Ôi cố hương xa nửa địa cầu
Ngàn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau…
Ngày mới đến Hoa Kỳ tôi nói: “Tôi mang Sài g̣n trong trái tim tôi…” Tôi muốn nói tôi yêu Sài G̣n, tôi đă sống đến bốn mươi năm trong ḷng thành phố Sài G̣n thương yêu, tôi đă vui buồn, đă đau khổ với Sài G̣n. Nay phải đi xa, tôi mang Sài G̣n theo tôi nên tôi sẽ không thấy nhớ Sài G̣n!
Sự thật không như tôi nói, không như tôi tưởng.
Trước hết, câu nói ấy có cái giọng của Sáu Keo: “Miền Nam trong trái tim tôi…”
Dù tôi có yêu thương Sài G̣n đến chừng nào đi nữa – là Công Tử Hà Đông bên hông Hà Nội, Bắc kỳ chính cống Bà Lang Trọc nhưng tôi yêu Sài G̣n hơn tôi yêu Hà Nội -, dù tôi có sống với Sài G̣n lâu đến chừng nào đi nữa, khi phải xa Sài G̣n tôi vẫn nhớ thương Sài G̣n. Nhớ thương vỡ tim, xé gan, cháy ḷng, đứt ruột như nhớ thương người đàn bà ḿnh yêu, người đàn bà đa t́nh yêu ḿnh cực kỳ, cho ḿnh hưởng tất cả, ḿnh từng sống hạnh phúc bên nàng mà ḿnh phải xa nàng.
Đêm cuối năm, mưa rơi suốt đêm trên Rừng Phong.
Canh khuya trằn trọc nằm nghe tiếng mưa đập vào khung kính cửa sổ, tưởng như đang nằm nghe mưa rơi trên mái ngói xanh rêu trong căn nhà nhỏ ở Cư Xá Tự Do, Ngă Ba Ông Tạ Sài G̣n.
Bồi hồi tưởng nhớ những cây mưa đầu mùa năm xưa ở quê nhà. “Cây mưa”! Đúng là cây mưa. Những năm 1956, 1957 xanh xưa tôi c̣n trẻ, trong loạt bài gọi là phóng sự tiểu thuyết Vũ Nữ Sài G̣n, tác phẩm đầu tay của tôi, tôi viết: “Sài G̣n sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp vừa mới tắm xong…”
Hơn bốn mươi mùa mưa sau nhớ lại, thấm và thấy đúng biết chừng nào. Sài G̣n của tôi thuở 1956-1960 thanh b́nh sau những cơn mưa lớn, nhất là những cơn mưa đêm, sạch như người đàn bà đa t́nh yêu tôi, tôi yêu, khi nàng mới tắm xong.
Sáng nay mưa vẫn rơi trên Rừng Phong.
Người tha hương lúc nào cũng nhớ quê hương.
Tết đến. Tết là dịp đoàn tụ gia đ́nh. Tết đến, người tha hương nhớ thương quê hương hơn. Những lời thơ Thanh Nam ray rứt trong tim tôi:
Ôi cố hương xa nửa địa cầu
Ngàn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau.
Đâu đây trong khói trầm thơm ngát
Hiện rơ trời xuân một thưở nào.
…..
Tỉnh cơn mê sảng âm thầm
Ngó ra đất khách mưa xuân hững hờ
Tháng Tư, cơn sốt đầu mùa
Gợi trong tiềm thức những giờ oan khiên
Ghé thân lữ thứ trăm miền
Nỗi buồn nào cũng mang tên Sài G̣n!
Tháng Chạp Tây, bánh xe lăng tử đưa tôi đi một ṿng Cali. Đêm cuối năm trong một thành phố nhỏ, tôi xem một phim video về Hà Nội do những người Hà Nội làm. Thành phố Hà Nội được người Hà Nội yêu thương quá cỡ. Hà Nội được yêu thương trước 1945, Hà Nội được yêu thương sau 1945. Có đến 50 bài thơ, bản nhạc được làm để ca tụng Hà Nội và diễn tả t́nh yêu Hà Nội. Trong khi đó thành phố Sài G̣n thương yêu của tôi có ǵ? Thành phố Sài G̣n của tôi được thương yêu, được ca tụng như thế nào? Bao nhiêu? Một bài Sài G̣n Đẹp lắm Sài G̣n ơi của Y Vân, một bài Vĩnh biệt Sài G̣n của Nam Lộc. C̣n ǵ nữa??
Tôi sẽ viết về thành phố Sài G̣n và t́nh yêu Sài G̣n.
Sáng nay, tôi làm một cuộc tính sổ những văn nghệ sĩ đă từ giă cơi đời này kể từ ngày 30 Tháng Tư. Bản danh sách của tôi không đầy đủ. Tôi xin lỗi v́ không thể kể tên tất cả những văn nghệ sĩ đă vĩnh viễn đi khỏi cuộc đời. Nhớ được người nào tôi ghi lại người ấy, ghi không theo thời gian mà cũng không theo vần ABC.
Trước hết tôi phải kể anh Chu Tử Chu Văn B́nh. Anh là văn nghệ sĩ chết trước nhất kể từ ngày 30 Tháng Tư. Anh không chết sau ngày 30 Tháng Tư mà là trong ngày 30 Tháng Tư. Đạn quân thù bắn theo con tầu ngày ấy đưa anh ra biển đă giết anh, thân xác anh nằm trong ḷng đại dương.
Anh một đời hai lần bị trúng đạn. Một buổi sáng năm 1964 – thời điểm quân đội Hoa Kỳ đang kéo vào tham chiến trên chiến trường Việt Nam – khi từ nhà ở đường Trương Tấn Bửu, Phú Nhuận, ra xe hơi để đến ṭa báo Sống, nhà in Tường Vân đường Gia Long, có kẻ chờ sẵn trước cửa nhà bắn anh nhiều phát đạn xuyên qua cửa xe sau. Có viên đạn trúng cổ anh, xuyên qua miệng. Nguy hiểm cực kỳ nhưng anh không chết. Anh sống được mười năm nữa…
Và đây là tên những văn nghệ sĩ, những kư giả đă ĺa đời kể từ ngày 30 Tháng Tư 1975 đến sáng hôm nay. Những người ra đi vĩnh viễn từ những ngơ hẹp, những cư xá đông người, những nhà tù Sài G̣n:
Hoàng An, Mai Anh; Thái Dương Nguyễn Văn Mai, nguyên Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Kư Giả Việt Nam; Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp, nhạc sĩ Lan Đài (hai người nghe nói bị chết trên biển khi vượt biên); Mạc Ly Châu; Huy Cường diễn viên điện ảnh; Thi sĩ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn; Trần Việt Hoài, thi sĩ, bút hiệu Thiết Bản đạo nhân, chết trong Làng Báo Chí; Thiên Hổ tức Linh mục Nguyễn Quang Lăm, chủ nhiệm nhật báo Xây Dựng, nhà thờ, nhà riêng, nhà in, ṭa báo ở đường Thánh Mẫu, Ngă Ba Ông Tạ, cùng khu với Cà phê Thăng Long của Vũ Văn Cẩn; Cát Hữu; Minh Đăng Khánh – Khánh có nhiều nghề: giáo viên, kư giả, biên tập đài phát thanh giữ chương tŕnh Gia đ́nh Bác Tám, diễn viên kiêm đạo diễn điện ảnh, họa sĩ, dậy hội họa, bị bắt Tháng Tư 1976, đi tù về Khánh bị bại liệt nửa người, vẫn lê lết đi lại được cho đến ba năm sau; Trọng Khương, tác giả Bánh Xe Lăng Tử, Ghen; Thiếu Lang; Ngọc Thứ Lang Nguyễn Ngọc Tú, dịch giả Bố Già (The Godfather, Mario Puzo, từng là sách bestseller). 