NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P1
Nha Kỹ Thuật là cơ quan t́nh báo chiến lược của Quân đội Sài G̣n, là một đơn vị đặc trách tổ chức, hoạt động thu thập tin tức t́nh báo, phản gián chiến lược từ trong ḷng đối phương, cũng như trong hậu tuyến Quân đội Bắc Việt; hoặc những địa bàn có cơ sở, đơn vị đối phương trong và ngoài lănh thổ Việt Nam.
Tiền thân là Pḥng 6, Bộ Tổng Tham mưu, do Trung tá Lung phụ trách. Dưới thời Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, Pḥng 6 có tên là Sở Liên lạc Phủ Tổng thống và Lực lượng đặc biệt, do Đại tá Lê Quang Tung làm Tư lệnh. Từ sau cuộc đảo chính 11/1963 cho đến tháng 4/1975, Nha Kỹ thuật lần lượt do các tướng Nghiêm, Quảng, Lam Sơn, Phú; các sĩ quan như Trung tá Lan, Đại tá Hổ và cuối cùng là Đại tá Nu chỉ huy. Riêng tên gọi, được đổi từ Pḥng 6 đến Sở Liên lạc Phủ Tổng thống; Lực lượng đặc biệt; Sở Khai thác địa h́nh và cuối cùng là Nha Kỹ thuật.
Bia Budweiser quá tệ
Dưới chính thể của Ngô Đ́nh Diệm, mọi hoạt động của biệt kích đều do Đại tá Tung trực tiếp nhận chỉ thị cũng như phúc tŕnh với Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và cố vấn Ngô Đ́nh Nhu. Cùng thời điểm này, mọi hoat động của Nha Kỹ thuật đều do cơ quan Trung ương t́nh báo CIA Mỹ tư vấn, chỉ đạo và yểm trợ. Sau cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đ́nh Diệm vào tháng 11/1963, mọi hoạt động đều do Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên trực tiếp chỉ huy, được Bộ Tham mưu cơ quan t́nh báo quân sự Mỹ SOG (Study and Observation Group) làm cố vấn và yểm trợ.
Về tổ chức, Nha Kỹ thuật gồm: Sở công tác; Sở Liên lạc; Sở Pḥng vệ duyên hải; Sở tâm lư chiến; Sở yểm trợ không quân và Trung tâm Huấn luyện Quyết Thắng. Sở Công tác đóng tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Hai Đoàn 11 và 72 đóng tại Đà Nẵng, Đoàn 75 đóng tại Pleiku. Đoàn 68 đóng tại Sài G̣n. Các toán trong đoàn công tác được huấn luyện xâm nhập bằng đường không hay đường bộ vào lănh thổ Bắc Việt Nam, dọc theo biên giới Việt-Lào-Campuchia hoặc Thái Lan. Sở Liên lạc đóng tại Sài G̣n; Chiến đoàn 1 đóng tại Đà Nẵng, Chiến đoàn 2 đóng tại Kontum và Chiến đoàn 3 đóng tại Buôn Mê Thuột.
Các toán biệt kích thuộc Sở Liên lạc xâm nhập vào hậu tuyến của đối phương từ vĩ tuyến 17 trở vào cho đến mũi Cà Mau. Sở Pḥng vệ Duyên hải đóng tại Tiên Sa, Đà Nẵng gồm lực lượng tuần tra Hải quân Việt Nam, chuyên sử dụng thuyền máy PCF, PT có tốc độ khá nhanh, hỏa lực mạnh để hoạt động tại bắc vĩ tuyến 17. Lực lượng biệt kích biển được huấn luyện thành các toán người nhái để xâm nhập vào lănh thổ Bắc Việt bằng đường biển.
Sở Tâm lư chiến đóng tại số 7, đường Hồng Thập Tự, Sài G̣n; chuyên tổ chức và điều hành 2 đài phát thanh: “Tiếng nói tự do” và “Gươm thiêng ái quốc”. Ngoài ra, Sở Tâm lư chiến c̣n có nhiệm vụ gửi người ra Bắc hoạt động trong lĩnh vực tâm lư chiến. Sở Yểm trợ đường không đóng tại Sài G̣n để phối hợp với Phi đoàn trực thăng 219, Phi đoàn quan sát 110 tại Đà Nẵng trong việc xâm nhập, liên lạc, hướng dẫn và rút các toán biệt kích hoạt động trong ḷng đối phương. Trung tâm Huấn luyện Quyết thắng đóng tại Long Thành, Biên Ḥa, huấn luyện về chiến tranh ngoại lệ cho các toán, cũng như các phương pháp xâm nhập vào lănh thổ đối phương, hoạt đông ở hậu phương, du kích chiến, ám sát, bắt cóc, phá hoại, chiến tranh tâm lư...
V́ lư do bảo mật, tuy cùng đơn vị nhưng nhiều biệt kích quân của Nha Kỹ thuật không được phép tiếp xúc hay t́m hiểu về nhiệm vụ của những đồng sự khác. Các cơ quan, đơn vị của Nha Kỹ thuật đồn trú trên khắp 4 vùng chiến thuật, hạn chế tối đa sự liên lạc với các cơ quan quân, dân, chính quyền địa phương. V́ vậy ít người biết về Nha Kỹ thuật hoặc chỉ biết mà không hiểu rơ về những hoạt động của nó. Quân nhân hoặc dân sự được tuyển chọn về Nha Kỹ thuật đều phải trải qua một cuộc điều tra tỉ mỉ về quá khứ và các mối quan hệ. Tất cả đều thuộc thành phần t́nh nguyện và khi nhận nhiệm vụ, họ đều phải hiểu rằng đó là công tác gian nan, nguy hiểm; một khi ra đi th́ ít hy vọng trở về an toàn. Trong thực tế đă có biết bao nhiêu biệt kích quân đă bỏ mạng trên khắp vùng rừng núi Bắc Việt, ngoại biên hoặc sâu trong lănh thổ miền Nam Việt Nam.
Những kẻ biến họ thành công cụ chiến tranh, có thể huyễn hoặc họ, gọi đó là sự hy sinh. Nhưng đối với đất nước và dân tộc th́ cái chết của họ lại là nỗi đau và sự mất mát không thể bù đắp. Trải qua 20 năm tồn tại, dưới áp lực của bao diễn biến chính trị quốc tế về Việt Nam, Nha Kỹ thuật đă nhiều lần thay đổi về cơ cấu, tổ chức, phương thức cũng như quy mô hoạt động, nhưng bản chất bất biến của nó là mọi hoạt động đều nhắm vào mục đích phá hoại. Lẽ ra sự phá hoại đó phải dành cho kẻ thù dân tộc. Nhưng đáng tiếc, lại phục vụ cho mục đích chiến tranh. Bao nhiêu sinh mạng bỏ lại nơi rừng thẳm, non cao liệu có nghĩa lư ǵ không?
KẾ HOẠCH 34A - TÂM LƯ CHIẾN
Chiến tranh tâm lư, với mật danh là Forae được phê duyệt ngày 14/3/1968. Tướng Westmoreland ra lệnh không bằng văn bản. Điều đó không có ǵ đáng ngạc nhiên, bởi đó là nguyên tắc hoạt động của SOG cùng những kế hoạch bí mật trong ḷng hậu phương của đối phương.
Forae khởi đầu với 6 kế hoạch. Ba trong số 6 bản kế hoạch đó được giao cho Đoàn Nghiên cứu, quan sát (SOG) để áp dụng trong chương tŕnh chiến tranh tâm lư. Ba bản kế hoạch c̣n lại đều nằm trong “Kế hoạch 34A”, là xương sống của chương tŕnh “Trở mặt”.
Mục đích của chương tŕnh này là làm cho đối phương bối rối về mặt tâm lư. Bob Kingston quyết định: “Đặt máy phát thanh trên lănh thổ miền Bắc Việt Nam”. Một số máy do các toán biệt kích đem theo gài, số khác thả bằng dù. Những máy phát thanh đó đă được điều chỉnh trước để phát đi chương tŕnh phát thanh của 2 đài phát thanh “đen” là đài “Gươm thiêng ái quốc” và đài “Cờ đỏ”. Với kế hoạch này, Bob Kingston hy vọng sẽ làm cho đối phương phải sử dụng lực lượng an ninh biên pḥng lùng sục những toán biệt kích mà thực ra chỉ là những máy thu thanh. Ngoài ra, những đài phát thanh đen này c̣n gửi những mật điện cho các toán biệt kích đang hoạt động trên lănh thổ miền Bắc hoặc những mật điện giả, khiến cho đối phương phải bối rối.
Năm 1968, Bob Kingston giao cương vị đảm trách “Kế hoạch 34A” cho Bob Mc Knight, ông ta điều hành một bộ phận gồm những sĩ quan lo việc điều nghiên, t́m hiểu hệ thống an ninh nội bộ trong hành ngũ đối phương. Họ cấu tạo một hệ thống “Trở mặt tay ba” rất phức tạp. Kế hoạch này gồm 3 chương tŕnh:
+ Chương tŕnh Borden:
Do Đại úy Bert Spivy đảm nhiệm, chuyên tuyển mộ tù binh Bắc Việt làm gián điệp cho SOG. Họ đến những trại giam tù binh Bắc Việt do quân đội Mỹ bắt được, chiêu dụ những tù binh “biết điều” hợp tác (họ không dùng những tù binh do Quân đội Sài G̣n bắt được). Có điều, các tù binh được chọn không biết được là có theo người Mỹ thật ḷng hay không? Thậc ra, trong hồ sơ của chương tŕnh Borden, họ hy vọng phần lớn những tù binh này sẽ ra tŕnh diện và báo cáo cho cấp chỉ huy của Quân đội Bắc Việt về nhiệm vụ của họ. Những nhiệm vụ này đều là giả, cũng như những tin tức t́nh báo mà người Mỹ đă giao cho những điệp viên “đi hàng ba” này.
Khi được thả dù trở ra ngoài Bắc, những cựu tù binh sẽ hoạt động cho kế hoạch 34A một cách mù quáng mà họ không biết.
Trùm MACV-SOG, Đại tá Steve Cavanaugh, thay thế Jack Singlaub vào tháng 9/1968, giải thích: “Trong thời gian huấn luyện, chúng tôi cho điệp viên biết về nhiệm vụ liên lạc với các toán biệt kích đang hoạt động ngoài Bắc và trao cho họ những tin tức giả... Lẽ dĩ nhiên là không có toán biệt kích nào ở tọa độ đó cả. Tất cả đều là giả tạo, chúng tôi mong họ ra tŕnh diện hoặc bị bắt để họ báo cáo cho các sĩ quan trong quân đội Bắc Việt về những toán “biệt kích ma” đang hoạt động trong ḷng hậu phương của họ”.
Trong chương tŕnh huấn luyện, những biệt kích quân thuộc Nha Kỹ thuật của Quân đội Sài G̣n được gài vào các trại tù binh, để thỉnh thoảng “rỉ tai” cho tù binh Bắc Việt về những toán biệt kích đă ra hoạt động ngoài miền Bắc rằng: “Phe ta đang làm ăn khấm khá”, cùng những tin đồn về các tổ chức “kháng chiến” đang được xây dựng ở miền Bắc. Họ cũng cung cấp cho tù binh những tin tức sai lệch hoặc báo cáo giả do điệp viên hay những toán biệt kích gửi về. Khi thả dù xuống miền Bắc, tù binh “hàng ba” cũng được trao cho “vinh dự nhảy ra trước v́ đậu thủ khoa trong khóa huấn luyện”. Những người trong toán sẽ nhảy theo anh ta. Điều người cựu tù binh không được viết là khi anh ta đă rơi vào màn đêm, toán biệt kích thật sẽ tháo dây móc dù ra và ngồi xuống ghế. Mọi chuyện đều được sắp đặt trước, đến khi quân Bắc Việt t́m thấy dù vướng trên ngọn cây, toán biệt kích đă biến mất... Thật ra, đó là những tảng nước đá đă tan ra nước.
Cũng theo Spivy, lúc bắt đầu chương tŕnh Borden dự định thả xuống miền Bắc hàng trăm điệp viên tù binh hàng năm. Trong năm 1968, khi chương tŕnh bắt đầu xúc tiến, th́ hồ sơ của SOG có ghi rơ là 98 tù binh được tuyển mộ, th́ có tới 50 người bị loại, c̣n 44 người được thả xuống những khu vực do Quân đội Bắc Việt hoặc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát. Bốn người khác sẽ được thả dù xuống vào tháng 1/1969. Năm 1968 được đánh giá là năm thành công. Đến cuối năm 1969, Washington ra lệnh chấm dứt tất cả mọi kế hoạch vượt biên xâm nhập lănh thổ miền Bắc.
