Results 1 to 2 of 2

Thread: Nơi Thiên Đường XHCN: Nỗi cơ hàn của bệnh nhân nghèo và những “ṿi bạch tuộc” quanh bệnh viện

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nơi Thiên Đường XHCN: Nỗi cơ hàn của bệnh nhân nghèo và những “ṿi bạch tuộc” quanh bệnh viện

    Từ lâu, các phương tiện thông tin đại chúng đă đề cập nhiều đến vấn đề quá tải của bệnh viện.

    Một điều dễ dàng nhận thấy những bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Việt-Pháp, Bệnh viện K, Việt Đức, Bệnh viện E, Nhi TW, Phụ sản TW, Việt Pháp... luôn ở trong t́nh trạng quá tải.

    Cứ mỗi buổi sáng, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải xếp hàng chờ cấp cứu, siêu âm, chẩn đoán và khám chữa bệnh. Do khuôn viên của các bệnh viện lớn-nhất là bệnh viện K, Phụ sản TƯ...chật chội nên người nhà bệnh nhân và kể cả người bệnh phải ngồi tràn cả ra vỉa hè đông nghẹt.




    Rủ nhau chặt chém


    Chỉ tính sơ qua trên địa bàn Hà Nội hiện có đến hàng chục bệnh viện lớn và tầm cỡ, nhưng chỉ có duy nhất bệnh viện Việt Đức có được một khu nhà trọ dành cho người nhà bệnh nhân nhưng vẫn chưa đáp ứng nổi nhu cầu.

    Bệnh viện này được xem là bệnh viện "kiểu mẫu" ở nước ta có khu nhà trọ dành riêng cho người nhà để trông nom nuôi dưỡng bệnh nhân với giá rẻ (mức thu 10.000-15.000 đồng/người/ngày). Tuy chật chội, nhưng một số người đă có chỗ trú chân chứ không phải chịu cảnh vạ vật như trước nữa.

    Chúng tôi đă có chuyến khảo sát về dịch vụ cho thuê nhà ngoài các bệnh viện cho thấy, nếu thuê nhà trọ để người nhà bệnh nhân ngủ trưa ít nhất phải mất từ 8-12 ngh́n đồng, nếu ngủ qua đêm từ 20-30 ngh́n đồng.

    Mặc dù phải thuê nhà trọ với giá như vậy, mỗi pḥng chừng 8-10m2, chủ nhà không ngần ngại nhồi nhét từ 5-7 người.

    Chị Thu Nguyệt, một chủ nhà trọ gần bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhà có 6 pḥng cho thuê, những lúc đông lên tới 30-40 người thuê ở. Những người t́m đến với chị đa phần là người nhà bệnh nhân, lao động ngoại tỉnh hoặc những người làm ô sin trong bệnh viện.

    Chị hồn nhiên cho biết thêm: Nếu người nghèo, khó khăn đến thuê nhà phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương th́ chị mới giảm cho phần nào đối với mỗi gia cảnh. Trường hợp đặc biệt gia đ́nh chị mới cho ở miễn phí. C̣n b́nh thường th́ phải có giá từ 15-25 ngh́n đồng/người/ngày mà nhiều lúc cháy pḥng.

    Chúng tôi đến cổng bệnh viện E, mới dừng xe áp vào cổng vài ba người thi nhau nắm lấy tay níu kéo mời thuê nhà. Người nào cũng nói ngon nói ngọt, giới thiệu về pḥng trọ nhà ḿnh sạch sẽ, thoáng mát, giá cả phải chăng.

    Đắn đo một lúc, chúng tôi theo chân một người đàn ông trung tuổi đi vào con ngách 23/7, phố Trần Cung (quận Cầu Giấy) để xem pḥng và ngă giá.

    Mới đặt chân vào khu nhà trọ mà đă thấy sởn da gà bởi sự ngột ngạt, chật chội ẩm thấp và hôi hám... khu nhà trọ tồi tàn, có 5 pḥng (mỗi pḥng rộng chừng 9m2) nhưng được ông chủ của chúng kê tới 2 tấm phản to che gần kín lối đi. Mỗi một giường như vậy có một bệnh nhân chờ nhập viện và một người nhà đi theo.

    "Chiếc giường ngoại cỡ" này có sức chứa trung b́nh từ 6 người, cá biệt có khi lên tới 8 người.

    Chủ nhà, một phụ nữ ngoài 60 tuổi, c̣n rất nhanh nhẹn luôn lượn đi lượn lại nḥm ngó, mà không quên những lời nhắc nhở người nhà đến thăm nom bệnh nhân.

    Đang trầm tư ngắm pḥng và khu vệ sinh chung, một anh thuê nhà ở đây vỗ vai tôi bảo, vợ chồng bà này rất kỹ tính, hay để ư và soi mói. Như mấy hôm gần đây, cứ khoảng 11g30 trời nóng bức 36-37 độ mà bà chủ luôn tự ư cắt điện đến 2g chiều. Rất nhiều lần chúng tôi phản đối bà mới ngừng cắt điện.

    C̣n về phần nước th́ cấm được dùng nhiều, phải 2-3 ngày mới được giặt quần áo để đỡ tốn nước.

    Chủ nhà c̣n đảm nhận luôn cả khâu dịch vụ điện thoại, mỗi một lần nghe là mất 1.500 đồng; c̣n gọi th́ bà chủ "chặt chém" vô giá (nội hạt th́ 2000đồng/phút, gọi vào di động th́ 5000đồng/phút). Không chấp nhận th́ đi t́m chỗ khác. Anh hàng xóm nói tiếp: Giá cả họ bảo nhau thống nhất rồi. Thuê ở đâu quanh khu vực này cũng thế.

    Để t́m hiểu kĩ hơn về vấn đề này, PV đă phải lui tới rất nhiều lần ở hầu hết những bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội.

    Chị Hoàng Thu Trang (quê Tam Đảo-Vĩnh Phúc) đưa chồng đi chữa thận tại bệnh viện Bạch Mai than thở:


    - Vào ban ngày c̣n có chỗ đi ra đi vào, đôi lúc xem tivi, c̣n vào ban đêm chỉ c̣n cách vật vờ xung quanh hành lang, cạnh các bồn hoa...của bệnh viện. Nhà ở quê nghèo, tiền không có nhưng vẫn phải cố vay mượn đi chữa cho chồng với hy vọng "c̣n người th́ c̣n của".

    Chị bảo, đi chạy thận này tốn kém lắm. Vay mượn anh em, chú bác măi mới được 5-6 triệu xuống đây chưa được một tuần đă hết. Nếu phải đi thuê nhà trọ b́nh quân 15.000đồng/ngày, tính ra mất 500 ngh́n đồng/tháng th́ chỉ c̣n cách bán nhà! Hơn nữa, chồng chị phải nằm viện ít nhất là 4 tháng, lúc ra viện th́ lấy đâu ra tiền mà trả!


    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Đối nghịch

    Cũng trong hoàn cảnh như vậy, anh Nguyễn Văn B́nh, xă Minh Trí-Sóc Sơn, mỗi ngày chỉ dám ăn 2 chiếc bánh ḿ (có giá 2000 đồng/chiếc) để dành tiền chữa chạy cho con tại bệnh viện K. Anh vừa khóc vừa kể cho PV nghe về gia cảnh của ḿnh, bệnh t́nh của cháu bé theo các bác sĩ nói mất khoảng 40 triệu truyền dịch th́ cháu sẽ khỏi nhanh. C̣n không sẽ phải dùng thuốc kháng sinh liều cao sử dụng lâu dài. Nhà quá nghèo, không có lấy vài triệu th́ làm sao dám mơ nên anh đành phải ngậm ngùi chọn phương án hai. Hàng ngày, anh luôn túc trực bên đứa con trai bị ảnh hưởng thần kinh liệt toàn thân vô cùng vất vả. Ở quê, vợ chồng có 4 sào ruộng làm cả năm chẳng đủ thóc ăn th́ làm sao nghĩ đến chuyện vay mượn 40 triệu để chữa cho con nhanh khỏi. Thương cháu lắm nhưng cha mẹ bất lực. C̣n về chuyện ngủ, với anh cũng như nhiều bệnh nhân nghèo khác th́ ở đâu cũng là nhà, ở bất kỳ chỗ nào cũng là giường.

    Hai trong số rất nhiều gia cảnh của những bệnh nhân nghèo khó trên, âu cũng là "chuyện thường ngày" ở bệnh viện. Họ cam chịu và hi sinh.

    Điều đáng bàn ở đây là những trường hợp bệnh nhân nghèo đa số từ ngoại tỉnh về Hà Nội chữa bệnh. Họ phải tằn tiện, tính toán chi ly để hạn chế chi phí, nếu không khoản vay người thân ở quê, vay ngân hàng sẽ ngày càng lớn và khó có khả năng chi trả. Không chỉ dừng lại ở nỗi vất vả ấy, đă không ít người nhà bệnh nhân chủ quan, do mệt mỏi ngủ say bị bọn trộm cắp tà trộn vào trong bệnh viện móc mất tiền. Chuyện này xảy ra như cơm bữa ở các bệnh viện. Nhiều người do thiếu kinh nghiệm, không va chạm với xă hội nên nhẹ dạ cả tin bị mắc lừa bọn c̣ mồi nhà trọ, khám chữa bệnh...để rồi rốt cuộc tiền mất...bệnh vẫn mang.

    Nhà trọ hiện đang là nỗi trăn trở của nhiều bệnh nhân nghèo, bệnh nhân ngoại tỉnh đi chữa bệnh. Đa phần họ nghèo khó, đang rất cần sự chia sẻ của xă hội. Đă đến lúc các cơ quan có trách nhiệm, các bệnh viện cần phải quan tâm xây dựng nhà trọ cho những người nghèo, có thu nhập thấp nhằm giúp họ có cơ may chống lại những căn bệnh hiểm nghèo.

    Hoàng Vượng

    http://phapluatxahoi.vn/201109281058...-benh-vien.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hành lang bệnh viện không đủ chỗ cho bệnh nhân
    By Trungthuc5 in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 18-05-2012, 12:12 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 04-03-2012, 09:00 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 01-12-2011, 10:58 PM
  4. Replies: 34
    Last Post: 28-10-2011, 12:06 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 31-08-2011, 05:56 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •