Results 1 to 8 of 8

Thread: T́nh đồng chí hay những bản án tử h́nh đồng loại

  1. #1
    lulu
    Khách

    T́nh đồng chí hay những bản án tử h́nh đồng loại

    Hứa Hoành

    Tôi (tác giả Hứa Hoành) có dịp đàm đạo với 1 vị cao niên, quen nhau từ hồi ở bên trại ty nạn, mới đây gặp lại trong 1 tiệc cưới. Ông nhận xét về thàn phần dao búa tham gia kháng chiến năm 1945, kể lại những chuyện thật, xin giấu tên:

    Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Chúng tôi, dân gian hồ sống ngoài ṿng pháp luật từ lâu, nghĩ rằng đây là dịp đoái công chuộc tội. Hơn nữa, chúng tôi có người c̣n chút lương tri, muốn ngoi lên ánh sáng làm người lương thiện và làm người yêu nước trong thời loạn. Đó cũng là tâm trạng các tướng cướp khét tiếng như Bảy Viễn, Mười Trí, Thomas Phước (tướng cướp hào hoa nổi tiếng 1 thời ở Saigon). Đầu tiên, chúng tôi xin gia nhập Tự Vệ của Lâm ủy Hành chánh. Nhóm này chia làm 2 phe: 1 phe lo bảo vệ an ninh cá nhân trong Lâm ủy, c̣n 1 nhóm khác nhận mật linh thi hành các vụ giết người "Việt gian", "phản động". Tôi thuộc nhóm thứ haị Qua mấy tháng nhúng tay vào máu, chúng tôi, có người tỉnh ngộ và đổi thái độ. Một hôm, Trần Văn Giàu họp chúng tôi và nói:

    - Cách mạng nào mà không đổ máu ? Chúng ta hăy tiêu diệt bọn "phản động", "Việt gian" với bất cứ giá nào.

    Những lời kết tội đó chỉ chung chung, không nói rơ tội trạng một aị Rồi cứ mỗi tối, chúng tôi lại nhận mật lịnh đi lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhân vật tên tuổi mà Lâm ủy có sẵn tên trong "sổ b́a đen".

    Một người trong nhóm chúng tôi thắc mắc:

    - Tại sao độc lập rồi mà c̣n giết nhiều người tài đức, có uy tính ?

    Trần Văn Giàu trả lời:

    - Cách mạng làm ǵ có đức ? Ai làm cách mạng mà không giết người ?

    Từ trong tiềm thức chúng tôi, hận thù dược khơi dậy, nhiều người say máu, muốn trả thù. Tuy nhiên, cũng có người chùng bước, không nở nhúng tay, nhưng cũng không dám cải lịnh. Chúng tôi lào vào công việc chém giết và được khuyến khích như "nhiệm vụ cách mạng".

    Mấy tháng sau chúng tôi tỉnh ngộ. Kẻ c̣n chút lương tri như bọn tôi, tự động ră ngũ, về thành để bảo vệ mạng sống 1 cách nhục nhả. Có người "đâm lao th́ phải theo lao". Lại có người tiếp tục "đánh đu với tinh, đùa giởn với rắn độc", chỉ trong 1 thời gian ngắn, họ "sanh nghề tử nghiệp". Đó là trường hợp của Ba Nhỏ, Hoàng Thọ, Giang Minh Lư và ngay cả Trung tướng Nguyễn B́nh. C̣n lại những kẻ mù quáng, tiếp tục vay máu đồng bào, cuối cùng cũng bị "hy sinh". Họ chết không phải v́ lằn tên mũi đạn của kẻ thù mà chết v́ dao găm, mă tấu của "đồng chí" họ như Tưởng Đàn Bảo, Vũ Đức, Sư Muôn..."

    Sau đây là vài trường hợp thương tâm ấy.

    Khi Pháp chiếm lại các công sở trong thành phố Saigon đêm 22 rạng 23/9/45, Ủy ban Hành chánh đă chạy thụt mạng vô Chợ Đệm mấy hôm trước, bỏ lại bọn Tự Vệ (Tự Vệ Cuộc, tức công an Việt Minh), Thanh Niên Xung Phong như rắn mất đầu. Vơ khí thô sơ làm sao đương đầu với quân Pháp khí giới tối tân ? Từ chỗ ẩn náo an toàn, Ủy ban Han`h chánh ra lịnh tàn sát bất cứ người da trắng nào họ gặp. Ba Nhỏ, 1 đầu đảng cướp hoàn lương, chỉ huy 1 toán Tự Vệ thành, được lịnh ấy. Nửa đêm 25/9/45, Ba Nhỏ dẫn 1 đám lâu la, đột nhập cư xá He'rault (He'rault City) dành riêng cho gia đ́nh Pháp kiều tại Tân Định, Phú Nhuận tàn sát 1 số đàn bà, trẻ con tại đây Rồi họ bắt theo độ 50 người làm con tin, nhưng rồi cũng giết nốt. Tổng số nạn nhân lên tới khoảng 200 người. Nhiều quân lính Pháp, nóng ḷng v́ thân nhân bị giết, nên ra đường gặp ai đều bắn bừa băi để trả thù. Dư luận tức giận, quay lại kết án Việt Minh là bọn mọi rợ. Nổi sùng, mấy ngày kế tiếp, Ba Nhỏ, Tô Kư, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập của Việt Minh được lịnh lùng sục, bắt bớ, chém giết man rợ. Chỉ trong ṿng 1 tháng, có hàng trăm nhân vật tên tuổi, người quốc gia yêu nước đều bị giết.

    Cũng như lớp CS đàn anh, Ba Nhỏ xuất thân từ băng du côn Bà Chiểu, Cầu Bông, Thị Nghè; 3 năm cầm đầu dân dao búa, Ba Nhỏ thạo nghề chém giết. Được Lâm ủy Hành chánh trọng dụng, hắn "làm việc cần mẫn". Nạn nhân của hắn không 1 ai sống sót. Vậy mà khi Pháp xua quân chiếm lại Thủ Đức, Ba Nhỏ theo bộ đội kháng chiến rút ra trước tới Biên Ḥa. Biên Ḥa thất thủ, bộ đội Ba Nhỏ rút về Bà Rịa, Long Thành. Để xoa dịu dư luận bất măn đối với Việt Minh, Tướng Nguyễn B́nh được lịnh dàn dựng tội trạng để xử tử Ba Nhỏ "làm gương" v́ tội "vô kỷ luật".

    Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, giặc Pháp thập tḥ trước cửa, tàu chiến xập x́nh trên sông Ḷng Tảo hàng ngày, mà Việt Minh ngụy tạo tội trạng cho Ba Nhỏ "đă giết người đàn mà mang 2 kg thịt tiếp tế vùng tạm chiếm" để tử h́nh đồng đội.

    Khi Ba Nhỏ bị kêu án, Ba Dương (Ba Dương là lănh tụ B́nh Xuyên trước Bảy Viễn) và đồng đội giang hồ cũ, đều kư tên xin ân xá hoặc giảm án, nhưng Nguyễn B́nh được lịnh phải hành quyết tức khắc. Quá ức v́ biết ḿnh bị làm con vật hy sinh, Ba Nhỏ liều giựt cây súng lục của đội hành quyết định tự sát cho rơ khí phách 1 tay anh chị, nhưng toán hành quyết giựt lại và bắn Ba Nhỏ chết liền tại chỗ.

    Kiều Đắc Thắng là 1 tên du thủ du thực, từ miền Trung lưu lạc vào Nam trước năm 1945. Thắng làm đủ nghề từ phu đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Kiều Đắc Thắng ăn cướp bị bắt giam vào khám ở Vũng Tàu. Ở đây, Thắng cùng 1 bạn đồng tù tên Năm Bé móc nối với 1 tên coi ngục để vượt ngục. Lúc đó đúng vào cơ hội Việt Minh cướp chính quyền, Thắng xin làm Tự Vệ. Từ Tiểu đội trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc (công an Việt Minh), Kiều Đắc Thắng lên lên chức quyền Giám đốc công an các tỉnh miền Đông chỉ hơn 1 năm, nhờ khả năng bắt cóc và ám sát. Những ai bị Lâm ủy Hành chánh kết tội "Việt gian, phản động", Thắng hạ sát không gớm tay Nạn nhân của Thắng dài sọc. Ông Phan Văn Hùm bị Kiều Đắc Thắng ám sát tại quê nhà Bún, Lái Thiêu, tháng 10/1945. Về sau, thấy Thắng có quyền hành quá lớn, muốn qua mặt Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Trấn, nên Tướng Nguyễn B́nh "gởi Thắng ra gặp bác Hồ". Có nguồn tin nói rằng Hồ Chí Minh cho Thắng gặp mặt, phủ dụ mấy câu theo công thức, rồi đổi tên Thắng là Vũ Tùy Nhàn để khỏi mang tiếng. Tuy nhiên, trên đường về Nam, Kiều Đắc Thắng chết 1 cách mờ ám.

  2. #2
    lulu
    Khách
    Một nhân vật độc đáo khác cũng xuất thân từ giới gian hồ, đánh giặc rất gan lỳ, đó là Hoàng Thọ. Hoàng Thọ là người Hải Pḥng cũng do ḷ ba búa đào tạo, lưu lạc vô Nam từ năm 1939. Thọ có thân h́nh cao lớn, khá điển trai, râu quai nón. Khá hơn những tên trước, Thọ từng làm thợ máy quấn dây điện. Khi Nhật đảo chánh Pháp (3/1945), Thọ theo Nhật làm lính hải quân, nên được gọi là "Thọ Mạch lô". Việt Minh nắm chính quyền mở ra cho Thọ 1 con đường mênh mông v́ hợp khả năng. Khi Tướng Nguyễn B́nh vào Nam, nghe tiếng Thọ, lại người cùng quê, nên Nguyễn B́nh chọn bộ đội Thọ để bảo vệ cho ḿnh. Mộ năm sau, bộ đội của Hoàng Thọ được bổ sung thêm nhiều chiến sĩ, đánh nhiều trận tiếng tăm lừng lẫy. Địa bàn hoạt động của Thọ là vùng G̣ Dầu, Trăng Bàng, Tây Ninh. Tuân lịnh Việt Minh, Thọ từng gây nhiều tội ác đối với giáo phái Cao Đài. Những người quen biết với Hoàng Thọ có kể lại rằng, mỗi lần phục kích, Thọ chọn hướng gần mé sông. Binh sĩ chỉ có tiến chớ kho^g có lùi. Khi Nguyễn B́nh chính quy hóa quân đội kháng chiến, bộ đội Hoàng Thọ trở thành Tiểu đoàn 303. Đó là đơn vị chủ lực của Quân khu 7. Nguyễn B́nh gài 1 tên CS, tên Kính, vào làm chính trị viên th́ Tiểu đoàn 303 bắt đầu chia rẽ nội bộ và trở nên suy yếu. Có lần Hoàng Thọ bắt gặp 1 số bộ đội sinh hoạt riêng rẽ, bí mật. Khi Thọ điểm danh, th́ vắng mặt. Lúc đó, tên chính trị viên Kính cố thuyết phục, rùn ép, dụ dỗ Thọ vô đảng CS. Bất măn, Thọ bỏ đi, rồi cạo đầu để phản đối. Lúc trở về, Thọ thấy vật dụng cá nhân đều bị lục soát, anh ta bực tức không dằn được:

    - ĐM. Hoàng Thọ này đi kháng chiến v́ dân v́ nước, đâu có ngờ ngày nay có đảng này đảng nọ. Đem mà bắn cha nó cái đảng CS cho rồi !

    Sau đó, Thọ bị kiểm điểm, phê b́nh và thế là 1 bản án tử h́nh bí mật đă định sẵn. Tháng sau, Tướng Nguyễn B́nh "giới thiệu" Hoàng Thọ ra Bắc "gặp bác Hồ". Biết rơ âm mưu của Việt Minh định giết ḿnh, Hoàng Thọ đi vài chặng, rồi đổi ư quay về Mỹ An mở quán lá bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp trong Đồng Tháp Mười làm sinh kế. Hoàng Thọ có tiền, tiếp đăi bạn cũ có dịp công tác đi ngang qua đó rất hậu chẳng khác ǵ Mạnh thường quân.

    Đầu năm 1950, văn pḥng Trung tướng Nguyễn B́nh dời về Cá Lóc, quận Long Mỹ. Bị Tây phát giác, họ chuyển đến Ông Dèo, ấp Cầu Đúc, quận G̣ Quao, tỉnh Rạch Giá. Trong 1 đêm tối trời, Hoàng Thọ bị bắt, đem đi hành quyết tại 1 địa điểm gân Cạnh Đền. Bọn sát nhân đập đầu Hoàng Thọ như đập đầu con cá lóc. Trước khi chết, Thọ rống như ḅ và chửi rủa Việt Minh thậm tệ.

    Cùng thời gian đó, ông Giang Minh Lư bị giết rất dă man. Lư con nhà đại điền chủ bỏ theo kháng chiến, lập nhiều công trạng, làm chính trị viên 1 đại đội đóng ở Cần Thợ Lư bị rùn ép, đe dọa phải vào đảng CS và phục tùng mệnh lệnh của họ. Lư từ chối nên bị nghi ngờ, theo dơi. Lư bất măn ra mặt. Có lần Lư tuột quần, chỉ vào con c. và điểm mặt Hoàng Dư Khương, Chính ủy Khu 9, nói:

    - Tao sợ mày cái con c. tao nè !

    Mấy hôm sau, Lư bị bắt đem đi hành quyết tại Cạnh Đền. CS căng 2 tay ông ra, rồi dùng dao găm đâm túi bụi vào mắt, vào tim...

    Sau đây là 1 vụ hành quyết tập thể các "đồng chí" của ḿnh (Việt Minh) mà tác giả Dương Đ́nh Lôi có thấy hoặc nghe kể lại trực tiếp (qua 1 bức thơ ông Dương Đ́nh Lôi gởi riêng cho tác giả Hứa Hoành):

    ...Tất cả độ 20 người thuộc bộ chỉ huy, tham mưu và hậu cần, chính trị của Tiểu đoàn 300 Dương Văn Dương, có cả Trương Văn Phụng và anh Tám Sơn đều bị trói thúc ké, đem xuống bờ biển Đông Ḥa, rồi chặt đầu hết. Trong số nạn nhân có Bảy Nghiệp, nguyên Chi đội trưởng Chi đội 21 từ nhóm B́nh Xuyên qua, phụ trách đảng vụ của Trung đoàn và chị Hai Sương được "hưởng ân huệ" khi xử tử. Đó là dùng súng bắn vào đầu thay v́ bị chăt đầu.

    Về cái chết của chị Hai Sương, ông Dương Đ́nh Lôi không chứng kiến, nhưng được nghe chính người hành quyết kể lại:

    Tôi nghe anh Năm Triệu, Đại đội trưởng chỉ huy cuộc hành quyết đó về vă pḥng trung ương báo cáo lại. Năm Triệu gốc lính Nhật, to lớn con, mang gươm dài chấm đất. Năm Triệu kể:

    "Tao thấy con Sương rụng rời tay chân. Tới phiên nó, nó xin đi đái. Tới lúc nó đứng dậy sau bụi cây mưạ Nó lột trần truồng dưới ánh trăng lờ mờ, làm tao trân trối nh́n nó chậm răi đi trước miệng hố. Tao biết tội nó chỉ là liên lạc đưa thơ về Saigon mà sao họ cũng giết đành đoạn ? Khi tới gần tao, nó nói:

    - Anh Năm ! Em muốn hiến cho anh rồi em chết.

    "Tao bàng hoàng định tha cho con nhỏ. Nhưng thằng mắc dịch Bảy Mầu đi tới (Bảy Mầu cũng là Đại đội trưởng, chồng chị Dưỡng, rễ của Ba Dương, bị Tướng Nguyễn B́nh sai Từ Văn Ri ám sát chết ở Bến Tre). Thằng Mầu nó bảo:

    - Bộ hỏng mạnh dạn xuống gươm hả ? Để tao tặng cho em viên đạn.

    "Thế là kết liễu 1 đời hồng nhan bạc phận. Chị Sương là 1 người đẹp nhất của Trung đoàn, con nhà giàu, học sinh ở Saigon, bỏ theo kháng chiến và rước lấy cái chết thê thảm.

    "Những người bị chặt đầu, chôn, hoặc thả trôi sông Ḷng Tảo hôm ấy tôi được biết gồm có:

    - Hai Điều, Trưởng ban quản trị, bị bắt ở An Thành.
    - Tám Son, Trưởng văn pḥng Trung đoàn.
    - Bảy Nghiệp, Tiểu đoàn trưởng, Trưởng ban đảng vụ. >BR>- Năm Son, Trưởng ban quân nhụ
    - Bác sĩ Năm Ngà, Trưởng bịnh xá Trung đoàn.
    - Chị Sương, 1 thiếu nữ xinh đẹp, thuộc ban quân báo Trung đoàn.
    - Chín Lá, Trưởng đài vô tuyến điện.

  3. #3
    lulu
    Khách
    Sau đây là chuyện của Sư Muôn.

    Sư Muôn là 1 nhà tu mang nhiều tai tiếng xấu, báo chi phanh phui những hành động lem nhem với phụ nữ. Lư lịch sư Muôn cũng ít người biết, nhưng nhắc tới sư Muôn, những người lớn tuổi ở miền Tây không ai không nghe tiếng. Tôi (Hứa Hoành) may mắn được ông Xuân Tước và 1 vị cao niên khác chỉ dẫn nhiều chi tiêt.

    Hồi những năm từ 1936-1939, sư Muôn có chùa ở quận Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá. Sát bên chùa có 1 cái am nhỏ, nơi đây những phụ nữ, những bà hiếm muộn muốn cầu tự, thường t́m đến sư Muôn để nhờ làm phép và nhiều người măn nguyện. Nhờ vậy tiếng ông đồn rất xạ

    Sư Muôn tên thật là Nguyễn Kim Muôn, người ở Gia Định, trước làm công chức Sở hỏa xạ. Luc đó, ông có mướn căn phố tại đường Hamelin (Hồ Văn Ngà sau này). Ông xuất tiền và lạc quyên thêm để cất ngôi chùa Long Vân Tự tại đường Hàng Xanh, Thị Nghè. Bây giờ Long Vân Tự vẫn c̣n. Trong khi tu, sư Muôn có nhiều chuyện bất chánh với phụ nữ khiến dân chúng căm phẫn. Ông bỏ chùa xuống Giồng Riềng, Rạch Giá, tiếp tục lập chùa, lừa gạt phụ nữ hiếm muộn. Báo chí Saigon đă tố cáo ông thậm tệ.

    Đầu năm 1946, Pháp chiếm trọn các tỉnh miền Nam. Hết đất dụng vơ, nhóm CS đầu năo của Khu 9 gồm Tỉnh ủy Nghiêm Cai Cơ, Bí thư Tỉnh ủy Dương Quang Đông (tức Năm Đông), Phan Trọng Tuệ, Lâm Ngọc Minh phải bôn đào ra Phú Quốc. Sẵn thấy chùa sư Muôn có cơm gạo do bá tánh dâng cúng, nên bọn này ghé ăn dầm nằm dề tại chùa để ăn chực. Để lợi dụng sư Muôn, họ bèn phong cho ông làm "Ủy viên Xă hội" bằng miệng. Năm 1948, CS bao vây chùa bắt sư Muôn đem giết ven mé rừng, giữa Dương Đông và Hàm Ninh.

    Phong trào "Thổ dậy" ở miền Nam vào năm 1945

    Miền Nam là đất cũ của Chân Lạp, tức lănh thổ Miên (sau khi Chân Lạp bị suy tàn). Dân Nam Kỳ gọi người Miên là "Thổ". "Thổ dậy" là phong trào những người Miên trả thù (cáp Duồng) giết người Việt. Trong thời Pháp thuộc, người Miên, người Việt sống đề huề, thuận ḥa với nhau trong gần 1 thế kỷ. B́nh thường, bản tính người Miên rất hiền lành. Họ ăn uống cực khổ (thường ăn mắm) làm việc nặng nhọc như chèo ghe, vác lúa... Người Miên theo Phật giáo Tiểu thừa. Tuy nhiên, bị khích động, họ thịnh nộ, giết người dă man.

    Sau khi cướp chính quyền ở Cà Mau (lúc đó là 1 quận), Ủy ban Hành chánh quận này đă giết hàng loạt thường dân và các nhà sư Miên 1 cách dă man. Thừa gió bẻ măng, khi Pháp ruồng bố tới, Thổ nhứt tề nổi lên theo Pháp để trả thù người Việt, gặp ai giết nấy. Vơ khí của họ là chiếc phảng phát cỏ, kèo ngay, xử dụng như mă tấu. Những ai từng sống ở Hậu Giang vào các năm ấy, chắc không khỏi hăi hùng v́ những tin "Thổ dậy". Thảm cảnh đó do 1 tnhóm Việt Minh CS khơi nguồn, nhưng nhiều người dân vô tội sau đó đă trở thành nạn nhân.

    Chứng kiến cuộc hành quyết dă man , ông Văn Nguyên Dưỡng , trong hồi kư "Tết Chạy Giặc Sau Mùa Thu Nhiễu Nhương", đă thuật lại cuộc giết các thường dân và sư sải Miên ở Cà Mau năm 1945 như sau:

    "...Rồi không lâu, sau ngày "Mừng độc lập", cuộc tao loạn bắt đầu. Ngoài danh từ mới "Việt Minh" được biết vào ngày đó, tôi c̣n biết thêm 1 danh từ nữa là "Việt gian". Dân chúng, ai cũng sợ danh từ ấy. Ai cũng có thể bị kết tội là Việt gian với những chứng cớ mơ hồ, hay những việc làm trong dĩ văng, rồi đem ra bắn hoặc cho "ṃ tôm". Người đầu tiên bị xử bắn dưới dạ Cầu Quay bên kia sông là cậu Bảy Mầu, "ông C̣ Cà Mau". Mắt tôi mở rộng thêm khi biết rằng "có độc lập rồi" mà Việt Minh vẫn đem người ra xử bắn hàng loạt. Nhứt là các sư săi ngươi Miên bị lôi từ trong chùa Miên ra, hoặc bị bắt ở đâu đó trong quận.

    "Cách xử tử quá dă man: Họ trói tay hay bịt mắt bắn hoặc chặt đầu. Cho rằng các sư Miên có "cà tha" (bùa), có ngải, súng đạn không lủng, chém không đứt, Việt Minh nghĩ ra các xử tử bằng tầm vông vạt nhọn, đâm vào hậu môn rồi thả trôi sông. Xử tập thể trước mắt công chúng, trông thật khủng khiếp.

    "Cầu tàu dưới bến, nơi họp lưu của sông Cà May và kinh xáng Đội Cường, thường là nơi diễn ra cuộc hành quyết đó. Mỗi lần như vậy, dân chúng ṭ ṃ kéo nhau đi coi rất đông. Hàng loạt sư săi Miên bị cột chặt vào 3 đ̣n tre cứng, dài, mỗi người cách nhau 1 bước, thành 1 hàng ngang, xoay mặt ra phía sông. Quần bị lột bỏ. Đ̣n tre thứ nhứt đặt trên cổ, sau ót hàng người bị xử tử. Đ̣n tre thứ hai đặt ngang thắt lưng. 2 tay mỗi nạn nhân bị trói thúc ké, bẻ quặc ra sau lưng, buộc chặt vào đ̣n. Đ̣n tre thứ ba đặt ngang mắt cá, phía trước hàng chân dạng ra của họ. 1 đoạn dây buộc vào cổ mỗi người dính vào đ̣n tre thứ nhứt, kéo thẳng xuống buộc 2 chân họ vào đ̣n tre thứ bạ 6 du kích khoẻ mạnh giữ cứng 6 đầu của 3 đ̣n tre, kèm cho hàng người tù tội đứng ở thế cúi người xuống, chổng mông hướng vào mép trong cầu tàu.

    "Ở mép trong cầu tàu, đă có sẵn 1 đội du kích bằng với số tử tội, đứng sắp hàng ngang, tay giữ tầm vong vạt nhọn đầu, dựng ngọn lên trời, chờ đợi.

    "Đến giờ xử, có lịnh hành quyết do 1 người chỉ huy phất lên. Những tên du kích này hạ tầm vông ngang thắt lưng, chỉa mủi nhọn ra trước mặt, cùng 1 lượt chạy nhanh ra mép cầu, dùng hết sức mạnh, đâm thẳng mũi nhọn vào hậu môn của mỗi tử tội, đẩy cả hàng tù tội này xuống sông và buông luôn cả cây tầm vông....

    "Cách xử như vậy là xong. Bọn du kích Việt Minh b́nh thản kéo nhau ra về mang đầy máu me của những người bị xử phọt ra. Chúng bỏ cho những người đi coi mặc t́nh tràn ra cầu tàu nh́n xuống nước, xem những người này sống chết ra sao. Dĩ nhiên không 1 ai sống sót. Nếu họ không chết v́ vết đâm thấu ruột gan, th́ cũng chêt v́ ngộp nước không lâu sau đó. Những cán tầm vông sẽ chổng lên trời hoặc ngă nghiêng xiêng xọ, rồi những đàn diều, quạ, kên kên lượn ṿng khu vực đó. Vài con đậu trên cán tầm vông. Năm bảy con chúi xuống rỉa thịt xác chết. Cả 1 vùng nồng nặc hôi thúi, gieo sự kinh hoàng tột đỉnh cho mọi người.

    "Người dân lành trong quận đă bắt đầu câm nín. Cuộc sống của họ bị đe dọa và bị ám ảnh bởi những cuôc hành quyết man rợ của cs...".

  4. #4
    lulu
    Khách
    Hoàng Thọ
    Lâm Chương

    Những năm loạn lạc, các phe phái nổi lên như loài thảo khấu. Tất cả đều lấy danh nghĩa chống Pháp, giành độc lập cho nước nhà. Họ chống Pháp, nhưng đồng thời cũng chống nhau. Thời đốn mạt, phe nào cũng tự cho ḿnh là chính nghĩa. Đến thằng ăn cướp giết người, cũng lấy tiếng v́ dân làm cách mạng. Kẻ chân lấm tay bùn chẳng biết tin ai. Chân lư có một, mà nghĩa lư th́ rối bung. Bọn có học bảo sách vở thánh hiền là khuôn vàng thước ngọc, rồi tự giải thích theo ư riêng của ḿnh. Miệng lưỡi của bọn mọt sách thật đáng sợ. Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng hay. Trong cái đầu ti tiện của bọn này, chất xám chứa đầy những tế bào vị kỷ, lọc lừa, phản trắc. Những lời khoác lác không thấy gươm đao, nhưng lọt vào lỗ tai có sức tác hại rộng lớn. Đám vô lại th́ chữ nghĩa mù mờ, c̣n biết tranh biện làm sao? Với chút máu du côn cộng thêm tính khí liều mạng, họ muốn làm anh hùng ra tay nghĩa hiệp trừ gian diệt bạo. Họ càng làm nghĩa hiệp th́ xă hội càng bất an. Họ thường qua lại trên chốn giang hồ, lấy câu "tứ hải giai huynh đệ" kết bè lập đảng, tự cho ḿnh là hảo hán. Họ chứng tỏ lẽ phải bằng con dao cái búa, chủ trương giải quyết bất công xă hội bằng hành động. Dân đen có chút tiền của, ngày đêm nơm nớp lo sợ. Biết đâu là kẻ cướp, biết đâu là cách mạng? Hôm qua là tên lưu manh giết người giựt của. Hôm nay bỗng thay h́nh đổi dạng thành người cách mạng. Vàng thau lẫn lộn là câu nói văn hoa vô nghĩa. Thời đốn mạt kẻ tinh đời ẩn mật, không xuất đầu lộ diện. C̣n lại những đồng ch́ thau thiết, th́ những thứ này lại nằm trong hầm phân hố xí. Cái môi trường ghê tởm, vấy bẩn tất cả.

    Lúc bấy giờ, Việt Minh nổi lên thu phục những tên côn đồ dao búa làm tay chân, trong đó có Hoàng Thọ. Thủ đoạn của Việt Minh là tuyên truyền mị dân, khủng bố, thủ tiêu. Giết người thủ tiêu là ngón nghề của Thọ.

    Thọ là tay anh chị ở Hải Pḥng trôi giạt vô Nam. Mặt mày bặm trợn như Trương Phi. Mắt xếch, càm bạnh, râu rậm tới mang tai. Thân h́nh vạm vỡ, cánh tay săn chắc, ngực vồng lên, ức mọc một cḥm lông. Thọ xuất thân từ gia đ́nh nghèo. Thuở thiếu thời có lúc phải nương vào cửa Phật kiếm ăn. Sư chùa thương thằng bé siêng năng lanh lợi, truyền cho vơ nghệ với mục đích mai sau giúp đời. Năm mười bảy tuổi, Thọ cởi trần gánh nước, sư nh́n thấy lún phún cḥm lông giữa ngực. Sư quay đi không nói ǵ. Từ đó, sư không truyền vơ nữa, thuần dạy gơ mơ tụng kinh. Thọ chán, khăn gói ra đi. Sư chép miệng, "râu ŕa lông ngực là tôi phản thần".

    Thọ vào đời, xông xáo múa vơ kiếm ăn. Trên chốn giang hồ, Thọ khét tiếng ra tay tàn độc. Một lần đối đầu với gă anh chị tên Luân Mặt Ngựa, thủ lănh đầu gấu bến tàu Hải Pḥng. Thọ hạ đo ván, và đánh găy một chân đối thủ. Luân Mặt Ngựa nằm co quắp, cắn răng nén đau, giương mắt nh́n trừng trừng vào mặt Thọ. Thọ đứng quan sát một hồi, bỗng nói, "Địt mẹ! Dứt điểm luôn, không cho mày có cơ hội phục thù." Nói xong, Thọ bước đến, vươn hai ngón tay trỏ và giữa thọc sâu vào hai hố mắt của Luân Mặt Ngựa. Hai tṛng mắt ḷi ra, Thọ tóm tṛng mắt ném xuống đất, lấy chân dày xéo lên nát bấy. Rồi Thọ đứng giạng chân, lôi dương vật ra đái vào mặt Luân Mặt Ngựa, trước sự chứng kiến của đám đàn em Luân Mặt Ngựa. Không thằng nào dám cử động nói năng. Gă thủ lănh đầu gấu nằm quằn quại trong máu và nước đái. Thọ thản nhiên bỏ đi. Mấy ngày sau, Thọ quay lại bến tàu Hải Pḥng và nghiễm nhiên trở thành thủ lănh của bọn đầu gấu, thay thế Luân Mặt Ngựa.

    Khi Nhật đảo chánh Pháp, tàu Nhật ra vô kiểm soát cảng Hải Pḥng. Trước khí thế súng đạn của quân phiệt, Thọ mất địa bàn hoạt động. Bọn đàn em phân tán tứ phương, Thọ đầu quân ngay vào lính hải quân Nhật, được dạy nghề thợ điện. Ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh, rút khỏi Hải Pḥng, Thọ không theo. Thọ quy tụ lại đám đàn em thất lạc, sống tiếp tục bằng nghề đâm chém. Giai đoạn này, Thọ có biệt danh Thọ Mạch Lô, để chỉ thời gian đi lính hải quân Nhật. Khi Việt Minh nổi lên cướp chính quyền, Thọ hùa theo đoàn quân Cứu Quốc. Từ đó, Thọ giạt vô Nam làm tay chân bộ hạ của tướng Nguyễn B́nh.

    Cả tỉnh Tây Ninh ai nghe danh Thọ cũng đều khiếp hăi. Vùng hoạt động của Thọ là G̣ Dầu Hạ, Trăng Bàng. Mục tiêu của Thọ là chức sắc đạo Cao Đài, và những kẻ làm việc cho Pháp. Người chết dưới tay Thọ không biết bao nhiêu mà kể. Hành tung của Thọ vô cùng bí mật. Thoắt hiện thoắt biến khó lường. Bóng đêm là thế giới của ma quỷ. Khi vầng dương ch́m khuất, Thọ nương theo khí âm trở về. Bao giờ Thọ cũng xuất hiện lẫm liệt, hông trái súng ngắn, hông phải gươm dài. Trang bị theo kiểu cấp chỉ huy lính Nhật. Thọ xuất hiện là có đổ máu. Giết người không nháy mắt. Cắt cổ, đập đầu thả trôi sông. Cần thanh toán nhiều người cùng một lúc, Thọ cột thành bè ra tay một loạt là xong.

  5. #5
    lulu
    Khách
    Khúc sông Vàm Cỏ Đông chảy ngang qua hai huyện G̣ Dầu Hạ và Trảng Bàng là mồ chôn những nạn nhân của Việt Minh, và của bọn Pháp. Người dân sống theo hai bên bờ sông, cứ vài ngày lại thấy chà chổng nổi lên, trôi lềnh bềnh theo những cụm lục b́nh. Thời kỳ này, người ta gọi khúc sông này là khúc sông chà chổng. Nh́n dấu tích trên thi thể, người ta biết ngay là do Pháp, hay do Việt Minh sát hại. Pháp giết người bằng cách trói thúc ké nạn nhân, đưa ra cầu tàu Vên Vên bắn và hất xác xuống sông. Việt Minh không bao giờ phí đạn với những con mồi nằm sẵn trong tay. Họ cắt cổ, đập đầu.

    Ngoài thủ đoạn ám sát thủ tiêu, Thọ c̣n có biệt tài đánh trận. Nổi tiếng gan ĺ, từng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất lớn. Thọ được tướng Nguyễn B́nh phong làm tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 303, quân khu 7. Để phô trương lực lượng, đêm tối trời Thọ cho quân di chuyển chung quanh làng. Quân đi cả đêm. Người ta tưởng đoàn quân đông đến hơn trung đoàn. Thật ra, chỉ là tṛ mị. Quân của Thọ tiếp nối nhau, đi theo ṿng tṛn kín. Một người có thể ngang qua một địa điểm mười lần. Như thế đoàn quân của Thọ được miệng đời nhân lên gấp mười. Đó chỉ là một trong những tiểu xảo lừa mị dân đen của Việt Minh.

    Thọ mê truyện Tàu, khoái nhân vật Hạng Vũ. Chủ trương quân cần tinh, không cần đông. Bắt chước Hạng Vũ hành quân thần tốc, dàn quân theo thế tử chiến. Phía trước là địch quân, phía sau là sông ng̣i khó di chuyển. Ở vào cái thế không thể lui binh, buộc quân sĩ phải liều chết xông lên t́m đường sống. Trên trận mạc, Thọ tỏ ra tháo vát, can đảm phi thường. Thọ thường tổ chức phục kích đoàn quân xa tiếp vận của Pháp, thu được nhiều vũ khí đạn dược, quân trang quân dụng. Nhiều lần được ghi công lớn. Trong đời, Thọ chỉ thất bại một lần duy nhất. Và lần ấy cũng là điềm báo vận mạt cho Thọ.

    Theo chiến thuật cũ, Thọ đưa quân về Vên Vên Trà Vơ phục kích đoàn xe tiếp vận của Pháp. Nửa đêm, quân của Thọ đào hầm độn thổ. Phía sau là sông Vàm Cỏ Đông, phía trước là rừng cao su bạt ngàn chạy dài lên tận Cầu Khởi, nối tiếp với mật khu Bời Lời. Lúc mười giờ sáng, ba chiếc auto blindé mở đường vừa qua khỏi, th́ chiếc xe đầu của đoàn tiếp vận trờ tới. Thọ chờ cho tất cả đoàn xe lọt trọn vào ổ phục kích, liền nổ súng khai hỏa. Quân của Thọ từ dưới đất trồi lên, giáo mác và súng "mút cà tông" xung phong ào ạt. Khí thế vô cùng dũng mănh. Nhiều xe đâm đầu lật xuống mương hoặc bốc cháy. Thế trận đang nghiêng phần thắng về phía Thọ. Bỗng từ đâu trong rừng cao su, lính Lê Dương xuất hiện phản công mănh liệt. Giáo mác và súng "mút cà tông" làm sao chống nổi vũ khí hiện đại của Pháp? Quân Thọ núng thế, không đường rút lui buộc phải cận chiến. Nhưng t́nh thế hỗn loạn mất rồi. Thọ không thể điều động chỉ huy. Mỗi người tả xung hữu đột chiến đấu theo cách riêng của ḿnh, t́m đường tháo thân. Rút lui không được, tiến tới th́ rừng cao su đă bị lính Lê Dương phong toả, chận bít lối về Bời Lời. Như con thú bị dí vào ngơ cụt, quân của Thọ vùng vẫy điên cuồng. Tiếng la hét lẩn trong tiếng sắt thép va chạm, và súng nổ vang trời. Những cây thịt đổ xuống. Lớp khác tràn lên, gục ngă. Trong hỗn loạn, không ai c̣n nh́n thấy Thọ đâu nữa.

    Mưu mô xảo trí và nhanh như sói, Thọ thoát thân bằng cách nào không ai biết. Chuồn về tới mật khu Bời Lời, dưới tay Thọ chỉ c̣n hơn ba chục mạng. Gần một trăm hai mươi bỏ lại chiến trường.

    Sau thất bại cay đắng này, Thọ nghi ngờ có gián điệp làm nội tuyến. Người bị Thọ chiếu tướng là Lê Minh Chiếu, tự Năm Chiếu. Năm Chiếu là tay chân bộ hạ của Nguyễn B́nh, hoạt động nội thành. Chiếu vẫn thường về mật khu báo cáo và nhận chỉ thị. Thọ giận quá mất khôn, cho người phục kích bắt Chiếu trên đường về, đem đến một cái lều giữa rẫy bắp ven rừng.

  6. #6
    lulu
    Khách
    Thọ ḿnh trần ngồi trên chơng tre, dơng dạc hài tôi Chiếu.
    Chiếu mặc đồ đen, khăn rằn quấn cổ, mặt không hề đổi sắc.
    "Loạn rồi. Ông biết tôi là ai mà dám nói thế?"
    "Mày là thằng chỉ điểm cho Tây."
    Chiếu cười mỉa: "Ông chưa đủ tư cách nói câu đó."
    Thọ gầm lên: "Tao đập đầu mày như đập đầu bọn chó săn phản bội."
    Nói xong, Thọ ra lệnh trói Chiếu dẫn đi.
    Chiếu ngoái lại, nói với những người trong lều: "Anh em có mặt, xin báo vụ này lên đồng chí Nguyễn B́nh."
    Thọ xô Chiếu chúi nhủi về phía trước: "Nguyễn B́nh cũng không cứu nổi mày đâu."
    Thọ dẫn Chiếu đến trước cái giếng lạn trong rừng, dùng khúc gỗ quật vào ót, đạp xác xuống giếng.
    Khi Thọ trở lại lều, có người nói: "Năm Chiếu là đảng viên."
    Thọ vung tay bất cần: "Đảng cái đầu bùi tao."

    ***
    Ít lâu sau. Thọ được gọi lên gặp Nguyễn B́nh.
    B́nh hỏi: "Sao giết Năm Chiếu?"
    Thọ nói: "Hắn làm gián điệp cho Tây."
    B́nh vỗ bàn: "Hồ đồ! Chiếu là người của đảng. Chú dám tự động ra tay, không cần chỉ thị cấp trên. Chú đang là đối tượng được đề nghị vào đảng, nhưng vô kỷ luật không c̣n xứng đáng nữa."
    Thọ quen thói du côn coi trời bằng vung, không biết sợ là ǵ.
    "Thọ này đi kháng chiến v́ dân v́ nước, không cần đảng. Đảng chỉ là bọn bè phái bênh vực cho nhau."
    Lời vừa ra khỏi miệng, Thọ biết đă lỡ.
    Nguyễn B́nh cười nhạt, đuổi Thọ ra ngoài chờ chỉ thị.
    Thọ được chỉ thị ra Bắc nhận công tác mới.
    Con sói tinh ranh biết trên đường đi có nhiều cạm bẫy. Thọ khôn ngoan biết người ta muốn đưa ḿnh vô cửa tử, như Thọ đă bao lần đưa người khác vào chỗ chết. Thọ rời bỏ hàng ngũ kháng chiến, trốn đi biệt tích.

    ***
    Năm sau. Có người khách miền Bắc đến Mỹ An. Khách có thân h́nh cao lớn văm vỡ, nói năng tự tin, hoạt bát sành đời. Khách dựng quán lá bên bờ kinh Nguyễn văn Tiếp làm kế sinh nhai. Người dân Đồng Tháp Mười gọi khách là ông Bắc Kỳ.

    Năm sau nữa. Có người khách lỡ độ đường xa, ghé quán lá ông Bắc kỳ xin trọ qua đêm.
    Trời chiều. Nắng ráng mỡ gà đổ mênh mông trên những lá dừa nước điệp trùng dọc theo bờ kinh. Bên ly rượu nhạt, chủ khách nói chuyện ra chiều tương đắc.

    Khách nhận xét: "Ông có cái phong thái của nhà sư Lỗ Trí Thâm."
    Ông Bắc Kỳ cười lớn: "Tài thật! Mới gặp nhau mà đă nh́n ra chân tướng. Vâng, kẻ này có lúc ở chùa."
    Khách hỏi: "C̣n nhớ ǵ không?"
    Ông Bắc Kỳ nói: "Vỏn vẹn một câu thần chú, Yết Đế. Yết Đế. Ba La Yết Đế. Ba La Tăng Yết Đế. Bồ Đề Tát Bà Ha."
    Khách nói: "Ngộ th́ chớp mắt đáo bỉ ngạn. Mê th́ cả đời ch́m đắm. Ông toàn ăn thịt chó mắm riềng, qua sông sao khỏi?"
    Ông Bắc Kỳ nói: " Lấy h́nh tướng để xét thực tướng, nhà Phật cho đó là cái lầm lớn của người đời."
    Khách nói: "Thực giả, giả thực quyện vào nhau. Nh́n ra cái giả là biết cái thực."
    Nửa khuya đêm ấy. Ông Bắc kỳ bị bắt đem đến Cạnh Đền, quận G̣ Quao, tỉnh Rạch Giá.
    Trong ánh sáng mập mờ của mảnh trăng non, khách nói nửa đùa nửa thật: "Năm Chiếu ở dưới suối vàng gởi lời thăm Hoàng Thọ, và nhắn xuống dưới chơi."
    Ông Bắc Kỳ hỏi: "Mày là ai?"
    Khách nói: "Tôi là bạn Năm Chiếu, được chỉ thị của đồng chí Nguyễn B́nh, đi t́m Hoàng Thọ bấy lâu. Gặp ông Bắc Kỳ nh́n ra giả tướng, biết thực tướng là Hoàng Thọ."

    Biết ḿnh không sống được, Thọ chửi Nguyễn B́nh, chửi đảng. Thọ bị đập đầu, và rống từng hồi như ḅ rống. Sau khi hành quyết, ông khách cho lệnh phá nát mặt Hoàng Thọ để đừng ai nh́n ra danh tính.

    Đó là năm 1950.

    Lâm Chương

    (trích đoạn truyện dài Cơn Lốc)
    motgoctroi.com/StLichsu/.../Nbathdongloai_HH.ht. ..Cached

  7. #7
    lulu
    Khách

    Lời b́nh của Lulu.

    Qua những câu chuyện trên, tôi nhận thấy rằng ḷng yêu nước của mọi thành phần yêu nước đă bị CS và ma cô chính trị lợi dụng.
    Đây là kinh nghiệm cho những người đi sau, đừng nghĩ rằng ḿnh gia nhập lực lượng là v́ dân v́ nước, đơn giản vậy thôi.
    Phải t́m hiểu thân thế nguồn gốc của chóp bu, lănh tụ kỹ càng, nếu không ḿnh sẽ là con thí tốt, mang hoạ vào thân.

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-06-2011
    Posts
    183

    Vai loi voi bon ngu dan

    Quote Originally Posted by lulu View Post
    Thọ ḿnh trần ngồi trên chơng tre, dơng dạc hài tôi Chiếu.
    Chiếu mặc đồ đen, khăn rằn quấn cổ, mặt không hề đổi sắc.
    "Loạn rồi. Ông biết tôi là ai mà dám nói thế?"
    "Mày là thằng chỉ điểm cho Tây."
    Chiếu cười mỉa: "Ông chưa đủ tư cách nói câu đó."
    Thọ gầm lên: "Tao đập đầu mày như đập đầu bọn chó săn phản bội."
    Nói xong, Thọ ra lệnh trói Chiếu dẫn đi.
    Chiếu ngoái lại, nói với những người trong lều: "Anh em có mặt, xin báo vụ này lên đồng chí Nguyễn B́nh."
    Thọ xô Chiếu chúi nhủi về phía trước: "Nguyễn B́nh cũng không cứu nổi mày đâu."
    Thọ dẫn Chiếu đến trước cái giếng lạn trong rừng, dùng khúc gỗ quật vào ót, đạp xác xuống giếng.
    Khi Thọ trở lại lều, có người nói: "Năm Chiếu là đảng viên."
    Thọ vung tay bất cần: "Đảng cái đầu bùi tao."