+ Chương tŕnh Urgency:
T́m tù binh trong những trại giam tù binh hoặc bị bắt cóc trong chương tŕnh Plowman ( tổ chức các cuộc hành quân bằng đường biển nhằm bắt cóc dân sống ngoài miền Bắc như SOG lập kế hoạch). Những người này sẽ đem ra đảo Paradise hay Cù Lao Chàm ngoài khơi Đà Nẵng. Họ bị nhồi sọ về những tổ chức kháng chiến ngoài Bắc và đài phát thanh “Gươm thiêng ái quốc” do khối Chiến tranh tâm lư do SOG điều hành. Sau đó chia thành 2 nhóm:
Một, đối với lính Bắc Việt là Đảng viên Đảng cộng sản không chịu hợp tác, thành phần tin tưởng vào Hồ Chủ Tịch và Đảng cộng sản, theo Bob Mc Knight, những tù binh cứng đầu này sẽ bị dàn cảnh chụp mũ làm điệp viên cho người Mỹ, rồi thả trở lại miền Bắc. CIA hy vọng rằng họ sẽ bị bắt, bị tra tấn và bị giết bởi chính bàn tay của cộng sản, kế hoạch này quả thật rất hiểm độc.
Trại huấn luyện tại Cù Lao Chàm với những ngôi nhà có kiểu giống với miền Bắc
Hai, dành cho những tù binh ngoài Cù Lao Chàm muốn hợp tác. Họ được huấn luyện để trở thành điệp viên, được gửi ra miền Bắc nằm chờ lệnh, sẽ liên lạc sau.
Thật ra Kế hoạch 34A đă bắt đầu chương tŕnh từ năm 1967, hai điệp viên mang mật danh Goldfish và Pergola đă trở ra ngoài Bắc vào tháng 9/1967. Nhưng cả hai đều biệt tăm.
+ Chương tŕnh Oodles:
Sử dụng hệ thống phát thanh, truyền tin đánh lạc hướng Quân đội Bắc Việt. Trong hồ sơ SOG, chương tŕnh Oodles sẽ ngụy tạo ra một màng lưới điệp viên đang hoạt động rất hữu hiệu trong một số vùng được xác định rất kỹ ngoài Bắc. Cho đến khi chương tŕnh chấm dứt, có tất cả 14 toán biệt kích ma hoạt động trong ḷng đối phương. Để làm như thật, nhiều điện văn giả được gửi đi cho những toán biệt kích ma. Những điện văn giả bao gồm lệnh hành quân lấy tin t́nh báo cho những mục tiêu, báo cáo về những hoạt động của các toán biệt kích khác, những chuyến thả dù tiếp tế và tăng cường thêm nhân lực sắp tới. Họ cũng tổ chức những chuyến thả dù tiếp tế ma, nhưng khi công an biên pḥng Bắc Việt đến sẽ chỉ thấy những kiện hàng trống rỗng, c̣n đồ tiếp tế th́ đă biến mất. Điều đó có thể khiến cho đối phương càng tin là những toán quân biệt kích ma là có thật. nhưng cũng giống như số phận của Borden và Urgency, tất cả đều chấm dứt vào cuối năm 1968.
+ Chương tŕnh Strata:
Là các toán biệt kích hoạt động ngắn hạn. Những toán Strata cũng được thả ra ngoài Bắc với nhiệm vụ do thám đường giao thông và t́m mục tiêu chiến lược. Chương tŕnh này bắt đầu từ tháng 5/1967. Hai toán Strata đầu tiên xâm nhập miền Bắc vào cuối năm 1967. Khu vực hoạt động của những toán biệt kích Strata nằm dưới vĩ tuyến 20, khoảng 150 dặm về phía bắc khu phi quân sự. Toán biệt kích thứ nhất có nhiệm vụ xâm nhập để thu thập tin tức về hệ thống đường ṃn, dẫn đến 3 ngọn đèo để cuối cùng sẽ nhập vào đường ṃn Hồ Chí Minh trên đất Lào. Những toán biệt kích Strata chỉ hoạt động trong thời gian rất ngắn, do đó họ có cơ hội sống sót nhiều hơn những toán biệt kích thả sâu vào lănh thổ Bắc Việt trước đó.
Những toán Strata thường gồm từ 5-15 biệt kích quân Sài G̣n hoặc người dân tộc thiểu số, xâm nhập miền Bắc bằng trực thăng Mỹ hay của quân đội Sài G̣n...Thời gian hoạt động của các toán biệt kích trong ḷng đối phương khoảng 15-30 ngày.
Toán Idaho
Trong năm 1968, đă có 24 toán biệt kích Strata xâm nhập miền Bắc. Ngoài nhiệm vụ do thám hệ thống đường giao thông, các toán Strata c̣n có thêm nhiệm vụ gài ḿn, bắt cóc và rải truyền đơn trên những lộ tŕnh có dân, hoặc quân đội Bắc Việt di chuyển qua.
Đến năm 1969, các toán biệt kích Strata đă chuyển hướng hoạt động sang lănh thổ Lào và Campuchia.
Bookmarks