1985 hai nhà xuất bản Mít Cộng tái bản Bố Già của Tú Lé. Tú bị bắt v́ choác. Sau thời gian nằm ở cái gọi là Trại Phục Hồi Nhân Phẩm Khu Nhà Thờ Fatima, Tú bị đưa ra một trại lao động cải tạo – gọi tắt là Trại Lao Cải – ở miền Trung. Nghe nói sáng sớm, trời lạnh, Tú rít hơi thuốc lào và ngă ra chết; Thi sĩ Bàng Bá Lân; Kư giả Thể thao Thạch Lê tức Trung Tá Lê Đ́nh Thạch, người từng là chủ nhiệm nhật báo Tiền Tuyến, anh Thạch đi cải tạo về, qua đời tại nhà ở Khu Cư Xá Sĩ Quan Chí Ḥa; Nguyễn Hiến Lê; Hoàng Vĩnh Lộc, đạo diễn điện ảnh, tác giả phim Người T́nh Không Chân Dung, Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương…; Hoàng Ly, tác giả tiểu thuyết Một Thời Ngang Dọc, Giặc Cái…; Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, tác giả hai câu thơ nghe nói là tả nữ ca sĩ Khánh Ly: “Từ Em tiếng hát lên trời, Tay khơi ḍng tóc, tay vời âm thanh…”; Trọng Nguyên; Vương Hồng Sển; Xuyên Sơn; Trần Việt Sơn; Hoàng Thắng; Trịnh Viết Thành; Lê Thanh tức Pḥng Cao; Hai nhạc sĩ lớn Lê Thương; Dương Thiệu Tước; Hồ Hữu Tường; Minh Vồ, chủ nhiệm tuần báo Con Ong; Y Vân, tác giả Ḷng Mẹ, Sài G̣n Đẹp Lắm Sài G̣n Ơi; Hoàng Thư; Trần Lê Nguyễn; Thượng Sĩ; Huy Thanh Nguyễn Huy Thái tức Trường Sơn; Lê Văn Vũ Bắc Tiến; Mặc Thu…
Những văn nghệ sĩ chết trong tù:
oOo
– Anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, bị bắt năm 1984, chết v́ cao áp huyết trong Nhà tù Chí Ḥa năm 1986.
– Anh Nguyễn Mạnh Côn, bị bắt tháng 3, 1976, tuyệt thực đ̣i Việt Cộng trả tự do năm 1978 ở Trại Lao Cải Xuyên Mộc, bị cai tù không cho uống nước đến chết.
– Anh Vũ Hoàng Chương, bị bắt tháng 3, 1976, bị tù sáu tháng, về nhà được bẩy ngày th́ qua đời.
– Dương Hùng Cường – Dê Húc Càn, sĩ quan, đi cải tạo trở về năm 1980; năm 1984 bị bắt lại trong nhóm Biệt Kích Cầm Bút, chết trong sà lim Nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu năm 1987.
– Huy Vân, sĩ quan, chết trong trại cải tạo ở miền Bắc.
– Nhạc sĩ Thục Vũ, sĩ quan, chết trong trại cải tạo ở miền Bắc, tác giả bản nhạc “Anh Ở Đây, Bạn Bè Anh Cũng Ở Đây…”
Những văn nghệ sĩ qua đời ở hải ngoại:
oOo
Duyên Anh Vũ Mộng Long, mất ở Paris, 1997. Kư giả Anh Quân, kư giả Nguyễn Ang Ca, mất ở Bỉ quốc, Hùng Cường, Vũ Huyến, An Khê, Vũ Khắc Khoan, kư giả Tô Văn Trần Đức Lai, Tử Vi Lang, Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, B́nh Nguyên Lộc, Thanh Nam Trần Đại Việt, Nguyễn Tất Nhiên, nhạc sĩ Thẩm Oánh, Đạm Phong, Nguyên Sa, Mai Thảo – những ông trên đây sống và chết ở Hoa Kỳ. Trần Văn Trạch qua đời ở Paris, kư giả Thái Linh Phạm Linh, chị Kiều Diễm Hồng trang Mai Bê Bi nhật báo Chính Luận ngày xưa, qua đời trong một Nursing Home ở Virginia Đất T́nh Nhân, Hoàng Trọng, Sĩ Phú, Hoàng Thi Thơ ở Cali, Ngọc Dũng ở Virginia, Mai Trung Tĩnh ở Maryland…
oOo
Tháng Giêng Tây 2000 gần như tất cả các văn nghệ sĩ VNCH c̣n sống, quân và dân, đều đă rời quê hương đi ra hải ngoại. Họ sống nhiều nhất ở Hoa Kỳ, rồi Úc, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Canada.
Số văn nghệ sĩ c̣n sống ở Thành Hồ có thể đếm được trên mười đầu ngón tay: Tú Kếu Trần Đức Uyển; Lê Xuyên Chú Tư Cầu, bán thuốc lá lẻ ở góc đường Ngô Quyền – Bà Hạt, gần chợ Nguyễn Tri Phương; Huỳnh Phan Anh; Trần Phong Giao; Thế Phong, tác giả Việt Nam Bi Thảm Đông Dương; Hồ Nam; Phan Nghị; Văn Quang; Nguyễn Thụy Long Loan Mắt Nhung; Đằng Giao; Dương Nghiễm Mậu; Cao Nguyên Lang; Vũ B́nh Thư Lă Phi Khanh, tác giả Lệnh Xé Xác; bà Tùng Long, bà Lan Phương; bà Mộng Tuyết; hai nhà văn nữ Nguyễn Thị Hoàng; Nguyễn Thị Thụy Vũ; Lư Thụy Ư; nhà thơ nữ Hoàng Hương Trang…
Văn nghệ sĩ hiện sống ở Thành Hồ ly kỳ nhất, theo tôi, là Văn Quang, tác giả những truyện t́nh Chân Trời Tím, Suối Đam Mê, Tiếng Hát Học Tṛ v.v…
Văn Quang là Trung Tá Giám đốc Đài Phát Thanh Quân Đội cho đến ngày tan hàng. Anh nhan sắc không hơn ǵ anh em chúng tôi bao nhiêu, nếu có ǵ hơn th́ chỉ là anh hơn chúng tôi cái mác carihom Oméga bộ xương cứu chúa. Nhưng anh có cái số đào huê dễ nể. Anh có đến năm bà vợ – những bà cùng đương sự ăn ở công khai, chính thức vợ chồng với nhau, dù không cưới hỏi, không đăi ăn nhà hàng, trong thời gian dài ngắn không đều là một hai niên, ba bốn niên, tức là không kể những nhân t́nh, nhân bánh lâu lâu sáp lại nhấp nháy, tan hàng. Bà vợ nào của anh cũng nhan sắc trên mức trung b́nh. Đi cải tạo mười mấy mùa thu chết mới được về, Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến bút hiệu Văn Quang, có thừa tiêu chuẩn để đi HO sang Hoa Kỳ, nhưng anh đă không đi.
Văn Quang không sang Mỹ không phải v́ ghét Mỹ.
Văn Quang ở lại Thành Hồ không phải v́ ưa Việt Cộng.
Anh không sang Mỹ v́ anh hùng thấm mệt, v́ đại bàng mỏi cánh, v́ những lư do riêng tư.
Hiện anh sống b́nh yên trong căn hộ ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Quận Ba, Sài G̣n.
ÁO VÀNG HOA
Sáng cuối năm trong căn nhà tối
Em mở tủ nh́n đời ngày cuối.
Mắt Em buồn bừng sáng mầu hoa
Em nhớ lại ngày may áo mới.
Hai năm rồi mặc áo bà ba
Đời tẻ nhạt như làn tóc rối.
Áo ướm thân, Em khóc, Em cười…
Em có biết Em vừa trẻ lại.
Đây áo hoa vàng, anh chọn, em may
Như giọt nước trong gịng t́nh ái.
Trong ưu phiền mắt lặng nh́n nhau
Em thầm hẹn áo này giữ măi…!
Em yêu dấu, ngày Em trở lại
Đất ngàn năm, như cỏ, như hoa
Anh sẽ mặc cho Em lần cuối
Áo hoa này rồi tiễn, rồi đưa…
Em lại hỏi có ngày ta phải
Chia áo này cho các con ta?
Em yêu dấu, Em ơi, đừng ngại
Mặc cho đời tháng lại, ngày qua
Trong xương thịt ta c̣n giữ măi
Những cái ǵ riêng của đôi ta.
Khi Em nằm xuống, khi tàn lửa
Trong hào quang của những tiên nga
Khi xe hạc vàng nhung tới cửa
Đón Em về xa cơi trời xa
Anh sẽ mở hồn Anh lấy áo
Mặc cho Em chiếc áo vàng hoa.
Trong u ám một ngày mây phủ
Nặng những sầu thương, những xót sa
Em đóng cửa hồn, che áo mới
Và ra đường trong chiếc bà ba.
Hoàng Hải Thủy
Tháng 7, 1977
Nhà 259/29 A Phạm Hồng Thái,
Cư Xá Tự Do, Ngă Ba Ông Tạ, Sài G̣n.
Bookmarks