Cảnh sát Nhật đă đột nhập và bắt giữ ba người Việt Nam bị t́nh nghi thuộc một đường dây ăn cắp 1.700 mặt hàng bị phát hiện tàng trữ tại một căn nhà ở thành phố Kawaguchi.
VNExpress dẫn nguồn tin của Sankei cho biết một trong ba người Việt bị bắt là Pham Trong Ha, 26 tuổi. Hai người Việt c̣n lại chưa rơ danh tính.
Kho hàng ăn cắp lớn của nhóm người Việt bị phát hiện có 300 sản phẩm là thuốc và mỹ phẩm. Số hàng này dường như do nhiều nhóm người Việt ăn cắp và đưa đến căn hộ của Ha tập kết trước khi vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ, theo VNExpress.
Ha bị cảnh sát bắt giữ theo lời khai của một đồng hương từng tham gia một vụ trộm đồ vào tháng 5 và bị cảnh sát quận Ishikawa bắt giữ. Người này thú nhận rằng hầu hết các đồ tàng trữ trong căn hộ của ḿnh là đồ ăn cắp, theo bản tin của Sankei ra ngày 6/8.
Đầu năm nay, Nhật cũng đă khởi tố ba người mang quốc tịch Việt Nam về tội ăn cắp đồ. Những người này thực hiện hơn 100 vụ ăn cắp tại các tỉnh Ibaraki, Kyoto và Nara.
Năm ngoái, một viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam bị cảnh sát Nhật Bản tạm giữ v́ bị t́nh nghi ăn cắp đồ trong một siêu thị ở Nhật (*).
Kyodo News hồi tháng 4 dẫn số liệu của cảnh sát Nhật Bản cho biết người Việt đứng đầu về số vụ phạm pháp ở nước này. Các công dân Việt Nam đă gây ra 5.140 vụ phạm pháp trong năm 2017, tăng từ 3.177 vụ trong năm 2016 và chiếm 30% tổng số vụ phạm pháp mà người nước ngoài là thủ phạm.
Trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt với hơn 2.000 vụ được ghi nhận vào năm ngoái. Hiện có khoảng 260.000 người Việt Nam sống ở Nhật Bản chưa có thẻ thường trú, tăng 6 lần so với năm 2008.
Cảnh sát Nhật nói năm 2015 họ bắt 2488 vụ trộm liên quan đến người Việt Nam
(*)Cảnh sát tại một địa phương ở Nhật Bản tạm giữ một viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam v́ nghi ông này ăn cắp trong siêu thị, theo tin trên các trang Dân Trí, VietnamNet và Người Lao Động hôm 6/10/2017.
Tin không nói cụ thể thời gian và địa điểm xảy ra vụ việc, cũng như không nêu tên viên chức liên quan.
Dẫn các câu trả lời từ Bộ KH-CN, các báo cho hay người đàn ông có tên viết tắt là T.Q.H “được mời đến làm việc tại cơ quan cảnh sát” do gặp “sự cố” khi đi mua sắm.
Tin cho hay sau khi “trao đổi, giải tŕnh”, ông T.Q.H, hiện là một phó pḥng thuộc Cục An toàn và Bức xạ Hạt nhân của bộ, đă “được cho về và tiếp tục chuyến công tác” của ông.
Cục An toàn và Bức xạ Hạt nhân nói vị phó pḥng có mặt ở Nhật để dự một hội thảo nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Theo các báo, trước hôm 5/10 đă xuất hiện thông tin về việc ông T.Q.H bị giữ lại tại Nhật Bản v́ bị nghi có liên quan đến trộm cắp trong siêu thị.
Hôm 5/10, ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, cho báo chí biết cục này ở thời điểm đó vẫn đang trong quá tŕnh làm rơ thông tin và họ có phối hợp với phía Nhật về việc này.
Trong vài năm gần đây, đă xảy ra nhiều vụ người Việt trộm cắp ở Nhật Bản nói riêng và nhiều nước ngoài khác nói chung.
Sử dụng từ khóa “người Việt ăn cắp ở Nhật Bản” hoặc “người Việt ăn trộm ở Nhật Bản” đều cho ra trên 300.000 kết quả t́m kiếm trên Google.
Trong số các kết quả là hàng loạt bài báo trên báo chí chính thống trải dài trong nhiều năm với các hàng tít như “Nhật bắt 3 người Việt nghi trộm cắp liên hoàn hàng triệu đô”, “Nhật Bản bắt giữ 7 người t́nh nghi trộm mỹ phẩm”, “Cảnh sát Nhật bắt 9 du học sinh Việt ăn trộm đồ thể thao”, “Trộm dưa lưới ở Nhật, 6 người Việt bị bắt”, “Bốn người Việt bị bắt giữ ở Nhật v́ ăn cắp sữa bột”.
Một số báo dẫn thông tin từ cảnh sát Nhật cho hay năm 2015 họ đă bắt 2.488 vụ ăn trộm có người Việt Nam. Tính trung b́nh, mỗi ngày có 8 vụ ăn trộm dính dáng đến người Việt. Chưa có số liệu cho năm 2016 và 2017.
Ngay sau khi có tin về phó pḥng T.Q.H bị tạm giữ ở Nhật Bản mới đây, hôm 6/10, luật sư Lê Luân, một người có nhiều ảnh hưởng trên mạng xă hội viết trên trang Facebook cá nhân rằng đây là “sự cố nhục nhă”.
Luật sư đưa ra nhận định giáo dục có liên quan đến vấn đề này. Ông viết: “…cán bộ cấp Bộ đi công tác sang một đất nước được coi là văn minh nhất châu Á và cũng là cường quốc thế giới mà c̣n giở thói trộm cắp ở nơi công cộng th́ không c̣n ǵ để nói về kết quả trồng người của mấy chục năm (nửa thế kỷ) qua nữa”.
VOA
Bookmarks