào lực lượng Syria ở vùng Idleb, v́ theo ông, đây là « phương án tệ hại nhất ».

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Tỉnh Idleb - Syria: 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng, Ankara ồ ạt phản công

    .
    Người dân Syria di tản trước các đợt tấn công của quân đội Damas nhắm vào Idleb, ngày 11/02/2020. REUTERS/Khalil Ashawi

    It nhất 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng tại tỉnh Idleb, miền tây bắc Syria hôm 27/02/2020. Theo Ankara, thủ phạm là không quân Syria. Đây là một trong các tổn thất nặng nề chưa từng có mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh chịu trong những thập niên gần đây. Ankara tuyên bố đă phản công mạnh để trả đũa.



    Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương họp khẩn ngày 28/02/2020, theo yêu cầu của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Liên Hiệp Châu Âu lo ngại « đụng độ quân sự quốc tế trên quy mô lớn ». Lănh đạo ngoại giao châu Âu kêu gọi khẩn cấp chấm dứt t́nh trạng « leo thang quân sự » hiện nay. Thông tín viên Anne Andlauer tường tŕnh từ Istanbul :

    « Theo chính quyền Hatay, tỉnh giáp biên với Idleb, nơi nhiều người bị thương đang được chăm sóc, th́ không quân Syria đă tấn công các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tại Baluon, một địa điểm nằm ở phía tây nam của Saraqeb, một thị xă mà quân nổi dậy Syria - được Ankara hậu thuẫn - vừa chiếm lại trước đó từ tay Damas. Cho đến nay, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chính thức tố cáo các lực lượng của chế độ Damas (mà không nhắm vào Nga).

    Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức đă trả đũa trực tiếp và mạnh mẽ. Theo người phụ trách bộ phận truyền thông của phủ tổng thống, toàn bộ các vị trí của Damas, được phát hiện, đă ch́m dưới hỏa lực của các đơn vị lục quân và không quân của chúng ta.

    Về phần ḿnh, tổng thống Recep Tayyip Erdogan đă họp trong ṿng hơn 6 giờ, với Hội đồng an ninh bất thường, để đưa ra quyết định, đặc biệt về việc tiếp tục các chiến dịch quân sự của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Idleb, nơi hàng ngh́n binh sĩ được triển khai từ đầu tháng đến nay, nhưng không được không quân hậu thuẫn.

    Ankara kêu gọi NATO có các hỗ trợ cụ thể, và một lần nữa đưa ra mối đe dọa di cư. Sau cuộc tấn công này, các nguồn tin chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ không ngăn cản người tị nạn chạy sang châu Âu bằng đường bộ hay đường biển. Đây là một phương tiện để gây áp lực nhằm buộc phương Tây hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại chế độ Damas – cùng đồng minh Nga – tại tỉnh Idleb ».

    Nga trấn an Thổ Nhĩ Kỳ

    Nga cũng tỏ ra lo ngại về chiến sự leo thang tại Idleb. Hôm nay, tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ có cuộc điện đàm về t́nh h́nh tại Idleb. Phủ tổng thống Nga ra thông cáo cho biết lănh đạo hai nước rất quan ngại về căng thẳng leo thang tại tỉnh tây bắc Syria, khiến ít nhất 33 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng, đồng thời nhấn mạnh đến việc ''cải thiện hiệu quả'' của các kênh liên lạc giữa quân đội hai nước, và sẽ có ''các biện pháp bổ sung'' để b́nh ổn t́nh h́nh.

    Trước đó, trong một cuộc họp báo, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đă gửi lời chia buồn đến Thổ Nhĩ Kỳ, và bày tỏ mong muốn tránh ''các thảm kịch như vậy'' tái diễn. Lănh đạo ngoại giao Nga nhấn mạnh là Matxcơva ''làm tất cả để bảo đảm an toàn cho các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ'', triển khai tại Syria.

    Trong tháng 2 này, tổng cộng có ít nhất 53 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng tại Idleb. Cộng đồng quốc tế lo ngại một thảm họa nhân đạo tại Idleb : Gần một triệu người dân chạy, trốn chiến tranh, đang bị kẹt lại tại một dải đất hẹp ở tỉnh này, sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ khi xung đột tại Syria bùng nổ, năm 2011 đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận khoảng 3,5 triệu người tị nạn Syria.

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Syria: Bachar tấn chiếm Idleb, trục Nga – Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ tan vỡ?


    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan (T) và nguyên thủ Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Sotchi, Nga, tháng 10/2019. Alexey DRUZHININ / SPUTNIK / AFP

    Tuần trăng mật giữa Nga và Thổ phải chăng đang lâm nguy? Từ nhiều tuần qua, chiến sự bùng lên dữ dội giữa quân đội trung thành với chế độ Damas và các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng tỉnh biên giới Idleb, khiến gần một triệu thường dân phải bỏ nhà cửa chạy sơ tán. Giới quan sát lo ngại những mục tiêu trái ngược giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria dẫn đến một thảm kịch nhân đạo lớn chưa từng có.



    Vùng Idlib hay c̣n gọi là Idleb, nằm ở phía tây bắc Syria, giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ, với khoảng 1,5 triệu dân, chủ yếu sống bằng nghề nông, đặc biệt là trồng cây ô liu. Năm 2015, tổng thống Syria, Bachar al-Assad từng tuyên bố: “Idleb sẽ là mồ chôn phiến quân”. Lời đe dọa này giờ có nguy cơ biến thành hiện thực. Từ tháng 12/2019, chế độ Damas mở các đợt tấn công nhắm vào Idleb, ổ kháng cự cuối cùng của phe nổi dậy chống chính quyền Bachar al-Assad.

    Khu vực trước đây nổi tiếng yên b́nh giờ biến thành nơi tập trung nhiều nhóm nổi dậy chống chế độ cũng như các nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan có tuyên thệ trung thành với Al Qaida. Theo nhật báo Công giáo La Croix, trước đà tiến quân của chế độ Damas, khoảng 3-4 triệu thường dân và chiến binh đang bị vây hăm và không có lối thoát nào nữa bởi v́ không c̣n một khu vực nổi dậy nào khác để tiếp nhận họ. Idleb là thành tŕ thánh chiến cuối cùng, và Bachar al-Assad muốn thâu tóm lại toàn bộ lănh thổ.

    Chuyện ǵ xảy ra ở Idleb?

    Điều trớ trêu là trong khuôn khổ “tiến tŕnh Astana” do ba nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đề xuất, một thỏa thuận đă được Matxcơva và Ankara kư kết tại Sotchi năm 2018 nhằm giải quyết tạm thời cuộc xung đột ở Syria. Theo đó, nhiều “vùng giảm căng thẳng” được thành lập, trong đó có Idleb.

    Cũng trong khuôn khổ thỏa thuận này, Thổ Nhĩ Kỳ được phép lập 12 chốt quan sát và triển khai quân. Và cho đến đầu tháng 2/2020, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tỏ ra tương đối im lặng trước đà tiến quân của Damas dù rằng vẫn lên tiếng lấy làm tiếc rằng Nga “không tuân thủ” thỏa thuận được kư kết giữa hai nước.

    Tuy nhiên, t́nh h́nh bỗng nhiên có những diễn biến bất ngờ. Ngày 03/2, quân đội Syria nă pháo vào các chốt gác của Thổ Nhĩ Kỳ làm 7 binh sĩ thiệt mạng. Quân đội Thổ đáp trả bằng pháo giết chết 13 quân nhân Syria. Kể từ hôm đó đến nay, các cuộc va chạm giữa hai bên tiếp tục xảy ra. Trong một diễn biến mới nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đă tiến hành một đợt oanh kích dữ dội trong đêm thứ Năm 27 rạng sáng thứ Sáu 28/2 nhắm vào các vị trí của Damas tại Idleb sau vụ 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tử trận trong một cuộc đọ súng hôm trước. Đây cũng là đợt thiệt hại nhân mạng nhiều nhất của phía Thổ Nhĩ Kỳ trong ṿng hai tuần qua, nâng tổng số binh lính bị thiệt mạng lên đến hơn 40 người.

    V́ sao Nga – Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ đối đầu quân sự ở Idleb?

    Rơ ràng các cuộc tấn công quân sự của Damas tại Idleb đă làm tan vỡ thỏa thuận Sotchi và có nguy cơ dẫn đến một sự đối đầu giữa quân sự Nga và Thổ. V́ sao như thế? Nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng đó là v́ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có những mục tiêu khác biệt tại Syria.

    Nước Nga của ông Putin th́ muốn tái chinh phục vị thế trung tâm ở Cận Đông bằng mọi giá, nên ủng hộ vô điều kiện chế độ Syria, vốn muốn chiếm lại vùng Idleb, thành tŕ cuối cùng của quân thánh chiến, nhằm có thể tuyên bố là đă thắng cuộc nội chiến kéo dài từ chín năm qua. Hơn nữa, phía Nga cũng cho rằng không chấp nhận khu vực này được dùng để làm nơi trú ẩn của quân khủng bố thánh chiến. Ngoại trưởng Nga, Serguei Lavrov hôm thứ Ba, 25/2 tuyên bố thẳng thừng đó có thể sẽ là “một sự đầu hàng trước quân khủng bố”.

    Thổ Nhĩ Kỳ, vốn không ủng hộ chế độ Assad và hỗ trợ các nhóm nổi dậy chống Damas, lao vào Syria c̣n nhằm mục tiêu triệt hạ các lực lượng người Kurdistan, một mối họa hiện sinh bởi sự liên hệ của phe này với những người đ̣i ly khai Kurdistan ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thêm vào đó, Ankara quan ngại chiến sự ở Idleb sẽ gây ra một làn sóng người tị nạn mới. Gần một triệu người dân đă bỏ chạy khỏi khu vực kể từ khi Damas mở chiến dịch tấn công, trong khi mà hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đă phải tiếp nhận hơn 3,5 triệu người tị nạn Syria trong những điều kiện ngày càng khó khăn hơn.

    Theo một thăm ḍ mới nhất, cứ 5 người Thổ Nhĩ Kỳ được hỏi có 4 người muốn trả số người tị nạn này về nước. Ankara tuy hy vọng rằng có thể từ từ hay cưỡng bức tái định cư số người tị nạn này ở vùng phía bắc Syria nhưng chỉ mới chiếm được 1/3 diện tích vùng lănh thổ mong muốn.

    Đâu là điểm cốt lơi căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ?

    Chỉ có điều trong cuộc đọ sức này, quân đội Thổ ở trong thế yếu. Chế độ Damas nhờ vào sự yểm trợ của không quân Nga tiến như vũ băo và oanh kích vào các điểm được cho là có quân thánh chiến không phân biệt thường dân. Việc không quân Nga được quyền kiểm soát không phận Syria đă đẩy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong thế bị động, theo như phân tích của bà Agnès Levallois, chuyên gia về Trung Đông và Địa Trung Hải, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược với đài RFI.

    “Trên địa bàn, Nga đương nhiên là mạnh hơn Thổ Nhĩ Kỳ. Chính điều này đă làm cho Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng bởi v́ chúng ta thấy rơ trong các cuộc đối đầu mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ đă mất rất nhiều binh sĩ, đây là điều mà tổng thống Erdogan khó có thể chấp nhận và ông không muốn là việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lao vào địa bàn Syria dẫn đến nhiều thiệt hại nhân mạng như thế.

    Trong mối tương quan lực lượng này, Nga dĩ nhiên là mạnh hơn Thổ Nhĩ Kỳ bởi v́ Nga đang kiểm soát không phận Syria, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có ở mặt đất. Do vậy, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có một phạm vi hoạt động rất hạn hẹp ngay cả trên phương diện quân sự. Bởi v́ trong một cuộc xung đột, ai làm chủ không phận th́ thống trị mặt trận.

    Điều này giải thích v́ sao căng thẳng xảy ra. Nga vẫn tiếp tục ủng hộ chế độ Assad và trong khuôn khổ thỏa thuận kư kết năm 2018, Nga chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ đă không làm ǵ hạn chế hay tiêu diệt ảnh hưởng của quân thánh chiến ngay trong ḷng vùng Idleb. Matxcơva cho rằng phần này của thỏa thuận đă không được Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng”.

    Tuần trăng mặt Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đă qua?

    Căng thẳng này bùng phát trong bối cảnh Matxcơva và Ankara thời gian gần đây tỏ nhiều cử chỉ thân thiện kể từ sau sự cố quân sự năm 2015. Quan hệ hai bên được sưởi ấm c̣n thể hiện rơ qua việc chính quyền Erdogan mua tên lửa S-400 của Nga bất chấp các khuyên can của các nước thành viên trong khối NATO và Mỹ. Hay như việc cả hai nguyên thủ cùng có mặt làm lễ khánh thành hoành tráng đường ống dẫn khí đốt TurkStream đi từ Nga đến châu Âu qua ngả Hắc Hải.

    Theo Les Echos, những sự kiện này đă không che giấu được một sự cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc. Cuộc chiến tại Syria gợi nhắc lại các cuộc đọ sức giữa đế chế Sa hoàng và Ottoman năm 1853, 1877 rồi Đệ Nhất Thế Chiến nhằm giành quyền ảnh hưởng tại vùng Trung Đông giàu dầu hỏa, vùng Balkan và nhất là vùng Hắc Hải. Đây chính là cửa ngỏ duy nhất cho phép Nga, cường quốc hải quân đi vào vùng biển nước ấm Địa Trung Hải.

    Chỉ có điều, như ngạn ngữ có câu “Trâu ḅ húc nhau, ruồi muỗi chết”. Trong cuộc đối đầu này, người dân Syria là những nạn nhân đầu tiên. Tính từ đầu cuộc chiến Syria đến nay, gần 500.000 người chết hay bị mất tích, hơn 55% thường dân phải di tản (tương đương với khoảng 22 triệu dân). Nội chiến tại Syria thể hiện rơ tất cả những ǵ là ghê rợn nhất của chiến tranh: từ tấn công vũ khí hóa học, thành phố bị tàn phá, các cuộc thảm sát có tổ chức…

    Trong khung cảnh hăi hùng này, 14 ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng kêu gọi các bên ngưng chiến t́m kiếm một thỏa thuận chính trị cho đất nước. Lời kêu gọi này cho thấy rơ sự bất lực của phương Tây trong trước những cuộc tàn sát được báo trước!

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Lănh đạo Nga, Thổ đồng ư t́m biện pháp giảm căng thẳng Syria
    28/02/2020
    Reuters


    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) gặp Tổng thống Nga Putin hồi đầu tháng 1/2020


    Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nhất trí với nhau trong cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 28/2 rằng cần phải đưa ra các biện pháp mới để giảm căng thẳng và b́nh thường hóa t́nh h́nh ở tây bắc Syria, Điện Kremlin nói.

    Tóm tắt về cuộc điện đàm, Điện Kremlin cho biết hai ông Putin và Erdogan đă đồng ư tổ chức một cuộc họp cấp cao nhất để giải quyết t́nh h́nh ở tỉnh Idlib của Syria. Hai tổng thống nói rằng đây là vấn đề “vô cùng đáng quan ngại”.

    Cuộc điện đàm diễn ra sau khi 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong một cuộc tấn công hôm 27/2 của lực lượng chính phủ Syria ở vùng Idlib, thuộc miền tây bắc của Syria.

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Ankara phản công Damas, quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng


    Xe tăng của lực lượng Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tại thành phố Saraqib, phía đông tỉnh Idleb, Syria, ngày 27/02/2020.

    Ngày 01/03/2020, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đă mở một đợt phản công quân sự chống quân đội chế độ Damas ở tỉnh Idleb, tây bắc Syria nhằm đáp trả các cuộc tấn công của quân đội trung thành với Bachar al-Assad khiến Ankara bị thiệt hại nhiều nhân mạng.


    Bộ trưởng Quốc Pḥng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Hulusi Akar, trong một phát biểu trên truyền h́nh khẳng định : « Chiến dịch ʺLá Chắn Mùa Xuânʺ, được khởi động sau vụ tấn công hôm 27/2 của chế độ Damas tại Idleb diễn ra thành công ». Vẫn theo lời lănh đạo quốc pḥng Thổ Nhĩ Kỳ, mục tiêu của chiến dịch là để « chấm dứt các vụ thảm sát của chế độ và ngăn chặn một làn sóng di dân mới ».

    Nhưng Ankara khẳng định « không có ư định, không có nhu cầu đối đầu với Nga », đồng minh của chế độ Bachar al-Assad, đồng thời nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn Matxcơva gây áp lực với Damas nhằm buộc chế độ « ngưng các vụ tấn công ».

    Những tuyên bố này được đưa ra sau nhiều tuần căng thẳng leo thang giữa Ankara và Damas tại vùng Idleb. Thứ Năm 27/02, khoảng 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đă bị thiệt mạng trong các đợt oanh kích của không quân Syria. Đây là đợt thiệt hại nhân mạng nhiều nhất chỉ trong một đợt tấn công mà Ankara hứng chịu kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào Syria năm 2016.

    Theo Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria (OSDH), các đợt phản công của Thổ Nhĩ Kỳ trong hai ngày 28-29/02 đă giết chết khoảng 90 quân nhân Syria và các chiến binh từ các nhóm đồng minh của Damas.

    ADVERTISING

    Ads by Teads

    Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ làm việc cho Sputnik bị tấn công

    Tuy nhiên, các cuộc đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tại Idleb cũng làm cho mối quan hệ Nga - Thổ, được sưởi ấm gần đây lại trở nên căng thẳng, do việc cả hai nước ủng hộ hai phe đối lập nhau tại Syria. Dấu hiệu căng thẳng mới nhất là phía Nga, ngày 01/3, đă lên tiếng đề nghị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ « can thiệp » sau vụ bắt giữ ba cộng tác viên người Thổ Nhĩ Kỳ làm việc cho báo mạng Sputnik, được điện Kremlin tài trợ.

    Theo lời kể từ tổng biên tập của nhóm tại Thổ Nhĩ Kỳ, một nhóm « côn đồ » đă xông vào nơi ở của các nhà báo ở Ankara để « dọa dẫm và chửi mắng họ là những kẻ phản bội chỉ v́ những người này làm việc cho Nga ». Vẫn theo lời người này, ban biên tập đă không thể nào bắt liên lạc được với ba cộng sự từ hơn 9 giờ qua.

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Giao tranh Thổ-Syria tăng cường độ, dân tị nạn tập trung biên giới EU
    Mar 1, 2020

    Dân tị nạn khởi hành từ Thổ Nhĩ Kỳ để tới Hy Lạp. (H́nh: AP Photo)
    KASTANIES, Hy Lạp (AP) – Hàng ngàn di dân và người tị nạn chiến cuộc từ khu vực giao tranh ở Syria, hôm Chủ Nhật, 1 Tháng Ba, đă kéo đến tập trung đông đảo ở biên giới phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ, để t́m cách vào Hy Lạp bằng đường bộ và đường biển. Chính phủ Thổ trước đó nói rằng họ mở cửa biên giới để những ai muốn tới Âu Châu được tự do đi qua.

    Tại Syria, quân đội Thổ bắn rớt hai phi cơ Su-25 của Syria, sau khi phía Syria bắn hạ một phi cơ không người lái của Thổ.

    Quyết định mở cửa biên giới của chính quyền Ankara được đưa ra trong lúc có chiến dịch phản công của quân đội chính phủ Syria, được Nga hậu thuẫn, đang t́m cách tái chiếm tỉnh Idlib ở về phía Tây Bắc Syria, hiện đang dưới sự kiểm soát của thành phần nổi dậy do Thổ huấn luyện và vơ trang.

    Gần một triệu người dân Syria trong vùng giao tranh đă phải di tản, chạy về phía biên giới Thổ.

    Trong thời gian qua, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, mỗi khi muốn áp lực các quốc gia EU, luôn đe dọa sẽ mở cửa biên giới để di dân thuộc mọi thành phần đi qua quốc gia này trước khi tiến vào Âu Châu.

    Trước đây, theo một thỏa thuận trị giá 6 tỉ euro kư kết năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đồng ư chặn bớt làn sóng di dân sang Âu Châu, để có được trợ giúp tài chánh, sau khi có hơn một triệu người tiến sang Âu Châu năm 2015.

    Tại Hy Lạp, sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ Tướng Kyriakos Mitsotakis có cuộc họp khẩn cấp với các giới chức quân sự và ngoại giao vào tối ngày Chủ Nhật. Cơ quan pḥng vệ biên giới Âu Châu Frontex cho biết đang tái phối trí nhân sự và các trang bị tới Hy Lạp. (V.Giang)

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Tại Idleb, Syria : Erdogan bị « sập bẫy » Putin ?



    Syria, cái gai trong đối thoại giữa tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan (trái) và đồng nhiệm Nga Putin. Ảnh chụp tại hội nghị Sotchi tháng 10/2019.

    Bỏ « đồng minh cũ » để kết « bạn mới », tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan đang trả giá đắt cho những tính toán chiến lược sai lầm để bị rơi vào chính chiếc bẫy do người « bạn mới » Putin giăng ra ? Idleb, vùng tây bắc Syria, đang có nguy cơ trở thành một vũng lầy cho Erdogan.


    Tháng 12/2019, bên lề thượng đỉnh đánh dấu 70 năm ngày thành lập khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO tại Luân Đôn, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đă hùng hồn tuyên bố « Thổ Nhĩ Kỳ nay đă có thể mở một chiến dịch quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia, mà không cần phải xin phép bất kể một ai ».

    Chính sách này của nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ đă bị một quả bom Nga có dẫn đường bằng tia laser (loại KAB-1500L, được trang bị cho chiếc Sukhoi SU-35), bắn tan thành mảnh vụn. Vụ oanh kích hôm thứ Tư 26/2 của không quân Nga nhắm vào một vị trí được cho là của phiến quân đă làm cho 33 binh sĩ Thổ đồn trú tại Idleb thiệt mạng tại chỗ.

    Đây là đợt thiệt hại nhân mạng lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi chế độ Damas, dưới sự yểm trợ của không quân Nga, mở các chiến dịch quân sự để tái chiếm Idleb, ổ kháng cự cuối cùng của phe nổi dậy và thánh chiến Hồi giáo ở tây bắc Syria, làm cho hơn 55 binh sĩ thiệt mạng.

    Vụ việc cũng cho thấy rơ thỏa thuận Sotchi kư kết năm 2018 giữa Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan nhằm lập những vùng « phi quân sự », trong đó có Idleb, xem như « tan thành mây khói » Đây là hậu quả của chính sách đối ngoại và an ninh không rơ ràng và thế yếu của Thổ Nhĩ Kỳ trước « người bạn » Nga.

    Nh́n lại những ǵ đă diễn ra từ năm 2016, khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đơn phương đưa quân can thiệp vào Syria, bất chấp các lợi ích về an ninh của các nước đồng minh NATO, người ta không khỏi thắc mắc : Phải chăng trong bàn cờ Syria này, Ankara đă bị biến thành một quân cờ của Nga ?

    Báo Le Monde nhắc lại, việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể thắng tại một vùng lănh thổ của Syria đều là có sự đồng thuận của điện Kremlin. Đổi lại, Ankara phải « nhắm mắt làm ngơ » trước đà tiến của quân đội Syria. Nhờ có Thổ Nhĩ Kỳ nên Mỹ rút khỏi Kurdistan, mở rộng đường cho quân đội Damas.

    Thế giới có cảm giác, Nga – Thổ phối hợp nhịp nhàng để cho Damas thu hồi dần các vùng lănh thổ. Mỗi một lần như thế Damas dồn dần quân thánh chiến và thân nhân của họ về một điểm, để sau này có thể tiến hành trận đánh sau cùng : Đó chính là mặt trận Idleb, « mồ chôn cho các phiến quân », như tổng thống Syria Bachar al-Assad từng tuyên bố.

    Đây có lẽ cũng chính là sai lầm chết người của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Việc ông dồn quân bảo vệ quân thánh chiến chống chế độ Bachar al-Assad tại đây mà không có sự yểm trợ của không quân, vô h́nh chung đă đẩy số binh sĩ được triển khai ở đây rơi vào ṿng vây hăm của Damas. Nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ đă quên một yếu tố quan trọng, đó là trên chiến trường, « ai làm chủ không phận th́ thống trị mặt trận », theo như phân tích của bà Agnès Levallois, chuyên gia về Trung Đông, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược.

    Sau sự cố ngày thứ Sáu 28/2 và cuộc trao đổi với phía Nga, tổng thống Putin rất rơ ràng : binh sĩ Thổ hiện đang có mặt tại 12 chốt quan sát trên khắp tỉnh Idleb kể từ giờ phải ở yên trong các chốt của ḿnh. Nói cách khác, « số binh sĩ này chẳng giúp được ǵ cả, phần lớn đă bị quân đội Damas bao vây » theo như quan sát của một nhà hoạt động nhân đạo với báo Le Figaro.

    Với chính sách « chơi tṛ hai mặt », nghĩa là « chân trong, chân ngoài » đối với NATO, nguyên thủ Thổ bị cô lập hơn bao giờ hết. Sai lầm chiến lược cũng đến từ chính tham vọng cá nhân. Giấc mơ khôi phục đế chế Ottoman và tham vọng bá quyền đă làm ông lóa mắt. Gần 18 năm nắm độc quyền lănh đạo, việc thanh trừng các sĩ quan quân đội sau cú đảo chính hụt, việc thiếu vắng những cố vấn hay việc không tham vấn bất kỳ ai đă hạn chế tầm nh́n của ông.

    Bài học trận chiến « Barbarossa » trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Nga thời Stalin vẫn c̣n nguyên đó. Nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ quên rằng, chỉ v́ các cuộc thanh trừng nội bộ, mà nhà độc tài Stalin đă giết chết không biết bao sĩ quan quân đội ,để rồi phải hứng lấy thảm bại thê thảm đầu tiên : Hơn 2.000 chiến đấu cơ bị tiêu hủy và Hồng Quân Liên Xô bất lực trước đà tiến như vũ băo của Đức Quốc Xă.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Sự thật về chiến tranh Việt Nam. Website cuả cựu chiến binh Mỹ
    By Hiếu Thiện in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 20-03-2018, 10:49 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2016, 11:21 AM
  3. Chiến tranh đến gần?
    By anlocdia in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 10-05-2012, 08:09 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 16-12-2011, 05:10 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 15-01-2011, 04:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •