Tú Anh-RFI
Lực lượng pḥng vệ Nhật đeo dụng cụ pḥng chống phóng xạ
tiến vào khu vực nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Ảnh msnbc.com
Đe dọa xảy ra thảm họa hạt nhân càng ngày càng trầm trọng. Sau vụ nổ ở hai ḷ số 1 và số 3 hôm thứ bảy, đến lượt ḷ số 3 chịu chung số phận, trong lúc lửa phát ra ở ḷ số 4 vào sáng hôm nay 15/03/2011.
Ngọn lửa ở ḷ số 4 đă được dập tắt, nhưng do mực nước làm lạnh hạ dần làm nhiệt độ tăng lên. Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản cho biết chất phóng xạ thoát ra rất nhiều. Tokyo kêu gọi Hoa Kỳ và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA tại Vienna tiếp tay. Lời kêu gọi mang ư nghĩa cầu cứu.
Cho đến lúc này Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản vẫn xếp tai nạn hạt nhân tại Fukushima ở cấp độ 4. Nhưng Cơ quan An toàn Hạt nhân Pháp cho là t́nh h́nh rất nghiêm trọng với cấp độ 6. Từ trước đến nay, chỉ có vụ nổ Tchernobyl bị xếp vào cấp độ 7, điểm cuối cùng.
Cũng cùng nhận định bi quan này, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Hạt nhân của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE tuyên bố là «T́nh h́nh hiện nay thật xấu». Giám đốc Luis Echavarri giải thích mối đe dọa hiện nay là «Xu hướng có một nguồn phóng xạ không bị cô lập bên trong vỏ bọc an toàn mà lại tiếp tục thoát ra ngoài».
Tuy giới chức trách nhiệm về an toàn hạt nhân tại Nhật vẫn duy tŕ cấp độ 4 và khẳng định là vỏ thép bọc ḷ phản ứng không bị nứt, nhưng Thủ tướng Naoto Kan đă kêu gọi dân chúng sống trong vùng ô nhiễm phóng xạ trong đường bán kính từ 20 đến 30 cây số phải ở trong nhà, và dán kín cửa không cho không khí ra vào.
Tại Tokyo, cường độ phóng xạ trong không khí cũng lên cao vào buổi sáng trước khi giảm xuống nhờ gió đổi hướng, nhưng vẫn c̣n cao hơn mức trung b́nh .
Theo Tổ chức Khí tượng Thủy văn Quốc tế OMM th́ gió đang đổi từ hướng Bắc Nam sang chiều Đông Bắc, đẩy khói phóng xạ về hướng Đông Bắc, tức là về phía Nga và quần đảo Kurils.
Từ Tokyo, thông tín viên Đỗ Thông Minh cho biết thêm thông tin:
[AUDIO]http://telechargement.rfi.f r.edgesuite.net/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201103/2-CPT_Tokyo_nucleair.m p3
[/AUDIO]
Bookmarks