Tóm lược: Lá cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt hải ngoại (NVHN) thường bị cộng sản Việt Nam và nhiều người, thường là thiên cộng hoặc ngây thơ chính trị, cho là biểu tượng của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã mất. Dựa vào diễn giải sai lầm này, nhà nước cộng sản và những người thiên cộng xuyên tạc những nỗ lực của NVHN đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam là được nung nấu bởi lòng hận thù vì thua trận và có mưu đồ phục quốc.
Trên thực tế, NVHN dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho: (1) di sản tốt đẹp của chính thể VNCH trong quá khứ; (2) xác nhận bản sắc của cộng đồng trong xã hội nơi xứ sở họ cư ngụ trong hiện tại; và (3) tinh thần, ý chí dân tộc và lòng thương yêu đồng bào để thúc đẩy tự do dân chủ trong tương lai. Sự khác biệt, giữa ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ của NVHN và của quốc gia VNCH đã mất, rất tinh tế nhưng rất quan trọng.
Cộng sản Việt Nam (CSVN) khai thác tính chất thiếu rõ rệt đó để tạo chia rẽ giữa NVHN và người dân Việt Nam trong nước, và giữa các nhóm trong NVHN. Cùng với ác tâm gán ghép NVHN với hận thù thua trận và mưu đồ phục quốc, CSVN và những người thiên cộng toan tính dùng chiến thuật kamikaze, sẵn sàng hy sinh cờ đỏ để đổi lấy sự hủy diệt cờ vàng, trong giải pháp hòa hợp hòa giải.
Người Việt trong nước cần phải cổ xúy cờ vàng trong nước để tạo dựng đoàn kết với NVHN và gửi một thông điệp mạnh mẽ cho tà quyền cộng sản và thế giới về sức mạnh đoàn kết vĩ đại của dân Việt.
********************
Lá cờ thường được dùng là biểu tượng cho một quốc gia, tổ chức, hội đoàn, hay một cơ sở. Cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho tới năm 1975. Khi cộng sản tiến chiếm miền Nam năm 1975, hàng triệu người miền Nam rời bỏ quê hương. tỵ nạn cộng sản. Họ đem theo lá cờ vàng ba sọc đỏ và gây dựng một cộng đồng người Việt hải ngoại (NVHN) càng ngày càng to lớn và hùng mạnh. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đó, hiện nay được coi là biểu tượng cho cộng đồng NVHN, được công nhận rộng rãi bởi các chính quyền địa phương tại xứ sở nơi họ cư ngụ.
Trong bài này, tôi sẽ không đề cập đến ý nghĩa của quốc gia và lá cờ tiêu biểu cho quốc gia, vì đề tài đó rất rộng lớn, và chỉ có chút liên hệ đến ý chính bài này. Ý nghĩa lá cờ một quốc gia hiện hữu trên thế giới không có gì khó hiểu. Tuy nhiên, khi một quốc gia bị xâm lấn và chiếm đóng bởi một quốc gia khác, vấn đề trở nên phức tạp, như trường hợp quốc gia VNCH bị xâm lấn và chiếm đóng bởi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) như được biết lúc ấy. Vấn đề sẽ còn phức tạp hơn nữa khi hai quốc gia đó đã từng là một quốc gia độc lập nhưng bị chia đôi, như nước Việt Nam năm 1954.
Câu hỏi là: Ý nghĩa lá cờ vàng ba sọc đỏ của NVHN hiện tại là gì?
Tôi sẽ không đề cập chi tiết đến nguồn gốc lịch sử của lá cờ vàng ba sọc đỏ vì có rất nhiều tài liệu về chuyện đó (Xem, thí dụ như, Dân 2012; Đặng 2013). Một cách vắn tắt, lá cờ vàng ba sọc đỏ có nguồn gốc ít nhất từ năm 1890 (Dân 2012; Đặng 2013) dưới thời vua Thành Thái. Qua bao lần thay đổi, lá cờ trở về hình dạng cờ vàng ba sọc đỏ vào năm 1948 thời vua Bảo Đại và qua hai chính thể VNCH. Điểm quan trọng là cờ vàng ba sọc đỏ đã từng là cờ của toàn thể nước Việt Nam (bấy giờ có tên là Đại Nam), và hiện hữu trước lá cờ đỏ sao vàng của nước VNDCCH, bây giờ là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Tuy nhiên, việc lá cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ của quốc gia VNCH cho tới năm 1975 khác với việc lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng hiện nay của NVHN. Sự khác biệt này rất tinh tế và thường bị lẫn lộn ngay cả với vài NVHN. CSVN có thể cũng không thấy sự khác biệt đó, hoặc thấy nhưng làm như không thấy, khai thác tính chất thiếu rõ rệt của sự khác biệt đó để xuyên tạc về NVHN, tạo chia rẽ giữa NVHN và người dân Việt Nam trong nước, và giữa các nhóm trong NVHN.
Trong phần trình bày sau đây, tôi lý luận rằng NVHN dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ thuần túy là biểu tượng cho cộng đồng NVHN, và không phải là biểu tượng cho quốc gia VNCH trước năm 1975, tuy họ vẫn không quên chính thể VNCH. Do đó, về phương diện pháp lý, lá cờ vàng ba sọc đỏ có đầy đủ đặc tính hợp pháp của bất kỳ lá cờ nào cho một quốc gia, tổ chức, hội đoàn, hay một cơ sở.
A. Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của NVHN cho di sản tốt đẹp trong quá khứ, xác nhận bản sắc trong hiện tại, và tinh thần tự do dân chủ cho tương lai
NVHN trưng bày lá cờ vàng ba sọc đỏ tại nhiều nơi công cộng, cơ sở thương mại, phố xá trong cộng đồng, các cuộc diễn hành, biểu tình, trên khán đài, trong các chương trình văn nghệ, v.v... Lá cờ vàng, do đó, không được dùng là biểu tượng cho quốc gia VNCH trước 1975, mà là biểu tượng tinh thần trong những hoạt động của NVHN khắp nơi trên thế giới. Những biểu tượng tinh thần này có thể được phân ra ba loại chính theo khía cạnh ý nghĩa thời gian: ký ức, bản sắc, và tinh thần dân tộc tự do dân chủ.
1. Lá cờ vàng là biểu tượng cho ký ức trong quá khứ và là một phần quan trọng trong di sản NVHN:
Là một cộng đồng tị nạn chính trị phải lưu vong nơi xứ lạ quê người, NVHN đương nhiên có những hoài cảm về quá khứ. Sự nhung nhớ, tiếc nuối về quá khứ hoàn toàn không dính líu gì đến hận thù, cay đắng. Trên thực tế, NVHN thừa biết quốc gia VNCH không còn nữa. Chuyện đó không có nghĩa là tinh thần của chính thể VNCH không còn nữa. Ngược lại là khác, như sẽ được trình bày sau, cái tinh thần đó còn được tiếp tục và phát huy ngày càng mạnh mẽ hơn. NVHN lựa chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng NVHN vì lá cờ giúp họ tạo dựng lại ký ức mà họ không muốn quên.
Tạo dựng ký ức, hoặc cái gọi là "dự án ký ức chiến lược" theo Aguilar-San Juan (2009, 65-66, 128), là một tiến tŕnh quan trọng mà NVHN dựa vào để giữ lại danh tính và giá trị văn hóa của họ (sđd.). Duy tŕ quá khứ và tham gia các hoạt động tái tạo quá khứ - chẳng hạn như biểu t́nh, dựng đài tưởng niệm, hoặc chào lá cờ của Nam Việt Nam cũ - không phải là một biểu hiện của sự cay đắng, giận dữ, hoặc hận thù (Cao-Đắc 2014a, 326). Thay vào đó, những nỗ lực này "xây dựng và đào tạo ký ức trong một cách để củng cố ranh giới lâu dài của cộng đồng" (Aguilar-San Juan 2009, 131).
Tại Hoa Kỳ, nhiều tượng đài, đài tưởng niệm đă được dựng lên trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt như là một phần của những kư ức xă hội này. Thí dụ, đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam (Hình 1) và tượng tưởng niệm thuyền nhân (Hình 2), cả hai đều nằm trong thành phố Westminster, California, là bằng chứng mạnh mẽ của những "dự án ký ức chiến lược" này.
Bookmarks