Nguyễn Hưng Quốc
Đến Trung Quốc, tôi mới phát hiện là ḿnh nghiện cà phê.
B́nh thường, ở nhà, tôi vẫn uống cà phê hàng ngày. Mỗi ngày trung b́nh ba ly. Ngày nào cũng vậy. Sáng, mới mở mắt, từ trong nhà vệ sinh bước ra, công việc đầu tiên trong ngày của tôi bao giờ cũng là pha một ly cà phê, sau đó, vừa uống cà phê vừa đọc email và đọc báo. Tôi thường ngủ ít. Không có ly cà phê đầu tiên ấy, có cảm giác là không thể tỉnh được. Ly cà phê đầu tiên, do đó, không cần ngon, chỉ cần nhanh. Thật nhanh.Nhớ, lúc mới rời Việt Nam sang Pháp, thèm cà phê Việt Nam, tôi t́m mua một cái phin thật đẹp. Mua xong, pha thử, tôi mới thấy ḿnh thay đổi nhiều lắm. Ở Việt Nam, nh́n những giọt cà phê đen nhánh rơi chậm, chầm chậm xuống ly, thấy thú vị và thi vị vô cùng. Ở Pháp, chỉ thấy sốt ruột. Nhưng cũng ráng chờ. Hôm sau, trong lúc chờ, tôi pha một ly cà phê bột (instant coffee) để uống. Uống hết th́ cà phê pha bằng phin cũng vừa xong. Lại uống tiếp. Khoảng một, hai tuần sau tôi bỏ phin. Chỉ uống cà phê bột. Sang Úc, tôi mua một máy pha cà phê. Nhưng cũng thấy khó chịu khi chờ đợi. Lại bỏ. Và trở về với cà phê bột. Nhưng uống cà phê bột, không bao giờ có cảm giác “đă” cả. Uống cho tỉnh, vậy thôi. Do đó, một hai tiếng đồng hồ sau, lúc vào trường làm việc, công việc đầu tiên của tôi sau khi mở cửa pḥng và bật computer, bao giờ cũng là xuống căng tin mua một ly cà phê latte. Tôi mang vào pḥng, vừa làm việc vừa nhâm nhi. Có khi tôi uống ly cà phê ấy cả tiếng đồng hồ, đến khi nó nguội ngắt. Nhưng không sao cả. Lúc cà phê c̣n nóng, ḿnh thưởng thức cả hương lẫn vị. Lúc nó đă nguội, hương biến mất; nhưng vị vẫn c̣n. Đến lúc ăn trưa xong, tôi cần một ly cà phê khác để tiếp tục… tỉnh. Đó cũng thường là ly cà phê cuối cùng trong ngày.
Thói quen ấy lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác, và từ năm này sang năm khác. Do đó, tôi nghĩ đó chỉ là một thói quen. Thói quen ấy ít bị gián đoạn khi tôi đến các quốc gia khác. Ở Âu Châu th́ tuyệt đối không: Ở đâu cũng có quán cà phê. Ở Mỹ, cũng vậy. Singapore, Nam Hàn và Thái Lan, cũng vậy: các hiệu cà phê từ Mỹ, như Starbucks và The Coffee Bean & Tea Leaf, đầy dẫy. Đến Trung Quốc, ngoại trừ ở Bắc Kinh, nơi thỉnh thoảng có các tiệm Starbucks và The Coffee Bean & Tea Leaf, việc t́m một ly cà phê để uống đôi khi là một việc làm vô vọng.
Những lúc cả đoàn đi vào các trung tâm thương mại để mua sắm, tôi cố gắng chạy quanh để t́m cà phê. Chỉ hoài công. Có lần, thấy một tiệm nhỏ, ghi rơ ràng là bán nước giải khát và cà phê, tôi mừng húm, đến hỏi mua. Cô bán hàng bèn lôi ra cái ấm, đổ nước, cắm vào ổ điện, bật công-tắc. Rồi cô moi từ trong ngăn kéo ra một hũ cà phê. Cà phê có lẽ đă để quá lâu, dính lại, cứng ngắc. Cô phải lấy muỗng nạy lên. Chiếc muỗng cứ bật lên bật xuống, cà phê vẫn không rời ra. Thấy vậy, tôi vội vàng xin lỗi, bỏ đi. Chờ đến giờ ăn trưa và ăn tối, tôi hỏi nhà hàng để xin một ly cà phê: Tất cả đều bảo là không có. Hết nhà hàng này đến nhà hàng khác. Hết thành phố này đến thành phố khác. Thậm chí, trong khách sạn, kể cả khách sạn 5 sao, cũng không có cà phê. Trong pḥng, chỉ có trà. Chỉ có một lần, trong khách sạn Hilton ở Nam Kinh, tôi mới bắt gặp một gói cà phê bột. Nhưng lại không uống được. Thứ nhất, đó là loại “mixed coffee”, đă pha đường sẵn, vốn là loại tôi không thích. Thứ hai, nó đă bị xi-măng hóa, đă dính lại thành cục cứng ngắc. Có lẽ do để quá lâu. Mấy ngày sau, tuyệt vọng, tôi vào các siêu thị để t́m cà phê bột. Cũng không có. Thường, người ta chỉ bán các loại b́nh cà phê pha sẵn, ng̣n ngọt, hoặc có khi, ngọt lịm.
Thành ra, suốt cả tuần ở Trung Quốc, hầu như lúc nào tôi cũng dáo dác t́m cà phê. Và thấy nhớ cà phê. Lúc ấy, tôi mới biết ḿnh nghiện cà phê đến độ nào.
Dĩ nhiên, tôi không nhân danh cái nghiện của ḿnh để chê bai Trung Quốc. Không, về phương diện này, tôi không có ư chê Trung Quốc. Không có văn hóa cà phê, nhưng họ lại có văn hóa trà. Việc chế biến trà và uống trà của Trung Quốc từ lâu đă biến thành một nghệ thuật vô cùng tinh tế và nổi tiếng cả thế giới. Việc lựa chọn trà hay cà phê chỉ là một thói quen, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử khác nhau. Đó không phải là chuyện hơn hay kém. Nếu Việt Nam không bị Pháp đô hộ, có lẽ hầu hết chúng ta vẫn chỉ thích uống trà. Ngay ở Việt Nam hiện nay, miền Nam và miền Bắc cũng khác; ở mỗi miền, thế hệ già và thế hệ trẻ cũng khác. Nói chung, ở miền Bắc, người ta thích trà/chè hơn cà phê, đặc biệt là những người lớn tuổi.
Tôi lẩn thẩn tự hỏi: với tư cách một cộng đồng, một xă hội thích uống trà/chè, về phương diện tâm lư, có khác một xă hội thích uống cà phê hay thích uống bia không nhỉ?
Với tư cách cá nhân, tôi có cảm tưởng văn hóa trà/chè khác hẳn văn hóa cà phê hay văn hóa bia. Uống bia, người ta thường thích tụ tập trong các pub đông người và ồn ào. Càng đông và càng ồn ào càng tốt. Người uống bia như đang mở toang ḿnh ra: con người xă hội lấn át con người cá nhân. Uống trà/chè, ngược lại, thường, người ta không có nhu cầu ra quán. Uống ở nhà cũng đă đủ. Có bạn, càng tốt; không th́ uống một ḿnh. Ngay cả khi có bạn th́ người ta cũng cần thật ít bạn. Vài ba người. Vừa nói chuyện thầm th́ vừa nhâm nhi từng hớp trà. Để nghe mùi thơm của trà và để cảm nhận cái hậu của chất trà. Trà ngon không ở cái vị. Mà chủ yếu ở cái hậu, cái c̣n lại, đâu đó, mong manh, mơ hồ, trong cổ họng sau khi hớp trà đă trôi xuống bụng. Để thưởng thức trà, do đó, cần sự lặng lẽ. Người uống trà như thu ḿnh lại, quay vào trong, cố gắng chụp bắt một cái ǵ vô h́nh, thoáng qua, không chia sẻ được với ai khác.
Cà phê nằm giữa trà và bia. Khác với trà/chè, người thích uống cà phê thường thích quán xá. Nhưng khác với bia, các quán cà phê không nên đông đúc và ồn ào quá. Uống cà phê vừa cần có người khác vừa cần sự lặng lẽ đủ để nghe được mùi hương và để cảm nhận được cái vị đắng dịu dàng của từng giọt cà phê. Người ta thưởng thức trà bằng cổ họng. Người ta thưởng thức cà phê bằng lưỡi. Cà phê có cái ǵ gần với một nụ hôn. Nó vừa cần người khác lại vừa cần sự riêng tư.
Thích uống cà phê là thích một mùi hương, một cái vị và một không khí. Trước, Tản Đà từng nêu lên ba điều kiện để có một bữa ăn ngon: một, thức ăn; hai, địa điểm; và ba, người cùng ngồi ăn chung. Thiếu một trong ba: dở. Thiếu cả ba: càng dở. Cần có cả ba điều vừa ư mới thấy ngon. Tôi nghĩ điều đó càng đặc biệt đúng với chuyện uống cà phê. Bởi vậy, với những người nghiện và sành cà phê, việc chọn quán cà phê thường nhiêu khê hơn việc chọn tiệm ăn. Tiệm ăn, chỉ cần ngon. Có các điều kiện khác: càng tốt. Không, cũng chả sao. Ở Hà Nội, nhiều người sẵn sàng vào những tiệm ăn mà chủ cũng như những người bồi bàn luôn luôn mắng sa sả vào mặt khách: Họ vẫn ăn được. Và vẫn thấy ngon. Tôi không thể tưởng tượng được là có người vào một quán cà phê như thế.Trừ những nơi hoặc những mùa quá lạnh, các quán cà phê thường có lối kiến trúc khá giống nhau: “hở hang”. Nghĩa là một phần trong quán, một phần lộ thiên với những dăy bàn ghế được bày hẳn ra đường hoặc hướng mặt ra đường. Người uống cà phê vừa thấy và nghe người khác chung quanh, nhưng không bắt buộc phải tham gia vào câu chuyện của những người ấy. Những bóng người thoáng qua. Những âm thanh thoáng qua. Người uống cà phê, giữa hàng quán hoặc phố xá, vẫn một ḿnh. Lặng lẽ.
Tôi thích uống cà phê với một vài người bạn thân hoặc chỉ một ḿnh. Những lúc một ḿnh, tôi có thể nhâm nhi ly cà phê cả tiếng đồng hồ. Vừa nh́n người ta qua lại vừa nghĩ ngợi bâng quơ. Thật ra, thường th́ cũng chẳng nghĩ ngợi được điều ǵ cụ thể. Ư tưởng cứ lóe lên rồi biến mất. Tôi không theo đuổi một ư tưởng nào thật rơ ràng. Chúng cứ mông lung, bàng bạc. Nhưng vẫn thấy thú vị với cái cảm giác ch́m đắm trong ư tưởng. Chính cái cảm giác ch́m đắm ấy quan trọng hơn là bản thân các ư tưởng.
Tôi thích cà phê một phần v́ cà phê giúp nuôi dưỡng cảm giác ch́m đắm ấy.
Nghiện cà phê, như vậy, cũng hay chứ sao?
Bookmarks