    ***
    Ít lâu sau. Thọ được gọi lên gặp Nguyễn B́nh.
    B́nh hỏi: "Sao giết Năm Chiếu?"
    Thọ nói: "Hắn làm gián điệp cho Tây."
    B́nh vỗ bàn: "Hồ đồ! Chiếu là người của đảng. Chú dám tự động ra tay, không cần chỉ thị cấp trên. Chú đang là đối tượng được đề nghị vào đảng, nhưng vô kỷ luật không c̣n xứng đáng nữa."
    Thọ quen thói du côn coi trời bằng vung, không biết sợ là ǵ.
    "Thọ này đi kháng chiến v́ dân v́ nước, không cần đảng. Đảng chỉ là bọn bè phái bênh vực cho nhau."
    Lời vừa ra khỏi miệng, Thọ biết đă lỡ.
    Nguyễn B́nh cười nhạt, đuổi Thọ ra ngoài chờ chỉ thị.
    Thọ được chỉ thị ra Bắc nhận công tác mới.
    Con sói tinh ranh biết trên đường đi có nhiều cạm bẫy. Thọ khôn ngoan biết người ta muốn đưa ḿnh vô cửa tử, như Thọ đă bao lần đưa người khác vào chỗ chết. Thọ rời bỏ hàng ngũ kháng chiến, trốn đi biệt tích.

    ***
    Năm sau. Có người khách miền Bắc đến Mỹ An. Khách có thân h́nh cao lớn văm vỡ, nói năng tự tin, hoạt bát sành đời. Khách dựng quán lá bên bờ kinh Nguyễn văn Tiếp làm kế sinh nhai. Người dân Đồng Tháp Mười gọi khách là ông Bắc Kỳ.

    Năm sau nữa. Có người khách lỡ độ đường xa, ghé quán lá ông Bắc kỳ xin trọ qua đêm.
    Trời chiều. Nắng ráng mỡ gà đổ mênh mông trên những lá dừa nước điệp trùng dọc theo bờ kinh. Bên ly rượu nhạt, chủ khách nói chuyện ra chiều tương đắc.

    Khách nhận xét: "Ông có cái phong thái của nhà sư Lỗ Trí Thâm."
    Ông Bắc Kỳ cười lớn: "Tài thật! Mới gặp nhau mà đă nh́n ra chân tướng. Vâng, kẻ này có lúc ở chùa."
    Khách hỏi: "C̣n nhớ ǵ không?"
    Ông Bắc Kỳ nói: "Vỏn vẹn một câu thần chú, Yết Đế. Yết Đế. Ba La Yết Đế. Ba La Tăng Yết Đế. Bồ Đề Tát Bà Ha."
    Khách nói: "Ngộ th́ chớp mắt đáo bỉ ngạn. Mê th́ cả đời ch́m đắm. Ông toàn ăn thịt chó mắm riềng, qua sông sao khỏi?"
    Ông Bắc Kỳ nói: " Lấy h́nh tướng để xét thực tướng, nhà Phật cho đó là cái lầm lớn của người đời."
    Khách nói: "Thực giả, giả thực quyện vào nhau. Nh́n ra cái giả là biết cái thực."
    Nửa khuya đêm ấy. Ông Bắc kỳ bị bắt đem đến Cạnh Đền, quận G̣ Quao, tỉnh Rạch Giá.
    Trong ánh sáng mập mờ của mảnh trăng non, khách nói nửa đùa nửa thật: "Năm Chiếu ở dưới suối vàng gởi lời thăm Hoàng Thọ, và nhắn xuống dưới chơi."
    Ông Bắc Kỳ hỏi: "Mày là ai?"
    Khách nói: "Tôi là bạn Năm Chiếu, được chỉ thị của đồng chí Nguyễn B́nh, đi t́m Hoàng Thọ bấy lâu. Gặp ông Bắc Kỳ nh́n ra giả tướng, biết thực tướng là Hoàng Thọ."

    Biết ḿnh không sống được, Thọ chửi Nguyễn B́nh, chửi đảng. Thọ bị đập đầu, và rống từng hồi như ḅ rống. Sau khi hành quyết, ông khách cho lệnh phá nát mặt Hoàng Thọ để đừng ai nh́n ra danh tính.

    Đó là năm 1950.

    Lâm Chương

    (trích đoạn truyện dài Cơn Lốc)
    motgoctroi.com/StLichsu/.../Nbathdongloai_HH.ht. ..Cached
    Hoi nhung ten ngu dan co y dinh hoa hop hoa giai dan toc voi viet cong. Hay doc ky va doc di doc lai nhieu lan de ma thuoc long duong loi cua viet cong. Hien nay viet cong dang tra tron trong cong dong Hai ngoai va dang ap dung chinh sach nay. Cho du khong co canh chat dau, thu tieu...nhung no lam tan gia bai san bang cach cheo keo ve VN muu sinh. May ong khong tin viet cong da tung lam nhu the voi nhan dan trong thoi ky den toi do, thi cung nhu lop tre Viet nam hien nay khong tin vao bien co Mau Than. The thoi. Cu dut dau vao bay di roi hoi khong kip.
    Cau cham ngon quy nhat doi toi chia se cho cac ong la cau noi bat hu cua co Tong Thong Nguyen Van Thieu:" Dung nghe nhung gi cs noi, hay nhin ky nhung gi cs lam".
    Hy vong cac ong hoa hop hoa giai mo mat to ra, dung de minh bien thanh nhu:Nguyen Binh, Hoang Tho..hay nhung nguoi dong nien sau nay: Huynh Tan Mam, Le van Nuoi..
    Thoi gian ngay con dai va tuoi doi cac ong ngay 1 ngan di, hay song xung dang la nguoi cong dan, nguoi chien si can truong cua nen de I va de II Cong Hoa, cho du dang bon ba noi hai ngoai.Nay mai ra di se khong then voi hon thieng song nui va khong mac co, tui ho... khi cham mat voi nhung anh linh tu si da xa than bao ve To Quoc, nhung than tuong da bao ve khi tiet hung anh nhu Le Van Hung,Nguyen Khoa Nam, Tran van Hai,Ho Ngoc Can, Le Nguyen Vi...va cac tien boi dung nuoc.
    Dung an com Quoc Gia tho ma cong san nua. Hay con kip day.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 18-12-2012, 03:16 AM
  2. Replies: 283
    Last Post: 07-10-2012, 09:49 PM
  3. Replies: 31
    Last Post: 14-12-2011, 05:43 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 01-12-2010, 05:15 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •